Văn nghệ dân gian

Một phần của tài liệu đời sống kinh tế - văn hoá của người mông ở huyện phú lương tỉnh thái nguyên từ năm 1979 đến năm 2010 (Trang 94 - 113)

6. Cấu trúc của luận văn

3.4. Văn nghệ dân gian

Ngƣời Mông có vốn văn nghệ dân gian lâu đời và khá phong phú về nội dung cũng nhƣ thể loại, mang sắc thái riêng của tộc ngƣời. Họ có một kho tàng khá phong phú về dan ca, tục ngữ, ca dao, truyện... và các loại nhạc cụ độc đáo.

Dân ca: Dân ca của ngƣời Mông khá mộc mạc, giản dị, dễ hiểu, chân thực nhƣng cũng rất lãng mạn. Ngƣời Mông hát dân ca ở bất kì chỗ nào mà họ cho rằng thích hợp nhƣ trong đám cƣới, trên nƣơng, trong các buổi chợ... dân ca Mông phản ánh cuộc sống sản xuất và văn hoá. Nổi tiếng có các làn điệu mộ nha (đi làm dâu), cú nhe ca (yêu nhau), mộ úc cong (đi nƣơng), uôn rua (tiễn đƣa ngƣời chết về thế giới bên kia)...

Tiếng hát trong tình yêu (hát giao duyên)

Đây là thể loại dân ca phong phú nhất, đa dang nhất của dân tộc Mông, là tiếng nói trái tim của các chàng trai cô gái ngƣời Mông:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Em ơi! xuân đến rồi

Chúng mình xuống chợ vui Gặp em đây anh muốn hỏi

Thấy em đẹp, ăn gì mà xinh thế? Anh ơi! Năm nay là năm tốt Ông trời xui em gặp anh Nếu mùa hoa lê nở Chúng mình lại đi chơi [11]

Hay điệu hát ru con của mẹ: Con hiền ngoan nhé

Nghe lời mẹ ru

Ngày xƣa trần bóng giặc thù Dân làng khổ đau

Ta vào khe sâu trong hang đá

Giặc phá mẹ cha bỏ nhà tìm sắn khoai ăn.... [11]

Ca ngợi sự khéo léo chăm chỉ của ngƣời con Gái Mông: Lớn lên em theo mẹ đi tập thêu

Theo chi nhuộm chàm in hoa trên váy mới Gái đẹp không biết làm lanh cũng xấu Gái xinh không biết cầm kim cũng hƣ [6,196]

Tục ngữ, ca dao:

Cũng nhƣ bao dân tộc anh em khác, tục ngữ Mông là kho tàng tri thức về kinh nghiêm sống của đồng bào trong lịch sử tập trung trên ba bình diện: phản ánh kinh nghiệm sản xuất, mối quan hệ xã hội, lối sống cùng những ứng sử của đồng bào. Khi đi điền dã ở Phú Lƣơng, tác giả có đƣợc nghe câu nói

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

của miệng của nhiều ngƣời Mông:” muốn ăn thì hỏi hai tay". Họ cũng có nhƣng câu ca nói lên sức mạnh của đoàn kết nhƣ:

"Một chân đứng không vững Một tay vỗ không vang”

hoặc:

“Có nước tất cả cùng đồ Có tiền tất cả cùng tiêu”

Âm nhạc: âm nhạc của ngƣời Mông nổi tiếng với nhiều loại nhạc cụ khác nhau, chủ yếu là nhạc hơi với nhiều loại khèn, kèn và sáo.

Khèn bao gồm hai loại chính: khèn 6 ốp gọi là khèn kanh và khèn đơn ống gọi là tra li lầu trong đó khèn 6 ốp đƣợc dùng phổ biến hơn. Ở Phú Lƣơng hiện nay, vẫn còn ngƣời biết thổi khèn (tuy không nhiều) nhƣng không ai còn biết cách chế tạo ra loại khèn này nữa. Khèn đƣợc thổi trong hội xuân, trong biểu diễn văn nghệ và trong cả đám tang.

Sáo: có hai loại sáo là sáo thổi ngang và sáo thổi dọc. Sáo làm bằng ống trúc, dài khoảng 50- 60cm đƣờng kính khoảng 2cm. Sáo thổi dọc với âm điệu trầm bổng đƣợc các chàng trai Mông dùng để gọi, rủ ngƣời yêu.

Kèn có hai loại: kèn lá và kèn môi (đàn môi). Kèn lá là nhạc cụ đơn giản và rất độc đáo trong đó ngƣời thổi chỉ cần một chiếc lá rộng 3-4 cm, dài 7-8 cm cặp vào giữa môi, khi thổi dùng môi, lƣỡi và hơi điều khiển. Khi thổi kèn phát ra âm thanh nhỏ nhƣng réo rắt. Kèn môi (đàn môi) chủ yếu ngƣời Mông Hoa hay sử dụng.

Bên cạnh các nhạc cụ trên còn có các loại nhạc cụ chuyên sử dụng trong các loại nghi lễ nhƣ thanh la, trống, nhị và chuông.

3.5. Lễ hội và trò chơi dân gian

3.2.5.1. Trò chơi dân gian

Ngƣời Mông có nhiều trò chơi dân gian nhƣ: pá mò ma (tung còn), tàu

xí (đánh khăng), o chu đi mua (bịt mắt bắt dê), xi pá rối (đánh ngón tay), đánh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tung còn là trò chơi của nam nữ thanh niên trong các phiên chợ tình trong đó, nam nữ đứng thành hai hàng đối diện nhau, vừa tung còn cho nhau đón vừa hát giao duyên. Còn bao gồm quả còn và đuôi còn, quả còn hình lục thể, khung tre, bọc vải ngũ sắc, có tua ngũ sắc, nặng gần 100g. Đuôi còn nối với quả còn làm bằng dây mềm, ở cuối đuôi còn cũng có tua ngũ sắc.

Đánh khăng là trò chơi của trẻ em nam. Bộ khăng gồm cái là một đoạn tre đƣờng kính 1,5cm, dài khoảng 45cm và khăng quân, nhỏ hơn khăng cái, đƣờng kính 1,5cm dài khoảng 20cm. Tham gia trò chơi có hai ngƣời hoặc 4 ngƣời. Thể lệ chơi nhƣ sau: Đầu tiên bên đánh đặt khăng quân vào lỗ khăng gẩy về phía trƣớc, nơi có ngƣời phía bên kia đón. Nếu bên kia đón đƣợc thì bên gẩy mất lƣợt. Nếu bên kia không đón đƣợc thì bên gẩy đặt kênh khăng quân vào lỗ khăng, dùng khăng cái đập xuống cho khăng quân nảy lên và đánh khăng về phía trƣớc. Nếu bên kia đón đƣợc thì đổi bên, còn không đón đƣợc thì phải ném khăng con về lỗ khăng. Bên này sẽ dùng khăng cái đo từ chỗ khăng quân rơi đến lỗ khăng, tính bằng đơn vị thân khăng cái, sau đó gẩy khăng và đánh tiếp. Bên nào đo đƣợc 100 cái khăng trƣớc thì bên ấy thắng. Nguyên tắc là bên gẩy khăng và đánh khăng mà bị bên kia dùng tay bắt đƣợc thì mất lƣợt và phải đổi bên.

Bịt mắt bắt dê là trò chơi dân gian của nam nữ thanh niên và trẻ em trong ngày Tết. Đánh ngón tay là trò chơi của đàn ông trong lúc uống rƣợu. Đánh quay là trò chơi của trẻ em. Đồ chơi gồm con quay và dây quay. Con quay làm bằng gỗ nặng hình chum, có mấu ở đầu quay và đinh đóng ở đáy quay. Dây quay làm từ dây gai hoặc dây rừng dài chừng 1,5 - 2,0m dùng để quấn vào con quay khi đánh. Quay càng tròn, dây quấn càng chặt thì khi đánh con quay càng tít và quay đƣợc lâu. Số ngƣời chơi có thể nhiều nhƣng ít nhất là hai ngƣời. Thể lệ là tất cả cùng quay con quay một lúc, con quay của ai quay tít và quay lâu thì ngƣời đó thắng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.2.5.2. Lễ hội dân gian

