6. Cấu trúc của luận văn
2.1.2. Nghề thủ công trong gia đình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Thủ công nghiệp là một mặt hàng rất quan trọng trong kinh tế tự cấp tự túc của đồng bào Mông. Nhìn chung các nghề thủ công của họ khá phát triển. Các ngành nghề quan trọng nhƣ nghề dệt, nghề đan lát, nghề mộc, nghề nấu rƣợu...
Kết quả điền dã tại các xã Động Đạt và Yên Lạc huyện Phú Lƣơng cho thấy khi di cƣ đến đây, các nghề trên vẫn tồn tại trong gia đình ngƣời Mông .
- Nghề mộc
Hầu hết nam giới ngƣời Mông ở Phú Lƣơng đều biết đến nghề mộc. Tuy nhiên, đây chỉ là nghề đƣợc sử dụng chủ yếu trong việc làm ra các vật dụng dùng trong gia đình mà không trở thành một nghề chính thức. Chủ yếu sản phẩm của nghề này là làm ra các vật dụng gia đình nhƣ thùng gỗ, chậu gỗ, bát gỗ, thìa gỗ..Trong nghề mộc đồng bào không sử dụng các loại đinh, chủ yếu sử dụng kĩ thuật ghép mộng. Ví dụ nhƣ để làm thùng gỗ, đồng bào dùng kĩ thuật bào ghép, đóng đai, đối với các loại chậu gỗ, bát gỗ thì dùng kĩ thuật tiện...
- Nghề dệt
Ngƣời Mông dệt vải thoả mãn nhu cầu may mặc. Ở mỗi dân tộc do điều kiện tự nhiên khác nhau, trình độ phát triển kinh tế xã hội khác nhau, cái mặc cũng rất khác nhau.
Ở ngƣời Mông, nghề dệt phát triển từ xa xƣa. Mỗi gia đình đều có khung cửi và hàng năm họ vẫn dệt vải để cung cấp đầy đủ nhu cầu vải mặc, vải làm chăn màn... cho cả gia đình. Dệt vải lanh tốn rất nhiều thì giờ, tốn nhiều công sức, song ngoài ý nghĩa kinh tế nó còn có ý nghĩa xã hội. Sự khéo tay chăm chỉ trong dệt vải là một trong những tiêu chí đánh giá tài năng đạo đức làm ăn của chị em phụ nữ ngƣời Mông. Bất kì ngƣời phụ nữ Mông nào cũng phải biết trồng lanh dệt vải, biết kĩ thuật in hoa văn bằng sáp ong, thêu hoa văn bằng các loại vải mầu, chỉ mầu…và họ phải học tất cả những điều đó
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ngay từ bé để khi trở thành thiếu nữ, họ có đủ khả năng tạo nên các tấm vải lanh, làm nên bộ váy áo cho bản thân và gia đình, nhất là ngƣời chồng và gia đình ngƣời chồng sau này.
Trồng lanh
Lanh thƣờng đƣợc gieo trồng trên mảnh đất tốt nhất của gia đình. Đó là mảnh đất bố mẹ ƣu tiên dành cho con gái để họ thực hiện chức năng của mình. Thời vụ trồng lanh chỉ kéo dài 3 tháng: bắt đầu trồng từ tháng 2 âm lịch và thu hoạch vào tháng 5, tháng 6 âm lịch. Khi cây lanh mọc tốt nhất cũng là lúc ngƣời ta chặt cây lanh, buộc lanh thành từng bó đem về phơi trong khoảng 10 đến 15 ngày; tƣớc lấy vỏ cây(tớ) cho vào cối giã, giã đến khi vỏ lanh xoăn lại, đem ra nối thành sợi dài. Phụ nữ Mông thƣờng dắt các túi sợi vào bên hông và tranh thủ mọi lúc mọi nơi để nối sợi lanh. Quá trình xe vỏ cây lanh làm sợi không phải là một công việc phức tạp nhƣng đòi hỏi rất nhiều thời gian. Điều đó đòi hỏi đức tính kiên trì, bền bỉ của ngƣời phụ nữ Mông. Sợi lanh có thể cuốn trực tiếp vào tay hoặc vào que gỗ cầm tay. Khi nối sợi phải nối ngọn với ngọn, gốc với gốc và các đoạn đƣợc nối cần phải to đều. Chỗ nào bé cần bổ sung thêm sợi. Sợi to thì cần tƣớc bớt đi. Sau đó, sợi đƣợc ngâm vào nƣớc lạnh từ 15 phút đến 20 phút rồi đƣa lên khung soắn sợi.
