1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đời sống kinh tế, văn hóa của người pu péo ở huyện đồng văn tỉnh hà giang (1986 2012)

190 213 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 190
Dung lượng 13,4 MB

Nội dung

Tuy dân số ít, song bằng sự đoàn kết, sức sáng tạo, người PuPéo ở Việt Nam đã xây dựng cho mình một đời sống kinh tế, văn hóa đặc thùcủa cư dân sống ở vùng núi cao, phù hợp với điều kiện

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐỖ ĐỨC THÔNG

ĐỜI SỐNG KINH TẾ, VĂN HÓA CỦA NGƯỜI PU PÉO

Ở HUYỆN ĐỒNG VĂN TỈNH HÀ GIANG

(1986 – 2012)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN

Thái Nguyên, 2014

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐỖ ĐỨC THÔNG

ĐỜI SỐNG KINH TẾ, VĂN HÓA CỦA NGƯỜI PU PÉO Ở

HUYỆN ĐỒNG VĂN TỈNH HÀ GIANG

(1986 – 2012)

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

Mã số: 60.22.03.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Quế Loan

Thái Nguyên, 2014

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi Các nộidung nêu trong luận văn là kết quả làm việc của tôi và chưa được công

bố trong bất cứ một công trình nào khác

Thái Nguyên, tháng 11 năm 2014

Tác giả luận văn

Đỗ Đức Thông

Xác nhận của Trưởng khoa chuyên môn

PGS.TS HÀ THỊ THU THỦY

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn khoa học

TS Nguyễn Thị Quế Loan cùng các thầy cô giáo trong tổ Lịch sử Việt Khoa Lịch sử trường đại học Sư phạm Thái Nguyên đã hướng dẫn, chỉ bảo tậntình, động viên tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn

Nam-Trong thời gian đi thực tế luận văn tại các làng xã tác giả đã nhậnđược sự giúp đỡ của các già làng, trưởng bản, huyện ủy, UBND huyện ĐồngVăn tỉnh Hà Giang Tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quí báu đó

Tác giả xin chân thành cảm ơn sự động viên, khích lệ của gia đình,bạn bè đã giúp đỡ trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2014

Tác giả luận văn

Đỗ Đức Thông

Trang 5

Trang phụ bìa

MỤC LỤC

Trang

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục các ký tự viết tắt iv

Danh mục các bảng v

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Mục đích đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3

4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4

5 Đóng góp của luận văn 5

6 Cấu trúc của luận văn 5

Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI PU PÉO Ở HUYỆN ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ GIANG 6

1.1.Dân số và phân bố dân cư 6

1.2 Nguồn gốc tộc người 9

1.3 Đôi nét về huyện Đồng Văn và các xã có người Pu Péo sinh sống 11

Chương 2 ĐỜI SỐNG KINH TẾ CỦA NGƯỜI PU PÉO Ở HUYỆN ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ GIANG 21

2.1 Nông nghiệp 21

2.1.1 Trồng trọt 21

2.1.2 Chăn nuôi 29

2.2 Lâm nghiệp 31

2.3 Thủ công nghiệp 33

2.3.1 Nghề dệt 33

2.3.2 Nghề mộc 35

Trang 6

2.3.3 Nghề đan lát 35

2.3.4 Chế biến thực phẩm 36

2.3.5.Nghề làm ngói máng 38

2.3.6 Nghề rèn 39

2.3.7 Nghề bốc thuốc chữa bệnh 40

2.4 Buôn bán trao đổi 41

2.4.1 Mua bán các sản phẩm công nghiệp và thủ công nghiệp 41

2.4.2 Buôn bán 42

2.5 Khai thác nguồn tài nguyên 43

Chương 3 ĐỜI SỐNG VĂN HÓA 45

3.1 Văn hóa vật chất 45

3.1.1 Ăn uống 45

3.1.2 Trang phục 50

3.1.3 Nhà cửa 52

3.2 Văn hóa xã hội 56

3.3 Văn hóa tinh thần 63

3.3.1.Tập quán cưới xin 63

3.3.2 Tập quán ma chay 65

3.3.3 Lễ hội 68

3.3.4 Dân ca, dân vũ 75

3.3.5 Tín ngưỡng 78

KẾT LUẬN 86

TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

PHỤ LỤC 94

Trang 7

CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Hà Giang

Hà NộiKinh tếNhà xuất bảnNhà nước Thịtrấn Trang

Ủy ban dân tộc

Ủy ban nhân dân

Xã hội

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

TrangBiểu 1.1: Thống kê tộc người Pu Péo ở huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang tính

đến tháng 3 năm 2011 8

Biểu 1.2: Danh sách các hộ Pu Péo còn nhiều khó khăn 16Biểu 2.1: Các mặt hàng mua bán 41Biểu 2.2: Hệ thống chợ phiên ở Đồng Văn 43

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong quá trình hình thành và phát triển của các tộc người, kinh tế, vănhóa là những yếu tố quan trọng có mối liên hệ mật thiết với nhau và là nềntảng của mỗi quốc gia dân tộc

Kinh tế là những hoạt động đầu tiên để đảm bảo cuộc sống củacon người Trong quá trình vận động và phát triển của mình, mỗi tộcngười đều dựa vào điều kiện đặc trưng riêng mà hình thành nên những loạihình kinh tế đặc trưng Bên cạnh đó vẫn có sự giao thoa, đan xen, hỗ trợ nhaugiữa các nền kinh tế trong quá trình vận động và phát triển là khá phổ biến

Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do conngười sáng tạo ra và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn trong sựtương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình, có thềnói văn hóa đóng vai trò quan trọng cho việc định hướng một nền kinh tếvững mạnh

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, tộc người Pu Péo được coi là mộttrong những thành viên quan trọng trong cộng đồng tộc người Việt Nam,thuộc ngôn ngữ Thái Ka-đai có tên tự gọi là Ka beo hay tên gọi khác là La quảhoặc Pen ti Lô Lô Địa bàn sinh sống chủ yếu của đồng bào ở các huyệnvùng caonhư Đồng Văn, Mèo Vạc,Yên Minh, Bắc Mê của tỉnh Hà Giang [15]

Theo số liệu điều tra dân số và nhà ở năm 2009 của Tổng cục Thống kê,thì người Pu Péo ở Việt Nam có 900 người đứng thứ 51 trong cộng đồng 54tộc người thiểu số Việt Nam, được xếp vào một trong năm dân tộc ít ngườinhất nước ta Tuy dân số ít, song bằng sự đoàn kết, sức sáng tạo, người PuPéo ở Việt Nam đã xây dựng cho mình một đời sống kinh tế, văn hóa đặc thùcủa cư dân sống ở vùng núi cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên và truyềnthống của tộc người mình [4, tr 134-225]

Trang 10

Xuất phát từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn cuộc sống, nhằm gópphần nhỏ vào tìm hiểu đặc điểm kinh tế, văn hóa của người Pu Péo ở ViệtNam nói

Trang 11

chung và ở huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang nói riêng, cũng như nâng cao ýthức trách nhiệm, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, bảo tồn những giátrị văn hóa truyền thống dân tộc trong công cuộc xây dựng nông thôn mớiđang được phát động trên cả nước hiện nay, và đặc biệt nâng cao nhận thức

về lịch sử Việt Nam để phục vụ cho việc giảng dạy lịch sử địa phương, tôiquyết định chọn đề tài: “Đời sống kinh tế, văn hóa của người Pu Péo ởhuyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang (1986- 2012)” làm luận văn Thạc sĩ của mình

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Người Pu Péo có mặt trên 300 năm ở nước ta, tuy dân số ít, nhưng tộcngười Pu Péo sớm được các nhà nghiên cứu giành nhiều sự quan tâm tìmhiểu Các tác tác phẩm đề cập đến người Pu Péo chủ yếu là lĩnh vực văn hóatruyền thống văn nghệ dân gian của tộc người

Tác phẩm đề cập đến người Pu Péo sớm nhất phải kể đến là “Kiến văntiểu lục” của tác giả Lê Quí Đôn viết vào giữa thế kỉ XVIII Trong tác phẩm nàyngười Pu Péo chỉ mới được đề cập tới đặc điểm tộc người và địa bàn cư trú

Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu, tôi đã tiếp cận được một sốtác phẩm nghiên cứu chuyên sâu về tộc người, những tác phẩm đó đã hỗ trợtôi rất nhiều trong quá trình thực hiện luận văn Đó là các công trình nghiêncứu sau:

Năm 1996, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc xuất bản cuốn “Việt Nam hìnhảnh 54 dân tộc” đã giới thiệu tổng quát về bức tranh 54 dân tộc ở nước tatrong đó có người Pu Péo

Cuốn “Bức tranh văn hóa các dân tộc Việt Nam “của giáo sư Nguyễn VănHuy do nhà xuất bản giáo dục xuất bản năm 1997 đã đề cập một số đặc điểm

cơ bản về văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của người Pu Péo ở Việt Nam

Năm 2000, các tác giả Nguyễn Chí Huyên, Hoàng Hoa Toàn, Lương VănBảo đã viết sách “Nguồn gốc lịch sử tộc người vùng biên giới phía bắc ViệtNam”, trong sách đã đề cập một cách toàn diện về nguồn gốc các tộc người

Trang 12

thiểu số sống ở vùng biên giới phía bắc Việt Nam trong đó có tộc người Pu Péo

ở Hà Giang

Trang 13

Nghiên cứu một cách khá toàn diện về người Pu Péo ở Việt Nam phải kểđến đề tài nghiên cứu cấp Bộ về “Văn hóa người Pu Péo” của Trần Văn Ái đượcnghiệm thu năm 2006 Đây là một đề tài nghiên cứu một cách chuyên sâu vàtoàn diện về văn hóa truyền thống người Pu Péo trên đất nước Việt Nam Sau

đó, đề tài đã được tác giả chỉnh sửa và xuất bản thành sách cũng trong nămnày

Cuốn “Cộng đồng các dân tộc Việt Nam” do nhà xuất bản Giáo dục ViệtNam xuất bản năm 2010 đã đề cập những đặc trưng cơ bản về tộc người PuPéo ở Việt Nam như trang phục, nhà ở, tập quán…

Về “Văn hóa dân gian của dân tộc Pu Péo ở Việt Nam” đã được tác giả TrầnVăn Ái viết và được Nhà xuất bản Dân tộc xuất bản năm 2011 đã nghiên cứuchuyên sâu về văn hóa dân gian của tộc người Pu Péo ở Việt Nam

Năm 2011, cuốn “ Tổng quan văn hóa truyền thống các dân tộc ViệtNam” của giáo sư, tiến sĩ Hoàng Nam (Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội), đề cậpmột cách khái quát về các tộc người thiểu số ở Việt Nam trong đó có trìnhbày khái quát về văn hóa ruyền thống của tộc người Pu Péo

Nhìn chung, do mục đích nghiên cứu, các tác phẩm trên cũng đã đề cậpđến khá toàn diện về tộc người Pu Péo sống trên lãnh thổ nước ta Tuy nhiên

có thể thấy, hầu hết các công trình đều nghiên cứu về văn hóa truyền thốngcủa tộc người này, còn vấn đề các yếu tố văn hóa truyền thống các tri thức địaphương trong hoạt động kinh tế có còn được bảo lưu phục vụ cho đời sốngcủa đồng bào ở mức độ nào, sự biến đổi văn hóa ở tộc người này thực trangđang diễn ra Đó chính là khoảng trống trong các nghiên cứu trên mà tác giảmong muốn thông qua luận văn của mình sẽ làm sang tỏ vấn đề đó Chính vìvậy, tôi đã chọn vấn đề tìm hiểu về đời sống kinh tế và văn hóa của tộc người

Pu Péo trong giai đoạn 1986 – 2012 tại huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang làm luậnvăn Thạc sĩ

3 Mục đích đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề

tài

3.1.Mục đích nghiên cứu

Trang 14

Tìm hiểu được thực trạng và những biến đổi chủ yếu về đời sống kinh

tế, văn hóa của dân tộc Pu Péo ở huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang kể từ năm

1986 đến năm 2012

Trang 15

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là về đời sống kinh tế và văn hóa củangười Pu Péo ở huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang Trong đó nghiên cứu về đờisống kinh tế bao gồm nghiên cứu về tập quán sản xuất trong kinh tế nôngnghiệp, khai thác nguồn lợi tự nhiên, thủ công nghiệp và trao đổi hàng hóa.Nghiên cứu về văn hóa bao gồm những lĩnh vực trong đời sống vật chất vàđời sống tinh thần

3.3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu khái quát vị trí địa lí điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, xãhội, văn hóa của người Pu Péo ở huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang từ 1986 đến

2012, làm rõ những đổi thay trong đời sống vật chất tinh thần, xác địnhnhững giá trị văn hóa cần bảo tồn và phát huy trong quá trình công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước

3.4 Phạm vi nghiên cứu

Về không gian, đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Đồng Văn tỉnh HàGiang, tập trung vào các xã có người Pu Péo sinh sống như Phố Là, Phố Cáo,thị trấn Phố Bảng, thị trấn huyện Đồng Văn

Về thời gian đề tài nghiên cứu đời sống kinh tế và văn hóa của người PuPéo từ năm 1986 cho đến năm

2012

4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên

cứu

4.1.Nguồn tư liệu

- Nguồn tư liệu thành văn: Bao gồm các Nghị quyết của Trung ươngĐảng về vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc, các sách, công trình nghiên cứukhoa học, các bài viết về nguồn gốc tộc người, những nét đặc sắc trong vănhóa vật chất và văn hóa tinh thần của các tộc người Ngoài ra, tác giả còn