Không nhƣ các dân tộc khác trong cộng đồng các dân tộc ở Phú Lƣơng nhƣ Tày, Nùng, Sán Chí, Dao... dân tộc Mông có rất ít lễ hội. Họ có một số lễ hội cơ bản sau:

Tết Nguyên Đán

Ngƣời Mông có một hệ lịch riêng, theo nhận định của các nhà nghiên cứu, có lẽ họ tiếp thu cách tính lịch của dân tộc Di (Trung Quốc). Theo đó, Tết của họ vào khoảng cuối tháng 11, đầu tháng 12 âm lịch của Âm Dƣơng hợp lịch mà ngày nay chúng ta sử dụng. Tuy nhiên, ngày nay đa số các vùng ngƣời Mông đã ăn Tết Nguyên Đán nhƣ ngƣời Kinh, chỉ trừ một bộ phận nhỏ vẫn duy trì song song Tết theo hệ lịch riêng của họ. Đây đƣợc coi là một trong những nét đẹp văn hoá riêng có của đồng bào Mông.

Ngày 25, 26 tháng Chạp, ngƣời Mông bắt đầu nghỉ ngơi, chuẩn bị đón Tết. Khi đó, họ phong tất cả các công cụ sản xuất lại, ví dụ nhƣ các lò rèn phải làm lễ đóng lò, cối xay ngô tháo ra, dán một tờ giấy bản lên nhằm "trả công” cho những thứ đó vì năm qua đã giúp họ làm ăn sinh sống và mong cho năm mới may mắn rồi làm lễ với gà, bánh ngô, rƣợu.

Trƣớc đây, ngƣời Mông không gói bánh chƣng, bây giờ có gói, nhƣng bánh chƣng không nhất thiết có trong bữa cỗ Tết của họ. Với họ, ba món không thể thiếu là thịt và rƣợu và bánh ngô. Khoảng 1- 2 giờ sáng ngày mùng Một tết, chủ nhà sẽ mổ hai con gà (một con lông màu nâu hồng, một con lông màu trắng) để lấy lông dán vào bàn thờ tổ tiên và cúng, mời tổ tiên về ăn tết với con cháu. Riêng con gà mầu trắng thì phải mổ giữa nhà, vì theo quan niệm của họ, làm nhƣ vậy là để bảo vệ ngôi nhà cho vững chắc. Sau khi cúng xong, chủ nhà sẽ xem một số bộ phận của con gà vừa cúng nhƣ lƣỡi, chân, các lỗ ở xƣơng đùi… để đoán định những điều tốt, xấu có thể xảy ra với việc làm ăn, sức khoẻ của các thành viên trong gia đình trong năm mới sắp đến. Từ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mồng Một trở đi, họ mặc quần áo đẹp đi chơi xuân. Ngƣời Mông ở Phú Lƣơng đều ăn tết rất dài ngày, họ ăn uống luân phiên ở các gia đình. Họ ăn uống, chúc tụng và trò chuyện cả ngày, nhiều khi còn kéo dài đến tận đêm khuya để rồi sáng lại cùng nhau sang nhà khác, cứ nhƣ thế cho đến hết tết. Cuộc vui năm mới thƣờng kéo dài đến mồng 5 tết. Ngày đầu năm mới thƣờng kèm theo một số kiêng kị nhất định nhƣ không quét nhà, không đổ nƣớc vào bếp, không đổ nƣớc vào chảo nấu cám lợn (họ cho rằng đổ nƣớc vào chảo thì năm mới mƣa nắng sẽ không thuận), ăn cơm mới không đƣợc chan canh vì sợ mƣa nhiều... Ở một số gia đình những kiêng kị này vẫn giữ cho đến bây giờ.

