Phương hướng và giải pháp cần thiết hỗ trợ nông dân thực hiện chính sách

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách đất nông nghiệp của hộ nông dân ở xã yên quang, huyện kỳ sơn, tỉnh hòa bình (Trang 105 - 116)

sách đất nông nghiệp

4.6.1. Phương hướng hoàn thiện chính sách đất nông nghiệp

4.6.1.1. Nhất quán chủ trương giao đất lâu dài cho nông dân

Kinh nghiệm lịch sử và lý luận khoa học cho thấy, khi trình độ cơ giới hóa và điện khí hóa trong sản xuất nông nghiệp còn hạn chế thì mô hình gia đình vẫn còn thích hợp với sản xuất nông nghiệp, do nó tận dụng được sự cần cù và nỗ lực lao động vì chính mình của các thành viên trong gia đình. Do đó cùng với việc nhất quán quan điểm đất đai thuộc sở hữu hoàn toàn của toàn dân, phải nhất quán quan điểm giao đất lâu dài cho nông dân. Bởi vì trong nhiều năm nữa hình thức giao đất cho hộ gia đình vẫn còn tạo điều kiện cho sức sản xuất

phát triển. Vấn đề của nông nghiệp hiện đại không phải ở chỗ canh tác hay chăn nuôi trên quy mô lớn, mà ở chỗ nâng cao năng suất lao động của nông dân và của đất đai nhằm vừa giải phóng lao động nông dân sang làm các ngành nghề khác, vừa tiết kiệm được quỹ đất ngày càng khan hiếm. Muốn vậy, cần phải khuyến khích người dân áp dụng cơ giới hóa, tự động hóa, chứ không khuyến khích nông dân mở rộng quy mô đất theo kiểu quảng canh. Hộ có thể mở rộng quy mô sản xuất theo kiểu trang trại hoặc áp dụng mô hình hợp tác xã cổ phần cho phép tập trung ruộng đất nhưng không triệt tiêu quyền pháp lý của hộ gia đình đối với đất được giao. Ngoài ra, cần tổ chức dịch vụ đầu vào, đầu ra thật tốt cho nông nghiệp thông qua khuyến khích nông dân hợp tác với nhau và với các doanh nghiệp khác.

4.6.1.2. Chính sách đất nông nghiệp phải hướng tới việc khuyến khích nông dân sử dụng đất một cách hiệu quả

Muốn nông nghiệp của xã tiếp tục tăng trưởng, sản lượng nông sản ngày càng tăng thì chỉ có con đường tăng năng suất sử dụng đất đi đôi với tăng thu nhập từ đất cho nông dân. Nhưng làm được điều đó không phải là dễ. Những năm qua đã có rất nhiều phương án giúp người dân nâng cao thu nhập từ đất… Tuy nhiên, có thể thấy nông nghiệp của xã vẫn còn gặp nhiều vấn đề khó khăn, sản phẩm giá cả thấp, chăn nuôi thì giá cả bấp bênh, đôi khi còn thiếu vốn sản xuất… Một số phong trào chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp chưa thành công. Cần phải thay đổi quan điểm trong cách thức khuyến khích nông dân sử dụng đất hiệu quả. Chính quyền xã nên trợ giúp người dân trong cung cấp thông tin về kỹ thuật, giống mới, về giá cả, cung cầu thị trường, còn quyết định kinh doanh nên để người dân tự quyết. Các biện pháp khuyến khích nông dân sử dụng đất có hiệu quả cũng phải xét trên bình diện địa bàn, nhằm giúp nông dân nhận ra và khai thác thế mạnh của vùng…

4.6.1.3. Chính sách đất nông nghiệp phải nhất quán với chính sách xóa đói giảm nghèo của xã

Trong thời gian qua Đảng và Nhà nước đã thực hiện một số giải pháp như tạo thêm quỹ đất bằng cách đẩy mạnh khai hoang, tạo điều kiện cho nông dân thiếu đất hoặc không có đất có thêm đất sản sản xuất. Không nên coi cấp đất cho người nghèo là sẽ hết đói nghèo mà phải hướng dẫn người dân biết cách làm ăn, hỗ trợ giống cũng như kỹ thuật cho người dân, hạn chế sinh đẻ, xóa tệ nạn xã hội ở xã, thôn… và thêm nhiều giải pháp khác như phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp dịch vụ để tạo việc làm cho người dân, nâng cao thu nhập cho nông dân nghèo. Để có chính sách phù hợp thì chính sách đất nông nghiệp nên kết hợp và lồng ghép với các chính sách khác, đặc biệt là chính sách dân số và giáo dục để khuyến khích người dân tự vươn lên xóa đói giảm nghèo. 4.6.2. Giải pháp cho chính sách đất nông nghiệp ở xã Yên Quang

