chung và ở huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang nói riêng, cũng như nâng cao ý thức trách nhiệm, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc trong c
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
ĐỖ ĐỨC THÔNG
ĐỜI SỐNG KINH TẾ, VĂN HÓA CỦA NGƯỜI PU PÉO
Ở HUYỆN ĐỒNG VĂN TỈNH HÀ GIANG
(1986 – 2012)
LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN
Thái Nguyên, 2014
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
ĐỖ ĐỨC THÔNG
ĐỜI SỐNG KINH TẾ, VĂN HÓA CỦA NGƯỜI PU PÉO
Ở HUYỆN ĐỒNG VĂN TỈNH HÀ GIANG
(1986 – 2012)
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.03.13
LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Quế Loan
Thái Nguyên, 2014
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi Các nội dung nêu trong luận văn là kết quả làm việc của tôi và chưa được công bố trong bất cứ một công trình nào khác
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2014
Tác giả luận văn
Đỗ Đức Thông
Xác nhận của Trưởng khoa chuyên môn
PGS.TS HÀ THỊ THU THỦY
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn khoa học
TS Nguyễn Thị Quế Loan cùng các thầy cô giáo trong tổ Lịch sử Việt Nam- Khoa Lịch sử trường đại học Sư phạm Thái Nguyên đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, động viên tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn Trong thời gian đi thực tế luận văn tại các làng xã tác giả đã nhận được
sự giúp đỡ của các già làng, trưởng bản, huyện ủy, UBND huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang Tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quí báu đó
Tác giả xin chân thành cảm ơn sự động viên, khích lệ của gia đình, bạn
bè đã giúp đỡ trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2014
Tác giả luận văn
Đỗ Đức Thông
Trang 5MỤC LỤC
Trang Trang phụ bìa
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các ký tự viết tắt iv
Danh mục các bảng v
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3 Mục đích đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4
5 Đóng góp của luận văn 5
6 Cấu trúc của luận văn 5
Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI PU PÉO Ở HUYỆN ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ GIANG 6
1.1.Dân số và phân bố dân cư 6
1.2 Nguồn gốc tộc người 9
1.3 Đôi nét về huyện Đồng Văn và các xã có người Pu Péo sinh sống 11
Chương 2 ĐỜI SỐNG KINH TẾ CỦA NGƯỜI PU PÉO Ở HUYỆN ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ GIANG 21
2.1 Nông nghiệp 21
2.1.1 Trồng trọt 21
2.1.2 Chăn nuôi 29
2.2 Lâm nghiệp 31
2.3 Thủ công nghiệp 33
2.3.1 Nghề dệt 33
2.3.2 Nghề mộc 35
Trang 62.3.3 Nghề đan lát 35
2.3.4 Chế biến thực phẩm 36
2.3.5.Nghề làm ngói máng 38
2.3.6 Nghề rèn 39
2.3.7 Nghề bốc thuốc chữa bệnh 40
2.4 Buôn bán trao đổi 41
2.4.1 Mua bán các sản phẩm công nghiệp và thủ công nghiệp 41
2.4.2 Buôn bán 42
2.5 Khai thác nguồn tài nguyên 43
Chương 3 ĐỜI SỐNG VĂN HÓA 45
3.1 Văn hóa vật chất 45
3.1.1 Ăn uống 45
3.1.2 Trang phục 50
3.1.3 Nhà cửa 52
3.2 Văn hóa xã hội 56
3.3 Văn hóa tinh thần 63
3.3.1.Tập quán cưới xin 63
3.3.2 Tập quán ma chay 65
3.3.3 Lễ hội 68
3.3.4 Dân ca, dân vũ 75
3.3.5 Tín ngưỡng 78
KẾT LUẬN 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
PHỤ LỤC 94
Trang 7CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Hà Giang
Hà Nội Kinh tế Nhà xuất bản Nhà nước Thị trấn Trang
Ủy ban dân tộc
Ủy ban nhân dân
Xã hội
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang Biểu 1.1: Thống kê tộc người Pu Péo ở huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang tính
đến tháng 3 năm 2011 8
Biểu 1.2: Danh sách các hộ Pu Péo còn nhiều khó khăn 16
Biểu 2.1: Các mặt hàng mua bán 41
Biểu 2.2: Hệ thống chợ phiên ở Đồng Văn 43
Trang 9Kinh tế là những hoạt động đầu tiên để đảm bảo cuộc sống của con người Trong quá trình vận động và phát triển của mình, mỗi tộc người đều dựa vào điều kiện đặc trưng riêng mà hình thành nên những loại hình kinh tế đặc trưng Bên cạnh đó vẫn có sự giao thoa, đan xen, hỗ trợ nhau giữa các nền kinh tế trong quá trình vận động và phát triển là khá phổ biến
Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình, có thề nói văn hóa đóng vai trò quan trọng cho việc định hướng một nền kinh tế vững mạnh
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, tộc người Pu Péo được coi là một trong những thành viên quan trọng trong cộng đồng tộc người Việt Nam, thuộc ngôn ngữ Thái Ka-đai có tên tự gọi là Ka beo hay tên gọi khác là La quả hoặc Pen ti Lô Lô Địa bàn sinh sống chủ yếu của đồng bào ở các huyện vùng caonhư Đồng Văn, Mèo Vạc,Yên Minh, Bắc Mê của tỉnh Hà Giang [15]
Theo số liệu điều tra dân số và nhà ở năm 2009 của Tổng cục Thống kê, thì người Pu Péo ở Việt Nam có 900 người đứng thứ 51 trong cộng đồng 54 tộc người thiểu số Việt Nam, được xếp vào một trong năm dân tộc ít người nhất nước ta Tuy dân số ít, song bằng sự đoàn kết, sức sáng tạo, người Pu Péo ở Việt Nam đã xây dựng cho mình một đời sống kinh tế, văn hóa đặc thù của cư dân sống ở vùng núi cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên và truyền thống của tộc người mình [4, tr 134-225]
Xuất phát từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn cuộc sống, nhằm góp phần nhỏ vào tìm hiểu đặc điểm kinh tế, văn hóa của người Pu Péo ở Việt Nam nói
Trang 10chung và ở huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang nói riêng, cũng như nâng cao ý thức trách nhiệm, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc trong công cuộc xây dựng nông thôn mới đang được phát động trên cả nước hiện nay, và đặc biệt nâng cao nhận thức về lịch
sử Việt Nam để phục vụ cho việc giảng dạy lịch sử địa phương, tôi quyết định
chọn đề tài: “Đời sống kinh tế, văn hóa của người Pu Péo ở huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang (1986- 2012)” làm luận văn Thạc sĩ của mình
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Người Pu Péo có mặt trên 300 năm ở nước ta, tuy dân số ít, nhưng tộc người Pu Péo sớm được các nhà nghiên cứu giành nhiều sự quan tâm tìm hiểu Các tác tác phẩm đề cập đến người Pu Péo chủ yếu là lĩnh vực văn hóa truyền thống văn nghệ dân gian của tộc người
Tác phẩm đề cập đến người Pu Péo sớm nhất phải kể đến là “Kiến văn tiểu lục” của tác giả Lê Quí Đôn viết vào giữa thế kỉ XVIII Trong tác phẩm này người
Pu Péo chỉ mới được đề cập tới đặc điểm tộc người và địa bàn cư trú
Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu, tôi đã tiếp cận được một số tác phẩm nghiên cứu chuyên sâu về tộc người, những tác phẩm đó đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện luận văn Đó là các công trình nghiên cứu sau:
Năm 1996, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc xuất bản cuốn “Việt Nam hình ảnh 54 dân tộc” đã giới thiệu tổng quát về bức tranh 54 dân tộc ở nước ta trong
đó có người Pu Péo
Cuốn “Bức tranh văn hóa các dân tộc Việt Nam “của giáo sư Nguyễn Văn Huy do nhà xuất bản giáo dục xuất bản năm 1997 đã đề cập một số đặc điểm cơ bản về văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của người Pu Péo ở Việt Nam
Năm 2000, các tác giả Nguyễn Chí Huyên, Hoàng Hoa Toàn, Lương Văn Bảo đã viết sách “Nguồn gốc lịch sử tộc người vùng biên giới phía bắc Việt Nam”, trong sách đã đề cập một cách toàn diện về nguồn gốc các tộc người thiểu số sống ở vùng biên giới phía bắc Việt Nam trong đó có tộc người Pu Péo
ở Hà Giang
Trang 11Nghiên cứu một cách khá toàn diện về người Pu Péo ở Việt Nam phải kể đến đề tài nghiên cứu cấp Bộ về “Văn hóa người Pu Péo” của Trần Văn Ái được nghiệm thu năm 2006 Đây là một đề tài nghiên cứu một cách chuyên sâu và toàn diện về văn hóa truyền thống người Pu Péo trên đất nước Việt Nam Sau đó, đề tài
đã được tác giả chỉnh sửa và xuất bản thành sách cũng trong năm này
Cuốn “Cộng đồng các dân tộc Việt Nam” do nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xuất bản năm 2010 đã đề cập những đặc trưng cơ bản về tộc người Pu Péo
ở Việt Nam như trang phục, nhà ở, tập quán…
Về “Văn hóa dân gian của dân tộc Pu Péo ở Việt Nam” đã được tác giả Trần Văn Ái viết và được Nhà xuất bản Dân tộc xuất bản năm 2011 đã nghiên cứu chuyên sâu về văn hóa dân gian của tộc người Pu Péo ở Việt Nam
Năm 2011, cuốn “ Tổng quan văn hóa truyền thống các dân tộc Việt Nam” của giáo sư, tiến sĩ Hoàng Nam (Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội), đề cập một cách khái quát về các tộc người thiểu số ở Việt Nam trong đó có trình bày khái quát về văn hóa ruyền thống của tộc người Pu Péo
Nhìn chung, do mục đích nghiên cứu, các tác phẩm trên cũng đã đề cập đến khá toàn diện về tộc người Pu Péo sống trên lãnh thổ nước ta Tuy nhiên có thể thấy, hầu hết các công trình đều nghiên cứu về văn hóa truyền thống của tộc người này, còn vấn đề các yếu tố văn hóa truyền thống các tri thức địa phương trong hoạt động kinh tế có còn được bảo lưu phục vụ cho đời sống của đồng bào ở mức độ nào, sự biến đổi văn hóa ở tộc người này thực trang đang diễn ra Đó chính là khoảng trống trong các nghiên cứu trên mà tác giả mong muốn thông qua luận văn của mình sẽ làm sang tỏ vấn đề đó Chính vì vậy, tôi đã chọn vấn đề tìm hiểu về đời sống kinh tế và văn hóa của tộc người Pu Péo trong giai đoạn 1986 – 2012 tại huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang làm luận văn Thạc sĩ
3 Mục đích đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1.Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu được thực trạng và những biến đổi chủ yếu về đời sống kinh tế, văn hóa của dân tộc Pu Péo ở huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang kể từ năm 1986 đến năm 2012
Trang 123.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là về đời sống kinh tế và văn hóa của người Pu Péo ở huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang Trong đó nghiên cứu về đời sống kinh tế bao gồm nghiên cứu về tập quán sản xuất trong kinh tế nông nghiệp, khai thác nguồn lợi tự nhiên, thủ công nghiệp và trao đổi hàng hóa Nghiên cứu về văn hóa bao gồm những lĩnh vực trong đời sống vật chất và đời sống tinh thần
3.3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu khái quát vị trí địa lí điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, xã hội, văn hóa của người Pu Péo ở huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang từ 1986 đến
2012, làm rõ những đổi thay trong đời sống vật chất tinh thần, xác định những giá trị văn hóa cần bảo tồn và phát huy trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
3.4 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian, đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang, tập trung vào các xã có người Pu Péo sinh sống như Phố Là, Phố Cáo, thị trấn Phố Bảng, thị trấn huyện Đồng Văn
Về thời gian đề tài nghiên cứu đời sống kinh tế và văn hóa của người Pu Péo từ năm 1986 cho đến năm 2012
4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1.Nguồn tư liệu
- Nguồn tư liệu thành văn: Bao gồm các Nghị quyết của Trung ương Đảng về vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc, các sách, công trình nghiên cứu khoa học, các bài viết về nguồn gốc tộc người, những nét đặc sắc trong văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của các tộc người Ngoài ra, tác giả còn tham khảo các tác phẩm thông sử, sách chuyên khảo, các bài viết về văn hóa hoặc liên quan đến văn hóa của người Pu Péo
Trang 13- Nguồn tư liệu thực địa: Trong quá trình thực hiện đề tài của mình, tác giả đã tiến hành điền dã nhiều lần tới những địa phương có người Pu Péo hiện đang sinh sống để khảo sát cảnh quan, tiến hành phỏng vấn những người có tuổi, am hiểu về đời sống kinh tế và văn hóa của người Pu Péo như các trưởng thôn, trưởng bản, thầy cúng, thầy thuốc, người dân…để tìm hiểu đời sống kinh
tế, văn hóa của người Pu Péo ở Đồng Văn tỉnh Hà Giang
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, để phục vụ công tác nghiên cứu tôi đã
sử dụng phương pháp chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp logic, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh nhằm tìm hiểu về các vấn đề nghiên cứu Bên cạnh đó, chú trọng phương pháp điền dã dân tộc học để thu thập các tư liệu thực tế
5 Đóng góp của luận văn
- Hệ thống các đặc điểm kinh tế, văn hóa của người Pu Péo ở huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang Qua nghiên cứu, đề xuất các giải pháp giữ gìn và bảo tồn các giá trị văn hóa của người Pu Péo ở huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang
- Cung cấp cho giáo viên và học sinh những hiểu biết về dân tộc thiểu số nói chung và của tộc người Pu Péo nói riêng ở địa phương cụ thể để phục vụ cho việc dạy và học lịch sử địa phương
6 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được cấu trúc làm 3 chương:
Chương 1 Khái quát về người Pu Péo ở huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang Chương 2 Đời sống kinh tế của người Pu Péo ở huyện Đồng Văn, tỉnh
Hà Giang
Chương 3 Đời sống văn hóa
ơ
Trang 14Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI PU PÉO Ở HUYỆN ĐỒNG VĂN,
TỈNH HÀ GIANG
1.1.Dân số và phân bố dân cư
Người Pu Péo di cư đến huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang cách ngày nay khoảng hơn 300 năm, khi đặt chân lên mảnh đất Đồng Văn, đồng bào cư trú ở các xã Phố Là, xã Phố Cáo, Phố Bảng là chủ yếu [21]
Trước khi chiến tranh biên giới xảy ra (trước năm 1979), người Pu Péo ở Đồng Văn khá đông Khi chiến tranh xảy ra, phần lớn các hộ gia đình người Pu Péo đã đi sơ tán tới các địa phương Sau khi chiến tranh kết thúc, nhiều hộ gia đình người Pu Péo không trở về mà định cư luôn nơi sơ tán Tại Đồng Văn, nhiều người có họ hàng như vậy, ví như trường hợp gia đình ông Tráng Mìn Tề
ở thôn Chúng Trải có nhiều họ hàng và người thân hiện có quê ở xã Phố Là nhưng đã định cư từ năm 1979 ở tỉnh Tuyên Quang Hiện nay ngay trên địa bàn huyện Đồng Văn hay một số xã ở các huyện Yên Minh, huyện Mèo Vạc khi được hỏi về quê quán đồng bào đều nói quê gốc của mình đều ở xã Phố Là Điều này chứng tỏ trước năm 1979 người Pu Péo sống chủ yếu ở xã Phố Là nhưng sau đó do chiến tranh hoặc mưu sinh trong cuộc sống mà một bộ phận đồng bào đã phân tán ra một số địa phương khác Sự di cư này vẫn đang diễn
ra, nhưng sự kiện năm 1979 có lẽ là mốc thời gian đánh dấu sự đi cư mạnh mẽ nhất của tộc người Pu Péo nói riêng và của nhiều tộc người ở Đồng Văn Hà Giang nói chung Theo ông Lục Quân Báo ở thị trấn Phố Bảng, năm 1980, ông cưới vợ là bà Củng Thị Xuân và được bố mẹ cho ra ở riêng, khi đó, chỉ còn khoảng 5 hộ gia đình Pu Péo ở thị trấn Phố Bảng
Từ năm 1986, người Pu Péo cư trú tương đối ổn định tại các xã Phố Là, Phố Bảng, không có biến động lớn về dân cư Có một số ít con em của đồng bào thoát li làm cán bộ đến sinh sống ở các xã khác hoặc ở thị trấn huyện Đồng Văn Theo tài liệu của Ban chỉ đạo điều tra dân số, người Pu Péo ở Đồng Văn
Trang 15tập trung đông nhất ở xã Phố Là và thị trấn Phố Bảng nhưng cũng không đông chỉ khoảng 300 nhân khẩu [4]
Người Pu Péo định cư trên độ cao lưng chừng núi, họ ở xen cư với các tộc người khác mà không tách riêng thành thôn xóm đơn lẻ Cách sống xen cư như vậy đã làm cho đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người Pu Péo chịu ảnh hưởng mạnh bởi nhiều tộc người khác Khi đi điền dã ở các xã Phố Là hay Phố Bảng, tôi nhận thấy người Pu Péo ngoài tiếng nói của mình, thì đồng bào còn sử dụng thành thạo tiếng Mông, tiếng Quan Hỏa, đây là kết quả rõ nhất của quá trình sống cộng cư với nhiều tộc người
Có thể nói, Pu Péo là một trong số những tộc người ở Việt Nam đang có nguy cơ bị biến mất Xã Phố Là là “thủ phủ” của tộc người Pu Péo mà cũng chỉ
có 24 hộ gia đình [21] Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của đồng bào rất thấp Theo
số liệu thống kê của ban dân số kế hoạch hóa gia đình tỉnh Hà Giang trong vòng 8 năm trở lại đây, mặc dù được Nhà nước không giới hạn tỷ lệ sinh thậm chí còn khuyến khích nhưng tộc người Pu Péo ở huyện chỉ tăng thêm 87 người [43], vì thế mà người Pu Péo được xếp vào vị trí thứ 2 trong 4 tộc người thiểu
số có dân số ít nhất ở huyện [21]
Mặc dù được coi là “cái nôi” của người Pu Péo ở nước ta, song người Pu Péo ở huyện Đồng Văn lại sống không tập trung thành một bản riêng mà đồng bào sống xen cư với nhiều tộc người khác Có thể nói, đây là cơ hội để đồng bào trao dổi, giao lưu, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa truyền thống của các tộc người khác làm cho bản sắc của tộc người Pu Péo đa dạng, phong phú; nhưng ngược lại cũng là thách thức lớn của tộc người nếu không phát huy bảo tồn những giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của tộc người mình thì cũng dễ
bị hòa tan vào văn hóa các tộc người khác
Trên cao nguyên đá Đồng Văn, người Pu Péo có tổng số dân là 313 người chiếm 30% dân số người Pu Péo trong cả nước và chiếm 50% dân số người Pu Péo ở tỉnh Hà Giang Là 1 trong 4 tộc người có số người ít nhất (chưa
Trang 16đến 500 người) ở huyện Đồng Văn họ cư trú tập trung ở các xã Ma Lé, Lũng Táo, Phố Là, Phố Bảng và thị trấn Đồng Văn trong đó có xã Phố Là và thị trấn Phố Bàng tập trung đông nhất ( xem biểu 1.1)
Biểu 1.1: Thống kê tộc người Pu Péo ở huyện Đồng Văn,
Nguồn: Phòng văn hóa dân tộc huyện Đồng Văn năm 2011
Tại các địa phương trên người Pu Péo chủ yếu cư trú tại các nơi như sau;
Trang 171.2 Nguồn gốc tộc người
Từ thế kỉ XVIII, Lê Quí Đôn đã viết về tộc người Pu Péo dưới cái tên La Quả “ Giống người này thượng cổ ở nội địa, sau ở tản ra trên núi các xã thuộc châu Bảo Lạc, làm nghề trồng trọt, không bỏ đi nơi khác cùng dân sở tại gánh chịu lao dịch với ghi nhận của Lê Quí Đôn đã khẳng định rằng tộc người Pu Péo là một tộc người đã sớm có mặt và sinh sống định cư lâu dài ở nước ta, là một tộc người phát triển từ lâu và ở nội địa ý nói là ở bên phương bắc (Trung Quốc) sau đó đã di cư đến Việt Nam có lẽ là trước cả thời Lê Quí Đôn ở thế kỉ XVIII nhưng chưa có tài liệu nào nói tới vì vậy ngày nay chúng ta chỉ xác định tộc người Pu Péo có mặt ở nước ta khoảng 300 năm [9, tr.394]
Huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang là huyện biên giới giáp với huyện Ma
Ly Pho của Trung Quốc nơi có nhiều người Pu Péo sinh sống thì việc người
Pu Péo sớm có mặt ở mảnh đất này là hiển nhiên song khó xác định chính xác họ có mặt bao nhiêu năm, di cư đồng loạt hay lẻ tẻ Trong cuốn “Văn hóa người Pu Péo”, tác giả Trần Văn Ái cũng đã nhận định “chúng tôi không loại trừ trong người Pu Péo ở Hà Giang có một bộ phận từ bên kia biên giới di cư vào trong khoảng thời gian hai ba trăm năm nay” [2, tr.32] Trong cuốn sách “ Các dân tộc ở Hà Giang” của nhiều tác giả cũng đã nhận định rằng “người Pu Péo đến Việt Nam làm nhiều đợt Một bộ phận dân tộc này đã dến Việt Nam từ trước thế kỉ XVIII, một bộ phận đến muộn hơn khoảng cuối thế kỉ XVIII đầu XIX có thể họ đã có mặt ở đây trước cả người Mông và người Lô Lô.” [8,Tr 251]
Một minh chứng tương đối chính xác còn để lại đó chính là nội dung khắc trên bia mộ của người Pu Péo Trong quá trình điền dã tại một số xã Phố
Là, Phố Cáo, thị trấn Phố Bảng tác giả thấy trên bia mộ của dòng họ Củng của gia đình ông Củng Gia Lượng ở xã Phố Là, gia đình ông Tráng Mìn Tề thôn Chúng Trải xã Phố Là đều ghi rất rõ tổ tiên của dòng họ Củng và Tráng đã từ Phù Mặc, Quảng Nam thuộc Vân Nam Trung Quốc đi cư tới Đồng Văn được
300 năm
Trang 18Theo như lời kể của cụ Củng Gia Lượng 83 tuổi ở thôn Chúng Trải xã Phố Là, huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang, thì trước kia người Pu Péo cư trú ở 9 phó trong đó có 4 phó ở trên đất Đồng Văn tỉnh Hà Giang (Việt Nam) là Phó Bảng (Mó Biêng), Phó Cáo (Mó Cau), Phó Là (Mó Nê), Phó Lủng (Mó Nuông) còn 5 phó ở Ma Ly Pho (Trung Quốc) là Phú Trú (Mó Nương), Phú Trác (Mó Căn), Phú Plioong (Mó Pluông), Phú Trao (Mó Rào) Người Pu Péo di cư vào Đồng Văn từ rất lâu và họ di cư theo từng đợt nhỏ lẻ tẻ vào các thế kỉ XVIII và đầu thế kỉ XIX Đến ngày nay bản thân đồng bào còn thừa nhận tộc người Pu Péo cùng tộc người Lô Lô có mặt sớm nhất trên cao nguyên đá Đồng Văn này
Theo sự thống nhất của nhiều nhà nghiên cứu về ngôn ngữ và dân tộc học thì ngôn ngữ của tộc người Pu Péo hiện nay thuộc ngữ hệ Thái Ka đai Tác giả Trần Văn Ái qua công tác nghiên cứu, khảo sát thực tế và so sánh với các
hệ ngôn ngữ khác và rút ra kết luận rằng “Trong ngôn ngữ Pu Péo vừa có yếu
tố Kađai nói chung vừa có yếu tố ngôn ngữ Tày Thái, vừa có yếu tố ngôn ngữ Nam Đảo, nhưng gần gũi với ngôn ngữ Tày Thái hơn cả “ [2, tr.34] Thậm chí như nhiều tộc người sống trên địa bàn huyện Đồng Văn thì cho rằng phần lớn địa danh ở huyện Đồng Văn ngày nay đều được đặt tên theo ngôn ngữ người Pu Péo Mặc dù không có chữ viết nhưng tộc người Pu Péo vẫn sử dụng tiếng Pu Péo hàng ngày mặc dù họ rất giỏi nói tiếng Mông hay tiếng Quan Hỏa Điều này càng chứng tỏ tộc người Pu Péo đã có mặt ở cao nguyên đá này từ rất sớm
có thể là sớm nhất
Từ những chứng cứ trên có thể khẳng định rằng tộc người Pu Péo sống ở huyện Đồng Văn ngày nay có nguồn gốc là người Pu Péo ở huyện Ma Ly Pho tỉnh Vân Nam Trung Quốc, vì giữa huyện Đồng Văn và huyện Ma Ly Pho có đường biên giới dài tới 52,5 km [43], nên người Pu Péo di cư sang nước ta làm nhiều đợt từ thế kỉ XVIII đến cuối XIX Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu cho tới tận ngày nay cũng chưa xác minh được từng đợt cụ thể
Trang 19Với hơn 300 năm định cư ở nước ta, người Pu Péo đã tự khai sơn phá thạch dựng lên làng bản và trở thành một thành viên của đại gia đình dân tộc Việt Nam Đồng bào đã sát cánh cùng các tộc người láng giềng đổ mồ hôi và xương máu để giữ gìn, bảo vệ chủ quyền đất nước Việt Nam, và dải đất cao nguyên Đồng Văn - nơi có người Pu Péo tập trung đông nhất, còn lưu giữ được những yếu tố văn hóa cổ truyền nhất xứng đáng được coi là trung tâm văn hóa truyền thống của người Pu Péo ở Việt Nam
1.3 Đôi nét về huyện Đồng Văn và các xã có người Pu Péo sinh sống
Đồng Văn là một huyện miền núi biên giới của tỉnh Hà Giang nằm ở điểm cực Bắc của Tổ Quốc, đây là điểm nhô ra cao nhất trên bản đồ Việt Nam Đồng Văn có trung tâm huyện cách thành phố Hà Giang 155 km, nơi đây có cột
cờ Lũng Cú là biểu tượng cho chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc Đây cũng là cái nôi sinh sống của nhiều tộc người thiểu số Theo số liệu thống kê về dân số
và nhà ở năm 2009 của tỉnh Hà Giang, toàn huyện có dân số là 64,757 người trong đó chủ yếu là tộc người Mông chiếm 85% tiếp đó là các tộc người như Hoa, Dao, Tày, Kinh, Cờ Lao, Lô Lô, Giáy, Pu Péo chiếm 15% Mật độ dân số
là 145 người /km [4]
Thời phong kiến, Đồng Văn thuộc tổng Đông Quan, châu Bình Nguyên, phủ Tương Yên, tỉnh Tuyên Quang, sau đó thuộc về châu Bảo Lạc Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta đã tách Đồng Văn ra khỏi Bảo Lạc Ngày 15-12-
1962 Hội đồng chính phủ đã ban hành quyết định số 211 QĐ-CP tách Đồng Văn thành 3 huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh Năm 1976 Hà Giang sát nhập vào tỉnh Tuyên Quang thành tỉnh Hà Tuyên, Đồng Văn thuộc huyện của tỉnh Hà Tuyên Từ năm 1991 đến nay Đồng Văn là huyện của tỉnh Hà Giang
Theo số liệu của cục thống kê quốc gia, huyện Đồng Văn có vị trí địa lí trong tọa độ 23 06 06 đến 23 21 17 vĩ độ Bắc 105 07 35 đến 105 24 40 kinh độ Đông Phía Bắc và Tây giáp huyện Ma Ly Pho tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, phía Nam giáp huyện Yên Minh, phía Đông giáp huyện Mèo Vạc, huyện có
Trang 20đường biên giới quốc gia với Trung Quốc là 52,5 km Tổng diện tích tự nhiên
là 446,66 km trong đó 11,837 ha là đất sản xuất nông nghiệp chiếm 26,51%,, diện tích núi đá 32,829 ha chiếm 73,49% [5]
Đồng Văn là huyện nằm trong vùng Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn được Unesco công nhận năm 2010 Đây là địa phương có địa hình phức tạp, nhiều núi cao, vực sâu, chia cắt Nhiều ngọn núi cao như Lũng Táo 1,911m Độ cao trung bình 1200m so với mực nước biển Địa hình thấp dần từ Tây sang Đông Đồng Văn có sông Nho Quế và các dòng suối nhỏ
ở Lũng Táo, Phó Bảng, Phố Là chảy qua [43]
Theo cục khí tượng thủy văn thì khí hậu ở huyện Đồng Văn mang tính