Tết Nguyên Đán còn là dịp sinh hoạt cộng đồng của ngƣời Mông.Mỗi bản thƣờng có một nơi chơi tết và tổ chức các trò chơi, ca múa. Nơi đó thƣờng là chỗ đất bằng phẳng và là khu đất rộng gần bản. Đồng bào sẽ tổ chức các trò chơi, giải trí mang đậm truyền thống văn hoá: chọi gà, chọi chim, đấu vật, đẩy gậy, đánh quay, ném quả Pao, múa khèn, hát giao duyên... Cuộc vui cứ kéo dài từ ngày này ngày khác cho đến khi hết tết. Lứa tuổi háo hức và say mê với tết nhất vẫn là nam nữ thanh niên, những ngƣời chƣa vợ, chƣa chồng. Họ rủ nhau đi chơi trong bản, sang các bản khác, xã khác, ra trung tâm huyện.

Tết mùng 5 tháng 5

Là tết đƣợc tổ chức để mừng cho cây lúa, cây ngô đã trƣởng thành, sắp trổ bông. Vào dịp này, đồng bào Mông tổ chức ăn uống vui vẻ nhƣng lại kiêng đi thăm nƣơng, thăm lúa. Theo quan niệm của đồng bào Mông, vào ngày mùng 5 tháng 5 các nàng ngô, nàng lúa đi làm dâu, đi lấy chồng. Sự yên tĩnh trên nƣơng là cần thiết cho “hôn lễ” của các nàng ngô, nàng lúa cho hạt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tết rằm tháng Bảy

Ở Phú Lƣơng, đồng bào thƣờng ăn tết này vào ngày 14 tháng 7 âm lịch. Vào dịp này, ngƣời Mông đốt vàng mã cho tổ tiên, có nhà còn đốt quần áo giấy với quan niệm làm vậy tổ tiên sẽ nhân đƣợc nhiều tiền và no đủ.

Lễ hội gầu tào

Đặc biệt, nói đến Tết của ngƣời Mông không thể không nói đến một lễ hội gọi là hội Sải Sán hay Gầu tào (hội cầu phúc). Một gia đình trong làng, nếu hay đau ốm hay chậm có con thì mùng 2 đi dựng một cây nêu lớn ở bãi cỏ đầu làng. Hội này tiếng là do một gia đình tổ chức (gia đình đó gọi là chủ nêu) nhƣng thật ra đó là một lễ hội của cộng đồng, thậm chí khi làng này dựng nêu, làng khác cũng đến dự hội. Hội Gầu tào nhằm tạ ơn tổ tiên về mùa màng, súc vật; cầu cho con cháu đông đàn. Hội có thể kéo dài 3 ngày nếu 1 năm tổ chức một lần hoặc 9 ngày nếu 3 năm tổ chức một lần. Đây là lễ hội lớn nhất của ngƣời Mông trong năm và nó thể hiện rõ nhất những đặc trƣng văn hoá Mông trong ngày Tết. Trong lễ hội này, sau phần lễ là hát giao duyên và các trò chơi yêu thích của ngƣời Mông nhƣ vừa kể trên.

Một thời gian dài sau khi di cƣ từ Cao Bằng xuống Phú Lƣơng, ngƣời Mông nơi đây không tổ chức lễ hội này, lễ hội này mới chỉ đƣợc phòng văn hoá huyện Phú Lƣơng phục dựng tại bản Đồng Tâm xã Động Đạt trong tháng 3 năm 2010 song phần hội không tổ chức.

Lễ hội nào sồng

Lễ hội nào sồng (lễ ăn ƣớc hay ăn hội): đƣợc tổ chức trong từng bản, vào đầu năm mới. Ngƣời Mông quan niệm ngày thìn (ngày con rồng) là ngày tốt để thực hiện nghi lễ này. Vì vậy hàng năm, vào ngày thìn, các bản đều tổ chức họp hội. Người tổ chức lễ nào sồng là trƣởng bản. Cũng có nơi, ngƣời tổ chức do từng hộ luân phiên đảm nhiệm với nhiệm kì một năm (từ ngày hội năm nay đến ngày hội năm sau). Những ngƣời đƣợc dự lễ hội là chủ gia đình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

các hộ trong bản. Nếu chủ gia đình bị ốm hay đau yếu thì vợ và con trai đi thay. Lễ nào sồng đƣợc diễn ra theo trình tự: cúng thổ thần của bản, bàn bạc công việc của bản và bầu ngƣời hội mới. Những ngƣời đến dự lễ lần lƣợt uống một bát rƣợu thề thực hiện quy ƣớc đã thống nhất thông qua tại lễ hội.

