0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Trang phục

Một phần của tài liệu ĐỜI SỐNG KINH TẾ, VĂN HÓA CỦA NGƯỜI PU PÉO Ở HUYỆN ĐỒNG VĂN TỈNH HÀ GIANG (1986-2012) (Trang 58 -60 )

6. Cấu trúc của luận văn

3.1.2. Trang phục

Mỗi một tộc người ở Việt Nam đều mang những nét đặc trưng riêng mà nét đặc trưng đó thể hiện rõ nhất trên trang phục. Vì thế, trang phục của người Pu Péo cũng mang nét đặc trưng riêng biệt, dễ phân biệt đối với các tộc người khác.

Phụ nữ Pu Péo thường mặc áo dài hình ống màu đen có gấu xòe rộng nhưng không gấp nếp và đặc biệt được trang trí bằng những mảnh vải nhiều màu sắc hình học. Đi kèm với váy có hai chiếc áo, áo ngắn bên trong có nách xẻ dọc và cài khuy bên nách phải, ống tay áo ngắn viền vải màu. Chiếc áo ngoài dài hơn xẻ ngực không có cổ và khuy cài, vạt áo thì được buộc lại với nhau bằng dây vải đính ở hò chiếc áo. Bên cạnh các giải gấu và hò cũng có các hoa văn hình học. (có rất nhiều hình như hình vuông, chữ nhật, hình thoi hay hình tam giác ) được ghép bằng các mảnh vải màu.

Áo váy của người phụ nữ Pu Péo rất đặc sắc bởi không thêu trên váy mà dùng kĩ thuật đắp những mảnh vải nhiều màu hình học tạo thành dải rất đẹp. Những hình này được xếp lại tỉ mỉ khéo léo tạo thành những họa tiết hình mặt trời, hình mào gà thể hiện ý niệm chung về tín ngường sùng bái. Người Pu Péo quan niệm hình mặt trời và những quan niệm âm dương, tương hợp là nguồn gốc của sự tăng trưởng, phồn vinh của con người và vạn vật trong vũ trụ.

Phụ nữ Pu Péo rất tinh tế trong việc tạo những bố cục cân đối trên y phục, đặc biệt họ thường sử dụng hạt cườm các màu, mặt mài bằng kim loại để trang trí và gây ấn tượng mạnh. Váy là loại dài đen, quanh gấu được trang trí hoa văn hoặc có loại trang trí cả ở giữa thân váy. Bên ngoài váy còn có yếm váy trông giống như kiểu tạp dề. Khi mặc váy người phụ nữ thường đeo thắt lưng dài màu trắng hai đầu có trang trí hoa văn màu sặc sỡ trong bố cục hình

thoi đậm đặc, hai đầu thắt lưng buông xuống hết thân váy. Đi kèm khi mặc trang phục truyền thống họ còn đeo vòng cổ vòng tay và đi giày vải, đầu đội khăn vuông màu sặc sỡ.

Tộc người Pu Péo cũng có cách mặc để phân biệt phụ nữ có chồng hay chưa, nếu phụ nữ chưa có chồng thường vấn tóc quanh đầu bên ngoài thường đeo một vành khăn màu tím sẫm. Riêng phụ nữ đã có chồng rồi thì thường búi tóc trước trán có kẹp một chiếc lược gỗ bên trên và sống lược thì gọt cong hình hai chiếc sừng (cánh vấn tóc như vậy thể hiện bản sắc độc đáo chỉ có ở tộc người Pun Péo). Ngoài ra họ thường đội khăn trong các dịp lễ, Tết hay tiếp khách thường chiếc khăn cũng có nhiều hình và nhiều màu sắc được xếp liền nhau.