ôn đới và phân ra nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau Một năm chia ra thành 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng
4 năm sau thường có sương mù, sương muối thời tiết khô hanh Lượng mưa trung bình khá cao, khoảng 1.600 đến 2.000 mml/năm, ngoài ra còn có mưa đá
Ở một vài tiểu vùng nhiệt độ có những lúc xuống từ 5 độ C đến 0 độ C như Lán
Xì, Phố Bảng, thời tiết khí hậu rất mát mẻ về mùa hè nhưng rất khắc nghiệt vào mùa đông
Giao thông ở huyện Đồng Văn còn rất khó khăn Đường lên huyện chỉ có một đường duy nhất là quốc lộ 4C, con đường này hiện nay đã rải nhựa nhưng mặt đường hẹp, độ dốc, nhiều đèo cao, nhiều cua gấp, đặc biệt đường chủ yếu bám ven núi đá cheo leo một bên là vực thẳm, nên vào mùa mưa thường gây sạt
lở rất nguy hiểm
Có thể đi lên Đồng Văn theo hai hướng Hướng thứ nhất đi theo quốc lộ 4C từ thị xã Hà Giang lên Đồng Văn, hướng thứ 2 có thể đi lên huyện Mèo Vạc rồi sang Đồng Văn Hiện nay tuyến giao thông này được coi là tuyến giao thông huyết mạch để huyện Đồng Văn kết nối với cả nước và cũng là con đường để giao lưu kinh tế và phát triển các hoạt động du lịch của huyện
Trang 21Tộc người Pu Péo sinh sống ở các xã Phố Là, Phố Cáo, Má Lé, thị trấn Phố Bảng và thị trấn Đồng Văn Đây là các địa phương đều có đường biên giới với Trung Quốc như xã Má Lé, xã Phố Là, xã Phố Cáo thị Trấn Phó Bảng trừ thị trấn Đồng Văn Địa hình ở các xã này rất khó khăn Hầu hết các xã đều có tỉ
lệ núi đá rất cao, thiếu đất canh tác nông nghiệp, thiếu nước sinh hoạt và nước tưới nông nghiệp Cuộc sống nơi đây còn nhiều thiếu thốn, đường giao thông nhiều chỗ còn khó đi Chính những khó khăn này đã làm cho cuộc sống của đồng bào thêm khó khăn
Nhìn chung, cũng như nhiều tộc người khác sống trên cao nguyên đá này, cuộc sống của người Pu Péo ở nơi đây cũng rất đơn giản Họ sống chủ yếu phụ thuộc vào rừng, cuộc sống tự cung tự cấp là chính và vẫn còn những hộ gia đình bị thiếu đói trầm trọng
Theo ông Tráng Mìn Hồ Bí thư thôn Chúng Trải, thì hoạt động trao đổi hàng hóa với các tộc người khác đã có từ lâu, nhưng trước đây hoạt động mua bán rất hạn chế vì kinh tế nghèo, còn hoạt động trao đổi với người Trung Quốc
đã xuất hiện từ lâu thông qua hệ thống chợ phiên dọc biên giới ở cả 2 nước nhưng trước đây việc giao lưu kinh tế của đồng bào bị hạn chế bởi chính sách cấm vận sau sự kiện tranh chấp biên giới 1979 thì kinh tế của tộc người Pu Péo hoàn toàn bị hạn chế mua bán trao đổi với Trung Quốc Giai đoạn này đồng bào chủ yếu chỉ trao đổi hàng hóa với các tộc người khác thông qua hệ thống các chợ phiên Đồng Văn, Phố Bảng, Lũng Phìn, Sà Phìn nhưng sự trao đổi hàng hóa rất thấp Đồng bào đi chợ chủ yếu mua bán những nhu yếu phẩm, thực phẩm cần thiết như thịt, rau, dầu, mỡ, muối
Cũng như nhiều tộc người khác cùng sinh sống ở trên cao nguyên đá giai đoạn trước năm 1986 người Pu Péo còn hết sức lạc hậu, ở đồng bào còn duy trì nhiều hủ tục lạc hậu, hiện tượng mù chữ, tảo hôn và hôn nhân cận huyết vẫn còn đậm nét đã tác động tiêu cực tới đời sống của đồng bào theo như ông Củng Gia Lượng cho biết (Thời đó người người Pu Péo còn lạc hậu lắm có việc gì
Trang 22xảy ra cũng đều mời thầy cúng về, người ốm không đi khám bệnh ở trạm y tế, người phụ nữ khi sinh con phải tự sinh tại nhà nên rất nguy hiểm tới tính mạng,
tỉ lệ sinh con đạt thấp thường gây tử vong) Bên cạnh đó người Pu Péo còn duy trì tục hôn nhân cận huyết thống gây lên tình trạng tuổi thọ của đồng bào chỉ đạt trung bình là 45 tuổi, nhiều đứa trẻ khi sinh ra hay mắc bệnh hiểm nghèo khó qua khỏi, chính điều này trong thời gian dài dân số của người Pu Péo tăng không đáng kể [44]
Tục tảo hôn diễn ra mạnh, mặc dù tộc người Pu Péo không khuyến khích lấy nhiều vợ tính chung thủy một vợ một chồng rất bền vững nhưng lại kết hôn sớm Theo lời kể của bà Củng Thị Xuân ở Phố Mới thị trấn Phố Bảng cho biết bản thân bà và những người Pu Péo cùng tuổi đều kết hôn sớm có người dựng vợ gả chồng từ khi 13, 14 tuổi Do phong tục tập quán cùng với sức ép của dòng họ và gia đình, không cho phép người Pu Péo kết hôn với các tộc người khác
Cái đói nghèo của đồng bào còn bởi tồn tại quá nhiều hủ tục lạc hậu trong tang ma, cưới xin đặc biệt là là tang ma Theo nhiều người già ở thôn Chúng Trải xã Phố Là cho biết, ngày trước, làm lễ ma cho người chết rất tốn kém, phải mổ nhiều trâu, bò, lợn, gà Đồng bào thường để người chết trong nhà nhiều ngày với quan niệm như thế thì người chết mới đem phúc về cho người sống sau khi chôn cất xong phải tiến hành làm lễ cúng ma khô (lễ chay) Lễ chay mới thực sự tốn kém, trong lễ này người ta mổ cả vài con trâu, bò và nhiều lợn, gà cúng bái, ăn uống trong nhiều ngày những gia đình nghèo thì phải
đi vay mượn trong họ và sau đó phải trả nợ, có gia đình trả nợ trong nhiều năm
Vì thế mà giai đoạn trước năm 1986 đời sống của đồng bào luôn trong tình trạng thiếu lương thực, ngô là món ăn chính trong những tháng giáp hạt phải ăn độn thêm cả khoai, sắn chỉ có lễ Tết mới ăn cơm trắng
Mặc dù được coi là tộc người có mặt sớm nhất trên cao nguyên đá Đồng Văn này nhưng do đặc thù dân số quá ít tộc người Pu Péo ở huyện Đồng Văn không có làng bản riêng của mình mà đồng bào ở lẻ tẻ xen cư với
Trang 23các tộc người Mông, tộc người Cờ Lao và tộc người Hoa Chính vì thế mà người Pu Péo ở Đồng Văn chỉ được coi là em út của các tộc người khác trên cao nguyên đá này
Nhìn chung, kinh tế của các tộc người nói chung, của người Pu Péo nói riêng trên cao nguyên đá Đồng Văn vẫn còn rất khó khăn, toàn huyện có 17 xã
và 2 thị trấn thì có tới 15 xã nằm trong diện xã nghèo Vì vậy đã có nhiều dự án được triển khai để tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế của đồng bào, trong các dự án đó phải kể đến các dự án 135, dự án 30a, dự án đầu tư dành riêng cho người Pu Péo trị giá 10 tỷ đồng giai đoạn 2005 – 2010 Đây là những dự án nhằm hỗ trợ cho đồng bào xây dựng hệ thống điện, đường, trường, trạm và một phần hỗ trợ đời sống Bên cạnh đó dự án còn dành một phần kinh phí để khôi phục, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của người Pu Péo Cho đến nay hầu hết người Pu Péo đều được thừa hưởng những chính sách từ dự án mang lại Hiện nay tất cả các xã có người Pu Péo sinh sống đều có trường mầm non, trường tiểu học, điểm văn hóa bưu điện xã, trạm y tế, nước sạch, nhà sinh hoạt cộng đồng, thủy lợi, điện sinh hoạt Tuy nhiên, dự án mới chỉ đáp ứng được những nơi người Pu Péo sống tập trung như xã Phố Là, vẫn còn nhiều hộ
Pu Péo ở các xã Phố Cáo, xã Má Lé chưa được hưởng những thành quả từ dự
án do đồng bào sống đơn lẻ ở những nơi địa hình phức tạp [42]
Từ khi có những chính sách quan tâm, ưu tiên, tạo điều kiện phát triển của Đảng và chính quyền địa phương, cuộc sống của người Pu Péo ở Đồng Văn đang dần có những chuyển biến Đời sống vật chất của đồng bào đã dần được cải thiện theo như nhận xét của ông Củng chẩn Tráng là người Pu Péo Chủ tịch
xã Phố Là (bây giờ các anh về Phố Là sẽ không thấy còn hộ gia đình người Pu Péo nào lấy ngô làm lương thực chính nữa) Mặc dù vậy, so với các tộc người khác trong huyện Đồng Văn, thì tỉ lệ đói nghèo của người Pu Péo còn khá cao, trong 72 hộ vẫn còn 20 hộ đói nghèo chiếm 27% (xem biểu 1.2) [21]
Trang 24Biểu 1.2; Danh sách các hộ Pu Péo còn nhiều khó khăn
STT Địa bàn
thôn, xã
Số hộ chưa có đường
Số hộ chưa
có điện
Số hộ chưa
có nước sạch
Số hộ chưa có nhà
Số hộ nghèo
Nguồn: Phòng văn hóa dân tộc huyện Đồng Văn (năm 2011)
Qua bảng thống kê này cho thấy, trong 72 hộ Pu Péo ở huyện Đồng Văn, thì có 21 hộ trong diện hộ nghèo của huyện (chiếm 29 %) cao hơn nhiều so với múc trung bình của huyện, trong đó có 8 hộ chưa có đường giao thông (chiếm 11%), có 1 hộ chưa có điện lưới quốc gia (chiếm 1,9%), có 18 hộ chưa có nước sạch (chiếm 25%)
Để khắc phục tình trạng này, huyện Đồng Văn đã tổ chức nhiều khóa tập huấn về trồng trọt, chuyển đổi cây trồng vật nuôi, triển khai giống mới các dự
án 135, dự án hỗ trợ phát triển dành riêng cho người Pu Péo ở Đồng Văn từ năm 2005 đến 2010, dự án 30 A, chương trình xây dựng nông thôn mới đang từng bước làm thay đổi đời sống của người Pu Péo