Lễ nào sồng rất có ý nghĩa đối với ngƣời Mông. Các quy ƣớc của bản đề ra đƣợc coi là thƣớc đo chuẩn mực đạo đức của mỗi thành viên, góp phần duy trì trật tự xã hội, củng cố tính cố kết cộng đồng trong phạm vi một bản, dòng họ và gia đình. Hiện nay, ở Phú Lƣơng lễ hội này thƣờng đƣợc tổ chức vào cùng ngày hội đại đoàn kết toàn dân (vẫn chọn vào ngày thìn).

Tiểu kết chương 3

Nhƣ vậy, ngƣời Mông ở Phú Lƣơng có một đời sống văn hoá rất phong phú và mang đậm bản sắc truyền thống của tộc ngƣời. Định cƣ, xen cƣ với các dân tộc khác ở vùng đất mới nhƣ Phú Lƣơng không làm mất đi những nét đặc trƣng vốn có trong đời sống văn hoá của ngƣời Mông ở Phú Lƣơng bao gồm cả những yếu tố tích cực và lạc hậu. Trong điều kiện phát triển của văn hoá đang thay đổi hiện nay, văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần của ngƣời Mông ở Phú Lƣơng cũng đang dần biến đổi và có mối quan hệ mật thiết với đời sống kinh tế của đồng bào. Kế thừa và phát huy những tinh hoa văn hoá tộc ngƣời, tiếp thu có chon lọc những tinh hoa văn hoá nhân loại sẽ là điều kiện quan trọng giúp ngƣời Mông ở Phú Lƣơng nâng cao chất lƣợng sống và phát triển .

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN

Qua việc nghiên cứu đời sống kinh tế - văn hoá của ngƣời Mông ở Phú Lƣơng- Thái Nguyên, luận văn rút ra một số kết luận sau:

1. Phú Lƣơng là một huyện thuộc phía bắc của tỉnh Thái Nguyên, cách trung tâm thành phố 24km về phía bắc, điều kiện khí hậu, thiên nhiên khá thuận hoà, là vị trí thuận lợi và là của ngõ thông thƣơng giữa Thái Nguyên với Cao Bằng, Bắc Kạn. Vì vậy nơi đây cùng với Võ Nhai và Đồng Hỷ đƣợc chọn là một trong những điểm di cƣ đầu tiên của ngƣời Mông từ Cao Bằng đến khi chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 nổ ra. Những xã có địa hình núi đất xen lẫn núi đá vôi nhƣ Động Đạt, Phú Đô, Yên Lạc đƣợc chon là những nơi tập trung tuyệt đối đồng bào Mông ở Phú Lƣơng.

2. Từ những đặc điểm của địa bàn cƣ trú, đặc điểm tộc ngƣời và những tập quán sản xuất, ngƣời Mông ở Phú Lƣơng đã xây dựng cho mình một đời sống kinh tế phong phú trong đó trồng trọt đóng vai trò trung tâm. Cây lƣơng thực chủ yếu là lúa và ngô đƣợc canh tác dựa trên những tập quán sản xuất truyền thống và tiếp thu những tri thức sản xuất của các tộc ngƣời cùng sinh sống trên địa bàn và những tiến bộ mới trong sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, đồng bào cũng có một bộ giống cây trồng phong phú gồm nhiều loại giống cây trồng xen canh, tăng vụ.Ngoài ra, ngƣời Mông ở Phú Lƣơng còn

Một phần của tài liệu đời sống kinh tế - văn hoá của người mông ở huyện phú lương tỉnh thái nguyên từ năm 1979 đến năm 2010 (Trang 94 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)