Thực hiện chính sách đất nông nghiệp của hộ nông dân xã Yên Quang

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách đất nông nghiệp của hộ nông dân ở xã yên quang, huyện kỳ sơn, tỉnh hòa bình (Trang 78 - 116)

4.3.1. Thực hiện chính sách đất nông nghiệp của hộ nông dân xã Yên Quang

Bảng 11: Biết đến chính sách đất nông nghiệp của hộ nông dân xã Yên Quang qua các năm

Đánh giá Người biết

Hộ Cơ cấu (%)

1.Biết các lần ban hành sửa đổi luật đất đai

Không 34 80,95

Có 8 19,05

1.1.Biết từ nguồn nào

Thông qua TV, đài báo 5 11,90

Thông qua cán bộ địa phương 6 14,29

Thông qua họp dân 4 9,52

Đài truyền thanh địa phương 1 2,38

2.Biết hiện nay ĐP có những CSNN

Không 35 83,33

Có 7 16,67

2.1.Biết từ nguồn nào

Thông qua TV, đài báo 4,00 9,52

Thông qua cán bộ địa phương 6 14,29

Thông qua họp dân 7 16,67

Đài truyền thanh địa phương 3,00 7,14

3.Biết 2013 có luật đất đai mới

Không 26 61,90

Có 16 38,10

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả 2014 Đơn vị tính: Phần trăm (%)

Biểu đồ 1: Biến đến chính sách đất nông nghiệp của hộ nông dân xã Yên Quang qua các năm

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả 2014

Qua biểu đồ 1 có thể thấy rõ sự hiểu biết của người dân về chính sách đất nông nghiệp:

* Biết các lần ban hành sửa đổi bổ sung luật đất đai:

Biết các lần ban hành sửa đổi luận đất đai của Nhà nước thì hầu như mọi hộ nông dân đều không biết chiếm 80,95% trong tổng số 42 hộ điều tra phỏng vấn, còn lại 19,05% là biết nhưng các hộ nông dân chỉ biết rất ít những lần ban hành bổ sung luật đất đai mới, chủ yếu là năm 2013 vì mới đây Nhà nước đang tuyên truyền tới người dân ban hành luật đất đai mới.

Nguồn biết của hộ nông dân về các lần ban hành sửa đổi bổ sung luật đất đai thông qua ti vi, đài báo, thông qua cán bộ địa phương, thông qua họp dân. Thông qua đài truyền thanh địa phương. Thông qua tivi, đài báo chiếm 11,9% , thông qua cán bộ địa phương 14,29% chiếm đa số, thông qua họp dân chiếm 9,52%, qua đài truyền thanh chiếm ít nhất 2,38% số lượng hộ biết. Nguồn thông tin mà hộ biết chủ yếu là từ cán bộ địa phương và thông qua họp dân.

* Biết địa phương hiện nay có những chính sách đất nông nghiệp nào:

Có tới 83,33% số hộ dân không biết trong 42 hộ điều tra phỏng vấn, chỉ có 16,67% số hộ biết đến nhưng cũng chỉ là 1 hoặc 2 năm.

Biết địa phương có chính sách đất nông nghiệp thông qua tivi, đài báo 9,52% , biết qua cán bộ địa phương và họp dân thì nhiều, thông qua cán bộ địa phương là 14,29% , qua họp dân là 16,67%, thông qua đài truyền thanh vẫn là ít nhất chỉ có 7,14%. Thông qua cán bộ địa phương và họp dân vẫn chiếm đa số.

* Biết năm 2013 có luật đất đai mới:

Do xã đang tuyên truyền về luận đất đai sắp ra nên số hộ dân biết về luật đất đai năm 2013 cũng nhiều hơn, có 38,1% người biết trong tổng số nhóm hộ được điều tra phỏng vấn, còn lại 61,9% là không biết.

Nhìn chung về số lượng hộ dân biết đến chính sách đất nông nghiệp cùng với các lần ban hành sửa đổi bổ xung luật đất đai tương đối ít, nếu biết thì cũng chỉ biết sơ qua. Lượng thông tin nắm bắt của hộ dân là tương đối ít.

4.3.1.2. Hiểu biết của hộ nông dân về các quyền trong sử dụng đất nông nghiệp:

Hộ nông dân biết về các quyền sử dụng đất nông nghiệp cũng ít, đa số các hộ nông dân chỉ biết được 1 đến 3 quyền, trong khi đó quyền sử dụng đất nông nghiệp có 12 quyền tất cả và qua các năm quyền sử dụng vẫn đang được sửa đổi bổ xung và hoàn thiện. Qua bảng 12 để thấy rõ hơn về số hộ dân biết các quyền sử dụng đất nông nghiệp.

Bảng 12: Biết quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ nông dân xã Yên Quang qua các năm

Biết người dân có những quyền gì Ý kiến

Biết quyền (hộ) Cơ cấu (%)

Không biết 21 50

Có 21 50

Nếu có là những quyền nào

Quyền sử dụng 20 47,62

Quyền chuyênn đổi 2 4,76

Quyền chuyênn nhượng 5 11,90

Cho thuê Cho thuê lại

Tặng cho 3 7,14

Được cấp giấy quyền sử dụng đất 3 7,14

Thùa kế

Thế chấp quyền sử dụng đất Góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Quyền khiếu nại, tố cáo để bảo vệ quyền sử dụng đất

Quyền được bồi thường khi nhà nước thu

hồi đất 1 2,38

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả 2014

Theo 42 hộ diều tra phỏng vấn những hộ nông dân biết quyền trong khi sử dụng đất có 21 hộ dân chiếm 50% và có 21 hộ dân không biết các quyền khi sử dụng đất nông nghiệp chiếm 50%/

Trong các quyền sử dụng đất mà hộ nông dân biết thì đa số hộ dân biết quyền sử dụng đất có 20 hộ dân chiếm 47,62%. Các quyền còn lại biết ít hoặc không biết như: quyền chuyển đổi có 2 hộ dân chiếm 4,76%, quyền chuyển nhượng có 5 hộ dân chiếm 11,9%, Tặng cho có 3 hộ dân chiếm 7,14%, được cấp giấy quyền sử dụng đất có 3 hộ dân chiếm 7,14%, quyền được bồi thường khi nhà nước thu hồi đất có 1 hộ chiếm 2,38%, các quyền còn lại không biết.

Hầu hết các hộ nông dân đều không biết quyền sử dụng đất nông nghiệp, để xem xét xem, nếu người dân không biết nghưng có thể đã sử dụng các quyền của mình, kết quả nghiên cứu cho thấy ở bảng 13:

Bảng 13: Sử dụng các quyền trong sử dụng đất nông nghiệp của hộ nông dân xã Yên Quang qua các năm

Sử dụng quyền

Ý kiến

Số lần sử dụng (hộ) Cơ cấu (%)

Quyền sử dụng

Quyền chuyênn đổi 2 4,76

Quyền chuyênn nhượng 5 11,90

Cho thuê 1 2,38

Cho thuê lại

Tặng cho 8 19,05

Được cấp giấy quyền sử dụng đất 42 100,00

Thùa kế 1 2,38

Thế chấp quyền sử dụng đất 22 52,38

Góp vốn bằng quyền sử dụng đất Quyền khiếu nại, tố cáo để bảo vệ quyền sử dụng đất

Quyền được bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

Theo kết quả nghiên cứu cho thấy các hộ dân ở đây sử dụng các quyền của mình còn ít như:

Quyền chuyển đổi chỉ có 2 hộ dân biết chiếm 4,76% trong tổng số 42 hộ được điều tra phỏng vấn, đó là chuyển đổi sang đất trang trại, ruộng không có nước nên chuyển sang trồng màu.

Quyền chuyển nhượng có 5 hộ dân chiếm 11,9%, chủ yếu là bán đất. Chỉ có một số ít hộ dân cho thuê lại ruộng đất chiếm 2,38%. Cho thuê lại thì không có.

Tặng cho có 8 hộ dân chiếm 19,05%, chủ yếu tặng cho anh em trong nhà 100% các hộ đều được cấp giấy quyền sử dụng đất

Thừa kế thì ít, hầu hết hộ dân vẫn đang sử dụng chưa thừa kế cho ai chiếm tỷ lệ nhỏ là 2,38%.

Các hộ ở đây thế chấp quyền sử dụng đất nhiều có 22 hộ dân chiếm 52,38% nhóm hộ điều tra phỏng vấn, thế chấp ruộng đất để vay vốn sản xuất kinh doanh, dùng cho chăn nuôi, xây dựng nhà cửa…

4.3.1.3. Nghĩa vụ của người dân khi sử dụng đất nông nghiệp

Theo kết quả nghiên cứu, phần trăm số hộ dân biết đến nghĩa vụ khi sử dụng đất được thể hiện ở bảng 14:

Bảng 14: Biết nghĩa vụ của hộ nông dân xã Yên Quang khi sử dụng đất nông nghiệp

Biết hộ nông dân có nghĩa vụ gì khi sử dụng đất

Ý kiến Biết (hộ) Cơ cấu (%) Không biết 18 42,86 Có 24 57,14

Nếu có là những nghĩa vụ nào

Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất,

đúng quy định 11 26,19

Thực hiện kê khai đăng ký đất đai 1 2,38

Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật 18 42,86

Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất 6 14,29

Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường

Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy

vật trong lòng đất 2 4,76

Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất 2 4,76

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả 2014

Số hộ dân không biết có 18 hộ dân chiếm 42,86%, còn lại 24 hộ dân chiếm 57,14% biết, biết ở đây là biết một cũng là biết, không cần phải biết hết.

Có 26,19% số hộ dân biết nghĩa vụ phải sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định. Hộ dân sử dụng đúng ranh giới thửa ruộng không lấn chiếm, không tự ý sử dụng sai mục đất sử dụng đất nông nghiệp, theo đúng quy định của pháp luật.

Thực hiện kê khai đất có ít hộ dân biết đến chỉ chiếm 2,38%.

Đa số các hộ đều đóng thuế theo đúng thời hạn nên các hộ dân đều biết đến nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật chiếm 42,86% trong tổng số 42 hộ điều tra phỏng vấn.

Tuân theo các quy định của pháp luật về tìm thấy vật trong lòng đất chiếm 4,76% và đây cũng là phần trăm của nghĩa vụ giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi.

4.3.1.4. Hình thức tuyên truyền, phổ biến chính sách đất nông nghiệp

Hình thức tuyên truyền từ xã tới người dân, theo đã nghiên cứu thì tôi có đưa ra 4 chỉ tiêu về hình thức tuyên truyền. kết quả nghiên cứu được thể hiện ở

bảng 15:

Bảng 15: Hình thức tuyên truyền, phổ biến chính sách đất nông nghiệp của xã Yên Quang

Hình thức tuyên truyền, phổ biến Ý kiến

Số lượng (hộ) Cơ cấu (%)

Thông qua TV, đài báo 18 42,86

Thông qua cán bộ địa phương 18 42,86

Thông qua họp dân 38 90,48

Đài truyền thanh địa phương 23 54,76

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả 2014

Khi triển khai thực hiện chính sách đất nông nghiệp, địa phương đã tổ chức truyên truyền, phổ biến chính sách tới hộ dân bằng nhiều hình thức khác nhau nhung chủ yếu là thông qua 4 hình thức: Thông qua tivi, đài báo, thông qua cán bộ địa phương, thông qua họp dân, đài truyền thanh địa phương.

Hình thức tuyên truyền qua ti vi, đài báo là có 18 hộ chiếm 42,86% trong tổng số 42 hộ điều tra phỏng vấn nắm bắt được.

Hình thức tuyên truyền qua cán bộ địa phương cũng giống như hình thức trên có 18 hộ chiếm 42,86% biết được.

Thông qua họp dân là chiếm đa số có 38 hộ chiếm 90,48% biết được. Qua đài truyền thanh địa phương có tới hơn nửa số người biết được là 23 hộ chiếm 54,76%.

4.3.2. Thực hiện chính sách đất nông nghiệp của chính quyền địa phương xã Yên Quang

4.3.2.1. Thông qua tham khảo ý kiến của cán bộ xã, thực hiện chính sách đất nông nghiệp của địa phương có một số vấn đề sau:

Hộ nông dân xã Yên Quang trồng lúa là chủ yếu, đa phần các hộ chăn nuôi lợn, có ít hộ nông dân nuôi thủy sản, lâm nghiệp thì trồng keo và trồng sắn. Sản xuất nông nghiệp ở đây còn nhiều khó khăn như thủy lợi chưa phát triển, gây úng vào mùa mưa, hạn về mùa khô. Sản xuất nông nghiệp ở địa phương qua một số năm thì trồng trọt đã giảm đi nhiều do mất đất, các hộ gia tăng chăn nuôi lơn nên cũng gây ô nhiễm cho môi trường, thủy sản không mấy năm gần đây vẫn không thay đổi, lâm nghiệp tăng hơn so với trước, các nghành nghề khác thì không thay đổi nhiều. Một số nguyên nhân gây ra những thay đổi trên là do mất đất cho các công trình công cộng, các hộ đầu tư chăn nuôi nhiều, lâm nghiệp đã đi vào ổn định và đang phát triển bền vững.

4.3.2.2. Mức độ nắm bắt tổng quát của chính quyền địa phương về chính sách đất nông nghiệp

Mức độ nắm bắt về quyền và nghĩa vụ của hộ dân khi sử dụng đất nông nghiệp là tương đối nhiều thông tin. Như quyền của người nông dân khi sử dụng đất là: quyền chuyển nhượng; thế chấp; góp vốn; cho; thừa kế; được hưởng nguồn lợi trên đất; đảm bảo an toàn sản xuất; được nhà nước đầu tư hỗ teowj khi thu hồi đất. Nghĩa vụ của người nông dân: nghĩa vụ tài chính; sử dụng đúng mục đích; đăng ký quyền sử dụng với nhà nước.