Khi đi điền dã tại các xã có người Pu Péo sinh sống, tác giả đã thấy cuộc sống của đồng bào đang chuyển biến tích cực Hiện nay, không còn gia đình người Pu Péo nào phải sống trong những căn nhà tạm nữa, đa số đồng bào không còn sử dụng ngô làm lương thực chính nữa mà đã chuyển sang dùng gạo, chỉ còn 4 gia đình các ông Ly Nọ Páo, Ly Vản Sò, Ly Mí Sính, Ly Mí Co
ở thôn Sảng Pà xã Phố Cáo vẫn còn dùng ngô đồ (Mèn Mén) làm lương thực
Trang 25Từ năm 1990, khi quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc được bình thường hóa, thì hoạt động giao thương giữa hai nước cũng phát triển, một
số người Pu Péo đã lấy việc buôn bán làm nguồn sống chính Khi điền dã tại xã Phố Là tác giả thấy hầu như người phụ nữ nào ở đây cũng có thêm nghề đi chợ buôn bán Đồng bào thường thu mua các nông thổ sản tại địa phương để bán sang Trung Quốc và mua những sản phẩm hàng công nghiệp phục vụ tiêu dùng
về bán tại các chợ phiên ở huyện và một số huyện lân cận
Đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào cũng có sự thay đổi, đặc biệt những hủ tục trong cưới xin, ma chay đã giảm đi rất nhiều, đồng bào không còn tập tục hôn nhân cận huyết hay tảo hôn nữa Do chính quyền địa phương làm tốt công tác vận động tuyên truyền, nên ngày nay ở các thôn bản của người Pu Péo khi có người ốm hay sinh đẻ đồng bào không còn mời thày cúng về chũa bệnh nữa mà đưa ra trạm y tế xã hay bệnh viện huyện Các xã đều có điểm bưu điện văn hóa xã
Trước năm 1986, đa số người Pu Péo không biết chữ, thậm chí con gái không được đi học, thì ngày nay con cái của đồng bào trong độ tuổi đều đi học,
có nhiều em đã học ở nhiều trường dân tộc nội trú huyện, tỉnh, trường Vùng cao Việt Bắc, các trường đại học, cao đẳng Điển hình như gia đình ông Tráng Mìn Tề ở thôn Chúng Trải có 3 người con, thì cả 3 người con đều đang học đại học ở Hà Nội Nhiều con, em của người Pu Péo trở thành những cán bộ hiện đang công tác tại huyện nhà
Nhìn chung giai đoạn 1986 – 2012 cuộc sống của đồng bào Pu Péo ở huyện Đồng Văn có nhiều nét chuyển biến rất quan trọng Đồng bào không còn chặt phá rừng nữa mà ngược lại bảo vệ rừng tốt hơn so với nhiều tộc người khác cùng chung sống trong địa bàn, cuộc sống không còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nữa, cuộc sống tự cấp tự túc trước kia dần bị phá vỡ thay vào đó đã xuất hiện mô hình sản xuất gắn với kinh tế hàng hóa, nhiều hộ gia đình người
Trang 26Pu Péo đã thoát nghèo và đang vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất biên cương địa đầu Tổ quốc này
Là một huyện miền núi khó khăn của tỉnh Hà Giang, huyện Đồng Văn có diện tích đất canh tác nông nghiệp rất hạn chế là 22.166,74 ha, còn lại là núi đá chiếm tới 73,49% diện tích [22]
Khí hậu mang tính ôn đới nên tình trạng thiếu nước sinh hoạt và nước tưới nông nghiệp đang là vấn đề lớn của địa phương
Về nông nghiệp, do diện tích đất trồng ít và chất đất rất xấu, nhưng đồng bào các tộc người nơi đây vẫn tích cực tham gia đẩy mạnh sản xuất chủ yếu là trồng ngô, lúa nương, lúa nước, mạch ba góc và các loại cây họ đậu nhằm giải quyết lương thực tại chỗ Bên cạnh đó cùng với các huyện Mèo Vạc, Quản Bạ,Yên Minh huyện Đồng Văn đang tích cực chuyển đổi sang trồng các loại cây dược liệu như đỗ trọng, xuyên nhung, huyền xâm, ý nhĩ, thảo quả… để cung cấp nguyên liệu cho thị trường chế biến dược liệu ở trong nước Diện tích cây dược liệu của huyện đạt 50 ha chủ yếu là thảo quả, đỗ trọng Đây đang là hướng đi mới của huyện và việc trồng các cây dược liệu trở thành thế mạnh kinh tế của địa phươg trong vài năm trở lại đây [23]
Trong lĩnh vực chuyển đổi cây trồng này, tộc người Pu Péo đã tham gia tích cực trồng các loại cây được liệu như đỗ trọng, thảo quả hay dự án trồng hoa hồng, những dự án này đã góp phần tích cực cải thiện đời sống của đồng bào
Do đặc thù là huyện miền núi có nhiều tộc người sinh sống, trong đó có những tộc người dân số ít như Pu Péo, Lô Lô, Cờ Lao, Bố Y … nên huyện Đồng Văn được Nhà nước quan tâm và có nhiều chính sách hỗ trợ về kinh
tế, bảo tồn văn hóa… Bên cạnh đó huyện có nhiều địa danh du lịch nổi tiếng như cột cờ Lũng Cú, khu đi tích nhà Vương ở xã Sà Phìn, khu phố cổ Đồng
Trang 27Văn, đỉnh Mã Pì Lèng và dòng sông Nho Quế Đây là những địa danh du lịch nổi tiếng được các du khách trong và ngoài nước biết đến Năm 2008, huyện được Unessco công nhận cùng với các huyện Mèo Vạc, Yên Minh và Quản Bạ nằm trong công viên địa chất toàn cầu được bảo tồn cấp Quốc gia Đồng Văn là huyện vùng lõi của Công viên địa chất toàn cầu vì thế mà nhiều năm trở lại đây huyện đã có nhiều chính sách phát triển kinh tế du lịch và coi đây là thế mạnh của huyện
Để tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế du lịch phát triển, trong mấy năm trở lại đây, huyện Đồng Văn chú trọng xây dựng, phát triển kinh tế thương mại dịch vụ Huyện có một lợi thế là có cửa khẩu Phố Bảng, nhân dân các tộc người
ở huyện đã có truyền thống giao thương lâu đời với nước Trung Quốc thông qua các chợ giáp biên giới, đồng thời ngay tại Huyện cũng có hệ thống chợ phiên với các trung tâm buôn bán sầm uất ở các xã Lũng Phìn, Đồng Văn, Phố Bảng, Phố Cáo Hệ thống chợ phiên dày đặc, hầu hết các xã đều có chợ phiên.Trong mấy năm trở lại đây việc phát triển kinh tế thương mại dịch vụ
đã thu được nhiều kết quả quan trọng Theo số liệu thống kê của huyện trong báo các kinh tế năm 2011 thì sự tăng trưởng được cho là khá tốt khoảng 35,04% hàng năm [46]
Đồng Văn tập trung nhiều tộc người thiểu số có dân số rất ít như Pu Péo,
Cờ Lao, Lô Lô….đồng bào còn gìn giữ và bảo tồn nhiều nét văn hóa đặc sắc của tộc người mình Với nhiều dự án và sự quan tâm của Nhà nước, văn hóa đồng bào các tộc người nơi đây đang có sự chuyển biến rõ rệt Hiện nay, không còn xã trắng
về giáo dục và y tế, tất cả các xã đều có trạm bưu điện văn hóa xã, sóng điện thoại, truyền thanh truyền hình đã phủ toàn huyện đạt 80% Nhiều giá trị văn hóa phi vật thể của các tộc người sống ở huyện được phục hồi, giữ gìn và phát huy
Trang 28Tiểu kết chương 1
Đồng Văn là huyện miền núi phía bắc của tỉnh Hà Giang, có vị trí đặc biệt, nơi đây có cột mốc đầu tiên cắm lá cờ sao vàng của Tổ quốc thể hiện chủ quyền thiêng liêng của dân tộc Huyện có địa hình rất phức tạp, bị chi cắt và chủ yếu là núi đá, thiếu nước sinh hoạt và nước tưới trong nông nghiệp nghiêm trọng, diện tích đất canh tác rất ít và không được mầu mỡ, đây là thủ thách lớn với các tộc người sinh sống ở địa phương này
Mặc dù có điều kiện tự nhiên khó khăn khắc nghiệt như vậy, song Đồng Văn sớm được nhiều tộc người di cư đến và xác định là nơi định cư lâu dài Bên cạnh những yếu tố văn hóa chung mỗi tộc người ở nơi đây còn có những đặc trưng văn hóa riêng Do sống cộng cư và xen kẽ như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự đoàn kết các tộc người đồng thời cũng tạo điều kiện giao lưu những kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp hay trong giao lưu hội nhập văn hóa Tuy nhiên việc sống cộng cư như vậy cũng là vấn đề thách thức cho việc bảo tồn văn hóa của các tộc người
Là một tộc người có dân số rất ít ở Việt Nam, người Pu Péo di cư đến nước ta khoảng 300 năm và định cư ở các huyện Yên Minh, Mèo Vạc, Bắc Mê
và Đồng Văn của tỉnh Hà Giang Trong đó, huyện Đồng Văn là đông nhất Trước đây, cuộc sống của người Pu Péo còn rất khó khăn, vất vả, do đặc thù của điều kiện tự nhiên cộng với trình độ dân trí thấp Ngày nay, được sự quan tâm của Đảng bộ các cấp và chính quyền địa phương, đời sống của đồng bào
Pu Péo ở huyện Đồng Văn ngày càng được nâng lên cả về vật chất và tinh thần Với số dân ít ỏi là 313 người (theo con số thống kê năm 2011) nhưng người Pu Péo vẫn giữ được những đặc trưng văn hóa riêng góp phần vào bức tranh đa dạng văn hóa các dân tộc của Việt Nam nói chung và văn hóa các tộc người thiểu số ở tỉnh Hà Giang nói riêng [21]
Trang 29Chương 2 ĐỜI SỐNG KINH TẾ CỦA NGƯỜI PU PÉO
Ở HUYỆN ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ GIANG
2.1 Nông nghiệp
2.1.1 Trồng trọt
2.1.1.1 Ruộng nương
Khác với các tộc người khác, người Pu Péo khi mới di cư tới Đồng Văn
đã chú trọng khai thác đất để làm ruộng nương (ruộng bậc thang) Cách chọn đất canh tác của người Pu Péo ở huyện Đồng Văn hoàn toàn là do kinh nghiệm của ông cha để lại
Theo đồng bào để ruộng đạt kết quả tốt thì việc chọn đất có một ý nghĩa hết sức quan trọng vì chọn đất sẽ là tiền đề, là bước đầu tiên cho việc làm nông nghiệp Theo lời kể của các cụ già người Pu Péo ở xã Phố Là, tới tận ngày nay đồng bào vẫn duy trì cách chọn đất truyền thống Khi đi tìm đất để khai phá nương, ruộng bậc thang hay ruộng nước, đồng bào dùng chính con dao phát nương cắm xuống đất, nơi có thửa ruộng được chọn, nếu khi rút con dao lên thấy đất bám theo ở lưỡi dao nhiều và ẩm đó là đất cực tốt
Là một tộc người thiên di từ Trung Quốc sang Việt Nam muộn, nên người
Pu Péo ở Hà Giang ít có điều kiện cày cấy trên những thửa ruộng lớn bằng phẳng, đầy đủ nước tưới thuận lợi cho việc cấy lúa hay trồng trọt 2 vụ một năm Vì thế, việc chọn đất làm ruộng bậc thang hay làm mương của đồng bào không thể cầu kì như một số tộc người bản địa Những nơi được đồng bào chọn thường là đất ở bìa ven rừng già và quan trọng phải là nơi gần nguồn nước dễ canh tác Trước hết người Pu Péo xem khu đất đó có đủ điều kiện để làm ruộng bậc thang hay không, hướng ruộng phải đủ ánh sáng, ruộng không quá dốc
Theo ông Tráng Mìn Tề ở xóm Mới thị trấn Phố Bảng, một người nổi tiếng là làm nông nghiệp có nhiều kinh nghiệm cho biết: Trước đây, khi người
ít, đất còn nhiều, việc chọn đất làm ruộng bậc thang cầu kì hơn Khi chọn mảnh
Trang 30đất để phát ruộng, người ta cũng xem tuổi chủ nhà có hợp không, sau đó đi vào rừng chọn những mảnh đất ven rừng hoặc ven suối nhưng phải không quá dốc
để phát cây là ruộng thì mới giữ được nước, mảnh ruộng được chọn phải tương đối rộng hoặc dài theo bìa rừng càng tốt bởi như thế sẽ dễ dàng sử dụng trâu,
bò để cày, bừa Khi chọn được mảnh ruộng ưng ý đồng bào thường tiến hành xem đất, người ta lấy con dao hoặc cành cây rừng vót nhọn đóng xuống đất, nếu sâu khoảng 30 cm không vướng đá là được, màu đất phải đen hoặc hơi nâu,
sờ đất mịn tơi và có độ dính thì đó là đất tốt Đồng bào cho rằng, đất để làm nương tốt là đất nơi bìa rừng có nhiều cây mọc tốt, có độ ẩm cao
Nếu mảnh đất được chọn có đủ ánh sáng độ ẩm tốt, có khả năng giữ được nước cao, thì ưu tiên để trồng riêng cây lúa, sau đó mới đến các cây trồng khác như ngô hay đậu Nếu mảnh đất đó có sẵn những cây to sinh sống thì là đất rất tốt Loại đất này thì thích hợp với hầu hết các loại cây trồng đặc biệt là lúa Mảnh đất tốt sẽ cho năng suất cao, có thể trồng lâu năm mà không sợ đất bạc màu Ngoài ra, đất ở sườn đồi núi thấp (ụt tong lọn) cũng là loại đất tốt trồng các loại cây như ngô và các loại cây ngắn ngày, có thể cho 3- 4 mùa vụ tốt tươi đất mới bạc màu Loại đất này có đặc điểm là đất có màu đen, đỏ sẫm hoặc nâu sẫm, lớp đất trên mặt tơi xốp có độ dày khoảng 20- 30cm, nếu có lẫn
đá nhỏ màu đen thì càng tốt
Người Pu Péo rất quí rừng nhất là rừng thiêng vì thế, họ hạn chế phát rừng làm nương Trên thực tế, ở Đồng Văn có rất ít rừng, chủ yếu là núi đá Chính vì vậy, rừng ở đây rất hiếm
Ở Đồng Văn, đất canh tác nông nghiệp chủ yếu là đất Feralits đỏ nâu [22] thích hợp với các loại cây ngô, đậu Khi đã chọn được mảnh đất ưng ý, người Pu Péo đánh dấu bằng cách phát vài cây ở xung quanh và xếp đá ở bốn phía nhằm báo hiệu cho mọi người mảnh đất đã có chủ rồi, để những người khác không không được làm trên đất đó nữa Sau đó, đồng bào chọn ngày để phát cây và dọn đất cải tạo thành ruộng bậc thang Theo nhiều người già ở thôn
Trang 31Trúng Chải, Củng Chá kể lại, trước đây thời ông bà tổ tiên, còn có một lễ cúng nhỏ trước khi khai phá đất để làm ruộng Ngày nay, tục lệ này bị bỏ, chỉ còn xem ngày đi phát cây làm đất mới đồng bào vẫn còn lưu giữ Khi đã tiến hành xong thủ tục chọn đất, người Pu Péo tiến hành phát cây làm đất công việc này thường do đàn ông đảm nhiệm, nhưng thực ra người phụ nữ vẫn thường xuyên tham gia
Đồng bào thường chọn việc phát cây làm đất vào mùa hanh khô và chọn lúc thời tiết khô ráo, thường là buổi trưa và chiều Trước đây, người Pu Péo còn dùng lửa để đốt cây và dùng tro làm phân bón cho đất luôn Ngày nay, họ thường phát cây, sau đó chọn những cây to bó lại để mang về làm chất đốt ở nhà, bởi ở Đồng Văn do khí hậu rất khắc nghiệt nhất là vào mùa đông nên việc thu gom chất đốt trong tự nhiên là rất quan trọng, vì thế người Pu Péo ở đây rất quí vật liệu chất đốt tự nhiên này
Việc làm đầu tiên mà người ta phải làm là phát cỏ và bụi cây trước, sau
đó mới chặt cây to.Với qui trình phát từ dưới lên cây sẽ không bị dính vào nhau, dễ phát hơn Để thực hiện công việc một cách nhanh và gọn nhất, người
Pu Péo đã huy động nhân lực gồm toàn bộ các thành viên trong gia đình từ trẻ
em đang đi học đến những người già cả Sự phân công lao động trong gia đình diễn ra một cách tự nhiên: những người đàn ông khỏe mạnh thì đảm nhiệm những công việc nặng nhọc nhất (chặt cây to, phát những nơi rậm rạp khó phát), phụ nữ trẻ em, người già có nhiệm vụ chặt cành, gom lại thành từng đống một sau đó tiến hành dọn dẹp những vùng đất xung quanh cho thật sạch
Khi công việc phát cây trên mảnh đất được chọn cơ bản đã hoàn thành, đồng thời nhặt hết những gốc cây còn sót lại trong đất gom thành từng đống cùng những đống cây nhỏ để cho vài ngày khô đi rồi đốt Khi đốt, họ chọn ngày nắng thật to, khô hanh.Thời gian đốt vào lúc chiều tối vì khi đó, gió sẽ mạnh hơn Việc đốt cây thực hiện theo nguyên tắc: đốt từ chân ruộng chỗ thấp nhất lên đến đỉnh ruộng cao nhất Sau khi đốt song lần thứ nhất, cần để 3 - 4 ngày mới đốt tiếp lần hai Họ dọn, thu gom các cây chưa cháy hết để đốt Nhờ
Trang 32vậy những cành to và cây to mới khô hẳn, mới đốt cháy hết được Thời tiết cũng có ảnh hưởng nhiều tới việc phát và đốt nương Nếu năm nào trời mưa nhiều, việc đốt nương và dọn dẹp nương sẽ gặp nhiều khó khăn hơn Để tránh cháy rừng, Người Pu Péo ở Đồng Văn sử dụng kinh nghiệm vốn có là tạo ra khoảng trống xung quanh bốn mặt chỗ đất đã chọn
Người Pu Péo cũng làm nương như các tộc người thiểu số khác, đất nương được chọn thường là những mảnh đất dốc xen lẫn đá khó có thể cải tạo thành ruộng bậc thang Khi mọi công việc chọn đất, đốt nương xong đồng bào dùng cuốc là chính để xới mảnh đất nương của mình Trước đây nương được làm đất không kĩ và đồng bào trồng trọt ngay sau khi khai phá, chủ yếu là các giống ngô tẻ, ngô nếp và một số cây rau truyền thống chịu được hạn tốt nhưng cho năng suất rất thấp Theo ông Củng Chẩn Tráng chủ tịch xã Phố Là cho biết
“ trước đây tộc người Pu Péo của ông trồng ngô trên nương lạc hậu lắm, đồng bào dùng que chọc lỗ và tra hạt giống vào sau đó lấp đất lợi dụng ngay tro vừa đốt nương làm phân bón nhưng ngày nay thì khác rồi nhà ai cũng dùng cuốc để cuốc hốc sau đó tra hạt và bón cả phân chuồng nữa ” Do cải tiến cách trồng đặc biệt có sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông của huyện nhiều giống ngô lai mới như DK99, H 30, mạch ba góc, cả một số cây dược liệu như sa nhân, đỗ trọng, cây rau bí, đậu hà lan, đậu cove, đậu tương, khoai sọ, dong giềng cũng được trồng Những thửa nương ngô hay hoa màu của đồng bào Pu Péo bao giờ cũng cho năng suất cao hơn hẳn so với nhiều tộc người khác cùng chung sống trong địa bàn Theo ông Củng Chẩn Tráng chủ tịch xã phố là cho biết “ sản lượng ngô trước đây khi thu hoạch chỉ đạt rất thấp nhưng từ khi đưa giống ngô mới DK99 và H 30 có gia đình chăm sóc đúng kĩ thật như cán bộ huyện hướng dẫn đã đạt năng suất cao đảm bảo đủ ngô cho chăn nuôi và nấu rượu” theo thống
kê của phòng nông nghiệp huyện nếu những năm trước 1990 sản lượng cây ngô truyền thống của đồng bào cho năng suất không đáng kể chỉ đạt 18 tạ 1 ha nhưng khi áp dựng các giống ngô mới như DK99 hay H30 đã đạt 35 tạ 1 ha [22]