4.6.2.1. Giải pháp về đổi mới chính sách đất nông nghiệp

Một là, đổi mới chính sách đất nông nghiệp theo hướng tăng quy mô đất canh tác của hộ gia đình và hạn điền

Chính sách đất nông nghiệp cần đáp ứng các yêu cầu của nông nghiệp hiện đại và cải thiện điều kiện sản xuất cho nông dân. Trước hết, cần đổi mới chính sách hạn điền. Cần khuyến khích nông dân đầu tư vào đất để tăng giá trị sản xuất trên đất, từ đó mà tăng thu nhập. Muốn vậy, nên mở rộng quy mô hạn điền tương đương với các trang trại hoạt động hiệu quả của các nước trong khu vực. Không nên giới hạn thời gian sử dụng đất, chỉ nên quản lý bằng quy hoạch không gian tổng thể và trách nhiệm giao đất của nông dân khi nhu cầu quốc gia đòi hỏi. Đồng thời, cải tiến mạnh mẽ các thủ tục hành chính nhà nước liên quan đến bảo hộ quyền sử dụng đất nông nghiệp, đến chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp theo hướng công khai quy trình, điều kiện, giảm phí tổn thực hiện và tăng điểm tiếp cận cho dân cư ở nông thôn. Tổ chức thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp hoạt động theo hướng công khai, linh hoạt nhằm hỗ trợ nông dân tích tụ, tập trung đất đạt quy mô hiệu quả.

Hai là, đổi mới chính sách đất nông nghiệp theo hướng tăng vị thế của nông dân trong giao dịch đất

Thay đổi chính sách giá quyền sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi theo hướng coi trọng hơn lợi ích của người dân thuộc diện thu hồi đất, tạo điều kiện để nông dân tham gia thỏa thuận giá đất đền bù, phân bổ lợi ích hợp lý giữa đơn vị nhận đất và nông dân thuộc diện thu hồi đất. Nên đền bù đất theo giá thỏa thuận, trong đó nông dân được coi là một bên thỏa thuận quan trọng. Muốn vậy, phải khuyến khích các tổ chức của nông dân vào cuộc thông qua các hoạt động nghiên cứu, định giá trên thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp. Nhà nước cũng cần khuyến khích các tổ chức cung cấp dịch vụ, nhất là dịch vụ định giá và cung cấp thông tin cho thị trường này. Việc sửa đổi Luật Đất đai nên xác định cơ chế pháp lý cho phép nông dân có vị thế bình đẳng, có lợi trong giao dịch đất với các chủ thể kinh tế khác, nhất là quyền chấp thuận hay không chấp thuận việc thu hồi đất nông nghiệp chuyển sang kinh doanh phi nông nghiệp.

Các hình thức tham gia đầu tư dự án hoặc góp vốn mua cổ phần bằng quyền sử dụng đất của nông dân phải được pháp luật bảo hộ đủ mức, tránh đẩy nông dân vào vị thế bất lợi trong doanh nghiệp do không có khả năng tham gia quản lý doanh nghiệp.

Về lâu dài, cần có chính sách bảo vệ quỹ đất nông nghiệp, hạn chế chuyển đất nông nghiệp sang xây dựng đô thị, nhà ở, công sở. Hạn chế xây dựng các khu công nghiệp xen kẽ với các diện tích canh tác nông nghiệp để giảm thiểu tác động ô nhiễm không mong muốn, cũng như không được phá vỡ hệ thống thủy lợi đã xây dựng.

Ba là, cải cách thủ tục hành chính quản lý đất nhằm kích hoạt thị trường đất nông nghiệp

Công khai hóa và tinh giảm thủ tục quản lý đất để quyền sử dụng đất nông nghiệp trở thành hàng hóa và có thể lưu thông dễ dàng, nhất là ổn định và công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Nhà nước.

Nhà nước cần có chính sách khuyến khích phát triển thị trường chuyển nhượng, cho thuê đất nông nghiệp theo hướng công khai, minh bạch, được Nhà nước bảo hộ.

Đi đôi với các giải pháp trên cũng cần tăng cường tư vấn pháp lý về đất đai cho nông dân để họ có thể tham gia thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất một cách có lợi. Đồng thời, Nhà nước cần nâng cao chất lượng công tác quản lý đất đai, nhất là khâu lập hồ sơ đăng ký đất và bản đồ để có thể cung cấp dịch vụ cần thiết cho các bên giao dịch.