Nếu trang phục của phụ nữ rất cầu kì và thể hiện đậm bản sắc văn hóa tộc người, thì trang phục của nam giới lại đơn giản, đó là những bộ quần áo đen nhuộm tràm, quần chân què lá tọa có đũng và ống rất rộng, áo cánh, cổ đứng, nạp thường xẻ tà và không có túi ngoài chỉ có một túi nhỏ bên ngực.cúc áo cài khuy bấm bằng vải, hàng cúc được sẻ chéo từ cổ sang nách phải.

Trang phục của người Pu Péo trước đây chủ yếu là đồng bào tự dệt từ bông và nhuộm chàm, thì ngày nay lại may bằng vải công nghiệp, chính vì vậy cũng phần nào làm ảnh hưởng đến bản sắc văn hóa của tộc người. Tuy nhiên đồng bào rất trân trọng bộ trang phục truyền thống họ giữ gìn rất cẩn thận chỉ khi nào lễ,Tết hay đám cưới, đám ma mới mang ra mặc.

Nếu như một số tộc người sống trên cao nguyên đá Đồng Văn có chiếc khăn đội đầu rất sặc sỡ nhiều màu được khâu, thêu hoa văn cẩn thận thì chiếc khăn đội đầu của tộc người Pu Péo rất đơn giản đó chỉ là chiếc khăn vải màu chàm hay màu đen, tím than có đắp những miếng vải hình học nhiều màu chạy quanh viền. Cả phụ nữ và đàn ông đều có khăn đội đầu nhưng họ chỉ dùng khi có lễ hội hay đám cưới, tang ma riêng nam giới chỉ đội khăn khi đi đón dâu trong lễ cưới.

Vòng cổ, vòng tay, nhẫn là đồ trang sức chung cho cả phụ nữ và nam giới. Người Pu Péo rất quí trọng những chiếc vòng bạc hay vòng cổ vòng tay bằng hạt cườm họ xem những chiếc vòng đó như một thứ lễ vật để đi hỏi vợ và làm quà cưới. Tuy nhiên họ không thường xuyên đeo vòng cổ hay vòng tay mà chỉ đeo khi mặc bộ váy áo truyền thống trong các dịp Tết, lễ cưới hay tang ma.

Nhìn chung thì nghệ thuật tạo hình trên trang phục của người phụ nữ Pu Péo phản ánh bản chất vừa tốt bụng, hiếu khách, trung thực, thẳng thắn, bản lĩnh, mạnh mẽ vừa giàu tình cảm, phóng khoáng, vô tư chống chọi với sự khắc nghiệt của thiên nhiên trên cao nguyên đá này. Không chỉ vậy nó còn thể thiện sự cần cù, chăm chỉ đôi bàn tay khéo léo, trí tưởng tượng phong phú của người phụ nữ Pu Péo, phản ánh những giá trị văn hóa, thẩm mỹ góp phần tạo thêm sự phong phú, đa dạng trong đời sống văn hóa, tinh thần của họ.

Ngày nay do có sự giao lưu, hội nhập trong quá trình phát triển kinh tế xã hội trang phục của người Pu Péo ở Đồng Văn Hà Giang đã không còn giữ được nét truyền thống như trước kia nữa. Từ váy áo của nữ giới đến quần áo của nam giới không còn được may bằng vải tự dệt như trước kia mà được thay bằng vải dệt công nghiệp. Đa số nam giới người Pu Péo đều mặc quần áo giống như nam giới người Kinh, chỉ có người lớn tuổi vẫn giữ nguyên bộ trang phục truyền thống vốn có. Thậm chí có những người chỉ may cho mình đúng một chiếc áo theo kiểu truyền thống, còn quần là quần âu được may sẵn mua ở chợ về. Đối với phụ nữ Pu Péo, tuy sự mai một về trang phục không diễn ra mạnh mẽ như ở nam giới, nhưng thực tế cũng đang ở mức báo động.

Một phần của tài liệu ĐỜI SỐNG KINH TẾ, VĂN HÓA CỦA NGƯỜI PU PÉO Ở HUYỆN ĐỒNG VĂN TỈNH HÀ GIANG (1986-2012) (Trang 58 -60 )

×