Trang 33Không phụ thuộc vào nguồn nước tự nhiên như một số tộc người khác người Pu Péo lại coi rất trọng việc cải tạo đất nhiều hơn, để canh tác trên những thửa ruộng bậc thang trên cao họ đã tìm mọi cách dẫn nước nhập điền, tăng cường làm mương phai, làm máng để dẫn nước, thậm chí những thửa ruộng khó giữ nước đồng bào còn xếp cả kè đá rất chắc chắn để đắp bờ giữ nước, trên những mảnh ruộng bậc thang có cách giữ nước bằng việc đắp bờ có để cho đường nước chảy nhưng so le nhau để tận dụng mọi nguồn nước phục vụ trồng trọt Do đặc thù khí hậu của cao nguyên đá Đồng Văn mặc dù đã tìm mọi cách khắc phục nhưng một số nơi do thiếu nước nên đồng bào vẫn phải bỏ hoang đất chỉ trồng được 1 vụ trong năm Người Pu Péo ở huyện Đồng Văn được thừa nhận họ và tộc người Lô Lô là 2 tộc người đầu tiên khai khẩn ruộng nương và ruộng bậc thang ở huyện Đồng Văn
2.1.1.2 Ruộng nước
Mặc dù sống trên các sườn núi ngoài việc canh tác ruộng bậc thang truyền thống, đồng bào rất thạo canh tác ruộng nước Trước đây việc canh tác ruộng nước hoàn toàn theo phương pháp truyền thống dùng sức kéo của gia súc
để là đất đối với những thửa ruộng có diện tích lớn, dùng sức người với những thửa ruộng nhỏ hơn Tuy nhiên, do dặc thù của địa hình vùng cao diện tích của những thửa ruộng nước của đồng bào không được rộng và vuông vắn mà chủ yếu là bám theo ven suối hay trong những khe của những thung lũng hẹp Hiện nay việc canh tác ruộng nước của đồng bào đã có nhiều kĩ thuật mới được áp dụng vào Ngay từ khâu làm đất đã có sự thay đổi đồng bào đã biết áp dụng máy móc nông nghiệp vào trong sản xuất Nếu như trước đây việc làm đất được coi là công đoạn vất vả nhất và phải bỏ nhiều công sức nhất theo như ông Củng Chẩn Tráng chủ tịch ủy ban nhân dân xã Phố Là cho biết “ trước đây, khi canh tác trên những thửa ruộng nước tộc người mình đã huy động nhiều nhân lực và còn phải đổi công cho nhau trong khâu làm đất để cho kịp thời vụ nhưng bây giờ canh tác trên các thửa ruộng nước này thì khác rồi, không còn lo không kịp thời vụ nữa ”
Trang 34Khi đi điền dã ở các xã Phố Là Phố Cáo, Thị trấn Phố Bảng, tác giả thấy đồng bào rất thạo sử dụng máy nông nghiệp Gia đình người Pu Péo nào cũng
có máy cày loại vừa và nhỏ của các hãng sản xuất trong nước và cả máy Trung Quốc nữa Người đàn ông đảm nhiệm việc sử dụng máy trong khâu làm đất
Việc áp dụng máy móc vào sản xuất khiến cho việc canh tác ruộng nước trở nên đơn giản hơn rất nhiều so với trước kia, đất được cày để cho ải sau đó lại cày lại và được ngâm trong nước cho ngấm kĩ Sau khâu này, đồng bào dùng máy bừa kĩ nhiều lần để đất nhuyễn, sau đó, trước khi gieo cấy lại bừa một lần nữa cho đất thật tơi nhuyễn rồi mới cấy Việc dùng máy cày và máy bừa đã tạo điều kiện về thời gian chuẩn bị ruộng cho việc cấy trồng kịp thời vụ không còn
là nỗi lo của đồng bào nữa
Khi khâu làm đất đã xong, đồng bào bắt đầu gieo cấy Trước đây, với cách làm ruộng nước truyền thống đồng bào thường gieo thẳng hạt Việc làm này khiến cho cây lúa phát triển kém thậm chí phải gieo đi gieo lại nhiều lần, lỡ thời vụ mà cây lúa mọc không đều năng suất lúa không cao Việc chăm sóc cũng gặp nhiều khó khăn nhất các khâu bón phân và làm cỏ cho lúa Ngày nay, đồng bào đã gieo mạ trên những thửa ruộng riêng được chăm sóc cẩn thận đúng ngày tuổi mới đem ra ruộng cấy việc làm này đã tạo điều kiện cho việc gieo trồng kịp thời vụ hơn
Bên cạnh đó, công tác thủy lợi được chú trọng Hệ thống mương, phai, đập thủy lợi nhỏ được chính quyền địa phương xây dựng nhằm phục vụ đồng bào đưa nước tưới cho việc canh tác ruộng nước Vì thế, diện tích ruộng nước của người Pu Péo được mở rộng đáng kể Trước đây, đồng bào canh tác ruộng nước hoàn toàn theo cách làm truyền thống dùng sức kéo trâu bò thậm chí cả sức người, gieo trồng các giống lúa truyền thống, nhưng do công tác thủy lợi không được quan tâm thường xuyên, thiếu nước tưới, nên năng suất không cao, ruộng chỉ cấy được một vụ và bỏ hoang Từ khi áp dụng khoa học kĩ thuật kết hợp sử dụng máy móc nông nghiệp, công tác thủy lợi được chú trọng thì số
Trang 35diện tích đất canh tác hai vụ ngày càng được mở rộng Khi điền dã tại Phố Bảng tác giả thấy số ruộng nước canh tác 1 vụ rất ít chủ yếu đồng bào ở đây đều canh tác 2 vụ lúa
Việc chọn các giống lúa để gieo trồng rất quan trọng, trước đây, theo cách làm truyền thống đồng bào chọn các giống lúa chịu hạn và chịu sâu bệnh tốt Tuy nhiên, các giống lúa này lại có thời gian gieo trồng dài ngày thường chỉ trồng được một vụ trong năm cho năng suất thấp Trước đây khi lúa chưa phải
là cây lương thực chính thì việc canh tác cây lúa nước không được chú trọng nên sản lượng không cao chỉ đạt 25ta/ha, ngày nay ăn gạo đã trở thành lương thực chính vi thế việc canh tác cây lúa được chú trọng Nhiều giống lúa như bao thai, sin 6 hay khang dân đã được trồng thay thế cho những giống lúa truyền thống đã cho năng suất cao sản lượng đạt 35 tạ/ha đảm bảo được lương thực của đồng bào gần đủ trong năm [22]
Với kinh nghiệm làm ruộng truyền thống cộng với việc áp dụng máy móc nông nghiệp trong khâu làm đất, kết hợp việc đảm bảo nước tưới và kĩ thuật chăm sóc được cán bộ khuyến nông hướng dẫn, sử dụng phân chuồng và phân bón hóa học đúng cách, vì thế mà những thửa ruộng của tộc người Pu Péo thường cho năng suất cao hơn những tộc người khác trong địa bàn điều này được minh chứng khoảng vài năm trở lại đây các hộ gia đình tộc người Pu Péo
đã chuyển sang ăn gạo là chủ yếu việc dùng ngô làm lương thực chỉ xảy ra ở một số ít hộ gia đình trong những tháng giáp hạt
2.1.1.3 Vườn nhà và vườn rừng
Bên cạnh việc canh tác nương rẫy, ruộng bậc thang và ruộng nước thì kinh tế vườn và vườn rừng cũng rất quan trọng Trước đây đồng bào không có vườn nhà và vườn rừng không hề có, chỉ vài năm gần đây đồng bào mới chú trọng phát triển kinh tế vườn và kinh tế vườn rừng
Trong một thời gian dài cư trú tại huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang, đồng bào Pu Péo không hề có ý khai phá đất xung quanh ngôi nhà của mình để cải
Trang 36tạo thành vườn nhà, mà đồng bào cho rằng muốn có các sản phẩm để phục vụ đời sống hàng ngày đều lấy trên nương hoặc vào rừng Chỉ mấy năm trở lại đây, nhiều gia đình người Pu Péo mới chú trọng đến việc cải tạo đất xung quanh nhà mình ở thành những mảnh vườn để trồng cây ăn quả, trồng rau và một số cây thuốc quý
Khi đi điền dã tại xã Phố Là, tác giả thấy mảnh vườn xung quanh nhà của đồng bào chủ yếu trồng các cây ăn quả lâu năm như lê, táo, mận, đào bên cạnh
đó trồng rất nhiều rau xanh, cây gia vị và một số cây thuốc quý
Từ khi chú trọng phát triển mảnh vườn với mục đích ban đầu chỉ trồng một
số cây cấn thiết phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày, đến nay kinh tế vườn đang trở lên hết sức quan trọng góp phần lớn các nhu cầu thiết thực của đồng bào Hầu như các gia đình người Pu Péo nào cũng có một mảnh vườn nhỏ xung quanh nhà Mảnh vườn đó chủ yếu trồng một số cây ăn quả lâu năm như lê, mận, táo, đu đủ, rau, cây gia vị và một số cây thuốc nam
Vài năm trở lại đây, các hộ người Pu Péo ở xã Phố Là đã lấy việc phát triển kinh tế vườn để tăng thêm thu nhập giảm tỉ lệ hội đói nghèo Khi đi diền
dã, tác giả thấy ở thôn Chúng Trải có gia đình các ông Tráng Mìn Hồ, Tráng Mìn Tề đã rất chú trọng phát triển kinh tế vườn.Vườn nhà hai ông chủ yếu trồng các cây ăn quả, như táo, mận, lê…một số cây dược liệu quý như Đỗ Trọng, Xuyên Nhung đây là những cây cho thu nhập khá cao Gia đình ông Tráng Mìn Tề ở thôn Chúng Trải xã Phố Là đã thu hoạch cây trồng trên mảnh vườn của gia đình mỗi năm thu nhập khoảng 20 triệu đồng Gia đình ông Tráng Mìn Tề thu nhập từ vườn nhà mỗi năm cũng hơn 30 triệu đồng Việc phát triển kinh tế vườn nhà đã góp phần tích cực trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của người Pu Péo ở huyện Đồng Văn
Trước đây, khi nền kinh tế còn tự cung tự cấp là chính, thì đồng bào thường vào rừng để hái lượm các lâm thổ sản sẵn có hoặc săn bắn các con thú, chim muông mà không hề có ý thức trồng bổ sung các loại cây gỗ quí hiếm
Trang 37Hiện nay, thì hoàn toàn khác do huyện Đồng Văn có khí hậu rất đặc thù thích hợp với nhiều loại cây được liệu quí, nhất là một số cây có giá trị kinh tế cao cư trú dưới tán lá che phủ của rừng già Khi phòng nông nghiệp huyện triển khai
