4.5.1. Đánh giá mức độ nắm bắt của người dân về chính sách đất nông nghiệp
Bảng 22:Mức độ nắm bắt của hộ nông dân xã Yên Quang về chính sách đất nông nghiệp
Mức độ nắm bắt Số lượng (hộ)Ý kiếnCơ cấu (%)
Rất tốt 0 0
Tốt 20 47,62
Bình thường 15 35,71
Ít 7 16,67
Không nắm bắt được thông tin 0 0
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả 2014
Theo đánh giá của 42 hộ tham gia điều tra phỏng vấn thì mức độ nắm bắt thông tin về chính sách đất nông nghiệp qua các hình thức tuyên truyền là: mức độ tốt chiếm 47,62%, bình thường chiếm 35,71%, chỉ có 16,67% là nắm bắt ít.
Để nắm bắt chính sách được tốt thì cần phát tài liệu cho người dân, họp nhiều lần để nâng cao kiến thức cho người dân, giải đáp những thắc mắc câu hỏi cũng như tư vấn cho người dân, cần nâng cao trình độ của cán bộ để có được lượng kiến thức đầy đủ hơn, tuyên truyền thường xuyên để người dân không quyên.
4.5.2. Đánh giá thực hiện chính sách đất nông nghiệp của xã Yên Quang đã phù hợp chưa
Bảng 23: Đánh giá của họ nông dân về quá trình triển khai chính sách đất nông nghiệp ở xã Yên Quang
Triển khai đã phù hợp chưa Số lượng (hộ)Tỷ lệCơ cấu (%)
Rất phù hợp 0 0
Phù hợp 31 73,81
Bình thường 9 21,43
Chưa phù hợp 2 4,76
Rất không phù hợp 0 0
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả 2014
Theo như đánh giá của 42 hộ điều tra phỏng vấn về quá trình triển khai chính sách đất nông nghiệp được đánh giá là tốt có tới 73,81% đồng ý với quá trình triển khai chinh sách đất nông nghiệp. Còn lại 21,43% coi là bình thường. Một số ít cho là chưa phù hợp chiếm 4,76%.
4.5.3. Đánh giá hoạt động quản lý và hỗ trợ của địa phương giúp người dân thực hiện các quyền và nghĩa vụ sử dụng đất nông nghiệp.
Bảng 24: Đánh giá của hộ nông dân về hoạt động quản lý hỗ trợ của địa phương giúp người dân thực hiện các quyền và nghĩa vụ ở xã Yên Quang
Hoạt động quản lý và hỗ trợ của địa phương
Tỷ lệ
Số lượng (hộ) Cơ cấu (%)
Rất phù hợp 0 0
Phù hợp 34 80,95
Bình thường 8 19,05
Chưa phù hợp 0 0
Rất không phù hợp 0 0
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả 2014
Theo đánh giá của 42 hộ phỏng vấn điều tra điều cho rằng hoạt động quản lý và hỗ trợ của địa phương giúp người dân thực hiện các quyền và ngĩa vụ trong sử dụng đất nông nghiệp, có tới 80,95% đánh giá phù hợp, còn lại 19,05 cho là bình thường. nhìn chung hoạt động quản lý hỗ trợ của địa phương phù hợp với bà con nông dân.
4.5.4. Đánh giá của người dân về việc thực hiện chuyển đổi đất cho khu công nghiệp, dịch vụ và công trình công cộng
Bảng 25: Đánh giá của hộ nông dân xã Yên Quang về chuyển đổi đất nông nghiệp, lâm nghiệp
Chỉ tiêu (25 hộ mất đất) Phù hợp (hộ)Ý kiến Cơ cấu (%)
Rất phù hợp 0 0
Phù hợp 20 80
Bình thường 2 8
Chưa phù hợp 3 12
Rất không phù hợp 0 0
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả 2014
Theo đánh giá của nhóm hộ điều tra phỏng vấn trong đó có 25 hộ bị mất đất, trong số 25 hộ này thì có tới 80% thấy việc thực hiện chuyển đổi đất nông nghiệp, lam nghiệp là phù hợp, 8% thấy bình thường, còn lại 12% chưa thấy phù hợp.
- Theo như đánh giá của 80% cho là phù hợp là vì giá cả hợp lý, giá đúng quy định của Nhà nước, theo đúng chủ trương của nhà nước.
- Theo đánh giá của 12% cho là chưa phù hợp thì chỉ có lý do là giá cả chưa được hợp lý, chưa hỗ trợ việc làm cho người dân, mức giá vẫn còn thấp
Theo kết quả nghiên cứu thì việc thực hiện chuyển đổi đất nông nghiệp, lâm nghiệp như vậy là hợp lý.
