6. Cấu trúc của luận văn
3.3. Văn hóa tinh thần
3.3.1.Tập quán cưới xin
Người Pu Péo có nhiều thủ tục trong lễ cưới, các nghi lễ chính trong một đám cưới có rất nhiều bước như lễ thăm dâu, lễ dặm hỏi, lễ đón dâu, lễ cưới và lễ lại mặt. người Pu Péo còn ảnh hưởng nặng nề bởi Nho giáo cha mẹ có vai trò quan trọng trong việc chọn vợ cho con, khi chọn được cô gái để tiến tới hôn
nhân thì gia đình nhà trai cũng mời thầy cúng về để xem tuổi có hợp không, nếu hợp thì gia đình nhà trai có đến nhà gái để đặt vần đề đồng bào gọi đây là lễ thăm dâu. Lễ vật mà nhà trai chuẩn bị cho lễ thăm dâu gồm có một đôi vòng tay bằng bạc một dây hạt cườm và một mét vải đỏ, những người được chọn đi thăm dâu gồm có chú rể tương lai và một số anh em họ hàng chủ yếu là nam giới, và điều đặc biệt là những người họ hàng này phải có gia đình tốt mới được chọn để đi. Sau lễ thăm dâu là lễ dặm hỏi đây được coi là lễ rất quan trọng trong hôn nhân bởi qua lễ này cả hai gia đình chính thức bàn bạc về việc tổ chức làm lễ cưới, việc tổ chức lễ cưới được xem ngày cụ thể và được hai gia đình thống nhất. Lễ vật trong lễ dặm hỏi cũng khác hơn lễ thăm dâu gồm một đôi hoa tai bằng bạc, 1,2 m vải đỏ và một vòng cổ hạt cườm. Thành phần tham gia đoàn đi sang nhà gái lễ dặm hỏi cũng như lễ thăm dâu. Sau lễ dặm hỏi là lễ cưới và có lễ đón dâu. Đoàn nhà trai đi đón dâu được gia đình chọn lựa kĩ lưỡng, nhưng chủ yếu vẫn là nam giới. Khi đón dâu nhà trai phải mang lễ vật sang nhà gái gồm một đôi gà trống, một vòng cổ bằng bạc, một dây hạt cườm và 3,6 mét vải đỏ. Một nét đặc săc trong lễ đón dâu của tộc người Pu Péo có hát giao duyên giữa đoàn nhà trai và nhà gái.
Hôm tiến hành lễ cưới cả chú rể và cô dâu phải mặc trang phục truyền thống và cô dâu khi về nhà chồng không phải mang bất cứ thứ gì về cả nhưng có một điều đặc biệt là phù dâu phải cõng cô dâu ra khỏi cổng để cô dâu theo đoàn nhà trai về nhà chồng. Người Pu Péo cũng rất cẩn thận xem giờ khi đi đón dâu và khi đưa dâu về nhà. Khi về nhà chồng bữa cơm đầu tiên cả nhà bỏ cơm và thức ăn trên nong và mọi người đều ăn bốc. Lễ cuối cùng là lễ lại mặt điều đặc biệt là lễ lại mặt được tổ chức nhiều lần vào 3 ngày, 7 ngày, 13 ngày và 30 ngày trong các dịp lễ lại mặt 3 ngày hay 7 ngày vợ chồng mới về thăm gia đình bố mẹ vợ nhưng chỉ ăn cơm rồi về nhà chồng ngay, đến lễ lại mặt ngày thứ 13 mới được ngủ qua một đêm ở gia đình bố mẹ vợ. Trước đây đồng bào có tục tảo hôn và tục ở rể nhưng ngày nay không còn tồn tại nữa khi con lớn lấy vợ thì đều được bố mẹ cho ở riêng.