Thái Nguyên là một tỉnh miền núi phía Bắc với gần 20 dân tộc anh em, người Mông ở Thái Nguyên tập trung khá đông đảo, nhiều nhất là ở các huyện Võ Nhai, Đồng Hỷ, Định Hoá, Phú Lương.. Xu
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
HỨA THỊ HOÀNG ANH
ĐỜI SỐNG KINH TẾ - VĂN HOÁ CỦA NGƯỜI MÔNG
Ở HUYỆN PHÚ LƯƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN
TỪ NĂM 1979 ĐẾN NĂM 2010
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.03.13
Người hướng dẫn khoa học: TS Hoàng Ngọc La
Thái Nguyên - năm 2013
Trang 2MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐÂU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3 Mục đích, đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu đề tài 4
3.1 Mục đích nghiên cứu 4
3.2 Đối tượng nghiên cứu 5
3.3 Nhiệm vụ nghiên cứu 5
3.4 Phạm vi nghiên cứu 5
4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 5
4.1 Nguồn tư liệu 5
4.2 Phương pháp nghiên cứu 6
5 Đóng góp của luận văn 6
6 Cấu trúc của luận văn 6
Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI MÔNG Ở HUYỆN PHÚ LƯƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN 8
1.1 Địa bàn cư trú 8
1.2 Nguồn gốc tộc người 11
1.2.1 Khái quát về người Mông trước khi đến huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên 11
1.2.2 Người Mông ở Phú Lương (Từ năm 1979 đến năm 2010) 15
Chương 2 ĐỜI SỐNG KINH TẾ CỦA NGƯỜI MÔNG Ở PHÚ LƯƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN TỪ NĂM 1979 ĐẾN NĂM 2010 20
2.1 Tập quán trong đời sống kinh tế của người Mông ở huyện Phú Lương 20
2.1.1 Trong nông nghiệp 20
Trang 32.1.2 Nghề thủ công trong gia đình 34
2.1.3 Trong khai thác nguồn lợi tự nhiên 43
2.1.4 Trao đổi hàng hoá 45
2.2 Những chuyển biến trong đời sống kinh tế của người Mông ở huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên 45
2.3 Đời sống vật chất 49
2.3.1 Đồ ăn, uống, hút 49
2.3.2 Trang phục 54
2.3.3 Nhà ở 57
Chương 3 VĂN HOÁ TINH THẦN CỦA NGƯỜI MÔNG Ở HUYỆN PHÚ LƯƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN TỪ NĂM 1979 ĐẾN NĂM 2010 60
3 1 Tổ chức xã hội 60
3 2 Các tập quán liên quan đến chu kỳ đời người 73
3.3 Tôn giáo, tín ngưỡng 84
3.4 Văn nghệ dân gian 91
KẾT LUẬN 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102 PHỤ LỤC
Trang 4MỞ ĐÂU
1 Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử hình thành và phát triển của mỗi dân tộc, kinh tế và văn hoá là những yếu tố quan trọng có mối liên hệ mật thiết với nhau và là nền tảng cho sức mạnh của mỗi quốc gia, dân tộc
Kinh tế là những hoạt động đầu tiên để giải quyết nhu cầu cái ăn, cái mặc và mang tính đa dạng Trong quá trình vận động và phát triển của mình, các dân tộc dựa vào những điều kiện đặc trưng riêng có mà hình thành nên những loại hình kinh tế đặc trưng Mặc dù vậy, sự giao thoa, đan xen, hỗ trợ lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong quá trình vận động và phát triển là khá phổ biến
Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ trong quá trình hoạt động thực tiễn trong
sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội mình Văn hoá là động lực, là định hướng, là kết quả nhân văn của một nền kinh tế lành mạnh Tất cả các dân tộc trong quá trình vận động và phát triển của mình đều phải có một hướng đi chung nhằm thực hiện các mục tiêu kinh
tế, chính trị, xã hội và nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân
Vì vậy, trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay, Đảng
ta xác định: “Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN phù hợp
với đặc điểm, điều kiện từng vùng, đảm bảo cho cộng đồng các dân tộc khai thác thế mạnh địa phương làm giàu cho mình, cho đất nước” (Nghị
quyết hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 khoá XI) và
“Phát huy mạnh mẽ tính đa dạng, bản sắc độc đáo của các dân tộc anh
em làm phong phú thêm nền văn hoá chung của cả nước” (Nghị quyết
Trung ương 5 khoá VIII của Đảng)
Trang 5Nằm trong một quốc gia đa dân tộc, dân tộc Mông được coi là thành viên quan trọng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, thuộc nhóm ngôn ngữ Mông - Dao gồm 3 nhóm chính: Mông Trắng, Mông Hoa và Mông Đen Địa bàn sinh sống của người Mông chủ yếu ở vùng núi cao của các tỉnh Đông và Tây Bắc Việt Nam như Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn
La, Tuyên Quang, Thái Nguyên
Theo số liệu của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 thì
người Mông ở Việt Nam có dân số là 1.068.189 người, đứng thứ 8 trong bản danh sách các dân tộc ở Việt Nam Bằng sức mạnh cộng đồng và khả năng sáng tạo của mình, người Mông ở Việt Nam đã xây dựng cho mình một đời sống kinh tế văn hoá đặc thù của cư dân vùng núi cao, phù hợp với đặc điểm
tự nhiên và truyền thống sản xuất của tộc người mình
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi phía Bắc với gần 20 dân tộc anh
em, người Mông ở Thái Nguyên tập trung khá đông đảo, nhiều nhất là ở các huyện Võ Nhai, Đồng Hỷ, Định Hoá, Phú Lương Theo số liệu của cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 thì người Mông ở Thái nguyên có dân số là 7.230 người chiếm 0,6 % dân số toàn tỉnh và là 1 trong 8 dân tộc có số lượng đông nhất tại Thái Nguyên Tại đây, địa bàn sinh sống chủ yếu của người Mông là những vùng núi cao, sống gắn bó hoà hợp với các dân tộc anh em
Phú Lương là huyện miền núi nằm ở vùng phía bắc của tỉnh Thái Nguyên, nằm trong toạ độ địa lý từ 21.036 đến 21.055 độ vĩ bắc, 105.037 đến 105.046 độ kinh đông; phía bắc giáp huyện Chợ Mới (tỉnh Bắc Kạn), phía nam và đông nam giáp thành phố Thái Nguyên, phía tây giáp huyện Định Hoá, phía tây nam giáp huyện Đại Từ, phía đông giáp huyện Đồng Hỷ; huyện
lỵ đặt tại thị trấn Đu, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 22km về phía bắc (theo Quốc lộ 3) Tại đây, người Mông sống chủ yếu tại các xã có địa
Trang 6hình núi cao, thường là núi đá xen lẫn Người Mông ở đây sống tập trung chủ yếu ở các xã Động Đạt, Phú Đô, Yên Lạc trong đó đông nhất là tại xã Động Đạt Người Mông ở Thái Nguyên nói chung và Phú Lương nói riêng chủ yếu mới di chuyển từ các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang về do cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 Tuy nhiên bằng sức mạnh cộng đồng và khả năng sáng tạo của mình người Mông ở Phú Lương đã sáng tạo và phát huy những loại hình kinh tế và những nét văn hoá mang đặc thù của dân tộc mình song cũng phù hợp và mang nét đặc trưng của Thái Nguyên và Phú Lương
Xuất phát từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn cuộc sống, nhằm góp phần nhỏ vào tìm hiểu những đặc điểm kinh tế văn hoá của người Mông ở Việt Nam nói chung và ở Phú Lương - Thái Nguyên nói riêng cũng như nâng cao ý thức trách nhiệm, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, bảo tồn những giá trị văn hoá truyền thống dân tộc trong công cuộc xây dựng nông thôn mới đang được phát động trên cả nước hiện nay và đặc biệt là nâng cao nhận thức
về lịch sử Việt Nam để phục vụ cho việc giảng dạy lịch sử địa phương, tôi
quyết định chọn đề tài : “Đời sống kinh tế - văn hoá của người Mông ở huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên từ năm 1979 đến năm 2010” làm đề
tài cho luận văn tốt nghiệp của mình
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong lịch sử nghiên cứu về các dân tộc Việt Nam, có nhiều nghiên cứu về dân tộc Mông của các nhà khoa học trong và ngoài nước Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã tiếp cận được với một số tác phẩm của các tác giả
có liên quan đến đề tài nghiên cứu, trong đó có thể kể đến một số công trình nghiên cứu sau:
"Lịch sử người Mèo” của học giả nước ngoài Savina F.M xuất bản tại
Hồng Kông năm 1924 do học giả Trương Thọ dịch, cho biết một cách khái quát về lịch sử di cư, tên gọi, nguồn gốc của người Mông trên thế giới
Trang 7"Dân tộc Mông ở Việt Nam” của các tác giả Cư Hoà Vần và Hoàng
Nam - NXB văn hoá dân tộc - 1994 đã phác hoạ được một cách khá đầy đủ về mọi mặt kinh tế, văn hoá, xã hội của dân tộc Mông ở Việt Nam nói chung đồng thời cũng là nguồn tư liệu để tìm hiểu về đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của dân tộc Mông tại Phú Lương, Thái Nguyên