4.6.2.2. Giải pháp về thực hiện chính sách đất nông nghiệp của Đảng và Nhà nước

Chính sách đất nông nghiệp là một cuôc vận động lớn trải qua nhiều thời kỳ và trên một không gian rộng lớn với sự tham gia của nhiều loại chủ thể khác nhau do đó thành công của chính sách đất nông nghiệp không những phụ thuộc vào việc hoạch định và nỗ lực triển khai của chính quyền địa phương, mà nó còn phụ thuộc vào sự ủng hộ của người dân trong xã. Chính vì thế, đẩy mạnh công tác tuyên truyền luật đất đai trong xã Yên Quang, tạo cho người dân cơ hội tham gia hoạch định và thực thi chính sách đất nông nghiệp của Nhà nước là một hướng hoàn thiện chính sách đất nông nghiệp ở địa phương.

Cần mở rộng dân chủ trong quá trình xây dựng và sửa đổi chính sách đất nông nghiệp thông qua các hình thức điều tra xã hội về ý nguyện của người dân, về các chuẩn mực xã hội đang điều tiết quan hệ ruộng đất trong xã, về các hình thức sử dụng đất nông nghiệp hiện hành ở nông thôn, về tình trạng thu nhập và tài sản của nông dân.. Từ kết quả của các cuộc điều tra đó tiến hành nghiên cứu, thảo luận để đưa ra các quyết định phù hợp.

Sau khi ban hành chính sách đất nông nghiệp cần tiến hành tuyên truyền sâu rộng đến tất cả người dân trong xã. Hoạt động này có vai trò rất quan trọng nhưng thời gian qua chính quyền xã đã làm không được tốt. Hiện tại, người gần còn rất thiếu thông tin về chính sách đất nông nghiệp nên còn thụ động. Để khắc phục những tình trạng này cần thay đổi phương thức thông tin cho người dân.

Ngoài kênh thông tin theo hình thức chỉ đạo thực thi của Nhà nước, cần thiết lập các dòng thông tin bổ xung như tập sách báo mỏng phát cho người dân, hệ thống phát thanh và truyền thông tin, dịch vụ tư vấn với chi phí thấp cho người dân trong các vấn đề thủ tục pháp lý của quan hệ đất đai cũng như nghiệp vụ trao đổi quyền sử dụng đất đai.

Ở xã Yên Quang các quyền người dân còn nắm bắt rất ít. Do vậy , các cơ quan quản lý của xã cần tăng cường phổ biến kiến thức về chính sách đất nông nghiệp cho người dân, đặc biệt là làm cho người dân hiểu rõ quy định của pháp luật về các quyền sử dụng đất, trong đó đáng chú ý là quyền chuyển nhượng sử dụng đất. Chính quyền địa phương cần tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện các quy định của luật pháp về quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Đồng thời kiên quyết ngăn chặn các trường hợp hộ gia đình, cá nhân chuyển nhượng ruộng đất không đúng pháp luật. Từ đó mà tạo dựng môi trường xã hội ủng hộ các ý tưởng của chính sách đất nông nghiệp mới.

Các quyền về sử dụng đất cũng cần được chuyển tải đầy đủ đến hộ nông dân nhằm giảm bớt các vụ khiếu kiện do không hiểu biết chính sách đất nông nghiệp, tránh cho người dân khỏi âm mưu lợi dụng của bọn xấu. Đặ biệt là chính sách tín dụng có thế chấp đất của ngân hàng, chính sách đền bù đất nông nghiệp khi nhà nước thu hồi… phải được giải thích cho người dân hiểu thấu đáo trước khi thực hiện nhằm tránh tối đa xung đột và rủi ro. Có thể kết hợp với các đoàn thể trong xã và chính quyền địa phương để thực hiện tuyên truyền, giáo dục nông dân. Tuy nhiên trong tuyên truyền phải phân biệt rõ khía cạnh kinh tế và khía cạnh xã hội, khía cạnh trách nhiệm của nhà nước và nghĩa vụ của nông dân nhằm giúp nông dân tự giải quyết đúng đắn công việc của mình. Nói cách khác, công tác tuyên truyền phải khách quan mới có hiệu quả lâu dài và thực thi chính sách mới đạt hiệu quả cao.

