6. Cấu trúc của luận văn
3.3.5. Tín ngưỡng
Người Pu Péo rất coi trọng thờ tổ tiên khi bước vào nhà gian thờ tổ tiên được bố trí tương đối kín đáo ở phía Tây của ngôi nhà. Người Pu Péo thờ tổ tiên chung một bàn thờ như chỉ thờ 3 đời là đời cụ, đời ông bà, đời bố mẹ. thường mỗi gia đình trên bàn thờ đều có 3 hũ thờ mỗi hũ thờ một đời. Khi điền dã, tác giả thấy có nhiều gia đình đặt rất nhiều hũ thờ trên bàn thờ, như gia đình ông Củng Gia Lượng có tới 7 hũ thờ khi tác giả hỏi thì ông Củng Gia Lượng giải thích “lúc đầu gia đình nào cũng có chỉ có 3 hũ thờ nhưng sau này càng nhiều lên là do nếu trong gia đình có người hay đau ốm đồng bào đi xem bói hay mời thầy cúng về cúng, nếu thầy cúng phán có một đời tổ tiên nào đó đang quở trách chủ nhà thì phải lập thêm 1 hũ thờ cho đời đó vì thế mà số hũ thờ tăng lên”. Mặc dù chỉ có 3 hũ thờ cho 3 đời nhưng khi cúng đồng bào đều mời các đời trước đó về trong bài cúng.
Trong các bài cúng tổ tiên của mình đồng bào bao giờ cũng có 2 mâm cơm, một mâm trên dành cho tổ tiên, đồng bào quan niện nhưng người chết trẻ
hay chết ở bên ngoài nhà vì nhiều nguyên nhân đều là các ma ngoài và không được thờ chỉ khi cúng tổ tiên đồng bào mới cúng vọng thông qua 1 mâm cơm. Dụng cụ cúng cũng rất đặc biệt gồm một quả bầu khô hay một ít lông đuôi bò buộc vào que gỗ, đồng bào quan niệm như thế tổ tiên mới nhận ra con cháu của mình.
Người Pu Péo tin vào sự tồn tại của 3 thế giới. Ngoài thế giới thực còn có thế giới tồn tại ở trên trời – thế giới của các vị thần mà con người không thể kiểm soát được. Thế giới của các vị thần linh. Theo lời kể của nhiều người già Pu Péo ở xã Phố là thì trong thế giới đó còn có người trời có đặc điểm là mặt đỏ và thường đeo dao gỗ ở cổ. Thế giới thứ 3 ở dưới mặt đất với những con người chỉ bé bẵng một ngón tay và thường đeo dao ở kheo chân.
Thời gian của 2 thế giới kia và thế giới thực luôn ngược nhau, trước kia 3 thế giới được thông qua bằng chiếc thang. Về lĩnh vực tín ngưỡng tôn giáo truyền thống của người Pu Péo có rất nhiều loại hình đặc sắc và phong phú. Tín ngưỡng bao trùm của người Pu Péo là “vạn vật hữu linh” vì người Pu Péo cũng giống như tộc người khác từ xa xưa không vượt ra ngoài khuôn khổ của tư duy đa thần, họ không thể giải thích được thế giới bằng tư duy khoa học, cuộc sống của con người bị thiên nhiên chi phối, phải nương dựa vào núi rừng, hang động để tồn tại,trước mọi sự biến đổi của thiên nhiên con người lúc đó ngoại việc thích ứng và chế ngự thì không thể hiểu được và cũng không thể giải thích được tại sao lại có những hiện tượng như vậy, nên trong tâm thức của họ đã hình thành quan niệm mọi vật đều có linh hồn, đều có thần làm chủ tức là “vạn vật hữu linh”.
Người Pu Péo quan niệm về trời, đất, rừng, sông, suối là những vị thần quan trọng. Chính vì quan niệm âm dương tương hợp này, mà gia đình người Pu Péo nào ở Đồng Văn Hà Giang cũng có bàn thờ thiên địa riêng được thờ trang trọng ngay ngoài cửa đến tận gian chính giữa của ngôi nhà.họ cho rằng trời và đất là 2 vị thần linh thiêng nhất trong thế giới các vị thần. Đối với người
Pu Péo, Trời là vị thần tối linh nhất, quyền năng nhất trong thế giới thần linh, Trời ngự trị và chi phối cõi giới và muôn loài. Điều này xuất phát từ quan niệm về vũ trụ. Người Pu Péo cho rằng sự xuất hiện của đất đai, rừng, núi, sông, suối đều do đáng tối cao là Trời tạo ra. Ngoài trời và Đất, người Pu Péo rất coi trọng thần Rừng, đồng bào luôn duy trì đều dặn lễ cúng các vị thần này hàng năm theo một ngày nhất định mà không có việc sao nhãng hay khi cần thì mới cúng hoặc được mùa thì mới cúng như một số tộc người khác. Cũng giống như các tộc người khác đồng bào coi vạn vật hữu linh và cho rằng mỗi vật tồn tại đều có linh hồn giống con người vậy, vì vậy họ cho rằng mỗi vật tồn tại đều có chủ sở hữu đều do một vị thần sở hữu nên họ rất tôn kính và tôn thờ tất cả các vị thần.
Điều đáng chú ý trong đời sống tín ngưỡng của người Pu Péo là dù rất tin vào thần linh nhưng lại không lập đền thờ thần và thực tế khi đi điền dã ở xã Phố Là, thi trấn Phố Bảng, xã Phố Cáo, xã Má Lé huyện Đồng Văn cho thấy không có một đền thờ nào được lập để thờ các vị thần. Điều này được ông Lù Pá Sầu ở thị trấn Phố Bảng giải thích rằng vì hệ thần linh của tộc người Pu Péo quá đông đúc và phức tạp, thần linh có mặt ở tất cả các loài từ cây cỏ, sông suối đến nhà cửa nên không thể lập đền thờ đền này mà không nên lập đền thờ đền khác. Nhưng nhà nào cũng lập đền thờ Thiên, Địa ngay ở hai bên cửa chính và cả ở chính gian giữa rất trang trọng.
Phần “thực” và phần “hồn” có trong con người, trong các loài vật, các vật thể trong thiên nhiên, trong đó quan niệm về phần “hồn” đã được tạo ra ở mỗi người và cộng đồng người Pu Péo một đời sống tâm linh phong phú nhưng cũng rất phức tạp. Đối với con người quan niệm về linh hồn được thể hiện qua các phong tục ma chay, cưới xin, sự giao lưu giữa những người đang sống và những người đã chết.
Người Pu Péo quan niệm con người có 8 hồn và 9 vía được chia thành các hồn trú ẩn ở những nơi cụ thể như hồn tiềm ẩn trong con người có loại nằm ở tim, có loại nằm ở vai, ở đầu, khi hồn lìa khỏi xá cũng có nghĩa là chết, hồn
tồn tại vĩnh hằng trong không gian và thời gian và có thể đầu thai ở kiếp sau, vì hồn lang thang phiêu dạt nên phải gọi hồn cúng hồn. Tộc người Pu Péo cũng có cách dạy gọi hồn cho từng người, hàng năm cứ đến ngày 29, 30 Tết họ lại tổ chức lễ gọi hồn cho mọi thành viên trong gia đình ưu tiên gọi hồn trước với những người hay đau ốm, riêng trẻ em thì năm nào cũng tổ chức lễ cúng gọi hồn cho, tới khi được 13 tuổi.
Đối với người đã chết, hồn về cõi âm vì vậy đám ma “tươi” khi vừa chết người Pu Péo còn làm đám ma khô “ lễ chay” ngoài ý nghĩa là con cái trả nghĩa sinh thành với cha mẹ hoặc người quá cố thì đây còn là dịp giúp cho linh hồn người chết trút bỏ hết tội lỗi mà lúc sống đã mắc phải không chỉ với người khác mà với cả muôn loài như cây cỏ, sâu bọ mà đã giết khi làm nương, để hồn người chết được thanh thản mà trở về quê cũ. Trong lễ này họ mổ lợn, gà để cúng và đốt vàng mã cho người chết nếu không nợ nần trần thế thì đem về cõi âm nuôi hoặc dùng, nếu có mắc nợ thì dùng nó để trả nợ. Làm “ma khô” là bắt buộc đối với các gia đình người Pu Péo vì chỉ khi làm ma khô người chết mới được đầu thai sang kiếp khác.
Cũng chính vì quan niệm sau khi chết người ta người ta sẽ hóa kiếp khác nên quan niệm về cuộc sống trần thế cũng nhẹ nhàng. Đồng bào cho rằng, con người ta sinh ra chỉ ba buổi sáng được nhìn thấy ánh mặt trời cũng đã là một kiếp người.Với quan niệm như vậy cộng với sự bất lực trước sự bế tắc của cuộc đời và cơ chế khắc nghiệt của tự nhiên, nếu cuộc sống không được toại nguyện họ dễ dàng tự tử và hi vọng ở một kiếp khác, nhất là những đôi trai gái yêu nhau không lấy được nhau đã ăn lá ngón tự tử với hi vọng kiếp sau sẽ được ở bên nhau.