Tác phẩm “Địa chí Thái Nguyên “xuất bản năm 2009, Nxb Chính trị
quốc gia trình bày khá rõ nét và cơ bản về kinh tế, văn hoá, xã hội của các dân tộc ở Thái Nguyên trong đó có người Mông
"Văn hoá Mông” của Trần Hữu Sơn - NXB văn hoá dân tộc - 1995 đã
đề cập khá sâu sắc về nét văn hoá cổ truyền của dân tộc Mông
"Văn hoá tâm linh của người HMông ở Việt Nam truyền thống và hiện tại” do Vương Duy Quang viết, NXB văn hoá thông tin và Viện văn
hoá Hà Nội xuất bản năm 2005 đã giới thiệu khía quát về lịch sử di cư, địa vực cư trú và tộc danh của người Mông ở Việt Nam Tác giả cuốn sách cũng đề cập đến những nét chung về đời sống kinh tế, đời sống xã hội của người Mông nói chung
"Cộng đồng các dân tộc Việt Nam” - NXB giáo dục Việt Nam - 2010
giới thiệu sơ lược về 54 dân tộc anh em cùng sinh sống trên đất nước ta, trong
đó có dân tộc Mông
Các tác phẩm trên là nguồn tài liệu quý báu giúp cho tôi tiếp cận và nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện vấn đề kinh tế, văn hoá của người Mông ở huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên
3 Mục đích, đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu đề tài
3.1 Mục đích nghiên cứu
Hệ thống lại các đặc điểm kinh tế - văn hoá của người Mông ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên Qua nghiên cứu, đề xuất các giải pháp giữ gìn và bảo tồn các giá trị văn hoá của người Mông ở huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên
Trang 8Ngoài ra, công trình cố gắng cung cấp cho giáo viên và học sinh những hiểu biết về dân tộc thiểu số nói chung và của tộc người Mông nói riêng ở địa phương cụ thể để phục vụ cho việc dạy và học lịch sử địa phương
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là về đời sống kinh tế và văn hoá của người Mông ở huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên Trong đó nghiên cứu đời sống kinh tế bao gồm nghiên cứu về tập quán sản xuất trong kinh tế nông nghiệp, khai thác nguồn lợi tự nhiên, thủ công nghiệp và trao đổi hàng hoá Nghiên cứu về văn hoá bao gồm những lĩnh vực trong đời sống vật chất và đời sống tinh thần
3.3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu khái quát vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, xã hội văn hoá của người Mông ở huyện Phú Lương từ năm 1979 đến năm 2010,làm
rõ những đổi thay trong đời sống vật chất tinh thần, xác định những đặc điểm cần bảo tồn và phát huy trong quá trình gìn giữ những bản sắc văn hoá dân tộc
3.4 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian, đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên tập trung vào các xã có nhiều người Mông sinh sống như Động Đạt, Phú Đô, Yên Ninh
Về thời gian, đề tài nghiên cứu đời sống kinh tế và văn hoá của người Mông ở đây từ năm 1979 đến năm 2010 nghĩa là từ khi người Mông bắt đầu
di cư về huyện Phú Lương đến năm 2010
4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu thành văn bao gồm các công trình nghiên cứu và các tác phẩm viết về nguồn gốc cộng đồng dân tộc, những nét văn hoá truyền thống đặc sắc, lí luận về dân tộc; nghị quyết hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ VII, vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng cộng sản Việt Nam do Ban tư tưởng văn hoá trung ương xuất bản
Trang 9Bên cạnh đó, tác giả còn tham khảo các tác phẩm thông sử và các sách chuyên khảo, các bài viết về đời sống kinh tế văn hoá của người Mông
Nguồn tư liệu thực địa và điền dã: Bao gồm sự quan sát cảnh quan, phỏng vấn những người có tuổi, hiểu biết về đời sống kinh tế và văn hoá người Mông như trưởng thôn, trưởng bản, thầy cúng, thầy thuốc, nông dân
để tìm hiểu đời sống kinh tế và văn hoá của người dân Mông ở Phú Lương
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu tôi sử dụng 2 phương pháp chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp logic nhằm tìm hiểu các vấn đề mà đề tài nghiên cứu
Ngoài ra tôi còn kết hợp với phương pháp điền dã dân tộc học để tìm hiểu thực tế
5 Đóng góp của luận văn
Đề tài tái hiện bức tranh về đời sống kinh tế - văn hoá của người Mông
ở huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên từ năm 1979 đến năm 2010
Qua nghiên cứu góp phần định hướng những giải pháp nhằm ổn định, nâng cao đời sống kinh tế của người Mông ở Phú Lương tỉnh Thái Nguyên, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần của đồng bào Luận văn còn có tác dụng trở thành tài liệu lịch sử địa phương phục vụ cho giảng dạy lịch sử địa phương
6 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được cấu trúc làm ba chương:
Chương I: Khái quát về người Mông ở huyện Phú Lương
Chương II: Đời sống kinh tế của người Mông ở huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên từ năm 1979 đến năm 2010
Chương III: Văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần của người Mông ở huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên từ năm 1979 đến năm 2010
Trang 11Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI MÔNG Ở HUYỆN PHÚ LƯƠNG
Địa danh Phú Lương có từ thời Lý Khi đó, Phú Lương là một phủ rộng lớn, bao gồm toàn bộ phần đất của các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn và Cao Bằng ngày nay Thời thuộc Minh(từ năm 1407 đến năm 1427) chính quyền đô hộ lập huyện Phú Lương thuộc phủ Phú Bình Năm Minh Mệnh thứ 16(năm 1863), triều Nguyễn điều chỉnh địa giới hai phủ Phú Bình và Thông Hoá để thành lập phủ Tòng Hoá trực thuộc tỉnh Thái Nguyên, huyện Phú Lương thuộc phủ Tòng Hoá, huyện lỵ đặt tại xã Quán Triều Dưới thời thuộc Pháp, từ tháng 10-1890 đến tháng 9- 1892, huyện Phú Lương thuộc tiểu Quân khu Thái Nguyên Từ tháng 10-1892, huyện Phú Lương thuộc phủ Tòng Hoá (tỉnh Thái Nguyên) như trước
Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, Phú Lương có 7 tổng, 25 xã Sau cách mạng tháng Tám, huyện Phú Lương được tổ chức lại thành 12 xã Năm 1965, sau khi Bắc Kạn và Thái Nguyên được hợp nhất thành tỉnh Bắc Thái, 9 xã của huyện Bạch Thông được sát nhập về huyện Phú Lương Đến
Trang 12tháng 12 năm 1996, khi tỉnh Thái Nguyên được tái lập, 9 xã phía bắc huyện Phú Lương được bàn giao về huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn Hiện nay, huyện gồm 14 xã và 2 thị trấn với trung tâm huyện lỵ đặt tại thị trấn Đu
Điều kiện tự nhiên
Về địa hình, Phú Lương nằm trong hệ kiến tạo hình thành địa hình của tỉnh Thái Nguyên, huyện Phú Lương nằm trong phần cuối của cánh cung Ngân Sơn Đồi núi của huyện Phú Lương có độ cao vừa phải, ngoài phần nhiều là các đồi núi thấp được cấu tạo bằng các loại sa phiến thạch, sườn thoải, dạng đồi bát úp, hoặc đã được khai phá thành các ruộng bậc thang thì còn có một số núi đá vôi
Địa hình của huyện Phú Lương chia thành hai vùng rõ rệt:
Các xã phía Bắc thuộc vùng núi, có địa hình phức tạp, đi lại gặp nhiều khó khăn, có độ cao từ 500m đến 1000m so với mực nước biển, độ dốc khoảng 25º- 30º Địa hình này phân bố ở một số xã như Hợp Thành, Ôn Lương, Phủ Lý, Yên Ninh, Yên Lạc, Yên Trạch
Các xã phía Nam huyện thuộc địa hình vùng núi thấp và đồi Vùng này gồm các dãy núi thấp đan chéo nhau với dãy đối cao tạo thành một bậc thềm lớn và nhiều thung lũng Vùng này thường có độ cao trung bình từ 100m- 300m, độ dốc khoảng từ 15º- 25º Được phân bố chủ yếu ở thị trấn Đu, thị trấn Giang Tiên, xã Động Đạt, xã Phấn Mễ, xã Vô Tranh
Hệ thống thuỷ văn: Huyện Phú Lương có mật độ sông suối khá lớn, trữ lượng nước đủ để cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt của dân cư toàn huyện Các sông suối trên địa bàn huyện phân bố tương đối đều cho các xã thuận lợi cho việc phát triển thuỷ lợi Sông Đu và các nhánh sông của nó nằm ở phía bắc huyện, nhánh chính dài 10 km, tổng chiều dài của hệ thống sông Đu khoảng 45km Con sông này có vai trò rất lớn đối với sản xuất của cư dân huyện Ngoài ra, hàng năm sông Đu cung cấp một nguồn thực phẩm dồi dào
Trang 13và cơ bản cho đồng bào Phú Lương, bởi vậy mà từ xa xưa trong nhân dân đã lưu tuyền câu thành ngữ: "cơm làng Giá, cá chợ Đu" Sông Cầu là con sông lớn nhất chảy qua địa bàn huyện Phú Lương với tổng chiều dài 17km Sông Cầu là nguồn cung cấp nước chủ yếu đảm bảo sinh hoạt và sản xuất cho các