Khi chuyển đổi đất cho khu công nghiệp, dịch vụ và công trình công cộng thì người dân không được hỗ trợ gì từ chính quyền địa phương cũng như hỗ trợ từ các doanh nghiệp.
Sau khi thực hiện chuyển đổi đất nông nghiệp thì ngành nghề sản xuất kinh doanh của hộ chủ yếu là đầu tư chăn nuôi, đầu tư cho con cháu học hành, đầu tư vào sản xuất, xin việc, xây dựng công trình, chi tiêu cho gia đình, một số thì gửi tiết kiệm.
4.5.5. Đánh giá của hộ dân về một số lĩnh vực tại địa phương
Qua bảng 26 thấy được đánh giá của người hộ nông dân về một số lĩnh vực ở địa phương, và một số ý kiến của người dân về các lĩnh vực này .
Bảng 26: Đánh giá của hộ nông dân xã Yên Quang về một số lĩnh vực ở địa phương
(Đơn vị: phần trăm (%))
Chỉ tiêu So với 5 năm trước đây
Tăng
nhiều Tăng
Không thay
đổi Giảm đi
Giảm nhiều
Không có ý kiến
Diện tích trồng lúa 23,81 64,29 11,90
Diện tích cây vụ đông 0,00 59,52 38,10 2,38
Diện tích chuyên trồng cây hàng năm 4,76 71,43 23,81
Diện tích đất rừng 85,71 9,52 4,76
Khả năng xin việc tại các doanh
nghiệp 28,57 42,86 21,43 4,76 2,38
Đi làm thuê cho các hộ khác 42,86 57,14
Đi làm thuê nơi khác 19,05 26,19 47,62 7,14
Có thể thuê lao động thời vụ 45,24 52,38 2,38
Mở thêm ngành, nghề phụ 21,43 78,57
Làm dịch vụ NN 69,05 26,19 4,76
Mở cửa hàng buôn bán 2,38 40,48 50,00 7,14
Tiền đầu tư cho học hành của con,
cháu 64,29 21,43 14,29
Tệ nạn xã hội tại địa phương 2,38 4,76 83,33 4,76 4,76
Diện tích trồng lúa: Theo đánh giá của nhóm hộ điều tra phỏng vấn thì có
23,81% cho là không thay đổi, 64,29% đánh giá là giảm đi, còn 11,9% còn lại đánh giá là giảm nhiều, theo tình hình thực tế thì diện tích đất nông nghiệp của địa phương đang giảm đi do có các dự án xây dựng công trình công cộng đang được tiến hành ở địa phương.
Diện tich trồng cây vụ đông: Theo như nghiên cứu thì diện tích trồng cây
vụ đông cũng giảm đi do các dự án công trình công cộng. Theo đánh giá của nhóm hộ điều tra phỏng vấn thì có tới 59,52% vẫn không thay đổi, có 38,10% đánh giá là giảm đi, còn lại 2,38% đánh giá là giảm đi nhiều.
Diện tích trồng cây hàng năm: Theo đánh giá của nhóm hộ điều tra
phỏng vấn chỉ có 4,76% cho là tăng, đánh giá diện tích trồng cây hàng năm không đổi có tới 71,43% chiếm đa số, có 23,81% đánh giá giảm đi.
Diện tích đất rừng: Theo nhóm hộ điều tra phỏng vấn đánh giá là không
đổi chiếm 85,71%, có 9,52% đánh giá là giảm đi còn lại 4,76% đánh giá giảm đi nhiều.
Khả năng xin việc tại các doanh nghiệp: Theo đánh giá của nhóm hộ điều
tra phỏng vấn thì có 26,57% đánh giá tăng, 42,86% đánh giá không thay đổi, 21,43% đánh giá là giảm đi, có 4,76% đánh giá giảm nhiều còn lại 2,38% không có ý kiến gì.
Đi làm thuê cho các hộ khác: Theo nhóm hộ đánh giá về lĩnh vực đi làm
thuê cho hộ khác thì có 42,86% là tăng, còn 57,14% còn lại cho là không đổi.
Đi làm thuê nơi khác: Do mất đất nông nghiệp nên mọi người đi làm thuê
ở những nơi khác cũng tăng lên, theo nhóm hộ phỏng vấn điều tra thì có 19,05% đánh giá tăn nhiều, có 26,19% đánh giá tăng, 47,62% đánh giá không đổi, còn lại 7,14% đánh giá giảm đi. Nhưng theo tình hình thực tế thì người dân đi làm thuê nơi khác tăng lên vì do người dân mất đất nông nghiệp, thiếu việc làm nên sẽ đi đến nơi khác làm thuê kiếm thêm thu nhập.
Mở thêm ngành nghề phụ: Trong mấy năm gần đây thì một số ngành
nghề cũng mở ra như nghề chổi… Theo 21,43% hộ điều tra phỏng vấn đánh giá tăng, còn lại 78,57% đánh giá vẫn giữ nguyên.
Làm dịch vụ nông nghiệp: Theo nhóm hộ điều tra phỏng vấn đánh giá có
tới 69,05% đánh giá là tăng, 26,19% đánh giá vẫn không thay đổi còn lại 4,76% đánh giá giảm đi.
Mở cửa hàng buôn bán: Mở của hàng buôn bán của địa phương có mở ra
cũng tương đối nhiều, theo như đánh giá của nhóm hộ điều tra phỏng vấn thì có 2,38% đánh giá là tăng nhiều, có 40,48% đánh giá tăng, 50% đánh giá không thay đổi chỉ có một số ít cho là giảm đi chiếm 7,14%.
Tiền đầu tư cho học hành của con, cháu: Nhìn chung là tăng, theo đánh
giá của nhóm hộ điều tra phỏng vấn thì có tới 64,29% đánh giá tăng nghiều, 21,43% đánh giá tăng còn 14,29% đánh giá không đổi.
Tệ nạn xã hội ở địa phương: Theo nghiên cứu thì tệ nạn xã hội ở địa
phương không có, có tới 83,33% đánh giá không thay đổi vì không có tệ nạn xã hội xảy ra, chỉ có 2,38% đánh giá tăng nhiều, 4,76% đánh giá tăng, còn lại 4,76% đánh giá giảm đi và 4,76% đánh giá giảm nhiều.
4.6. Phương hướng và giải pháp cần thiết hỗ trợ nông dân thực hiện chính sách đất nông nghiệpsách đất nông nghiệp sách đất nông nghiệp
4.6.1. Phương hướng hoàn thiện chính sách đất nông nghiệp
4.6.1.1. Nhất quán chủ trương giao đất lâu dài cho nông dân
Kinh nghiệm lịch sử và lý luận khoa học cho thấy, khi trình độ cơ giới hóa và điện khí hóa trong sản xuất nông nghiệp còn hạn chế thì mô hình gia đình vẫn còn thích hợp với sản xuất nông nghiệp, do nó tận dụng được sự cần cù và nỗ lực lao động vì chính mình của các thành viên trong gia đình. Do đó cùng với việc nhất quán quan điểm đất đai thuộc sở hữu hoàn toàn của toàn dân, phải nhất quán quan điểm giao đất lâu dài cho nông dân. Bởi vì trong nhiều năm nữa hình thức giao đất cho hộ gia đình vẫn còn tạo điều kiện cho sức sản xuất
phát triển. Vấn đề của nông nghiệp hiện đại không phải ở chỗ canh tác hay chăn nuôi trên quy mô lớn, mà ở chỗ nâng cao năng suất lao động của nông dân và của đất đai nhằm vừa giải phóng lao động nông dân sang làm các ngành nghề khác, vừa tiết kiệm được quỹ đất ngày càng khan hiếm. Muốn vậy, cần phải khuyến khích người dân áp dụng cơ giới hóa, tự động hóa, chứ không khuyến khích nông dân mở rộng quy mô đất theo kiểu quảng canh. Hộ có thể mở rộng quy mô sản xuất theo kiểu trang trại hoặc áp dụng mô hình hợp tác xã cổ phần cho phép tập trung ruộng đất nhưng không triệt tiêu quyền pháp lý của hộ gia đình đối với đất được giao. Ngoài ra, cần tổ chức dịch vụ đầu vào, đầu ra thật tốt cho nông nghiệp thông qua khuyến khích nông dân hợp tác với nhau và với các doanh nghiệp khác.