Quyền và trách nhiệm của chính quyền địa phương trong quản lý đất nông nghiệp. Có quyền cấp thông tư. Có trách nhiệm lập thủ tục ban đầu, cho phép xin giao đất và thu hồi đất; giải quyết các tranh chấp, khiếu nại tố cáo; có trách nhiệm theo dõi sự biến động đất trên địa bàn; lập sổ hộ khẩu gia đình; hướng dẫn người dân tập chung sản xuất…

Những nội dung quản lý của nhà nước đối với đất nông nghiệp được thực hiện ở địa phương: xây dựng kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất, có khu vực trồng

các loại cây phù hợp với thổ nhưỡng; hướng dẫn và tuyên truyền sử dụng đúng mục đích; dồn điền đổi thửa nhưng ở đây không làm được do điều kiện tự nhiên không cho phép.

Chính sách đất nông nghiệp hiện tại của địa phương rất phù hợp với điều kiện tự nhiên, tiến độ đổi mới chính sách đất nông nghiệp của nước ta là kịp thời.

4.3.2.3. Tổ chức thực hiện chính sách đất nông nghiệp ở địa phương

Trong thời gian qua địa phương đã triển khai những nội dung như giao đất và thu hồi đất; triển khai quyền và nghĩa vụ cho nông dân.

Trong việc tổ chức triển khai chính sách đất nông nghiệp ở địa phương, các hoạt động tuyên truyền là tương đối hiệu quả, ban hành đầy đủ chính sách đến bà con nông dân.

Một số ý kiến của chính quyền địa phương về một số lĩnh vực

* Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp

Quá trình quy hoạch thuộn lợi, được sử ủng hộ của bà con nông dân, dưới sự lãnh đạo của cả hệ thống chính quyền các cấp. tuy nhiên một số lãnh đạo chưa có chuyên xâu về lâu dài.

* Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Diễn ra thuận lợi, không gặp vướng mắc gì

* Dồn điền đổi thửa

Gặp nhiều khó khăn nên không thực hiện được, địa hình chủ yếu là ruộng bạc thanh không cho phép thực hiện đòn điền, không phù hợp với điều kiện tự nhiên.

* Chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông cho khu công nghiệp và công cộng

Hầu hết các hộ dân đều đồng thuận, để xây các công trình công cộng như nhà máy nước vinaconex, dường cao tốc Láng-Hòa Bình. Phục vụ mực tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Nhìn chung chính quyền địa phương am hiểu chính sách, làm việc có trách nhiệm, quan tâm đến người dân, có kiến thức chuyên môn và nắm bắt tốt nộ dung chính sách đất nông nghiệp.

4.3.3. Ảnh hưởng của chính sách đất nông nghiệp đến hộ nông dân

Phát triển kinh tế:

Tich cực: Theo đánh giá của nhóm hộ điều tra phỏng vấn về tình hình

phát triển kinh tế như thu nhập của người dân cũng khá hơn trước, phát triển hơn, đầu đủ hơn trong sinh hoạt, hộ nghèo cũng giảm nhiều hơn, mọi người biết cách làm ăn, đi làm thuê nhiều hơn trong thời gian nông nhàn.

Hạn chế: Giá cả còn bấp bênh ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của hộ

nông dân, thu nhập của người dân còn thấp, mất đất nên ngành nghề chưa tìm được do thiếu trình độ chuyên môn, việc làm thì ít. Thiếu vốn để sản xuất kinh doanh, nguồn thu giảm do mất đất, chăn nuôi chưa đạt hiệu quả cao, làm ăn khó khăn, nhiều người thất nghiệp.

Hệ thống cơ sở hạ tầng:

Tích cực: Cơ ở hạ tầng đầy đủ, ngày càng được hoàn thiện và hợp lý hơn. Hạn chế: Theo như đánh giá của một số hộ vẫn còn một số vấn đề như

điện thì hay mất, đường xá trong thôn chưa được bê thông hóa, đường chưa ổn định, còn nhiều mấp mô. Kênh mương chưa được đầu tư sửa chữa lại.

Tích cực: Theo đánh giá của nhóm hộ điều tra phỏng vấn về đời sống văn

hóa xã hội của người dân đang phát triển và ngày càng được cải thiện hơn, người dân tham gia nhiệt tình các hoạt động xã hội phong trào thể dục, múa hát

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách đất nông nghiệp của hộ nông dân ở xã yên quang, huyện kỳ sơn, tỉnh hòa bình (Trang 78 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w