xã phía Nam của huyện
Về khí hậu: Huyện Phú Lương nằm trong vùng nội chí tuyến nên có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng
10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình dao động từ
250 - 300, lượng mưa trung bình từ 1.800 - 2.000 mm, độ ẩm trung bình khoảng 80% Lượng nước bốc hơi hàng năm của huyện vào khoảng 985,5
mm Mùa lạnh lượng nước bốc hơi lớn hơn mùa mưa, độ ẩm (k) dưới 0,5 nên thường xuyên xảy ra khô hạn
Giao thông vận tải: Huyện Phú Lương có 3 tuyến đường bộ chính là:
Quốc lộ 3 (Hà Nội - Cao Bằng) chạy qua địa bàn 8 xã của huyện với chiều dài
là 40 km; đường 254 từ km31 lên Định Hoá; Quốc lộ 37 từ ngã ba Bờ Đậu (xã Cổ Lũng) qua địa bàn huyện Đại Từ sang tỉnh Tuyên Quang Các tuyến giao thông này mang lại cho huyện Phú Lương nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng an ninh
Về dân số: Trước cách mạng Tháng tám, dân số huyện Phú Lương
chưa tới 10.000 người đến năm 2010 dân số toàn huyện là 105.998 người Phú Lương là huyện có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống trong đó dân tộc Kinh chiếm 54,2%, dân tộc Tày chiếm 21,1%, Sán Chay là 8,05%, Nùng là 4,5%, Sán Dìu là 3,2% còn lại là dân tộc Thái, Hoa, Mông Mật
Trang 14Trong quá trình lao động sản xuất và chế ngự thiên nhiên, nhân dân các dân tộc Phú Lương luôn thể hiện tính cần cù, thông minh, sáng tạo Họ đã tự chế tạo các loại nỏ, cung, súng kíp để săn bắt thú rừng, tự rèn đúc các loại dao, cuốc làm đồ dùng sinh hoạt và sản xuất Từ xưa, người Phú Lương đã biết tự dệt lấy vải mặc, biết làm cọn nước và đào đắp mương, phai để dẫn nước vào ruộng
Ngoài kỹ thuật làm ruộng nước, đồng bào các dân tộc Phú Lương rất thành thạo làm nương, làm rẫy Nhờ kinh nghiệm tích luỹ lâu năm nên việc canh tác của đồng bào rất thuận lợi Hàng năm, khi tiết cốc vũ, thanh minh vừa tới, các gia đình bắt đầu khởi công phát rẫy cho đến tháng tư âm lịch rẫy được đốt dọn vừa kịp đón những trận mưa rào làm ẩm, mềm đất và bắt đầu công việc trồng trỉa
Mỗi dân tộc điều có những sắc thái riêng về phong tục tập quán Mặc
dù vậy, đồng bào không sống biệt lập mà thường xen kẽ trong cùng một chòm xóm, họ trở thành những bà con láng giềng sớm tối có nhau, đối xử với nhau
có tình có nghĩa Đây cũng chính là những yếu tố tác đông không nhỏ đến người Mông khi họ di cư đến Phú Lương dẫn tới những thay đổi trong tập quán sản xuất cũng như văn hoá của đồng bào
1.2 Nguồn gốc tộc người
1.2.1 Khái quát về người Mông trước khi đến huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên
Dân tộc Mông từng có các tên gọi là Mèo, H' Mông là dân tộc ít người
ở Việt Nam với dân số theo số liệu của cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 là 1.068.189 người, đứng thứ 8 trong bản danh sách các dân tộc ở Việt Nam Dân tộc Mông cư trú tại 62 trên tổng số 63 tỉnh thành phố trên cả nước trong đó đông đảo nhất là ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Hà Giang, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai
Trang 15Ý kiến của các nhà nghiên cứu dân tộc học ở Việt Nam về lịch sử hình thành dân tộc Mông là tương đối thống nhất khi cho rằng phần lớn người Mông di cư vào Việt Nam là từ Quý Châu, Quảng Tây, Vân Nam (Trung Quốc) sang, sớm nhất khoảng 350 năm và muộn nhất là 100 năm về trước theo 3 đợt lớn:
Đợt thứ nhất, cách đây trên 300 năm, người Mông từ Quý Châu di cư sang Đồng Văn, Mèo Vạc của tỉnh Hà Giang
Đợt thứ hai, cách ngày nay khoảng 200 năm, sau thất bại của phong trào khởi nghĩa của người Mông ở Quý Châu (1776- 1820).Họ vào theo hai hướng chính Một hướng tiếp tục tràn vào cao nguyên Đồng Văn rồi đi sang Bảo Lạc (Cao Bằng), Bắc Mê, Xín Mần, Hoàng Su Phì (Hà Giang)… Một hướng vào vùng đất Xi Ma Cai và Mường Khương rồi xuống Văn Bàn (Lào Cai), Phong Thổ, Sìn Hồ, Điện Biên (Lai Châu)…
Đợt thứ ba là cuộc thiên di lớn nhất của người Mông vào nước ta, cách đây khoảng từ 120 đến 160 năm Hàng vạn người Mông di cư từ Quý Châu, Quảng Tây, Vân Nam (Trung Quốc) sang Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái và một số tỉnh biên giới phía Bắc nước ta sau khi cuộc khởi nghĩa Hàm Đồng (năm 1853) bùng nổ ở Đông Nam Quý Châu kéo dài suốt 18 năm bị nhà Thanh đàn áp đẫm máu.Người Hmông vào Viện Nam đợt này theo các đường Phong Thổ (Lai Châu), Xi Ma Cai và Mường khương (Lào Cai) Từ đây họ đi sâu vào vùng Tây Bắc, đến Tủa Chùa, Tuần Giáo (Lai Châu), Thuận Châu, Sông Mã (Sơn La) Một bộ phận từ Mù Căng Chải sang Bắc Yên, Phù Yên rồi xuống vùng núi Mộc Châu (Sơn La) và điểm dừng cuối cùng là vùng núi tây Thanh Hóa Cũng trong thời gian này, một nhóm người Hmông ở Xiêng Khoảng (Lào) đã tràn vào vùng núi Thanh - Nghệ và cư trú tập trung ở huyện Kỳ Sơn tỉnh Nghệ An
Trang 16Có thể thấy, thứ nhất: Quá trình di cư của người Mông luôn mang tính dòng họ và lịch sử di cư của dân tộc này luôn gắn liền với lịch sử di cư của các dòng họ Thậm chí, chỉ cần nghe bài cúng “chỉ đường” cho người chết về với tổ tiên của các dòng họ là ta có thể biết nguồn gốc của họ bắt đầu từ nơi nào (bởi lẽ đơn giản, thầy cúng của các dòng họ bao giờ cũng phải cúng đưa hồn người chết của dòng tộc qua các miền đất mà họ đã sinh sống, đến tận vùng đất cuối cùng mà
họ còn nhớ, và từ đó hồn người chết mới lên trời về “đất tổ tiên”) Thứ hai: Không chỉ người Hmông ở cao nguyên Đồng Văn mà nhiều nhóm Hmông từ biên giới đến nội địa, từ Bắc, Đông Bắc sang Tây Bắc Việt Nam đều nhớ cái tên Pàn Tầu Làng, điều đó chứng tỏ địa danh này gắn bó chặt chẽ với lịch sử di cư của nhiều nhóm Hmông ở Việt nam Thứ ba: Giai đoạn di cư thứ nhất và thứ hai là quá trình hình thành những vùng Hmông chính ở Việt nam Đến thời điểm di cư ở giai đoạn
ba, những vùng Hmông chủ yếu tiếp tục được củng cố và nhiều vùng Hmông khác được ra đời trở lên khá ổn định như ngày nay Thứ tư: Quá trình di cư của dân tộc này vào Việt Nam thể hiện rõ niềm mong ước to lớn của họ là tìm được mảnh “đất Lành” để sinh sống và không biết từ bao giờ, đồng bào đã coi nơi này như quê hương mới của mình Đồng thời, vùng đất Mèo Vạc (Hà Giang)- nơi lưu truyền có giếng nước thần - nơi người Hmông đến cư trú sớm nhất cũng được coi
là quê hương của phần lớn của người Hmông ở Việt Nam
Từ trước khi di cư đến Việt Nam, người Hán gọi người Mông là Mèo Tộc danh Mèo theo âm Hán - Việt là "Miêu" Đây là một tộc người sớm biết nghề trồng lúa nước ở vùng hồ Bành Lãi và hồ Động Đình (Trung Quốc), lâu dần trở thành tên gọi chính thức Theo truyền thuyết, tổ tiên của người Mông
đã ở vùng Bành Lãi (Thuộc Giang Tây) và Động Đình (thuộc Hồ Nam) ở Trung Quốc từ hàng nghìn năm trước Công nguyên Trong suốt hàng chục thế
kỷ, người Mông di cư theo hướng Tây - Tây Nam, tập trung đông ở Hồ Nam,
Tứ Xuyên, Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây và trung tâm là Quý Châu
Trang 17(Trung Quốc) trước khi đến Việt Nam Tên gọi "Miêu” theo Hán tự trên có bộ thảo là cây cỏ, dưới có chữ điền là ruộng phần nào khẳng định người Mông có nguồn cội cư trú ở lưu vực các con sông với nghề trồng lúa Văn học dân gian của người Mông cũng luôn nhắc tới ruộng, trâu, "sông nước", "thuyền bè" như một sự phản ánh hiện thực xa xưa họ từng sinh sống ở những vùng đất đai có sông ngòi và làm nhiều ruộng
Cũng theo truyền thuyết thì xưa kia, dân tộc Mông cũng có một quốc gia riêng với biểu tượng hình đôi sừng trâu và màu cờ đỏ Ngày nay, một số vùng người Mông ở Hà Giang, Lào Cai vẫn ít nhiều còn để lại những dấu ấn
ấy qua các phong tục, biểu hiện cụ thể ở tấm vải đỏ treo trước cửa nhà; người chết không phân biệt già trẻ đều có tấm vải đỏ che miệng; hình bộ sừng trâu dùng làm chột cửa trên hai cánh cửa chính của mỗi nhà Hay như cách đội khăn quấn đầu hình hai sừng trâu của người Mông ở một số vùng hiện nay của Trung Quốc
Quả thực, với hơn ba trăm năm di cư đến nước ta, người Mông đã tự khai sơn phá thạch dựng nên làng bản và trở thành một thành viên của đại gia đình các dân tộc Việt nam Đồng bào đã sát cánh kề vai cùng các dân tộc láng giềng đổ mồ hôi và xương máu để giữ gìn, bảo vệ chủ quyền quốc gia Việt Nam của mình Và dải cao nguyên Đồng Văn - Mèo Vạc, nơi có người Mông sống tập trung đông nhất, nơi còn lưu giữ được những yếu tố văn hóa cổ truyền nhất xứng đáng được coi là trung tâm văn hóa truyền thống của người Mông ở Việt Nam và Đông Nam Á
Khi người Mông di cư vào Việt Nam, họ vẫn mang theo tên gọi quen thuộc của mình là Mèo "Đến tháng 3 năm 1979 trên cơ sở kết quả điều tra nghiên cứu, có tham khảo ý kiến của các đại biểu người Mèo, theo đề nghị của
ủy ban Dân tộc của Chính phủ, danh mục thành phần 54 dân tộc ở Việt Nam được chính thức công bố thay cho danh mục cũ gồm 62 dân tộc Từ đó đến nay,
Trang 18dân tộc Mèo ở Việt Nam được gọi là H'Mông Tuy nhiên theo bảng danh mục
đó, tộc danh Mèo vẫn có giá trị pháp lý như H'Mông, giống như trường hợp tộc danh Việt hay Kinh ở người Việt, Chăm hay Chàm ở người Chăm, Hoa hay Hán
ở người Hoa.” [7, 32 ] Tuy nhiên, “Do sự phát âm khó khăn, từ năm 1992 đến
nay, Nhà nước ta thống nhất phiên âm tên gọi của đồng bào là "Mông” và dùng cách viết “Mông” thay cho H' Mông Đây là cách gọi tên và cách ghi danh được nhiều người Mông tán thành thay cho cách phát âm là "Hơ-Mông” trước đây làm nhiều người Mông không đồng ý [7, 41]
Ở Việt Nam, dân tộc Mông thường cư trú ở độ cao từ 800m đến 1500 m
so với mực nước biển, dọc theo biên giới Trung - Việt và Việt – Lào [44] Những xóm làng của người Mông, tiếng Mông gọi là “Giao” (Jaol), nơi tập trung đông cũng chỉ vài chục nóc nhà, còn phần nhiều lẻ tẻ, thường ở trên các triền núi hoặc cao nguyên Khí hậu mát mẻ về mùa hè nhưng cũng hết sức giá lạnh, khắc nghiệt về mùa đông Điều kiện đi lại, giao lưu rất đỗi khó khăn Nước phục vụ cho sinh hoạt thiếu thốn, thậm chí khan hiếm Cho nên, người Mông giỏi canh tác nương rẫy hơn làm ruộng nước Ở những nơi chỉ toàn núi đá như Mèo Vạc (Hà Giang), người dân đưa đất từ nơi khác tới, đổ vào những hốc đá để tra ngô Sống biền biệt trên các vùng cao quanh năm sương phủ, sự hẻo lánh làm cho đời sống xã hội Mông chậm phát triển Kinh tế hoàn toàn mang tính chất tự cấp tự túc, lệ thuộc nhiều vào thiên nhiên Vì hoàn cảnh sống vất vả khó khăn nên trước đây phần lớn đồng bào Mông sống du canh, du cư hoặc đã định cư nhưng còn du canh Ngày nay, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cuộc sống của người Mông đã có những bước cải thiện đáng kể
1.2.2 Người Mông ở Phú Lương (Từ năm 1979 đến năm 2010)
Theo số liệu điều tra của Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, Phú Lương có 14 xã, 2 thị trấn với số dân (tính đến năm 2009) là 105.233 người Phú Lương là huyện có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống trong
Trang 19đó dân tộc Kinh chiếm 54,2%, dân tộc Tày chiếm 21,1%, Sán Chay là 8,05%, Nùng là 4,5%, Sán Dìu là 3,2% còn lại là dân tộc Thái, Hoa, Mông Mật độ dân số là 288 người/km2,
trong đó Thị trấn Đu có mật độ dân số cao nhất là 18.727 người/km2 và xã Yên Ninh là xã có mật độ dân
số thấp nhất 128 người/km2
Theo tài liệu của ban chỉ đạo cuộc Tổng điều tra dân số nước ta năm
1979 thì năm này tỉnh Bắc Thái nói chung, Thái Nguyên nói riêng mới có số liệu về người Mông Năm 1979, toàn tỉnh có 644 người(80% tập trung ở Võ Nhai) thì ở Phú Lương có 1 hộ (5 người) Sau đó 10 năm(năm 1989) dân số Mông ở Thái Nguyên đã lên tới 2.264 người trong đó Phú Lương là 179 người Nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng này là do người Mông di chuyển
từ các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang về do tác động của cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 Khi di cư về Thái Nguyên, người Mông chủ yếu phân bố ở 3 huyện là Võ Nhai, Đồng Hỷ và Phú Lương Địa bàn mà họ chọn di cư tự nhiên phần lớn là các xã có địa hình núi đá vôi, khí hâu mát mẻ cách xa đường quốc lộ đường vào hiểm trở gần giống với địa hình quê hương của họ tại các huyện trên Ở Phú Lương, khi mới di cư đến phần lớn đồng bào chọn sống tại các xã giáp với huyện Đồng Hỷ và Chợ Mới như Phú Đô, Yên Lạc và Động Đạt Theo kết quả điền dã của tác giả, phần lớn người Mông ở Phú Lương đều đến từ huyện Trà Lĩnh của Cao Bằng và chủ yếu thuộc nhóm Mông Trắng của dân tộc Mông
Hiện nay, người Mông ở Phú Lương chủ yếu vẫn phân bố đông nhất tại các xã Động Đạt, Phú Đô và Yên Lạc (trong đó đông nhất là xã Động Đạt) với dân số tính đến tháng 6 năm 2011 là 696 người chiếm khoảng gần 0.7%
dân số toàn huyện [44]
Theo lời kể của cụ Dương văn Khinh, gia đình cụ di cư đến Phú Lương sớm nhất, vào năm 1980 Ban đầu khi di cư từ xã Quang Vinh,
Trang 20huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng đến Thái Nguyên, gia đình cụ cùng nhiều gia đình trong bản đã đến xã La Hiên, huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) trước
Từ 1984 năm 1989, thêm 22 hộ theo gia đình cụ chuyển từ xã La Hiên (huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên) đến huyện Phú Lương Những năm đầu khi mới đến Phú Lương, cuộc sống của đồng bào Mông gặp rất nhiều khó khăn, thường xuyên bị đói ăn từ 3 đến 6 tháng, trình độ dân trí thấp, phần lớn không biết chữ quốc ngữ, ngôn ngữ giao tiếp chính là tiếng Mông Nhờ chính sách định canh định cư của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm của chính quyền địa phương, đời sống của người Mông ở Phú Lương(Thái Nguyên) ngày càng có nhiều đổi thay và ổn định như ngày nay Tỷ lệ hộ nghèo là 41%, số hộ đồng bào không có đất sản xuất chỉ có 2 hộ (7 nhân khẩu), thiếu đất sản xuất là 07 hộ (28 nhân khẩu) [52] Mặc dù vậy, tỷ lệ sinh con thứ 3 trong người Mông ở huyện Phú Lương khá cao, trình độ học vấn còn chưa cao Theo kết quả điền dã tháng 3 năm 2013 của tác giả luận văn, ở 3 xóm có người Mông đông nhất trên địa bàn huyện là Đồng Tâm, Phú Thọ và Na Sàng chỉ có 7 em đang học đến trung học phổ thông và không có ai theo học đại học hoặc các trường chuyên nghiệp
Với những đặc điểm về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, giao thông vận tải và dân cư như trên, người Mông khi di cư đến huyện Phú Lương có nhiều điều kiện gần gũi với cộng đồng cư dân vốn có trình độ kinh tế xã hội phát triển khá cao nơi đây Huyện Phú Lương lại có điều kiện tự nhiên khá gần gũi với môi trường sinh sống truyền thống của người Mông: có rừng núi nhưng không quá hiểm trở lại gần với trung tâm tỉnh lỵ- thành phố Thái Nguyên- trung tâm kinh tế xã hội của vung Việt Bắc khiến người Mông ở Phú Lương
có điều kiện tiếp thu những tiến bộ trong phát triển kinh tế-xã hội
Trang 21Thống kê dân tộc Mông ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
Tính đến tháng 6 năm 2011 STT Địa điểm Số nhân khẩu người Mông
(Nguồn: Báo cáo số 95/BC-UBND ngày 27/7/2011
của UBND huyện Phú Lương)
Nhìn bảng số liệu trên ta thấy người Mông ở Phú Lương chỉ sinh sống
ở các xã phía Đông Bắc của huyện, tập trung đông nhất là ở 2 xã Động Đạt và Phú Đô Các xóm có tỷ lệ người Mông cao nhất là xóm Đồng Tâm (xã Động Đạt), xóm Phú Thọ và xóm Na Sàng (xã Phú Đô) Đây là cũng là những địa bàn có sự di cư sớm nhất của người Mông từ Cao Bằng đến Phú Lương Các xóm có người Mông sinh sống thường có địa hình núi đá vôi xen lẫn với núi đất, diện tích rừng che phủ khá cao so với các địa bàn khác trong toàn huyện
là những địa bàn sinh sống khá gần gũi với môi trường sinh sống truyền thống của người Mông Đặc biệt, riêng xóm Đồng Tâm (xã Động Đạt) - xóm có số người Mông đông nhất huyện Phú Lương- do kết quả của công tác định canh định cư của tỉnh, đồng bào Mông nơi đây đã được tiếp quản một diện tích đất đai khá rộng của nông trường Lê Hồng Phong nên có vị trí khá gần với đường quốc lộ 3 lại gần với nơi đóng quân của các đơn vị bộ đội trên địa bàn như trung đoàn 246, sư đoàn 346 thuận lợi cho việc tiếp thu những tiến bộ trong phát triển kinh tế- xã hội, giao lưu văn hoá,bảo đảm an ninh trật tự
Trang 22Tiểu kết chương 1
Phú Lương là một huyện phía bắc của tỉnh Thái Nguyên, cách trung tâm tỉnh lỵ 24 km Địa hình nơi đây mang đặc trưng của một tỉnh trung du miền núi phía bắc, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, là nơi sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau
Là một dân tộc thiểu số ở Việt Nam, người Mông di cư đến nước ta cách đây khoảng hơn 300 năm và tập trung đông nhất ở các tỉnh miền Bắc như Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai Người Mông di cư đến huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên từ sau năm 1979 Ban đầu, cuộc sống của người Mông nơi đây còn nhiều khó khăn, vất vả, trình độ dân trí thấp Tuy nhiên, được sự quan tâm của Đảng bộ và các cấp chính quyền địa phương, đời sống của đồng bào Mông ở huyện Phú Lương ngày càng được nâng lên cả về vật chất lẫn tinh thần.Tuy chiếm số lượng không nhiều trong cộng đồng các dân tộc huyện Phú Lương song đời sống kinh tế - văn hoá người Mông ở huyện Phú Lương vẫn có những đặc trưng riêng góp phần xây dựng huyện Phú Lương ngày càng giàu mạnh
Trang 23Chương 2 ĐỜI SỐNG KINH TẾ CỦA NGƯỜI MÔNG Ở PHÚ LƯƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN TỪ NĂM 1979 ĐẾN NĂM 2010
2.1 Tập quán trong đời sống kinh tế của người Mông ở huyện Phú Lương
Trải qua hàng trăm năm canh tác và sinh sống trên núi cao khi còn
ở Cao Bằng, người Mông khi đến Phú Lương đã đem theo các kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp Những kinh nghiêm ấy giúp họ chinh phục tự nhiên, sống hoà đồng với tự nhiên và cải tạo tự nhiên, xây dựng đời sống kinh tế
2.1.1 Trong nông nghiệp
Về trồng trọt
Nguồn sống chính của đồng bào Mông ở Phú Lương là nông nghiệp trong đó chủ yếu là hình thức canh tác nương rẫy, ruộng nước
- Trong lựa chọn đất canh tác
Canh tác nương rẫy là một loại hình sản xuất nông nghiệp rất phổ biến
của dân tộc Mông Người Mông gọi nương là têz.Trước kia, khi còn ở Cao
Bằng, đây là loại hình canh tác chủ yếu của người Mông Khi đến Phú Lương hình thức canh tác nương rẫy vẫn là loại hình canh tác chủ yếu của đồng bào
Người Mông có quan niệm rất đơn giản về nương, từ lâu đồng bào đã
truyền nhau câu: “Đất cũng có tên, chỗ nào cũng là đất, lấy dao phát được
một khóm gọi là nương, chỗ nào cũng là đất, tra một cây xuống được gọi là nương” [32] Như vậy,trong tâm thức của người Mông nương là bất cứ mảnh
đất nào, chỉ cần trồng nên "một khóm", tra được "một cây” thì đó chính là nương Chọn đất làm nương của người Mông ở Phú Lương chủ yếu là do kinh nghiệm của ông cha để lại Theo họ, để có thể làm nương đạt kết quả tốt thì việc chọn đất có một ý nghĩa hết sức quan trọng vì chọn đất sẽ là tiền đề, là bước đầu tiên cho việc làm nương
Trang 24Kĩ thuật chọn đất để phát nương
Trước hết người Mông xem khu đất đó có đủ điều kiện để làm nương hay không, hướng nương phải đủ ánh sáng, nương không quá dốc Họ cho rằng đất để làm nương tốt thường là nơi có nhiều cây mọc tốt, có độ ẩm cao và có chất đất tốt Họ biết chia đất ra thành từng loại khác nhau để phù hợp với từng loại cây khác nhau
Người Mông Phú Lương cho rằng mảnh đất cho năng suất tốt nhất
là mảnh đất ở thung lũng (á cư ha) nơi có rừng già, đất có màu đen, tơi xốp, độ ẩm cao, có lẫn nhiều đá nhỏ màu đen, có lớp đất đen dầy từ 20 – 30cm là đất rất tốt Ở mảnh đất này có các cây to, già, có nhiều cành mục mọc các cây như cây gạo, cây vông hoặc là rừng mọc nhiều tre, nứa, chuối rừng Loại đất này thì thích hợp với hầu hết các loại cây trồng đặc biệt là lúa Mảnh đất tốt sẽ cho năng suất cao, có thể trồng được từ 3 – 4
vụ mới bạc màu.Ngoài ra đất ở sườn đồi núi thấp (á giông) cũng là loại đất tốt trồng các loại cây như ngô, thuốc phiện và các loại cây ngắn ngày,
có thể cho 3 – 4 mùa vụ tốt tươi đất mới bạc màu Loại đất này có đặc điểm là đất có màu đen, đỏ sẫm hoặc nâu sẫm, lớp đất trên mặt tơi xốp có
độ dày khoảng 20 – 30cm, nếu có lẫn đá nhỏ màu đen thì càng tốt
Đất đồi trọc (á liệt sứ) là đất màu vàng đỏ, thịt dẻo, có lẫn đá sỏi, độ dốc
tương đối lớn, ở đây mọc các loại cây có độ cứng lớn nhưng không to Loại đất này thích hợp với các loại cây công nghiệp ngắn ngày và các loại cây ăn quả
Đất núi cao (á há trông) có màu xám lẫn nhiều sỏi đá, đất mọc nhiều cây
bụi, cây leo và cỏ gianh thì không thể sử dụng vào mục đích nông nghiệp Loại đất này chủ yếu trồng rừng tái sinh để cải tạo đất
Sau khi đã chọn được khu đất để phát nương, người ta đã đánh dấu bằng cách đặt ở 4 góc mỗi góc một cây cọc được đóng xuống đất với mục đích làm dấu hiệu cho người khác biết rằng chỗ đất đó là chỗ đã có chủ, không ai được phép làm nương trên chỗ đất đó nữa
Trang 25Khi việc chọn đất đã hoàn thành, họ tiến hành phát và đốt nương Công việc này thường được người Mông ở đây tiến hành vào mùa khô vì đây là thời gian thích hợp Độ ẩm lúc này ít cho nên nương có thể cháy nhanh và gọn Việc làm đầu tiên mà người ta phải làm là phát cỏ và bụi cây trước, sau đó mới chặt cây to Với qui trình phát từ dưới lên cây sẽ không bị dính vào nhau, phát dễ hơn Để thực hiện công việc một cách nhanh và gọn nhất, người Mông đã huy động nhân lực gồm toàn bộ các thành viên trong gia đình từ trẻ em đang đi học đến những người già cả
Sự phân công lao động trong gia đình diễn ra một cách tự nhiên: những người đàn ông khoẻ mạnh thì đảm nhiệm những công việc nặng nhọc nhất (chặt cây to, phát những nơi rậm rạp khó phát), phụ nữ trẻ em, người già
có nhiệm vụ chặt cành, gom lại thành từng đống một sau đó tiến hành dọn dẹp những vùng đất xung quanh cho thật sạch
Khi công việc phát nương cơ bản đã hoàn thành, người ta để phơi nắng những đống cây đã được gom vào vài ngày, thậm chí là vài tuần để cho các cây phát ra khô rồi tiến hành đốt Khi đốt, họ chọn ngày nắng to, khô hanh Thời gian đốt nương vào lúc chiều tối vì khi đó, gió sẽ mạnh hơn Việc đốt nương thực hiện theo nguyên tắc: đốt từ chân nương lên đến đỉnh nương Sau khi đốt xong lần thứ nhất, cần để 3- 4 ngày mới đốt tiếp lần hai Họ dọn, thu gom các cành cây chưa cháy hết để đốt Nhờ vậy những cành to và cây to mới khô hẳn, mới đốt cháy hết được Thời tiết cũng có ảnh hưởng nhiều tới việc phát và đốt nương Nếu năm nào, trời mưa nhiều, việc đốt nương và dọn dẹp nương sẽ gặp nhiều khó khăn hơn
Để tránh cháy rừng, người Mông ở Phú Lương sử dụng kinh nghiệm vốn
có là tạo ra khoảng trống xung quanh bốn mặt chỗ đất đã chọn
Trang 26Ngoài làm nương rẫy, nhiều gia đình người Mông ở Phú Lương còn làm ruộng nước Ở Thái Nguyên nói chung và Phú Lương nói riêng, do kết quả của công tác định canh định cư, bên cạnh đất nương, hầu hết số làng Mông đã canh tác ruộng nước Ở Phú Lương do đặc điểm về điều kiện địa hình và khí hậu, thuỷ văn, loại hình ruộng nước của người Mông được canh tác ở địa hình đồi bát úp hoặc các thung lũng hẹp Phần lớn đồng bào vẫn lựa chọn khai phá đất để làm ruộng nước ở gần nguồn nước, vỡ đất trên các sườn đồi thoải Để đảm bảo nguồn nước tưới, đồng bào Mông ở Phú Lương cũng biết đào các con mương dẫn nước từ nguồn là các khe suối về.Khi điền dã tại các xóm có người Mông sinh sống, tác giả nhận thấy: xóm Phú Thọ (xã Phú Đô) là xóm có diện tích ruộng nước lớn nhất của người Mông ở Phú Lương (khoảng 12 ha) song phần lớn chỉ cấy được một vụ
do hạn chế về nguồn nước tưới
Sau khi đã chọn được chỗ đất làm ruộng, người ta tiến hành khai phá đất Công cụ khai phá chủ yếu là cuốc và cày Người ta dùng cuốc để vỡ đất
và phá bỏ những cây trên đất đó Sau đó, người ta dùng cày để cày, cứ san
và cầy sâu mãi vào trong sườn núi; vừa cày vừa san đất cho đến khi nào thành ruộng mới thôi Nhiều chỗ, người ta phải đào sâu xuống từ 1m đến 3m Ruộng của người Mông chủ yếu để trồng lúa nước nhưng do thường xuyên thiếu nước cho nên mỗi năm họ chỉ trồng được một vụ mà thôi
Ruộng của người Mông thường được chuẩn bị khá kĩ lưỡng trước khi cấy lúa Họ thường cày ải ủ đất qua tết Nguyên đán Khi những cơn mưa xuân đầu tiên đổ xuống, họ tiến hành cày bừa đất.Việc cày bừa này thường được tiến hành từ 2 đến 3 lần: Lần đầu tiên họ cày để vỡ đất Sau khi thu hoạch xong, người ta cày lên để có thể làm đất ải, làm cho cỏ, gốc
dạ được vùi xuống đất khiến đất tơi xốp Lần tiếp theo, họ cày khi những cơn mưa đầu tiên của một năm xuất hiện Người ta cày lật đất lên, ngâm nước vài ngày rồi dùng bừa bừa kĩ làm cho đất thật tơi xốp; Họ phải bừa lại một lần cuối cùng nữa để cho đất được thật tơi mịn trước khi cấy