4.6.1.2. Chính sách đất nông nghiệp phải hướng tới việc khuyến khích nông dân sử dụng đất một cách hiệu quả
Muốn nông nghiệp của xã tiếp tục tăng trưởng, sản lượng nông sản ngày càng tăng thì chỉ có con đường tăng năng suất sử dụng đất đi đôi với tăng thu nhập từ đất cho nông dân. Nhưng làm được điều đó không phải là dễ. Những năm qua đã có rất nhiều phương án giúp người dân nâng cao thu nhập từ đất… Tuy nhiên, có thể thấy nông nghiệp của xã vẫn còn gặp nhiều vấn đề khó khăn, sản phẩm giá cả thấp, chăn nuôi thì giá cả bấp bênh, đôi khi còn thiếu vốn sản xuất… Một số phong trào chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp chưa thành công. Cần phải thay đổi quan điểm trong cách thức khuyến khích nông dân sử dụng đất hiệu quả. Chính quyền xã nên trợ giúp người dân trong cung cấp thông tin về kỹ thuật, giống mới, về giá cả, cung cầu thị trường, còn quyết định kinh doanh nên để người dân tự quyết. Các biện pháp khuyến khích nông dân sử dụng đất có hiệu quả cũng phải xét trên bình diện địa bàn, nhằm giúp nông dân nhận ra và khai thác thế mạnh của vùng…
4.6.1.3. Chính sách đất nông nghiệp phải nhất quán với chính sách xóa đói giảm nghèo của xã
Trong thời gian qua Đảng và Nhà nước đã thực hiện một số giải pháp như tạo thêm quỹ đất bằng cách đẩy mạnh khai hoang, tạo điều kiện cho nông dân thiếu đất hoặc không có đất có thêm đất sản sản xuất. Không nên coi cấp đất cho người nghèo là sẽ hết đói nghèo mà phải hướng dẫn người dân biết cách làm ăn, hỗ trợ giống cũng như kỹ thuật cho người dân, hạn chế sinh đẻ, xóa tệ nạn xã hội ở xã, thôn… và thêm nhiều giải pháp khác như phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp dịch vụ để tạo việc làm cho người dân, nâng cao thu nhập cho nông dân nghèo. Để có chính sách phù hợp thì chính sách đất nông nghiệp nên kết hợp và lồng ghép với các chính sách khác, đặc biệt là chính sách dân số và giáo dục để khuyến khích người dân tự vươn lên xóa đói giảm nghèo. 4.6.2. Giải pháp cho chính sách đất nông nghiệp ở xã Yên Quang
4.6.2.1. Giải pháp về đổi mới chính sách đất nông nghiệp
Một là, đổi mới chính sách đất nông nghiệp theo hướng tăng quy mô đất canh tác của hộ gia đình và hạn điền
Chính sách đất nông nghiệp cần đáp ứng các yêu cầu của nông nghiệp hiện đại và cải thiện điều kiện sản xuất cho nông dân. Trước hết, cần đổi mới chính sách hạn điền. Cần khuyến khích nông dân đầu tư vào đất để tăng giá trị sản xuất trên đất, từ đó mà tăng thu nhập. Muốn vậy, nên mở rộng quy mô hạn điền tương đương với các trang trại hoạt động hiệu quả của các nước trong khu vực. Không nên giới hạn thời gian sử dụng đất, chỉ nên quản lý bằng quy hoạch không gian tổng thể và trách nhiệm giao đất của nông dân khi nhu cầu quốc gia đòi hỏi. Đồng thời, cải tiến mạnh mẽ các thủ tục hành chính nhà nước liên quan đến bảo hộ quyền sử dụng đất nông nghiệp, đến chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp theo hướng công khai quy trình, điều kiện, giảm phí tổn thực hiện và tăng điểm tiếp cận cho dân cư ở nông thôn. Tổ chức thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp hoạt động theo hướng công khai, linh hoạt nhằm hỗ trợ nông dân tích tụ, tập trung đất đạt quy mô hiệu quả.
Hai là, đổi mới chính sách đất nông nghiệp theo hướng tăng vị thế của nông dân trong giao dịch đất
Thay đổi chính sách giá quyền sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi theo hướng coi trọng hơn lợi ích của người dân thuộc diện thu hồi đất, tạo điều kiện để nông dân tham gia thỏa thuận giá đất đền bù, phân bổ lợi ích hợp lý giữa đơn vị nhận đất và nông dân thuộc diện thu hồi đất. Nên đền bù đất theo giá thỏa thuận, trong đó nông dân được coi là một bên thỏa thuận quan trọng. Muốn vậy, phải khuyến khích các tổ chức của nông dân vào cuộc thông qua các hoạt động nghiên cứu, định giá trên thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp. Nhà nước cũng cần khuyến khích các tổ chức cung cấp dịch vụ, nhất là dịch vụ định giá và cung cấp thông tin cho thị trường này. Việc sửa đổi Luật Đất đai nên xác định cơ chế pháp lý cho phép nông dân có vị thế bình đẳng, có lợi trong giao dịch đất với các chủ thể kinh tế khác, nhất là quyền chấp thuận hay không chấp thuận việc thu hồi đất nông nghiệp chuyển sang kinh doanh phi nông nghiệp.
Các hình thức tham gia đầu tư dự án hoặc góp vốn mua cổ phần bằng quyền sử dụng đất của nông dân phải được pháp luật bảo hộ đủ mức, tránh đẩy nông dân vào vị thế bất lợi trong doanh nghiệp do không có khả năng tham gia quản lý doanh nghiệp.
Về lâu dài, cần có chính sách bảo vệ quỹ đất nông nghiệp, hạn chế chuyển đất nông nghiệp sang xây dựng đô thị, nhà ở, công sở. Hạn chế xây dựng các khu công nghiệp xen kẽ với các diện tích canh tác nông nghiệp để giảm thiểu tác động ô nhiễm không mong muốn, cũng như không được phá vỡ hệ thống thủy lợi đã xây dựng.