Se sợi
Khung se sợi bao gồm các bộ phận: khung gỗ, bàn đạp bánh xe, các con lăn cắm vào các que gỗ. Trƣớc khi xoắn sợi, ngƣời ta lấy mỡ bôi trơn vào các rãnh để các con lăn chuyển động. Bốn con lăn chính là bốn con suốt sợi, Khi bàn đạp hoạt động, dây cô loa làm các con lăn xoay tròn. Cùng với sự tác động lúc ghìm, lúc buông của đôi tay ngƣời se sợi, sợi dần đƣợc soắn lại. Sau đó, sợi đƣợc cuộn vào các que gỗ cắm trong các con lăn. Khi sợi soắn xong, ngƣời ta căng sợi lên dàn quay. Dàn quay đƣợc làm bằng gỗ hay bằng tre cao khoảng 90cm, một đầu cắm xuống đất, đầu trên có thể quay tròn đƣợc và đục
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hai lỗ để hai thanh tre dài 500cm - 600cm, bắt lại vuông góc với nhau thành hình dấu cộng. Ở đầu thanh tre có cài que để giữ sợi lanh. Khi vận hành, ngƣời ta đẩy trục gỗ quay tròn và cuốn sợi lên khung tre. Khi sợi đã căng trên dàn, ngƣời ta gỡ xuống và đem phơi một ngày. Sợi khi gỡ từ dàn xuống vẫn còn thô cứng và còn nguyên lớp vỏ xanh của sợi lanh. Để làm sợi lanh có mầu trắng, ngƣời ta dùng tro của cây gỗ trai để tẩy.
Để tẩy cho sợi lanh trắng, ngƣời ta cho sợi vào chảo đun cùng một ít nƣớc, đun đến khi sợi có độ nóng vừa phải thì ngƣời ta rắc tro của cây gỗ trai vào và đảo đều cho sợi ngấm nƣớc tro, ủ hai ngày cho sợi ngấm đều nƣớc tro rồi đem giặt, giặt đến khi sợi lanh trắng ra là đƣợc. Nếu sợi chƣa trắng thì đem ngâm thêm một lần nữa. Khi sợi đã trắng nhƣ ý muốn, luộc sợi hoà với sáp ong để cho sợi có độ bóng đẹp hơn.
Lăn sợi
Lăn sợi là một trong những công đoạn tốn nhiều sức lực của ngƣời làm. Dụng cụ lăn sợi là một trục lăn làm bằng gỗ tròn, một phiến đá có bản rộng từ 30cm đến 50cm. Khi lăn, ngƣời ta đặt sợi lên khúc gỗ, lấy phiến đá đặt lên trên rồi đứng lên phiến đá cho trục gỗ lăn đi lăn lại. Lăn sợi không chỉ đòi hỏi có sức khoẻ mà còn phải có kĩ thuật nhún chân một cách khéo léo, nhịp nhàng. Lăn sợi với mục đích làm cho sợi mềm, bóng và các đầu nối của sợi đƣợc phẳng đều. Khi lăn sợi xong, ngƣời ta đƣa sợi lên dàn quay để tháo sợi ra.
Cách tháo gỡ sợi cũng khá đơn giản. Ngƣời ta đặt đầu sợi vào đáy một chiếc gùi rồi xoay dàn quay tay sợi thả dần xuống gùi. Gỡ sợi xong, ngƣời ta kéo sợi để làm con chỉ. Mỗi con chỉ thƣờng có từ 10 sợi đến 12 sợi.