Trang 27- Trong chọn giống và gieo trồng
Cây trồng trên nương của người Mông chủ yếu là ngô, đậu tương,lúa, lanh dệt vải bí đỏ và thuốc lá Từ khi di chuyển đến Thái Nguyên, do địa hình bằng phẳng hơn, lại do áp dụng kĩ thuật trồng trọt mới nên hệ cây trồng trên nương của người Mông ở Phú Lương cũng có thay đổi, ngoài ngô là cây trồng chính trên nương rẫy thì người Mông trồng chủ yếu là các loại cây như sắn, đậu, chè, cây ăn quả
Theo người Mông ở Phú Lương, việc chọn giống có một vai trò rất quan trọng trong quá trình trồng trọt Để có giống cây trồng cho vụ sau, khi chọn giống nhất thiết phải chọn những khu nào cây ngô có bắp to, hạt to, chắc, mẩy và sai hạt những chỗ đó sẽ được khoanh lại, khi thu hoạch cũng được để riêng Đặc biệt, đối với những cây lương thực chính, có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của người Mông thì việc chọn và bảo quản giống rất được quan tâm.Cây lương thực truyền thống của người Mông nói chung là cây ngô và cây lúa nương Cây ngô là cây lương thực đem lại thức ăn chính với phần lớn gia đình người Mông ở Phú Lương vì vậy việc chọn giống 2 loại cây này được họ hết sức chú ý
Khi làm nương rẫy, đối với giống lúa:Lúa giống sau khi gặt được bó riêng lại, treo trên gác bếp hoặc treo lên sàn nhà dùng cho vụ sau Đối với giống ngô: chọn loại bắp to, hạt đều Khi thu hoạch, ngô được để cả vỏ, buộc thành túm vài bắp lại với nhau rồi treo lên gác bếp và sàn nhà tránh bị mọt Các giống đậu và lạc: chọn những cây sai quả, củ, hạt to, đều sau đó bóc vỏ phơi khô và bỏ vào ông tre, đậy lại bằng lá chuối rồi treo lên bên cạnh bếp Cách làm đó đảm bảo cho hạt giống khô ráo, không bị mối mọt, không bị lẫn với hạt giống khác
Đến mùa gieo hạt, người ta lấy những bó lúa giống đó đi tuốt hoặc vo, làm sạch, loại bỏ những hạt không tốt, sau đó ủ từ 3 đến 5 ngày cho nẩy mầm rồi mang đi gieo Đối với giống ngô: Để rút ngắn quy trình mọc mầm, với ngô, sau khi tẽ hạt, đồng bào đem ngâm nước thường từ 2 đến 3 ngày rồi đem tra hạt Như vậy, ngô sẽ nhanh mọc hơn và mọc tốt hơn Đối với những giống khác như đậu,
Trang 28lạc: họ thường gieo trực tiếp không cần phải ngâm
Việc gieo trồng trên nương của người Mông: Việc gieo hạt giống trên nương, với người Mông thường được tiến hành với đông đủ các thành viên trong gia đình (Đàn ông thường là người cuốc hốc, phụ nữ gieo hạt, người già và trẻ
em đi đằng sau để lấp đất vào các hốc mới gieo hạt) Sau khi chuẩn bị giống thật tốt, khi mang đi gieo, người gieo hạt đầu tiên phải là chủ nhà hay người lớn tuổi nhất trong gia đình với mong muốn truyền sức mạnh tâm linh của chủ nhà - người có sức mạnh nhất trong gia đình- cho cây mọc tốt tươi Đồng thời đây cũng
là cách để con cháu nhìn theo mà ước lượng khoảng cách, học hỏi kinh nghiệm tra hạt Sau khi chủ nhà gieo thì mới đến các thành viên khác trong gia đình Đặc biệt, người Mông có quan niệm rằng nếu gia đình chưa gieo trồng xong thì chưa được phép bán giống và trao đổi giống cho người khác Nếu không thực hiện đúng, cả vụ mùa sẽ không may mắn
Khi gieo trồng trên nương rẫy, thông thường, người Mông ở Phú Lương chon những vùng đất tốt, mới khai phá để trồng ngô nếp, còn những nơi đất không tốt hoặc đã bạc màu họ sẽ trồng ngô tẻ Do phù hợp khí hậu và thổ nhưỡng nên ngô tẻ thường được trồng nhiều hơn ngô nếp Cách thức trồng ngô của người Mông ở Phú Lương cũng giống cách thức trồng ngô của người Mông ở nơi khác Sau khi mảnh nương được khai phá và làm đất xong, họ dùng cuốc tạo thành từng hốc nhỏ, mỗi hốc tra từ 3 đến 4 hạt giống, khoảng cách giữa các gốc từ 50cm đến 60cm Nếu tra quá thưa sẽ lãng phí đất, tra quá dày sẽ làm cho cây ngô không được to và bắp sẽ không có nhiều hạt Việc gieo trồng thường được hoàn thành trong một đến hai ngày Ngoài trồng cây ngô là chính thì người Mông ở Phú Lương còn trồng các cây trồng khác trên nương rẫy như khoai, sắn (từ khi di
cư đến Phú Lương người Mông không còn trồng lúa trên nương) Từ lâu, sắn và khoai đã trở thành cây trồng quen thuộc ở Phú Lương, giúp họ bổ trợ nguồn lương thực những lúc mất mùa, giáp hạt Khoai, sắn còn là nguồn thức ăn trong
Trang 29chăn nuôi, là nguyên liệu để nấu rượu.Mùa trồng sắn bắt đầu từ tháng 2 âm lịch cho đến tháng 3 âm lịch, họ trồng bằng thân cây sắn, họ chặt thân cây sắn thành những đoạn dài 20- 30 cm,cuốc những hố nhỏ vừa để đặt các hom vào rồi vùi lại, khoảng cách giữa mỗi hốc cây khoảng 80cm đến 100cm
Để tiết kiệm đất, người Mông ở Phú Lương còn trồng xen lẫn hoặc xen canh gối vụ các loại cây lương thực, thực phẩm khác như: Cây bí đỏ: khi trồng ngô xong, ngô mọc, người Mông thường trồng cây bí xen vào các nương ngô Bí
đỏ là loại cây ưa đất nương cho nên lớn nhanh và có quả nhanh Ngoài để lấy quả,
bí đỏ còn được trồng để lấy ngọn ăn Cây bí thường chỉ trồng một vụ theo cây ngô (tháng 4 đến tháng 7 âm lịch) Đậu tương là cây trồng xen theo ngô và được trồng hai vụ một năm Bên cạnh đó, người Mông còn trồng các cây khác như: khoai sọ,dưa chuột, củ từ, củ dong riềng và trồng các loại loại rau: rau cải, rau rền, rau cải củ, rau cải thìa
Khi làm ruộng nước, người Mông ở Phú Lương cũng rất cẩn thân trong việc chọn giống lúa và gieo trồng Trước đây đồng bào Mông thường có tập quán gieo thẳng hạt Từ những năm 90 trở lại đây,được sự giúp đỡ của cán bộ nông nghiệp, do có sự giao lưu với các dân tộc khác,đồng bào đã chuyển sang gieo mạ Cũng giống các dân tộc khác, họ chọn một đám ruộng tốt, bằng phẳng, cày bừa kĩ lưỡng rồi san mặt ruộng phẳng sau đó gieo hạt giống đã được ủ cho lên mầm Gieo xong họ cũng biết dựng bù nhìn để chim chóc không đến ăn.Theo kinh nghiệm của người Mông, cứ 4kg thóc thì cấy được 1 sào Nhưng ngày nay thì chỉ cần 2kg đến 2,5kg lúa giống thì người Mông sẽ cấy được một sào Sau khi mạ gieo được 25-30 ngày là có thể nhổ mạ để mang đi cấy Khi nhổ mạ, họ nhổ nhẹ nhàng cẩn thận để làm sao cho gốc mạ không bị đứt, xước Nhổ xong họ bó thành từng bó rồi mang ra ruộng để cấy Sau khi cấy xong họ cũng tiến hành bỏ phân,làm cỏ khi lúa đã bén rễ, be bờ để giữ nước Sau khoảng 2 tháng rưỡi, lúa đơm bông và chuẩn bị được thu hoạch
Trang 30Dưới đây là nông lịch của người Mông ở các xã Động Đạt và Phú Đô huyện Phú Lương
Tháng âm lịch
Tháng tượng trưng cho con vật của người Mông
Công việc chính
Tháng 1 Con thỏ Phát nương trồng ngô, đậu,
khoai lang
Tháng 2 Con rồng Đốt dọn nương trồng ngô sớm,
trồng đậu, khoai lang
Tháng 3 Con rắn Chuẩn bị đất làm ruộng cấy lúa,
làm cỏ nương Tháng 4 Con ngựa Làm cỏ nương, chăm sóc ruộng
Tháng 6 Con khỉ Thu hoạch các loại cây hoa
màu, thu ngô muộn Tháng 7 Con gà Thu hoạch các loại cây ăn quả
Trang 31Làm đất vụ sau gieo ngô Tháng 8 Con chó Làm cỏ ngô, chăm sóc ruộng Tháng 9 Con lợn Làm cỏ ngô, thu hoạch lúa
Tháng 10 Con chuột thu hoạch nốt hoa màu và ngô
Tháng 11 Con bò Làm nhà mới, cưới xin, thu
hoạch nốt ngô
Tháng 12 Con hổ Làm nhà mới, cưới xin, thăm
bạn bè
(Kết quả điền dã tháng 3 năm 2013 của tác giả)
- Lựa chọn công cụ lao động
Công cụ sản xuất là phương tiện quan trọng giúp con người hoà nhập với thiên nhiên Công cụ sản xuất cũng thể hiện những tinh hoa trong sản xuất của đồng bào qua hàng nghìn năm lao động sản xuất và chống chọi với tự nhiên Nghiên cứu về công cụ sản xuất của một tộc người cho ta thấy trình độ phát triển kỹ thuật sản xuất của tộc người đó Công cụ lao động sản xuất của người Mông phong phú và đa dạng thể hiện những hiểu biết về tự nhiên nơi đây bao gồm các công cụ từ làm đất cho tới gieo trồng, chăm bón
Công cụ làm đất
Cày gỗ: Đó là chiếc cày làm bằng gỗ, lưỡi kim loại Về cơ bản, chiếc cày
của người Mông Phú Lương gần giống với các dân tộc khác, chỉ khác ở chỗ chúng to hơn, thô hơn, được đóng gắn với nhau thành một khối vững chắc từ ba
bộ phận gỗ là thân cày, bắp cày và tay cầm Ba bộ phận trên lắp ráp theo lối ghép mộng Loại cày này không những cày được ruộng mà còn cày được cả nương
Bừa gỗ: Bừa gỗ là công cụ thường đi đôi với cày Nơi nào có cày thì
người ta thường dùng bừa để làm tơi đất Về hình thức, chiếc bừa gỗ của người
Trang 32Mông ở Phú Lương cũng giống với các dân tộc khác chỉ khác là trông nó nhỏ hơn phù hợp với ruộng bậc thang có diện tích nhỏ hẹp, thông thường dài khoảng một mét, cao khoảng 0,80m và có 7 - 8 răng bằng gỗ cứng Đồng bào Mông ở đây thường dùng bừa đơn, tức là loại bừa dùng cho một trâu (bò) kéo, chứ không dùng bừa đôi – dùng cho hai trâu(bò) kéo Bởi vì loại ruộng bậc thang và nương dốc không phù hợp với loại bừa đôi Điều đặc biệt là đồng bào Mông ở đây ít dùng bừa trong việc tơi đất trên nương bởi vì nương dốc nếu làm tơi đất bằng bừa sẽ bị mưa nhanh chóng rửa trôi các chất màu mỡ trên bề mặt
Dao: Là công cụ đa năng được sử dụng phổ biến trong quá trình canh
tác, chủ yếu được dùng để chặt cây, phát nương, làm rẫy Người Mông chủ yếu dùng 3 loại dao: dao phát, dao chặt và dao thái nhỏ Đặc điểm nổi bật giữa dao người Mông so với các dân tộc khác đó là trông to và dầy hơn, dao rất sắc và ít bị mẻ
Dao phát: Bản dao rộng từ 5 – 6cm, lưỡi dao có sống dao dày 0,6 –
0,8cm, mũi dao được đánh quặp hình mỏ quạ dài từ 5 -8cm Loại dao này thường được sử dụng trong phát nương Mũi dao dài còn được dùng để moi cỏ trong các hốc đá
Dao chặt: Là công cụ thường dùng để chặt cây lấy củi và trong sinh
hoạt hàng ngày Dao chặt trông giống giao phát nhưng kích thước lớn hơn.Trong mỗi gia đình người Mông thường có 3 – 4 dao chặt và thường được phụ nữ dùng nhiều hơn để lấy củi và chặt các cây to trong quá trình làm nương rẫy
Dao thái: Là dao mũi bằng, có kích thước giống như dao chặt nhưng
dầy bản hơn một chút dùng trong việc băm, thái thức ăn trong gia đình
Thuổng: Thuổng là công cụ dùng trong khai phá ruộng bậc thang, đào
đất làm nhà Về cơ bản thuổng của người Mông nơi đây giống với thuổng của các dân tộc khác chỉ có điều trông dầy bản hơn Nó rất hữu ích trong việc đào
Trang 33rễ cây, đào đất, bẩy dọn các hòn đá trong quá trình đào ruộng bậc thang và đào các rễ cây to trên nương
Búa: Búa và rìu được đàn ông Mông dùng để ngả các cây to, cấu tạo
của búa gồm hai phần: Lưỡi và cán gỗ Lưỡi búa hình thang, cạnh bên dài 19 – 20cm; hai cạnh đáy một cạnh dài 6 -7cm, một cạnh dài 8 – 9 cm Đốc búa hình chữ nhật có chiều rộng khoảng 3 cm, chiều dài 4cm Đầu búa có lỗ hình chữ nhật để tra cán Cán búa thường được làm bằng loại gỗ chắc, dẻo có đường kính từ 3,5 – 4cm
Công cụ chăm sóc
Cuốc bướm: với người Mông Phú Lương chiếc cuốc bướm có rất nhiều
công dụng, nó không chỉ được dùng trong khai phá đất đai mà còn được dùng phổ biến trong quá trình trồng tỉa và chăm bón Nó rất thích hợp với địa hình canh tác là vùng dốc núi, cuốc bướm dùng để bổ hốc tra hạt nhằm chống sự rửa trôi chất dinh dưỡng và để luồn lách vào những hốc đá làm cỏ Cuốc bướm của người Mông Phú Lương có hình bán nguyệt, lòng cuốc trũm để dễ dàng làm cỏ và san đất Về hình thức trông to, lòng cuốc trũm sâu hơn so với các dân tộc khác trong vùng, thích hợp với việc luồn lách làm sạch cỏ trong các khe đá hẹp, đất dốc
Cào cỏ: Gồm có cào tre, cào gỗ và cào sắt Cào tre và cào gỗ được
thiết kế theo kiểu bán nguyệt (lưỡi cào gỗ có hình răng cưa) dùng để làm cỏ lúa nước nơi có cỏ dại đâm rễ không sâu xuống bùn, dùng cào cỏ và cào gỗ
có thể dễ dàng luồn lách từng khóm lúa Cào sắt dùng để làm cỏ trên nương, cào sắt không có răng được cấu tạo từ một thanh sắt mỏng hay những con dao cũ không sử dụng được nữa Cào sắt có cấu tạo hình dấu chấm hỏi, lưỡi cào được dát mỏng để luồn lách các hốc đá cào sạch cỏ và vun các cây lương thực nơi mà cuốc bướm không thể dùng được Cào sắt rất thích hợp với làm
Trang 34cỏ trên nương có lẫn nhiều đá
Công cụ thu hoạch
Liềm (las): Liềm gồm có 3 loại : Liềm lưỡi vát bản rộng, lưỡi khum
bản rộng và lưỡi liềm hình bán nguyệt Liềm vát bản rộng khoảng 4cm, đầu lưỡi hơi khum hình vành trăng, lưỡi được rũa tạo rãnh răng cưa nông và đều nhau, phần răng cưa chủ yếu nằm một bên lưỡi, một bên lưỡi vẫn phẳng mỏng như lưỡi dao Loại liềm này đồng bào Mông dùng để móc hay cua lúa Liềm khum bản rộng không có răng, được uốn khum dần ngay từ chỗ tiếp giáp với tông liềm Chủ yếu được sử dụng trong việc làm cỏ, phát cây, ít sử dụng trong thu hoạch lúa Liềm hình bán nguyệt không có răng được uốn khum dần ngay từ chỗ tiếp giáp với tông liềm, tạo ra lưỡi liềm hình bán nguyệt dùng
để cắt lúa và cắt lanh
Gùi (lù cở): Chiếc gùi đã là phương tiện vân chuyển phổ biến của đồng
bào Mông, thích hợp với đường mòn, leo dốc, xuống vực, trèo leo trên sườn
đồi, vách đá Nhà có bao nhiêu người là có bấy nhiêu gùi Người lớn dùng gùi
lớn, người bé dùng gùi nhỏ Gùi được đan bằng nan giang hoặc trúc nên dùng rất bền Dây gùi thường được làm bằng da trâu, bò hoặc dây móc Gùi cao khoảng 60cm, có đáy hình chữ nhật 20cm x 30cm Càng lên càng loe to ra Miệng gùi có hình bầu dục, không có nắp đậy, có thể chúa được những vật có chiều cao hơn gùi như cuốc, củi
Máng đập lúa: Cũng giống như chiếc gùi đây là công cụ đặc thù của
người Mông nói chung Máng được cấu tạo từ thân cây còn nguyên,bề ngoài trông như hình thang hộp, lòng máng được đục rỗng hình hộp chữ nhật Ngoài ra nếu không có thân gỗ nguyên, người ta dùng các miếng ván to ghép với nhau thành hình hộp thang cân Giữa các miếng ván được ghép với nhau bởi cách ghép mộng tạo thành máng đập lúa vừa to vừa chắc chắn Dùng cho nhiều người đập và có thể là chỗ cất lúa để hôm sau phơi ngay tại ruộng Gặt đến thửa ruộng nào người ta di chuyển máng đến đó và đập lúa ở hai quanh
Trang 35máng sau đó mới cho thóc vào gùi chở về nhà
- Giải pháp nước tưới, chăm sóc
Canh tác ở địa hình miền núi và trung du, người Mông gặp không ít khó khăn về vấn dề nước tưới Để thích ứng từ xa xưa, bộ giống cây trồng của
họ đa số có khả năng chịu hạn, thích hợp với đất đai khô cạn Trong các giống cây của họ, có lẽ lúa là cây ít chịu hạn nhất Đúc rút kinh nghiệm và tập quán
về giải pháp nước tưới của ông cha, người Mông ở Phú Lương cũng đã có những giải pháp tưới nước cho hệ thống các ruộng lúa của mình như đào mương qua các sườn núi để dẫn nước từ các khe suối về ruộng chiều dài của con mương có thể hàng cây số tuỳ thuộc vào nguồn nước xa hay gần Đối với ruộng bậc thang, họ biết đào các rãnh dẫn nước từ ruộng trên xuống ruộng dưới theo nguyên tắc so le nhằm tránh vỡ bờ
Làm cỏ, vun gốc các loại cây trồng là một khâu không thể thiếu trong canh tác ruộng của người Mông ở Phú Lương.trong một vụ lúa bao giờ họ cũng làm cỏ ít nhất hai lần kết hợp với bón phân chuồng
Đối với các loại hoa màu và các loại cây xen canh người Mông cũng rất chú trọng đến khâu làm cỏ vun xới Ngô trên nương được họ làm cỏ và vun gốc, bón phân
-Trong thu hoạch, bảo quản và trao đổi hàng hoá
Thu hoạch và cất giữ là khâu cuối cùng của việc trồng trọt của người Mông
Đối với nương rẫy, người Mông thu hoạch các cây trồng xen canh trước
rồi mới thu hoạch ngô Khi ngô bắt đầu cứng hạt (hạt chín vàng) đồng bào phát những bụi rậm quanh nương để chim, sóc, chuột không có chỗ trú ngụ Một số gia đình làm bẫy hoặc bù nhìn để đuổi thú rừng Nếu các biện pháp trên chưa có hiệu quả thì họ cử người lên ở trên chòi để canh nương gõ mõ đuổi các con thú phá hoại mùa màng Vào tháng 5 - 6 và tháng 10 tháng 11 là thời gian thu hoạch
Trang 36ngô và là khâu cuối cùng của chu kì sản xuất Khi râu ngô héo, vỏ quả ngô cũng như các lá ngô chuyển sang màu vàng, là lúc đồng bào đem gùi đi hái ngô Nếu diện tích nương ngô nhiều thì giữa các hộ gia đình trong họ hàng, hàng xóm tiến hành đổi công cho nhau Ngô được bẻ đưa qua vai để vào gùi ngay sau lưng, khi gùi chứa đầy ngô họ chọn một chỗ cao ráo đổ ngô ra giữa nương và xếp gọn vào gùi Họ thường tiến hành thu hoạch từ dưới chân nương lên đến đỉnh nương Ngô được hái trên nương gùi về nhà và phân loại sau đó cất riêng từng loại, phơi khô rồi cất giữ Từng quả ngô được xếp ngay ngắn thành hàng chồng lên nhau rất đẹp mắt lại tận dụng được tối đa diện tích gác bếp Ngô được xếp trên gác giúp khô nhanh hơn và được lớp bồ hóng bảo vệ nên không bị sâu mọt
Khi thu hoạch lúa, họ cũng cắt cây lúa và đập tại ruộng rồi mang thóc
về phơi, rơm rạ để tại ruộng khi nào khô sẽ đốt
- Trong chăn nuôi
Chăn nuôi là hoạt động kinh tế quan trọng và khá phổ biến của dân tộc Mông ở Phú Lương cũng như người Mông nói chung Nó hoàn toàn mang tính tự phát và gắn liền với kinh tế hộ gia đình Người Mông nuôi gia súc gia cầm không chỉ làm thực phẩm cho cuộc sống hàng ngày hay làm sức kéo phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt mà hơn thế đó còn là nguồn cung cấp các sản vật cho những hoạt động tôn giáo tín ngưỡng và các nghi lễ không thể thiếu trong chu kỳ đời người, chỉ có một phần nhỏ dùng để trao đổi, mua bán
Cách chọn giống các loại gia súc, gia cầm :
Đối với người Mông ở Phú Lương, những con vật được nuôi trong gia đình là trâu, bò, gà, lợn, chó, vịt, ngan Nguồn giống được cung cấp chủ yếu
là từ hai nguồn chính là từ sinh sản tự nhiên trong đàn hoặc bổ sung từ các phiên chợ trong vùng Người Mông chọn giống các vật nuôi chủ yếu dựa vào kinh nghiệm được tích luỹ và truyền từ đời này sang đời khác Theo kinh nghiệm, để chọn giống trâu bò tốt, cần phải chọn những con thân cao, vai
Trang 37rộng, chân to, móng tròn Đó là những con có sức khoẻ tốt Những con trâu cái, bò cái, cần có mông to, rộng bầu sữa, đôi sừng nhỏ và hơi mọc xuôi về đằng vai Những con như vậy sẽ có khả năng sinh sản tốt
Về phương thức nuôi dưỡng
Với trâu,bò và dê chủ yếu được chăn thả tự nhiên trên đồi núi, thức ăn chủ yếu là các loại cây cỏ có sẵn trong tự nhiên khi vào vụ rét hoặc mùa vụ cày cấy, họ bồi dưỡng thêm cho trâu bò rơm dạ và cây ngô tươi Trước đây, khi mới di cư từ Cao Bằng xuống, đồng bào Mông ở Phú Lương cũng có nuôi ngựa để chuyên trở hàng hoá nhưng khoảng 10 năm trở lại đây, hầu như không còn gia đình nào nuôi loại gia súc này
Với lợn, đây là con vật nuôi phổ biến với người Mông ở Phú Lương Người Mông quan niệm “Lợn là vị thần có công giúp người là người cha của
người Mèo” [54, 296] Việc nuôi lợn hết sức đơn giản Họ làm chuồng nhưng
chuồng chỉ mang tính chất tạm bợ, được dựng lên bởi vài cây tre và lợp bằng
lá cọ Họ cho lợn ăn 2 đến 3 lần/ngày, thường là vào các buổi sáng, buổi trưa
và tối Thức ăn chính của lợn rất đơn giản, chỉ là một ít bột ngô quấy chín với nước, một ít rau (lá khoai lang, chuối và rau rừng) được nấu chín sau đó cho mang cho lợn ăn Giống lợn chủ yếu được người Mông lựa chọn nuôi là lợn đen vì lợn đen có sức đề kháng tốt, không phải chăm sóc nhiều
Gà, ngan, vịt là những loài gia cầm được nuôi phổ biến trong các gia đình người Mông ở Phú Lương Mỗi gia đình nuôi vài chục con, có những gia đình nuôi đến hàng trăm con nhưng chủ yếu là thả rông không được chăm sóc Gà, ngan, vịt được sử dụng làm thức ăncũng như để dùng vào các dịp lễ: cưới xin và ma chay Khi có khách quí, họ mới dùngđể tiếp khách Khi gia súc bị bệnh, họ chữa cho gia súc bằng những bài thuốc dân gian từ những loại lá cây, củ vv
2.1.2 Nghề thủ công trong gia đình
Trang 38Thủ công nghiệp là một mặt hàng rất quan trọng trong kinh tế tự cấp tự túc của đồng bào Mông Nhìn chung các nghề thủ công của họ khá phát triển Các ngành nghề quan trọng như nghề dệt, nghề đan lát, nghề mộc, nghề nấu rượu
Kết quả điền dã tại các xã Động Đạt và Yên Lạc huyện Phú Lương cho thấy khi di cư đến đây, các nghề trên vẫn tồn tại trong gia đình người Mông
- Nghề mộc
Hầu hết nam giới người Mông ở Phú Lương đều biết đến nghề mộc Tuy nhiên, đây chỉ là nghề được sử dụng chủ yếu trong việc làm ra các vật dụng dùng trong gia đình mà không trở thành một nghề chính thức Chủ yếu sản phẩm của nghề này là làm ra các vật dụng gia đình như thùng
gỗ, chậu gỗ, bát gỗ, thìa gỗ Trong nghề mộc đồng bào không sử dụng các loại đinh, chủ yếu sử dụng kĩ thuật ghép mộng Ví dụ như để làm thùng
gỗ, đồng bào dùng kĩ thuật bào ghép, đóng đai, đối với các loại chậu gỗ, bát gỗ thì dùng kĩ thuật tiện
- Nghề dệt
Người Mông dệt vải thoả mãn nhu cầu may mặc Ở mỗi dân tộc do điều kiện tự nhiên khác nhau, trình độ phát triển kinh tế xã hội khác nhau, cái mặc cũng rất khác nhau
Ở người Mông, nghề dệt phát triển từ xa xưa Mỗi gia đình đều có khung cửi và hàng năm họ vẫn dệt vải để cung cấp đầy đủ nhu cầu vải mặc, vải làm chăn màn cho cả gia đình Dệt vải lanh tốn rất nhiều thì giờ, tốn nhiều công sức, song ngoài ý nghĩa kinh tế nó còn có ý nghĩa xã hội Sự khéo tay chăm chỉ trong dệt vải là một trong những tiêu chí đánh giá tài năng đạo đức làm ăn của chị em phụ nữ người Mông Bất kì người phụ nữ Mông nào cũng phải biết trồng lanh dệt vải, biết kĩ thuật in hoa văn bằng sáp ong, thêu hoa văn bằng các loại vải mầu, chỉ mầu…và họ phải học tất cả những điều đó
Trang 39ngay từ bé để khi trở thành thiếu nữ, họ có đủ khả năng tạo nên các tấm vải lanh, làm nên bộ váy áo cho bản thân và gia đình, nhất là người chồng và gia đình người chồng sau này
Trồng lanh
Lanh thường được gieo trồng trên mảnh đất tốt nhất của gia đình Đó
là mảnh đất bố mẹ ưu tiên dành cho con gái để họ thực hiện chức năng của mình Thời vụ trồng lanh chỉ kéo dài 3 tháng: bắt đầu trồng từ tháng 2 âm lịch và thu hoạch vào tháng 5, tháng 6 âm lịch Khi cây lanh mọc tốt nhất cũng là lúc người ta chặt cây lanh, buộc lanh thành từng bó đem về phơi trong khoảng 10 đến 15 ngày; tước lấy vỏ cây(tớ) cho vào cối giã, giã đến khi
vỏ lanh xoăn lại, đem ra nối thành sợi dài Phụ nữ Mông thường dắt các túi sợi vào bên hông và tranh thủ mọi lúc mọi nơi để nối sợi lanh Quá trình xe
vỏ cây lanh làm sợi không phải là một công việc phức tạp nhưng đòi hỏi rất nhiều thời gian Điều đó đòi hỏi đức tính kiên trì, bền bỉ của người phụ nữ Mông Sợi lanh có thể cuốn trực tiếp vào tay hoặc vào que gỗ cầm tay Khi nối sợi phải nối ngọn với ngọn, gốc với gốc và các đoạn được nối cần phải to đều Chỗ nào bé cần bổ sung thêm sợi Sợi to thì cần tước bớt đi Sau đó, sợi được ngâm vào nước lạnh từ 15 phút đến 20 phút rồi đưa lên khung soắn sợi
Se sợi
Khung se sợi bao gồm các bộ phận: khung gỗ, bàn đạp bánh xe, các con lăn cắm vào các que gỗ Trước khi xoắn sợi, người ta lấy mỡ bôi trơn vào các rãnh để các con lăn chuyển động Bốn con lăn chính là bốn con suốt sợi, Khi bàn đạp hoạt động, dây cô loa làm các con lăn xoay tròn Cùng với sự tác động lúc ghìm, lúc buông của đôi tay người se sợi, sợi dần được soắn lại Sau
đó, sợi được cuộn vào các que gỗ cắm trong các con lăn Khi sợi soắn xong, người ta căng sợi lên dàn quay Dàn quay được làm bằng gỗ hay bằng tre cao khoảng 90cm, một đầu cắm xuống đất, đầu trên có thể quay tròn được và đục
Trang 40hai lỗ để hai thanh tre dài 500cm - 600cm, bắt lại vuông góc với nhau thành hình dấu cộng Ở đầu thanh tre có cài que để giữ sợi lanh Khi vận hành, người ta đẩy trục gỗ quay tròn và cuốn sợi lên khung tre Khi sợi đã căng trên dàn, người ta gỡ xuống và đem phơi một ngày Sợi khi gỡ từ dàn xuống vẫn còn thô cứng và còn nguyên lớp vỏ xanh của sợi lanh Để làm sợi lanh có mầu trắng, người ta dùng tro của cây gỗ trai để tẩy
Để tẩy cho sợi lanh trắng, người ta cho sợi vào chảo đun cùng một ít nước, đun đến khi sợi có độ nóng vừa phải thì người ta rắc tro của cây gỗ trai vào và đảo đều cho sợi ngấm nước tro, ủ hai ngày cho sợi ngấm đều nước tro rồi đem giặt, giặt đến khi sợi lanh trắng ra là được Nếu sợi chưa trắng thì đem ngâm thêm một lần nữa Khi sợi đã trắng như ý muốn, luộc sợi hoà với sáp ong để cho sợi có độ bóng đẹp hơn
Lăn sợi
Lăn sợi là một trong những công đoạn tốn nhiều sức lực của người làm Dụng cụ lăn sợi là một trục lăn làm bằng gỗ tròn, một phiến đá có bản rộng từ 30cm đến 50cm Khi lăn, người ta đặt sợi lên khúc gỗ, lấy phiến đá đặt lên trên rồi đứng lên phiến đá cho trục gỗ lăn đi lăn lại Lăn sợi không chỉ đòi hỏi có sức khoẻ mà còn phải có kĩ thuật nhún chân một cách khéo léo, nhịp nhàng Lăn sợi với mục đích làm cho sợi mềm, bóng và các đầu nối của sợi được phẳng đều Khi lăn sợi xong, người ta đưa sợi lên dàn quay để tháo sợi ra
Cách tháo gỡ sợi cũng khá đơn giản Người ta đặt đầu sợi vào đáy một chiếc gùi rồi xoay dàn quay tay sợi thả dần xuống gùi Gỡ sợi xong, người ta kéo sợi để làm con chỉ Mỗi con chỉ thường có từ 10 sợi đến 12 sợi
Dệt vải
Sau khi các con chỉ đã được hình thành, người ta tiên hành dệt vải Người Mông dệt vải trên khung dệt với hai khổ chính: loại khổ dài 30cm và loại khổ dài 50cm Khung dệt của người Mông khá đơn giản: Gồm hai thanh