6. Cấu trúc của luận văn
2.3.7. Nghề bốc thuốc chữa bệnh
Cũng giống như các tộc người khác, người Pu Péo nói chung và người Pu Péo ở Đồng Văn nói riêng cũng có một kho tàng kiến thức truyền đời về các loại cây thuốc, cây thuốc bổ và các bài thuốc chữa bệnh. Theo ông Củng Gia Lượng một thầy thuốc nổi tiếng ở xã Phố Là cho biết; Các bài thuốc ban đầu thường chỉ được truyền trong dòng họ và dùng để chữa bệnh cho mọi người trong gia đình mà thôi. Nhưng do tính hiệu quả và độc đáo của các bài thuốc của họ mà dần dần bốc thuốc chữa bệnh trở thành một nghề. Trong bản của người Pu Péo, thầy cúng là người chữa bệnh nên cũng là người biết về công hiệu của các loại cây trên rừng. Tuy nhiên thầy cúng lại nhờ vào các lực lượng siêu nhiên (thần, ma) để chữa bệnh. Muốn chữa được bệnh thì phải cúng ma và cho vài thang thuốc, tiền công chữa bệnh rất cao.
Thầy thuốc của người Pu Péo là nam giới, họ là người vừa khám bệnh vừa bốc thuốc. Thầy thuốc sẽ tự đi lấy cây thuốc và pha chế cho bệnh nhân. Vị thuốc là quan trọng nhưng thang thuốc còn quan trọng hơn. Thuốc mà họ lấy chủ yếu là sản vật của rừng, dựa vào kinh nghiệm truyền miệng từ đời này sang đời khác mà không có sự ghi chép. Việc thu hái thuốc, sử dụng thuốc liên quan đến một số nghi lễ kiêng kị. Trước khi hái thuốc các thầy lang thường phải xin
các thần cây phù hộ để chữa khỏi bệnh. Loại bệnh mà họ chữa được chỉ là một số bệnh nhẹ và thông thường.
Các bài thuốc lá tắm của người Pu Péo dùng cho phụ nữ sau khi sinh đẻ rất được tín nhiệm và được đặt lấy quanh năm, vì vậy, khi đi điền dã tại đây, tác giả đã thấy nhà ông Củng Gia Lượng một thầy thuốc ở thôn Chúng Trải xã Phố Là trồng một số cây trong bài thuốc ở vườn nhà thay vì phải đi lấy toàn bộ trên rừng như trước kia.