Dệt vải
Sau khi các con chỉ đã đƣợc hình thành, ngƣời ta tiên hành dệt vải. Ngƣời Mông dệt vải trên khung dệt với hai khổ chính: loại khổ dài 30cm và loại khổ dài 50cm. Khung dệt của ngƣời Mông khá đơn giản: Gồm hai thanh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
gỗ đƣợc dựng đứng cùng với vài thanh ngang đóng thành khung cố định. Hai thanh đứng dài 75cm - 80cm, rộng 15cm - 15cm, thanh ngang thƣờng nhỏ hơn và đƣợc ghép vào hai thanh đứng tạo thành khung dệt. Ngoài ra, khung dệt còn có thoi dệt. Thoi dệt dài khoảng 50cm, rộng 12cm, dày 5cm. Trƣớc khi cho sợi vào khung dệt, ngƣời ta căng cho đủ số sợi dọc của khổ vải. Khi dệt cần phải buộc dây ở trục vòng qua sau lƣng, lấy chân đạp làm tách sợi dọc ra, dùng tay đẩy thoi dệt đan sợi ngang qua lại, kéo lực ép sợi cho thật khít thì vải mới đẹp.
Kĩ thuật nhuộm chàm
Sau khi dệt xong, để cho tấm vải thật trắng, ngƣời ta lại dùng cây gỗ trai để tẩy vải thêm một lần nữa bằng cách hoà tro vào chậu nƣớc cho thật đều, lấy tấm vải nhúng vào chảo cho nƣớc tro ngấm đều vào tấm vải sau đó mang đi phơi khô. Khi tấm vải đã khô, họ lại mang ngâm lại lần nữa. Họ làm nhƣ vậy từ 4 đến 5 lần. Lần cuối cùng thì họ mang giặt thật sạch, rồi phơi khô. Nhƣ vậy, miếng vải đã đƣợc làm trắng thật kĩ. Muốn để miếng vải trở nên bóng mịn hơn, ngƣời ta mang tấm vải đó đi lăn.
Miếng vải, dù có dùng để làm gì thì ngƣời ta cũng nhuộm chàm. Nếu miếng vải đó chỉ dùng may y phục thì không cần vẽ hoa văn.
Ngƣời Mông trồng cây chàm và chế biến thuốc chàm để nhuộm vải. Sau khi cây chàm đƣợc cắt về, họ mang ngâm sao cho cây chàm mục rã ra. Họ mang gạn lấy nƣớc đem hoà với tro bếp và nƣớc vôi, khuấy đều, để lắng lấy cao chàm. Sau đó, họ mang vải ngấm với nƣớc lã cho vải ngấm đều, rồi mang nhúng vào vại nƣớc chàm. Vải sau khi đƣợc nhúng vào vại nƣớc chàm, mang ủ qua một đêm, hôm sau giặt qua nƣớc lã rồi đem phơi khô. Khi vải khô, họ lại mang nhúng vào nƣớc chàm, rồi mang phơi khô. Công việc đó lặp đi lặp lại 9 đến 10 lần. Khi nào vải có mầu đen ánh thì đƣợc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Ngƣời Mông ở Phú Lƣơng thƣờng tự khâu cho mình những bộ trang phục bằng những mảnh vải họ tự làm ra. Những mảnh vải của họ thƣờng có khổ rộng từ 35cm đến 50cm. Họ cắt nhỏ những mảnh vải ra thành những bộ phận nhỏ tƣơng ứng với những thành phần có trên bộ trang phục, sau đó họ mang khâu thành váy, áo.
Khi những bộ trang phục đã hoàn thành thì công việc tiếp theo là phải tạo hoa văn trên các bộ y phục đó. Ngƣời Mông ở Phú Lƣơng chủ yếu là thêu trên các bộ trang phục.