Ngày nay trong cộng đồng người Pu Péo vẫn tồn tại nhiều hình thức tôn giáo sơ khai vốn xuất hiện từ thời nguyên thủy như:
- Tô tem giáo
Tô tem giáo là hình thức tôn giáo cổ sơ nhất, thể hiện niềm tin của con người vào mối liên hệ gần gũi. huyết thống giữa một nhóm người với một loại
động vật, cây cỏ hay một hiện tượng nào đó. Những thứ đó được họ nhận làm thủy tổ của một cộng đồng thị tộc, bộ lạc và được trân trọng bảo vệ. Trong cộng đồng ấy có thần thoại về vị thủy tổ của mình và có những điều cấm kị, có nghi lễ thờ cúng liên quan đến các vị tổ ấy. Tô tem giáo một mặt phản ánh tư tưởng của xã hội thị tộc trong quan hệ chặt chẽ với môi trường sống, phải nhờ cậy, phụ thuộc nhiều ở tự nhiên, mặt khác cũng phản ánh mối quan hệ trong cộng đồng thị tộc, bộ lạc.
Tộc người Pu Péo có hai vật tổ luôn được coi trọng đó là chiếc nong và quả bầu. Những vật tổ này ngày nay đồng bào vẫn bảo lưu với một truyền thuyết về nguồn gốc của tộc người mình. Theo truyền thuyết kể rằng ( Từ thời khai thiên lập địa có 2 chị em người Pu Péo đan một chiếc nong tặng bà tiên khi ra về được bà tiên cho quả bầu và dặn trời sắp mưa rất to nếu nước dâng lên thì hãy chui vào quả bầu để tránh. Năm đó bất ngờ có trận đại hồng thủy ập xuống trần gian vạn vật muôn loài bị nước cuốn trôi, nghe lời bà tiên dặn 2 chị em chui vào quả bầu và may mắn thoát chết. Hai chị em đó chính là tổ tiên của người Pu Péo). Vì vậy, hai báu vật thiêng là chiếc long và quả bầu vẫn được đồng bào coi là vật thiêng chỉ sử dụng trong các lễ cúng, họ kiêng ăn thịt mèo [32].
- Bái vật giáo và vật linh giáo
Bái vật giáo là lòng tin về một thuộc tính siêu nhiên của những sự vật như hòn đá, gốc cây, lá bùa, tượng…về sau bái vật giáo trở thành đối tượng thờ cúng của các tôn giáo. Nó là sự thổi phồng phóng đại những tính năng thực tế của đồ vật và gán cho đồ vật đó những khả năng siêu phàm, trở thành vật thiêng liêng được bảo vệ và giữ gìn một cách đặc biệt. Hơn nữa các đồ vật đó còn được coi là đối tượng để con người cầu xin, được đưa vào nghi lễ để giúp cho con người đạt được những gì mà họ mong muốn.
Vật linh giáo là lòng tin ở linh hồn, xuất hiện khi con người có khả năng hình thành những khái niệm về thế giới siêu linh, thế giới bên kia. Người tin vào vật linh giáo cho rằng, linh hồn có thể tác động đem lợi hoặc gây hại cho
con người và các vật đó có thái độ và hành vi giống với con người. Nhân cách hóa và thần linh hóa là đặc trưng của vật linh giáo.
Người Pu Péo thường quan niệm chỉ có người và súc vật là có hồn, nhưng các loài vật nhỏ bé như ruồi, muỗi không có hồn. Trái lại những sâu bọ khác như kiến giun, hoặc bướm lại có thể là những linh hồn đang chạy. Trong thế giới thực vật, những cây trồng chủ yếu liên quan đến đời sống người Pu Péo đều có hồn như ngô, lúa, đậu, bông các loại gỗ quý làm nhà hoặc các cây to um tùm ở trong rừng, những hang đá, vách đá cũng có hồn. Vật linh giáo với người Pu Péo ở Đồng Văn biểu hiện rất phong phú như việc họ thực hiện nghi lễ cúng nương gọi hồn lúa, hồn ngô vào tháng 11 âm lịch, thầy thuốc trước khi lấy lá thuốc phải cúng thần cây để mong cho người bệnh mau khỏi sau khi dùng thuốc.
- Sa man giáo
Sa man giáo là hình thức tín ngưỡng, nguyên thủy thể hiện niềm tin của con người vào khả năng tác động đến các hiện tượng tự nhiên bằng những hành động tượng trưng như khẩn cầu, phù phép, thần chẻm , yểm bùa…Người ta quan niệm rằng bằng những hành vi ấy, con người có thể tác động đến vật thể hoặc đối tượng nhất định để đạt được kết quả mà mình mong muốn.
Sa man giáo còn thể hiện khá nhiều trong cộng đồng người Pu Péo, nhưng tiêu biểu là các hoạt động của thầy cúng. Thầy cúng tuy không phải là một nghề chuyên biệt nhưng trong quan niệm của người Pu Péo đó là người nối liền xã hội với thần linh nên được mọi người tôn kính. Thầy cúng tiến hành mọi hoạt động có tính chất tín ngưỡng ở các dịp cúng lễ thần Rừng cúng lễ trong chu kì đời người từ lúc sinh ra lúc ốm đau,cho đến khi chết.
Công cụ chủ yếu của thầy cúng là dụng cụ âm dương, được làm từ hai mảnh sừng trâu hoặc bò, một đôi nhạc ngựa bằng đồng, một quả bầu khô tùy lễ cúng có khi thêm con dao có khi thêm cái kéo. Đặc biệt người hành nghề thầy
cúng của tộc người Pu Péo kiêng không ăn thịt chó. Trước khi lên đồng thầy cúng ngồi trên một chiếc ghế, tay chân nhún nhẩy theo nhạc ngựa, cầm quả bầu miệng lẩm bẩm các bài cúng. Họ tin mình có khả năng giao tiếp với thần linh. Theo thầy cúng lên đồng để rơi vào trạng thái như hôn mê rồi thần linh nhập vào, hoặc linh hồn của họ đi lên sứ sở của thần linh. Thầy cúng còn dùng hiện tượng ma thuật, yểm bùa, phù phép chống lại sự làm hại để bảo vệ gia đình.
Ngoài những hình thức biểu hiện của tôn giáo xa xưa của tộc người Pu Péo còn có rất nhiều nghi lễ khác về mỗi quá trình trong vòng chu kỳ của đời người từ khi ra đời cho đến khi chết.
Tiểu kết chương 3
Mặc dù với dân số ít lại sống xen cư với các tộc người khác, tuy nhiên có thể nhận thấy người Pu Péo ở Đồng Văn vẫn bảo lưu được nhiều đặc trưng văn hóa mang đậm bản sắc của tộc người, điều này có thể thấy qua cách chế biến món ăn (đồ cơm, đồ mèn mén…); kiêng kỵ trong bữa ăn (chỉ chủ nhà mới được ăn đầu các con gia cầm); cách bài trí trong ngôi nhà và cách ứng xử (chỉ có khách quí mới được ngồi ở nơi bếp thiêng).
Về đặc trưng trong văn hóa xã hội, có thể thấy, sức trường tồn của tộc người bé nhỏ này chính là tính cố kết chặt chẽ trong dòng họ vì thế, dù sống xen cư lẫn với các tộc người khác nhưng đồng bào không bị tách ra mà ngược lại sự cấu kết dòng họ càng thể hiện rất chặt chẽ. Những người cùng dòng họ đùm bọc, giúp đỡ nhau bằng sức lao động và tiền của khi một gia đình trong họ có việc ma chay, cưới xin, dựng nhà hay những lúc khó khăn hoạn nạn không tính toán.
Trong điều kiện phát triển của văn hóa đang thay đổi từng ngày như hiện nay, văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của người Pu Péo cũng đang dần biến đổi và có mối quan hệ mật thiết với đời sống kinh tế của đồng bào. Kế thừa và phát huy những tinh hoa văn hóa tộc người, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại sẽ là điều kiện quan trọng giúp người Pu Péo ở huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển.
KẾT LUẬN
Khi nghiên cứu đời sống kinh tế, văn hóa của người tộc Pu Péo ở huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang, tác giả rút ra một số kết luận sau:
1.Đồng Văn là một huyện miền núi phía bắc của tỉnh Hà Giang, huyện cách thành phố Hà Giang 155 km, với đặc thù là huyện miền núi xa xôi nhất cả nước, lại có địa hình rất phức tạp chủ yếu là núi đá vôi ở độ cao 1500m so với