1. Cuộc tiến công chiến lược đông – xuân 1953 – 1954
a. Chủ trương của ta
Cuối tháng 9-1953, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp ở Việt Bắc bàn kế hoạch quân sự trong đông – xuân 1953-1954.
Phương hướng chiến lược của ta là: Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng phải bị động phân tán lực lượng đối phó với ta trên những điểm xung yếu.
Quân ta chủ động mở một loạt chiến dịch tiến công địch ở khắp chiến trường Đông Dương
b. Diễn biến chiến cuộc đông - xuân 1953 – 1954.
10-12-1953, quân ta tiến lên Tây Bắc, giải phóng thị xã Lai Châu, buộc Pháp phải điều quân lên Điện Biên Phủ -> Điện Biên Phủ trở thành nơi tập trung quân thứ 2 của Pháp.
Đầu 12-1953, ta phối hợp với bộ đội Lào tấn công trung Lào, giải phóng Thà khẹt buộc Pháp tăng viện cho Sênô (nơi tập trung quân thứ 3).
Cuối 1-1954, liên quân Việt – Lào đánh lên thượng Lào giải phóng Phongxali, buộc Pháp tăng viện cho Luông pha bang (nơi tập trung quân thứ 4).
Đầu 2/1954, ta đánh lên bắc Tây Nguyên, giải phóng Kon Tum buộc Pháp tăng viện cho Plâycu (nơi tập trung quân thứ 5).
Phối hợp với mặt trận chính, ở vùng sau lưng địch, phong trào chiến tranh du kích phát triển mạnh (Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Bình Trị Thiên …)
=>Như vậy ta chủ động mở hàng loạt các chiến dịch, buộc địch phân tán lực lượng để đối phó với ta, kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản.
2. Chiến dịch lịch sử Điện biên Phủ (1954) a. Âm mưu của Pháp:
Trong tình thế kế hoạch Nava bị phá sản, Pháp – Mỹ tập trung xây dựng ĐBP thành “Pháo đài bất khả xâm phạm”, (ĐBP trở thành tâm điểm của kế hoạch Nava) với 49 cứ điểm, 2 sân bay, 3 phân khu và đủ các binh chủng với 16.200 tên.
b. Chủ trương của ta:
- Đầu 12/1953 BCT và TW Đảng chọn ĐBP làm điểm quyết chiến chiến lược với Pháp.
- Ta huy động dân công vận chuyển hàng vạn tấn lương thực, vũ khí, thuốc men, bộ đội từ các hướng về bao vây Điện Biên Phủ.
c. Diễn biến: Chiến dịch Điện Biên Phủ chia làm ba đợt: