Những chuyển biến trong đời sống kinh tế của ngƣời Môn gở

Một phần của tài liệu đời sống kinh tế - văn hoá của người mông ở huyện phú lương tỉnh thái nguyên từ năm 1979 đến năm 2010 (Trang 48 - 52)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2. Những chuyển biến trong đời sống kinh tế của ngƣời Môn gở

Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên

Bên cạnh những tập quán trong trồng trọt, chăn nuôi và một số nghề thủ công gia đình giữ vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh tế nhằm đảm bảo đời sống và phát triển, từ khi di chuyển từ Cao Bằng về Phú Lƣơng, đặc biệt là từ khi bƣớc vào thời kì đổi mới giai đoạn 1986- 2010 hoạt động kinh tế của ngƣời Mông ở Phú Lƣơng đã có nhiều chuyển biến quan trọng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong trồng trọt

Do kết quả của công tác định canh định cƣ, cơ cấu đất trồng của đồng bào cũng có sự thay đổi đáng kể. Ở xóm Đồng Tâm xã Động Đạt, từ năm 1990, sau khi nông trƣờng Lê Hồng Phong giải thể, đồng bào đƣợc tiếp quản diện tích đất giải thể từ hai đội sản xuất của nông trƣờng, mỗi khẩu đƣợc chia 1000m2 đất sản xuất, 300m2 đất ruộng nƣớc, còn lại là đất nƣơng, bình quân mỗi hộ còn đƣợc giao 1ha đất rừng [34].

Nhiều đợt tập huấn cho ngƣời dân về kĩ thuật trồng trọt và chăn nuôi đƣợc triển khai, hình thức nƣơng du canh chỉ chiếm tỉ lệ rất ít, đồng bào đã biết áp dụng khoa học kĩ thuật làm tăng vòng quay của đất. Trên mảnh đất nƣơng của đồng bào các loại cây xen canh đã đƣợc đƣa vào sản xuất. Bên cạnh nƣơng ngô, hoa màu và cây ăn quả, nƣơng chè đã xuất hiện và ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống các hộ gia đình ngƣời Mông ở Phú Lƣơng. Từ năm 1998 đến năm 2010, riêng tại xóm Phú Thọ và Na Sàng diện tích chè tăng tới 10 ha [28].

Ruộng nƣớc đã cấy đƣợc hai vụ (đông - xuân, hè - thu), giữa hai vụ còn trồng màu (nhƣ là ngô, lạc đậu). Bên cạnh đó cơ cấu cây trồng đã có sự chuyển đổi, đồng bào đã phá vƣờn tạp trồng cây ăn quả quy mô trang trại nhƣ vƣờn vải nhà anh Hoàng Thế Tiến ở xóm Đồng Tâm xã Động Đạt, trang trại nhà ông Lý Văn Câu ở xóm Na Sàng trồng nhãn, na ... và nuôi lợn cho thu nhập trung bình hàng năm trên 50 triệu đồng.

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn biểu hiện ở việc đồng bào các giống cây trồng mới đƣa vào canh tác cho năng xuất cao nhƣ giống ngô Biôxit, Q1 ... các giống lúa mới nhƣ Khang Dân, Sin-6 ... Những giống lúa, ngô mới trên đƣợc nhà nƣớc trợ giá đã làm tăng đáng kể sản lƣợng lƣơng thực cho đồng bào.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

SẢN LƢỢNG LƢƠNG THỰC BÌNH QUÂN HÀNG NĂM

CỦA NGƢỜI MÔNG Ở HUYỆN PHÚ LƢƠNG TỪ NĂM 2005 ĐẾN 2009

STT Tiêu chí Đơn vị tính Năm 2005 năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1 Lƣơng thực bình quân theo đầu ngƣời kg ngƣời/năm 330 335 342 360 380

2 Năng suất lúa

bình quân tạ/ha/vụ 50 55 55,8 55 55,5

3 Năng suất ngô

bình quân tạ/ha/vụ 30 35 35 31 38,2

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Phú Lương số liệu thống kê 2009)

Bảng số liệu trên cho thấy năng suất lúa, ngô của đồng bào Mông ở Phú Lƣơng tăng nhanh đáng kể đặc biệt là từ 2008 trở đi. Điều này cũng góp phần không nhỏ giúp giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào Mông ở Phú Lƣơng một cách khả quan trong những năm gần đây. Đến tháng 6 năm 2011 tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào Mông chỉ còn là 41% [51] (Năm 1995 con số này khoảng 75%) [34].