về chuyển đổi cây trồng muốn xây dựng ở huyện Đồng Văn trở thành vùng đất cung cấp nguồn dược liệu lớn cho thị trường dược liệu của cả nước, thì một số diện tích đất được chọn để trồng cây dược liệu, trong đó có cả việc trồng cây dược liệu trong rừng để lợi dụng sự che phủ của tán lá rừng thì kinh tế vườn rừng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế trồng trọt của đồng bào Việc giao đất giao rừng cũng đã được triển khai cho từng hộ gia đình từ lâu, đây là điều kiện hết sức thuận lợi góp phần cải thiện đời sống đồng bào từ việc giữ rừng, trồng rừng, khai thác rừng có hiệu quả hơn
2.1.2 Chăn nuôi
Từ lâu, chăn nuôi đã trở thành một hoạt động kinh tế quan trọng và phổ biến của tộc người Pu Péo ở Đồng Văn Khi đi điền dã ở các xã Phố Là, xã Phố Cáo, xã Ma Lé hay thị trấn Phố Bảng, bản thân tác giả nhận thấy gia đình người
Pu Péo nào cũng chăn nuôi gia súc, gia cầm những con vật mà đồng bào hay nuôi
là trâu (pạ cài), bò (pạ nu), ngựa (pạ riê), dê (pạ soọc), lợn (pạ mu), gà (pạ cáy), vịt (pạ cạt ), ngan (pạ cạt cưa), ngỗng (pạ han), chó (pạ ma), mèo (pạ meo)
Người Pu Péo rất giỏi chăn nuôi, đặc biệt cách giữ ấm cho gia súc thì hơn hẳn các tộc người khác ở cao nguyên Đồng Văn Họ nuôi gia súc gia cầm không chỉ làm thực phẩm cho cuộc sống hàng ngày hay làm sức kéo phục cho sản xuất và sinh hoạt, mà hơn thế, đó còn là nguồn cung cấp cho những hoạt động tôn giáo tín ngưỡng và các nghi lễ không thể thiếu trong chu kì đời người Ngày nay chăn nuôi ở tộc người Pu Péo đã trở thành một phần kinh tế quan trọng của gia đình, không chỉ là phục vụ trong gia đình mà còn để trao đổi, mua bán
Với trâu, bò ngựa, dê, đồng bào chủ yếu chăn thả tự nhiên trên đồi núi trong những mùa khí hậu nóng ấm, còn khi mùa đông giá rét, chủ yếu đồng bào nuôi nhốt tại chuồng có che chắn cẩn thận Trong chuồng luôn để nhiều rơm rạ
Trang 38để giữ ấm cho gia súc Do ở Đồng Văn khí hậu rất lạnh về mùa đông, thường nhiệt độ xuống thấp có nhiều lúc chỉ từ 0 đến 1 độ C, nên đồng bào còn thường xuyên đốt lửa sưởi ấm cho gia súc Thức ăn cho chúng chủ yếu là các loại cây
cỏ có sẵn trong tự nhiên Tuy nhiên, đo đặc thù của khí hậu ở Đồng Văn, người
Pu Péo còn dự trữ thức ăn cho gia súc Khi thu hoạch nông nghiệp, rơm rạ, cây ngô đồng bào thu gom lại mang về để dự trữ làm thức ăn cho gia súc trong những ngày đông giá rét vì lúc đó gia súc không chăn thả tự nhiên được
Ngày nay, có sự hướng dẫn tập huấn của phòng nông nghiệp huyện, đồng bào còn tự sản xuất thức ăn cho gia súc bằng việc trồng các loại cỏ để dành riêng cho trâu bò ăn Cỏ trồng được khi dến mùa thu hoạch, đồng bào thu hoạch một phần cho gia súc sử dụng trực tiếp, phần còn lại được tích trữ để dành cho mùa đông Do khí hậu của Đồng Văn vào mùa khô thiếu nước tưới, nên thời gian canh tác hạn chế, đồng bào chỉ canh tác 6 tháng trên một năm vì vậy vấn đề
dự trữ thức ăn cho gia súc được đồng bào rất coi trọng
Với những người sống ở vùng cao nguyên đá Đồng Văn nói chung và người Pu Péo nói riêng, ngựa (pạ riê ) là con vật được đồng bào rất coi trọng vì ngựa là phương tiện giao thông duy nhất trước đây và bây giờ vẫn như vậy nhất
là ở các địa hình phức tạp không đi được xe máy Hình ảnh đồng bào dùng ngựa thồ hàng hóa và cưỡi ngựa là hình ảnh rất quen thuộc ở các phiên chợ ở huyện Đồng Văn Hà Giang
Lợn (pạ mu) là con vật được nuôi nhiều nhất ở đồng bào Pu Péo, cách nuôi của họ cũng khá đơn giản, hàng ngày lợn được thả rông tự kiếm ăn chỉ đến tối mới được nhốt vào chuồng và cho ăn mỗi ngày 1 bữa, thức ăn chủ yếu là cám được nấu bằng ngô và sắn với rau hoặc chuối Chuồng lợn của người Pu Péo thì lại rất kiên cố có sàn bằng ván gỗ cách nền đất khoảng 25 cm đến 30
cm, xung quanh được bưng ván gỗ rất kín, mái thường lợp bằng tấm lợp Khi tìm hiểu kĩ thì được biết làm chuồng lợn như vậy để tránh bệnh tật và chống rét cho lợn Đồng bào Pu Péo rất giỏi nuôi lợn và biết phòng chống một số bệnh
Trang 39thông thường, trước đây khi chưa có cán bộ thú y ở xã đồng bào tự chữa bệnh cho gia súc gia cầm bằng các loại lá rừng công dụng rất tốt
Dê (pạ soọc) là con vật được nuôi nhiều nhưng không phải gia đình nào cũng nuôi Chủ yếu dê được chăn thả hoàn toàn tự nhiên chỉ đến tối đồng bào mới lùa vào chuồng Mục đích nuôi Dê của đồng bào không phải để dùng làm thực phẩm mà chủ yếu được trao đổi hay đem bán cho các thương nhân ở dưới xuôi Dê còn là con vật linh thiêng là con vật cúng tế khi cúng thần rừng hàng năm
Gà (pạ cáy), vịt (pạ cạt), ngan (pạ cạt cưa), là những loài gia cầm được người Pu Péo nuôi nhiều nhất với mục đích làm thực phẩm cho gia đình, hoặc tiếp đãi khi có khách quí, làm đồ cúng tế trong những tín ngưỡng thờ cúng của tộc người mình Gia cầm được nuôi hoàn toàn tự nhiên và số lượng tương đối nhiều có gia đình nuôi hàng chục con thậm chí gia đình của ông Tráng Mìn Tề ở thôn Trúng Chải nuôi tới hơn hai trăm con gia cầm gồm gà, vịt, ngan nhưng chủ yếu nuôi mang tính tự cung, tự cấp rất hiếm khi đồng bào mang bán và trao đổi
Do đặc thù địa hình chủ yếu là núi đá thiếu nước nên nghề nuôi trồng thủy sản ở tộc người Pu Péo không phát triển, khi đi diền dã tại xã Phố Là, tác giả thấy chỉ có gia đình ông Tráng Mìn Tề và Tráng Mìn Hồ có chiếc ao nhỏ để thả cá và theo 2 gia đình, lượng cá thả cũng chỉ đủ để giải quyết thực phẩm cải thiện bữa ăn hàng ngày cho gia đình chứ không dùng để trao đổi hay đem bán
Ao của các gia đình không rộng, nước không sâu, vị trí được chọn đào ao có khi chính là nơi đã lấy đất để làm nhà trình tường hoặc những mảnh ruộng có nhiều đất sét, một số loại cá nuôi ở ao như cá chép, cá trắm cỏ, rô phi Nhìn chung, việc nuôi trồng thủy sản của tộc người Pu Péo không đem lại giá trị kinh
tế mà chỉ mang tính chất cải thiện bữa ăn hàng ngày, số lượng gia đình có ao cũng rất ít
2.2 Lâm nghiệp
Như đã đề cập trong chương 1, địa hình ở Đồng Văn chủ yếu là núi đá Tuy nhiên, do đồng bào định cư khá gần với những cánh rừng, nên trước đây
Trang 40cuộc sống của người Pu Péo phụ thuộc hoàn toàn vào rừng Đồng bào coi rừng
là nguồn duy trì cuộc sống của tộc người mình Hiện nay diện tích rừng không còn nhiều phần lớn những cánh rừng còn lại ở huyện Đồng Văn đều do người
Pu Péo cai quản Đã từ lâu người Pu Péo có tục giao đất rừng cho từng hộ gia đình trong họ và việc sở hữu rừng được truyền từ đời này qua đời khác Khi đi điền dã tại xã Phố Là tác giả thấy mỗi hộ gia đình sở hữu diện tích đất rừng rất khác nhau Hộ gia đình ông Củng Gia Lượng ở thôn Trúng Chải sở hữu một diện tích rừng khá lớn khoảng 7 ha trong khi đó hộ gia đình ông Tráng Mìn Hồ cùng thôn lại sở hữu một diện tích rừng nhỏ hơn nhiều chưa đầy 3 ha trong khi
đó số khẩu nhà ông Tráng Mìn Hồ đông hơn 3 nhân khẩu Khi tác giả có hỏi tại sao có sự vô lí đó thì được ông Củng Chẩn Tráng chủ tịch ủy ban nhân dân xã Phố Là cho biết (người Pu Péo ở xã Phố Là có tục chia rừng cha truyền con nối nếu đời ông cha được chia nhiều thì đời con vẫn như vậy) Chính điều này đã góp phần tích cực trong việc giữ rừng của người Pu Péo
Hiện nay, diện tích rừng của đồng bào vẫn duy trì nhất là những cánh rừng đầu nguồn Hàng năm, sau khi tiến hành Lễ cúng thần rừng xong đồng bào thường tổ chức trồng rừng tuy nhiên vì rừng đã được chia và đồng bào coi
là rừng một tài sản quý của mình, việc trồng mới rừng hoàn toàn mang tính tự nguyện cao mà không có công từ việc trồng rừng này việc thu nhập từ kinh tế rừng cũng đã góp một phần nhỏ trong cuộc sống của đồng bào Một số cây dược liệu quí vẫn được khai thác nhưng theo kế hoạch nhằm tái tạo nguồn tài nguyên quí giá này, một số hộ đã tiến hành khai thác đi đôi với trồng mới nhằm duy trì ổn định kinh tế rừng
Thực tế hiện nay đồng bào chú trọng bảo vệ cánh rừng được giao hạn chế săn bắn, chặt cây lấy gỗ và phá rừng làm nương thu nhập từ rừng không đáng kể Theo ông Lục Quan Páo ở xóm Mới thị trấn Phố Bảng cho biết, việc gia đình ông được sở hữu 3 ha rừng và việc thu nhập từ rừng mỗi năm chỉ khoảng 5 triệu đồng từ một số cây dược liệu, mộc nhĩ, nấm hương, măng, quả