6. Cấu trúc của luận văn
2.3.2. Trang phục
Trang phục của ngƣời Mông mang nét đặc trƣng riêng biệt, dễ phân biệt ngƣời Mông với các dân tộc khác qua trang phục họ mặc trên ngƣời.
Ngƣời Mông ở Phú Lƣơng chủ yếu là ngƣời Mông Trắng. Trang phục thổ cẩm của ngƣời phụ nữ Mông Trắng gồm khăn, áo xẻ ngực, váy, tấm vải che dƣới trƣớc váy, thắt lƣng, xà cạp… với họa tiết hoa văn tinh xảo hình học nhƣ hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình quả trám và hình xoắn ốc rực rỡ sắc màu, những trang phục này phản ánh giá trị văn hóa và thẩm mỹ của ngƣời Mông Trắng. Áo váy của phụ nữ Mông ở Phú Lƣơng có màu trắng, trên cổ áo, nẹp áo, ống tay, cổ tay, ngang váy, gấu váy đều đính các sọc lam hoa văn hoặc kim sa lấp lánh. Váy của phụ nữ Mông Trắng là loại váy hở, xếp ly vừa bằng bụng còn phía dƣới xoè rộng nên khi mặc vào ngƣời tạo ra những lớp sóng rung rinh, khi ngồi xuống thì xoè rộng nhƣ bông hoa nở. Váy đƣợc may bằng loại vải lanh và trang trí hoa văn bằng ký thuật vẽ sáp ong ở chân váy. Thắt lƣng thƣờng chỉ là mảnh vải gấp đôi, xà cạp gồm hai loại: loại thêu dung trong ngày cƣới, lễ hội; loại không thêu đƣợc dùng vào các ngày thƣờng.Màu trắng là màu chủ đạo trên váy của phụ nữ Mông trắng khác với váy của ngƣời Mông hoa, màu đỏ là màu chủ đạo.
Trang phục của phụ nữ Mông nhìn chung không khoe vẻ đẹp của cơ thể, chủ yếu là thể hiện vẻ đẹp của các mô tuýp trang trí và màu sắc hoa văn. Những em bé gái Mông 9-10 tuổi đã đƣợc các bà mẹ và chị gái dạy cho thêu thùa. Đến tuổi trƣởng thành, thiếu nữ Mông không tiếc thời gian dài để có thể
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hoàn thành bộ váy cƣới cho mình. Ngƣời Mông đánh giá tài năng, vẻ đẹp của phụ nữ Mông qua khả năng thêu thùa bộ trang phục mặc ngày cƣới của cô gái đó. Nghề dệt vải thêu hoa là thƣớc đo giá trị của phụ nữ Mông.
Trƣớc khi đi làm dâu, cô gái đƣợc mẹ tặng bộ váy áo nhƣ tặng của hồi môn. Khi về nhà chống, cô gái phải chuẩn bị bộ váy áo để tặng mẹ đẻ và mẹ chồng. Váy thêu đẹp trở thành tài sản quí giá của ngƣời phụ nữ. Nhằm tôn thêm vẻ đẹp của mình, phụ nữ Mông đeo rất nhiều khuyên tai (Đẩy ta). Trẻ em gái từ khi bắt đầu tập đi đã đƣợc mẹ cho xâu tai và đeo khuyên tai. Khuyên tai thƣờng đƣợc làm bằng bạc do đồng bào tự chế tác.
Khăn đội đầu: Trang phục truyền thống của cả nam và nữ đều có khăn đội đầu. Khăn đội đầu của nữ có hai loại khăn: một loại khăn vuông và một loại khăn cuốn tròn. Khăn cuốn tròn đƣợc cấu tạo bởi hai bộ phận: lõi khăn và vỏ khăn. Lõi khăn là một tấm cót đan bằng lạt giang cuốn vòng tròn có chiều rộng khoảng 10cm, chu vi tuỳ thuộc vòng đầu ngƣời đội. Thông thƣờng chu vi của nó khoảng 50 đến 60 cm. Phía ngoài tấm cót ngƣời ta cuốn hai lớp vải kẻ ca rô mỗi miếng vải dài 1,6m đến 1,8 m rộng 20cm đủ để bao quanh lõi cót. Ngoài ra, phụ nữ Mông ở Phú Lƣơng còn có loại khăn vuông có nhiều màu sắc sặc sỡ dùng để đội lên đầu. Loại khăn vuông hay đƣợc chị em sử dụng hơn nhƣng vào những ngày chợ phiên hay những dịp lễ tết chị em phụ nữ thƣờng đội hai khăn chồng lên nhau (khăn vuông đội bên ngoài khăn cuốn tròn). Khăn đội đầu của nam là một mảnh vải lanh nhuộm chàm dài 1,5m đến 2,5 m, rộng 30 cm đến 40 cm không trang trí hoa văn, gập làm tƣ và quấn quanh đầu theo chiều quấn từ trái qua phải. Ngày nay, nam giới ngƣời Mông ở Phú Lƣơng chỉ dùng khăn đội đầu vào các dịp đại sự mà không sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày nữa.
Vòng cổ (Cầu sinh) là đồ trang sức chung cho cả phụ nữ và nam giới. Có hai loại vòng cổ: Vòng là đồ trang sức, vòng là vòng bản mệnh. Ngoài ra,phụ nữ Mông còn đeo rất nhiều vòng tay (Lồ pầu), nhẫn (Lề pai).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trang phục nam ngƣời Mông gồm có quần dài, may kiểu đũng quần què, cạp lá toạ, áo ngắn tay, ống rộng, cổ đứng, xẻ bụng, cài khuy và khăn đội đầu Quần áo đều nhuộm màu chàm.
Nhìn chung, thì nghệ thuật tạo hình trên trang phục của phụ nữ Mông, phản ánh bản chất vừa tốt bụng, hiếu khách, trung thực, thẳng thắn, bản lĩnh, mạnh mẽ vừa giàu tình cảm, phóng khoáng, vô tƣ chống chọi với sự khắc nghiệt của thiên nhiên trên vùng cao. Không chỉ vậy, nó còn thể hiện sự cần cù, chăm chỉ, đôi bàn tay khéo léo, trí tƣởng tƣợng phong phú của ngƣời phụ nữ Mông, phản ánh những giá trị văn hoá, thẩm mỹ góp phần tạo thêm sự phong phú, đa dạng trong đời sống văn hoá, tinh thần của họ.
Ngày nay, do có sự giao lƣu, hội nhập trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội trang phục của ngƣời Mông ở Phú Lƣơng đã không còn giữ đƣợc nét truyền thống nhƣ trƣớc kia nữa. Từ váy áo của nữ giới đến quần áo của nam giới không còn đƣợc may bằng vải lanh nhƣ trƣớc kia mà đƣợc thay bằng vải láng. Đa số nam giới ngƣời Mông đều mặc quần áo giống nhƣ nam giới ngƣời Kinh, chỉ có ngƣời lớn tuổi vẫn giữ nguyên bộ trang phục dân tộc vốn có. Thậm chí có những ngƣời chỉ may cho mình đúng một chiếc áo theo kiểu truyền thống, còn quần là quần âu đƣợc may sẵn mua ở chợ về. Đối với phụ nữ Mông, tuy sự mai một về trang phục không diễn ra mạnh mẽ nhƣ ở nam giới, nhƣng thực tế cũng đang ở mức báo động. Nhiều phụ nữ ngày nay chỉ còn mặc mỗi chiếc váy, còn áo cũng là áo phông hoặc áo sơ mi. Váy cũng vậy, nhiều ngƣời không còn dùng váy do mình tự thêu dệt mà là những chiếc váy may sẵn (hàng của Trung Quốc) đƣợc bày bán ở chợ, các họa tiết hoa văn trên váy không phải là thêu bằng sợi chỉ mà là những họa tiết đƣợc in ấn bằng mực với máy hiện đại lên mặt chất vải. Những bộ áo váy truyền thống chỉ còn đƣợc nhìn thấy trong các dịp lễ tết quan trọng mà thôi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn