Khai thác nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu đời sống kinh tế, văn hóa của người pu péo ở huyện đồng văn tỉnh hà giang (1986-2012) (Trang 51 - 53)

6. Cấu trúc của luận văn

2.5. Khai thác nguồn tài nguyên

Nếu như trước đây đồng bào khai thác các nguồn tài nguyên rừng một cách bừa bãi không có ý thức giữ gìn bảo vệ và tái tạo rừng, thì ngày nay hoàn toàn khác. Do mỗi gia đình được giao một diện tích rừng cụ thể nên đồng bào coi rừng là tài sản của mình. Việc khai thác rừng được tính toán rất cụ thể, Gỗ được khai thác chủ yếu để làm nhà khi gia đình có nhu cầu chứ không bán, bên cạnh đó một số lâm sản quí cũng được khai thác nhưng rất hạn chế.

Một số nguồn lợi như việc chặt các loại cây tre, nứa lấy củi khô, khai thác các loại rau, măng, mộc nhĩ, nấm hương và một số loại hoa quả vẫn được ăn này đồng bào khai thác thường xuyên bởi những lâm sản này rất sẵn trong rừng và sau khi khai thác tái sinh nhanh.

Ngoài việc khai thác tộc người Pu Péo còn rất chú trọng trồng rừng . Hàng năm, sau lễ cúng thần rừng đồng bào thường tổ chức các đợt trồng rừng vì thế mà có nhiều giống gỗ quí vẫn được lưu giữ trong những cánh rừng của tộc người Pu Péo. Ngày nay việc săn bắt các động vật sống ở rừng của người Pu Péo hoàn toàn không có, đồng bào còn tổ chức các đợt tuyên truyền về tác dụng của rừng già, rừng đầu nguồn cho các tộc người khác cùng sinh sống trên

địa bàn. Trực tiếp những người đàn ông trong tộc người Pu Péo thay nhau gác rừng và trực tiếp khuyên người của tộc người khác không vào rừng săn bắn hay đánh bẫy các con thú và chim chóc.

Đồng Văn là huyện có nhiều núi đá khí hậu vừa nhiệt đới vừa ôn đới, hệ thống sông ngòi rất ít nên việc khai thác thủy sản của người Pu Péo gần như không có. Khi đi điền dã tại xã Phố Là nơi có dòng suối nhỏ chày qua, việc khai thác thủy sản của đồng bào không mang tính chuyên nghiệp chỉ là những hoạt động đơn lẻ đánh bắt khi nông nhàn nhằm bổ sung cho bữa ăn hàng ngày chứ không hoàn toàn là một nghề.

Tiểu kết chương 2

Về cơ cấu kinh tế của tộc người Pu Péo ở huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang gồm 4 bộ phận chính cơ bản hợp thành là trồng trọt, chăn nuôi, thủ công nghiệp và thương nghiệp. Trong cơ cấu kinh tế này trồng trọt luôn đóng vai trò chính còn chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp hay thương nghiệp chỉ đóng vai trò bổ trợ cho hoạt động trồng trọt.

Hoạt động trao đổi hàng hóa của người Pu Péo thông qua các chợ phiên và chỉ được phát triển trong những năm gần đây. Do đặc thù của huyện Đồng Văn có đường biên giới với nước Trung Quốc dài khoảng 52.5 km, nên người Pu Péo không chỉ trao đổi hàng hóa thông qua các chợ phiên của Việt Nam, mà còn còn trao đổi hàng hóa với Trung Quốc thông qua một loạt các chợ giáp biên giới. Thậm chí hiện nay một số người Pu Péo còn lấy nghề buôn bán ở các chợ làm nghề sinh sống chính.

Ngày nay, với sự quan tâm của Đảng chính quyền các cấp với chính sách định canh định cư, cuộc sống của tộc người Pu Péo ở huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang đang có sự thay đổi rõ rệt.Việc sống xen lẫn với các tộc người khác đã tạo điều kiện giúp người Pu Péo ở Đồng Văn giao lưu học hỏi kinh nghiệm trong sản xuất kinh tế từ đó làm phong phú hơn bản sắc văn hóa tộc người mình.

Chương 3

ĐỜI SỐNG VĂN HÓA

Một phần của tài liệu đời sống kinh tế, văn hóa của người pu péo ở huyện đồng văn tỉnh hà giang (1986-2012) (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)