PHẦN THỨ NĂM KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Chính sách đất nông nghiệp là nội dung rất quan trọng trong hoạt động nền kinh tế. Bởi vì, cho đến nay, đất đai luôn là nguồn tài nguyên quan trọng của người dân. Đất đai có giới hạn, trong khi dân số và nhu cầu của dân cư về đất đai không ngừng tăng lên, bên cạnh đó đất đai còn đang bị thu hẹp lại do mất đất cho nhà máy nước, đường cao tốc và khu tái định cư. Chính vì thế, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng sống của dân cư. Song trong kinh tết thị trường đất đai không bao giờ cũng được thúc đẩy sử dụng hiệu quả nhất. Hơn thế nữa, với ham muốn khai thác đất vô độ nhằm mục tiêu lợi nhuận và mưu sinh trong điều kiện bình quân đất nông nghiệp theo đầu người giảm đi đã làm cho đất thiếu đi độ màu mỡ, diện tích rừng nguyên sinh bị suy giảm, người dân khai hoang vô độ khiến đất trống đồi trọc ngày một tăng… Những bức bách mâu thuẫn đó thúc đẩy Nhà nước can thiệp vào lĩnh vực quan hệ sử dụng đất đai.

Ngoài ra, với tư cách tư liệu sản xuất đặt biệt, điều kiện cho sản xuất và sinh tồn của con người, đã bị các quan hệ sản xuất trong lịch sử chi phối và tồn tại dưới hình thức phức tạp, đan xen nhau của nhiều mối quan hệ cho đến nay, trong đó nhiều mối quan hệ không khuyến khích sử dụng đất hiệu quả, không đối xử với người dân một cách công bằng… Chính vì thế, các cấp chính quyền phải tham gia thúc đẩy quá trình dỡ bỏ các quan hệ đất đai lạc hậu, thiết lập các quan hệ đất đai tiên tiến để không chỉ thúc đẩy nông nghiệp phát triển mà còn giải quyết thích đáng lợi ích cho tầng lớp nông dân.

Do chính sách đất nông nghiệp có nhiều mục tiêu và cả kinh tế và xã hội nên cho đến nay khái niệm và nội dung của chính sách này còn nhiều tranh cãi. Để tiện cho việc nghiên cứu khảo khát đường lối, chính sách về ruộng đất của (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đảng và Nhà nước ta nên Tôi lựa chon một cách tiếp cận khái quát về chính sách đất nông nghiệp là tổng thể các quan điểm, chủ trương, đường lối, phương pháp và công cụ mà nhà nước sử dụng để tác động vào lĩnh vực đất nông nghiệp nhằm thực hiện các mục tiêu mà nhà nước mong muốn. Với cách đặt vấn đề như vậy, nội dung của chính sách đất nông nghiệp ở nước ta rất phong phú, phản ánh mục tiêu và hành động của Nhà nước trên các phương diện như xác lập chế độ sở hữu đất hiệu quả, hỗ trợ nông dân nhằm thực hiện mục tiêu công bằng, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo hộ và tạo điều kiện cho thị trường đất nông nghiệp phát triển… Để triển khai những nội dung đa dạng và các mục tiêu phức tạp như thế, chính sách đất nông nghiệp sử dụng hệ công cụ nhiều loại thuộc khả năng chi phối của Nhà nước như luật, chính sách tài chính, công cụ quản lý hành chính như quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thậm chí trong những hoàn cảnh nào đó còn sử dụng cả quyền lực cách mạng… Có thể thấy qua kinh nghiệm của một số nước trên thế giới rằng. Chính sách đất nông nghiệp có thành công hay không không phụ thuộc không những vào việc hoạch định chính sách đất nông nghiệp có đúng đắn hay không mà còn phụ thuộc rất lớn vào năng lực triển khai thực hiện chính sách đất nông nghiệp của Nhà nước cũng như sự đồng tình ủng hộ của người dân.

Chính sách đất nông nghiệp đã được thực thi qua nhiều năm, chính sách nông nghiệp có lúc đúng, có lúc sai nhưng Đảng và Nhà nước kết hợp cới chính quyền địa phương xã đã biết phát huy những thắng lợi đạt được, sửa chữa sai lầm, luôn nhằm mục tiêu kiên quyết là kích thích nông nghiệp phát triển và đem lại cuộc sống ấm no cho người dân. Có được sự nhất quán trong chính sách cũng như đạt được nhiều thành quả như ngày hôm nay là do các cấp chính

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách đất nông nghiệp của hộ nông dân ở xã yên quang, huyện kỳ sơn, tỉnh hòa bình (Trang 105 - 116)