Kĩ thuật thêu cũng rất độc đáo, họ thêu ở mặt trái của bộ trang phục nhƣng hoa văn lại đƣợc hiện lên ở mặt phải. Cách thêu của họ thật độc đáo vì nó đƣợc tạo nên bằng bàn tay, khả năng quan sát, sự tinh tế, khéo léo của phụ nữ ngƣời Mông (vì không thể vẽ trên vải để thêu mà phải quan sát trên mẫu có sẵn hoặc bằng trí tƣởng tƣợng). Chỉ dùng để thêu thƣờng đƣợc mua từ chợ về. Trƣớc kia, chỉ mầu vàng thƣờng đƣợc sử dụng bằng tơ tằm.
Trên trang phục của ngƣời Mông, ngoài cách trang trí hoa văn bằng thêu, ngƣời ta còn in hoa văn. Công cụ in hoa văn gồm có bút in bằng đồng to nhỏ khác nhau (có loại đƣờng thẳng, đƣờng diềm; có loại dùng tỉa hoa, lá; có loại chuyên dùng in hình tròn), các khung hình tam giác bằng tre, bát đựng sáp ong, chiếc mẹt làm giá kê để in.
Kỹ thuật in
Đun sáp ong nóng chảy, nhúng một cạnh khung hình tam giác hoặc bút vẽ vào sáp ong rồi in lên vải. Tuỳ kích thƣớc đoạn thẳng dài hay ngắn mà ngƣời in chọn khung có cạnh tƣơng ứng. Nếu là hoa văn tròn, ngƣời ta dùng ống nứa có tiết diện thích hợp. In xong, đem nhuộm vải nhiều lần cho đến khi vải sẫm mầu, ngƣời ta nhúng vải vào nƣớc ấm làm sáp ong tan chảy, để lại những hoa văn màu xanh nhạt, trắng rất đẹp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Thêu thùa trang trí hoa văn trên vải là nét văn hoá đặc sắc của phụ nữ Mông. Họ có cách thêu độc đáo và khéo léo, tạo hoa văn không theo mẫu vẽ sẵn mà hoàn toàn dựa vào trí nhớ và óc tƣởng tƣợng. Kỹ thuật thêu thực hiện kim thêu trên mặt trái của vải để hình mẫu nổi lên mặt phải. Do đó, trƣớc khi thêu, ngƣời phụ nữ phải tính toán tỉ mỉ tới từng đƣờng kim sợi chỉ, nhớ kích thƣớc từng hoạ tiết trong toàn bộ mảng hoa văn, tạo đƣợc tổng thể đồ án hoa văn có bố cục cân đối, hài hoà, mang tính thẩm mỹ cao trong trang phục. Hoạ tiết hoa văn phổ biến là hình sừng trâu, con ốc, các hình chữ thập ngoặc và hình móc câu… gắn với cảnh quan thiên nhiên và quan niệm của tộc ngƣời.
-Nghề nấu rƣợu ngô
Nấu rƣợu ngô cũng đƣợc coi là một nghề của ngƣời Mông ở Phú Lƣơng. Rƣợu ngô của ngƣời Mông ở đây mùi thơm đặc trƣng, uống rất êm, dễ uống nhƣng lại rất dễ say. Trƣớc đây, rƣợu ngô đƣợc nấu trong mọi gia đình ngƣời Mông ở Phú Lƣơng chỉ với mục đích phục vụ cho nhu cầu của gia đình mình hàng ngày cũng nhƣ trong các dịp lễ tết.
Quy trình nấu rƣợu ngô của ngƣời Mông ở Phú Lƣơng:
Đầu tiên, họ cho ngô hạt vào thùng gỗ, sau đó đặt lên chảo và đồ cho hạt ngô bung hết ra. Mỗi mẻ ngô bung có trọng lƣợng khác nhau tuỳ thuộc vào số rƣợu họ muốn nấu ra là bao nhiêu và phụ thuộc vào bộ đồ nấu rƣợu của mỗi gia đình. Khi ngô đƣợc đồ và chín kĩ, nở bung hết ra, ngƣời ta đổ ngô ra mẹt, để cho thật ráo nƣớc. Sau đó, họ rắc đều các quả men lá đƣợc chuẩn bị từ trƣớc. Để chƣng cất đƣợc loại rƣợu có một không hai này, ngoài nguyên liệu chính là ngô thì chất gây men không thể thiếu là lá rừng. Men lá đƣợc pha chế từ hơn 20 loại thảo dƣợc quý hiếm nhƣ: Cây dây nƣớc, trầu rừng, dây ngọt... có tác dụng chữa lành vết thƣơng, phong thấp, thấp khớp...Sau khi các loại thảo dƣợc hái từ rừng về, họ rửa sạch, băm nhỏ, phơi khô, mang trộn chúng vào nhau, giã nhỏ và đem đun. Đợt nƣớc đầu dùng để nhào bột, nƣớc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hai để ngâm gạo (gạo tẻ, không ẩm mốc). Muốn rƣợu đƣợc thơm ngon, gạo phải đƣợc trộn trực tiếp với củ giềng, rau răm và lá quế đã xay nhỏ. Trộn đều men vào ngô với một tỷ lệ nhất định tuỳ theo bí quyết của mỗi gia đình sau đó mang ủ vào thùng gỗ từ 20 đến 30 ngày cho ngô có thể lên men đều mới mang chƣng cất. Khi ngô đã lên men đều, họ cho ngô vào chõ gỗ và đặt vào chảo bắt đầu nấu rƣợu. Khi đƣợc đun sôi ở nhiệt độ cao, hơi rƣợu nóng bốc lên, ngƣng tụ ở đáy chảo đặt ở trên, sau đó rơi xuống ba ba hứng rƣợu và chảy theo đƣờng dẫn rƣợu ra ngoài. Sau 3 giờ liên tục thay nƣớc, đun lửa đều, công đoạn chƣng cất mới hoàn thành. Rƣợu trƣng cất đƣợc thƣờng khoảng 30-35 độ.
- Nghề bốc thuốc chữa bệnh
Cũng giống nhƣ các dân tộc khác, ngƣời Mông nói chung và ngƣời Mông ở Phú Lƣơng nói riêng cũng có một kho tàng kiến thức truyền đời về các loại cây thuốc chữa bệnh, thuốc bổ và các bài thuốc chữa bệnh. Các bài thuốc ban đầu thƣờng chỉ đƣợc truyền trong dòng họ và dùng để chữa bệnh cho ngƣời trong gia đình nhƣng do tính hiệu quả và độc đáo của các bài thuốc của họ mà dần dần bốc thuốc chữa bệnh trở thành một nghề. Trong bản của ngƣời Mông, Thầy cúng là ngƣời chữa bệnh nên cũng là ngƣời biết về công hiệu của các loại cây trên rừng. Tuy nhiên, thầy cúng lại nhờ vào các lực lƣợng siêu nhiên (thần, ma...) để chữa bệnh. Muốn chữa đƣợc bệnh thì phải cúng ma và cho vài thang thuốc. Tiền công chữa bệnh rất cao.
Thầy thuốc của ngƣời Mông thƣờng là ngƣời vừa khám bệnh và vừa bốc thuốc. Thầy thuốc sẽ tự đi lấy cây thuốc và pha chế thuốc cho bệnh nhân. Vị thuốc là quan trọng nhƣng thang thuốc còn quan trọng hơn. Thuốc mà họ lấy chủ yếu là sản vật của rừng, dựa vào kinh nghiệm truyền miệng từ đời này sang đời khác mà không có sự ghi chép. Việc thu hái thuốc, sử dụng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thuốc liên quan đến một số nghi lễ kiêng kị. Trƣớc khi hái thuốc các thầy lang thƣờng phải xin thần cây phù hộ để chữa khỏi bệnh. Loại bệnh mà họ chữa đƣợc chỉ là loại bệnh nhẹ và thông thƣờng .
Khi điền dã dân tộc học và các bản của ngƣời Mông ở các xã Yên Lạc, Phú Đô, tác giả thấy họ biết lấy cây sau sau cùng một vài loại lá cây khác, hơ nóng, dải ra giƣờng nằm để chữa bệnh đau xƣơng, khớp và để những ngƣời