Về phƣơng tiện sản xuất, bên cạnh những nông cụ truyền thống của dân tộc mình, đồng bào đã biết áp dụng máy móc vào sản xuất, mày cày, máy gặt, máy bơm nƣớc... đã trở thành nông cụ quen thuộc với nhiều gia đình ngƣời Mông ở Phú Lƣơng. Phân hoá học, thuốc trừ sâu cũng đƣợc sử dụng phổ biến góp phần đem lại năng suất lao động cao trong trồng trọt. Việc nhà nƣớc đầu tƣ mở mang đƣờng xá cũng giúp đồng bào thuận tiện hơn trong việc vận chuyển nông sản thu hoạch đƣợc về nhà và đem bán. Xe máy, máy kéo mi ni đƣợc huy động nhiều hơn trong vận chuyển nông sản.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong chăn nuôi

Nuôi gà và lợn đã mang tính chất sản xuất hàng hóa. Đặc biệt, do giống lợn đen của đồng bào thịt ngon nên rất đƣợc ƣa chuộng tại thị trƣờng huyện và các vùng lân cận. Bên cạnh các loại thức ăn truyền thống, đồng bào đã biết sử dụng cám công nghiệp cho gà và lợn ăn. Công tác thú y phòng dịch cho gia súc gia cầm đã đƣợc chú ý. Theo số liệu thống kê của phòng nông nghiệp huyện Phú Lƣơng, số lƣợng gia súc gia cầm chăn nuôi của đồng bào Mông ở Phú Lƣơng thay đổi rõ rệt qua từng năm. Năm 2009, số lợn tăng 17%, số gà tăng 25%, số trâu tăng 10 % so với năm 2008.Tuy nhiên, việc chăn nuôi ở quy mô nhỏ vẫn là phổ biến. Qua khảo sát tại các xóm có đồng bào Mông sinh sống, tác giả chỉ ghi nhận có một gia đình chăn nuôi ở quy mô trang trại và có sử dụng chất thải của gia súc để xây dựng bể Biôga lấy khí đốt.

Nuôi ong lấy mật đã xuất hiện và đang khá phát triển trong đồng bào Mông ở xã Phú Đô, tại xóm Na Sàng, có đến 14 hộ có nuôi ong bằng kĩ thuật mới trong đó hộ anh Lý Văn Lùng đã nuôi đến 20 thùng ong lấy mật cho thu nhập khoảng 30 triệu đồng mỗi năm.

Trong thủ công nghiệp

Nghề thủ công gia đình hiện nay không còn phát triển nhƣ trƣớc kia do tác động của nền kinh tế thị trƣờng. Các sản phẩm rèn nông cụ của đồng bào Mông vốn rất nổi tiếng,tuy nhiên do các sản phẩm công nghiệp giá rẻ cạnh tranh nên nghề rèn truyền thống của ngƣời Mông ở Phú Lƣơng đã bị mai một, kết quả điền dã tháng 3 năm 2013 của tác giả cho thấy chỉ còn duy nhất một gia đình ngƣời Mông ở xóm Phú Thọ xã Phú Đô còn có lò rèn song chỉ để sửa chữa nông cụ cho bà con trong xóm.

Nghề mộc và nghề dệt hiện nay cũng đang đứng trƣớc nguy cơ mai một do các sản phẩm công nghiệp hiện nay cạnh tranh. Tuy đa phần nam giới ngƣời Mông biết làm nghề mộc song hiện nay không nhiều gia đình Mông dùng chậu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

gỗ, thìa gỗ... Hiện nay đa số phụ nữ Mông vẫn biết đến nghề dệt, họ vẫn có thể kéo sợi dệt nên những bộ quần áo đặc trƣng của dân tộc mình nhƣng do kinh tế thị trƣờng phát triển, ở các phiên chợ ngày nay bán rất nhiều chỉ thêu và vải có hoa văn gần giống hoa văn trên trang phục truyền thống của họ nên phụ nữ Mông mua những sản phẩm đó về để tạo nên các bộ quần áo đẹp đỡ tốn thời gian nhƣ trƣớc đây. Phần lớn thiếu nữ Mông ở Phú Lƣơng chỉ tự tay thêu và may lấy một bộ trang phục dùng để mặc khi cƣới chồng và dùng vào những dịp lễ tết quan trọng sau này trong gia đình. Trang phục hàng ngày của họ hiện nay là từ vải in công nghiệp chứ không phải là sản phẩm thủ công nhƣ trƣớc nữa.

Tuy nhiên, nghề nấu rƣợu ngô của đồng bào lại đang đƣợc phát triển, rƣợu ngô của đồng bào rất đƣợc ƣa chuộng và đƣợc coi là đặc sản, đƣợc nhiều nơi ƣa chuộng. Ở xóm Đồng Tâm xã Động Đạt có đến 15 gia đình chuyên nấu rƣợu ngô không chỉ để phục vụ gia đình mình mà còn mang ra chợ bán. Đặc biệt mỗi dịp Tết có gia đình nấu đến hàng trăm lít để phục vụ nhu cầu trong địa bàn huyện.

Nghề bốc thuốc chữa bệnh cũng đƣợc không chỉ dừng lại ở phục vụ cho cộng đồng ngƣời Mông nhƣ trƣớc nữa, các bài thuốc lá tắm của ngƣời Mông dùng cho phụ nữ sau sinh đẻ rất đƣợc tín nhiệm và đƣợc đặt lấy quanh năm vì vậy khi đi điền dã tại đây, tác giả đã thấy thầy thuốc của xóm Đồng Tâm trồng một số vị trong bài thuốc ở vƣờn nhà thay vì phải đi lấy toàn bộ trên rừng nhƣ trƣớc kia.

Một phần của tài liệu đời sống kinh tế - văn hoá của người mông ở huyện phú lương tỉnh thái nguyên từ năm 1979 đến năm 2010 (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)