Trong khai thác nguồn lợi tự nhiên

Một phần của tài liệu đời sống kinh tế - văn hoá của người mông ở huyện phú lương tỉnh thái nguyên từ năm 1979 đến năm 2010 (Trang 46 - 48)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1.3.Trong khai thác nguồn lợi tự nhiên

Với nền kinh tế tự cấp tự túc, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên lại sống ở những vùng đất rộng đƣợc thiên nhiên ƣu đãi nhiều mặt, sẵn của cải tự nhiên có thể tận dụng đƣợc, đồng bào Mông đã tranh thủ khai thác tất cả các nguồn lợi do thiên nhiên ƣu đãi.

Trong hái lƣợm

Đồng bào Mông ở Phú Lƣơng hái lƣợm các loại hoa quả, rau rừng, cử rễ....theo kinh nghiệm cổ truyền. Bên cạnh đó các loại lâm sản quý, các loại cây thuốc chữa bệnh ... là nguồn góp phần bổ trợ cho kinh tế gia đình họ. Công việc này diễn ra quanh năm do mỗi mùa lại có những nguồn lợi riêng biệt từ hái lƣợm đem lại. Họ dùng các công cụ nhƣ dao, thuổng ... để thu hái.

Các loại rau củ hầu nhƣ đƣợc đồng bào thu hái quanh năm nhƣng nhiều nhất là vào mùa xuân và mùa hạ. Rau củ thu nhặt đƣợc dùng trong bữa ăn chính làm thức ăn nhƣ củ mài (hoài sơn), rau ngót rừng, măng rừng .... Nhiều củ, quả có thể đƣợc chế biến để dành ăn vào những tháng giáp hạt nhƣ củ mài, củ rong, củ nâu ... Trong số các sản phẩm thu nhặt đƣợc có nhiều thứ có thể dùng làm thuốc bổ chữa bệnh nhƣ mật ong, sa nhân, ấu tàu, đẳng sâm .... Các loại măng, mộc nhĩ nấm hƣơng thƣờng đƣợc thu hái vào tháng 5, 6 ngoài để phục vụ bữa ăn gia đình còn đƣợc đồng bào đem bán vì có giá trị kinh tế cao.

Trong săn bắt

Trƣớc đây, việc săn bắn thú rừng vừa có ý nghĩa kinh tế trực tiếp - lấy thịt ăn vừa có tác dụng bảo vệ mùa màng. Đôi khi săn bắn còn là việc làm giải trí giữa mùa gieo cấy vất vả và màu thu hoạch sắp tới, là sự tập dƣợt tay súng của dân bản. Vũ khí đi săn thƣờng là súng kíp, súng trƣờng, nỏ, tên thƣờng và tên tẩm thuốc độc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Săn bắt tập thể thƣờng đƣợc tiến hành với các loại thú lớn và dữ tợn nhƣ lợn rừng, gấu, hƣơu, nai, với số lƣợng ngƣời rất đông và không hạn chế. Họ phân công nhau mỗi ngƣời một việc và phối hợp với nhau rất ăn ý. Họ thể hiện tính cộng đồng rất cao trong các buổi săn thú đó. Khi bắt đƣợc con vật, họ chia đều cho các thành viên tham gia vào buổi săn bắt đó.

Săn bắt cá nhân: đây là hình thức săn bắt do cá nhân một ngƣời tiến hành để bắt những con thú nhỏ nhƣ gà rừng, chim, chồn, hoẵng, thỏ, nhím, sóc ... Việc săn bắt này thƣờng đƣợc tiến hành vào buổi sáng hoặc chiều muộn vì lúc này là lúc các loài đó bắt đầu đi kiếm ăn hay đã ăn no. Nếu đi săn ban đêm đồng bào thƣờng dùng đèn. Ngay từ khi còn ở Cao Bằng, việc săn bắt thú rừng đã bị hạn chế, đến khi di cƣ đến Phú Lƣơng, việc săn bắt thú rừng bị xem là vi phạm pháp luật nên không còn tồn tại.

Ngoài cách săn trên, xƣa kia đồng bào Mông còn dùng hình thức đánh bẫy. Các loại bẫy thƣờng là bẫy thòng lọng, bẫy súng, bẫy sập. Bẫy tự động nên mang tính thƣờng trực cao, nó nguy hiểm cho cả ngƣời và gia súc nên không thể dặt tuỳ tiện ở nhiều nơi mà chỉ đặt ở những nơi con thú hay qua lại, nơi hẻo lánh, hầu nhƣ không có ngƣời qua lại. Đặt bẫy xong, đôi khi chủ nó phải thông báo cho cả làng biết để tránh những hậu quả không may có thể sảy ra.

Đánh bắt cá, cua, tôm trên các suối cũng tƣơng đối phát triển. Ngƣời Mông ở Phú Lƣơng thƣờng đánh bắt cá, tôm vào tháng ba âm lịch (mùa cá sinh sản). Khi đó, do đặc tính tự nhiên, cá thƣờng lên thƣợng nguồn các con suối để đẻ. Có nhiều cách để đánh bắt cá, tôm khác nhau nhƣng ngƣời Mông ở Phú Lƣơng hay dùng biện pháp "ruốc cá". Họ hay sử dụng ruốc cá bằng lá cây và vỏ cây có độc tính cao thả xuống suối làm cho cá say hoặc chết nhƣng ngƣời ăn cá lại không nhiễm độc. Đây cũng là một phƣơng thức cải thiện bữa ăn hàng ngày của ngƣời Mông. Cách đánh bắt này gây ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng (khiến không chỉ cá, tôm mà nhiều loài sinh vật dƣới nƣớc khác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cũng bị tiêu diệt). Ngày nay, do ngƣời Mông ở Phú Lƣơng đã có ý thức bảo vệ thiên nhiên và cũng do nguồn cá tôm trên các con suối cũng cạn kiệt dần nên hình thức đánh bắt này đã giảm đi nhiều.

Một phần của tài liệu đời sống kinh tế - văn hoá của người mông ở huyện phú lương tỉnh thái nguyên từ năm 1979 đến năm 2010 (Trang 46 - 48)