Trang 16

tham khảo các tác phẩm thông sử, sách chuyên khảo, các bài viết về vănhóa hoặc liên quan đến văn hóa của người Pu Péo

Trang 17

- Nguồn tư liệu thực địa: Trong quá trình thực hiện đề tài của mình, tácgiả đã tiến hành điền dã nhiều lần tới những địa phương có người Pu Péohiện đang sinh sống để khảo sát cảnh quan, tiến hành phỏng vấn nhữngngười có tuổi, am hiểu về đời sống kinh tế và văn hóa của người Pu Péo nhưcác trưởng thôn, trưởng bản, thầy cúng, thầy thuốc, người dân…để tìm hiểuđời sống kinh tế, văn hóa của người Pu Péo ở Đồng Văn tỉnh Hà Giang.

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài, để phục vụ công tác nghiên cứu tôi

đã sử dụng phương pháp chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháplogic, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp so sánhnhằm tìm hiểu về các vấn đề nghiên cứu Bên cạnh đó, chú trọng phươngpháp điền dã dân tộc học để thu thập các tư liệu thực tế

5 Đóng góp của luận văn

- Hệ thống các đặc điểm kinh tế, văn hóa của người Pu Péo ởhuyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang Qua nghiên cứu, đề xuất các giải pháp giữ gìn

và bảo tồn các giá trị văn hóa của người Pu Péo ở huyện Đồng Văn tỉnh HàGiang

- Cung cấp cho giáo viên và học sinh những hiểu biết về dân tộc thiểu sốnói chung và của tộc người Pu Péo nói riêng ở địa phương cụ thể để phục

vụ cho việc dạy và học lịch sử địa phương

6 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tàiđược cấu trúc làm 3 chương:

Chương 1 Khái quát về người Pu Péo ở huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.Chương 2 Đời sống kinh tế của người Pu Péo ở huyện Đồng Văn, tỉnh

Hà Giang

Chương 3 Đời sống văn hóa

Trang 18

10

Trang 19

Chương 1KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI PU PÉO Ở HUYỆN ĐỒNG VĂN, TỈNH

HÀ GIANG

1.1.Dân số và phân bố dân cư

Người Pu Péo di cư đến huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang cách ngày naykhoảng hơn 300 năm, khi đặt chân lên mảnh đất Đồng Văn, đồng bào cư trú ởcác xã Phố Là, xã Phố Cáo, Phố Bảng là chủ yếu [21]

Trước khi chiến tranh biên giới xảy ra (trước năm 1979), người Pu Péo ởĐồng Văn khá đông Khi chiến tranh xảy ra, phần lớn các hộ gia đình người PuPéo đã đi sơ tán tới các địa phương Sau khi chiến tranh kết thúc, nhiều hộgia đình người Pu Péo không trở về mà định cư luôn nơi sơ tán Tại ĐồngVăn, nhiều người có họ hàng như vậy, ví như trường hợp gia đình ông TrángMìn Tề ở thôn Chúng Trải có nhiều họ hàng và người thân hiện có quê ở xãPhố Là nhưng đã định cư từ năm 1979 ở tỉnh Tuyên Quang Hiện nay ngaytrên địa bàn huyện Đồng Văn hay một số xã ở các huyện Yên Minh, huyệnMèo Vạc khi được hỏi về quê quán đồng bào đều nói quê gốc của mình đều

ở xã Phố Là Điều này chứng tỏ trước năm 1979 người Pu Péo sống chủ yếu ở

xã Phố Là nhưng sau đó do chiến tranh hoặc mưu sinh trong cuộc sống màmột bộ phận đồng bào đã phân tán ra một số địa phương khác Sự di cư nàyvẫn đang diễn ra, nhưng sự kiện năm 1979 có lẽ là mốc thời gian đánh dấu sự

đi cư mạnh mẽ nhất của tộc người Pu Péo nói riêng và của nhiều tộc người ởĐồng Văn Hà Giang nói chung Theo ông Lục Quân Báo ở thị trấn Phố Bảng,năm 1980, ông cưới vợ là bà Củng Thị Xuân và được bố mẹ cho ra ở riêng, khi

đó, chỉ còn khoảng 5 hộ gia đình Pu Péo ở thị trấn Phố Bảng

Từ năm 1986, người Pu Péo cư trú tương đối ổn định tại các xã Phố Là,Phố Bảng, không có biến động lớn về dân cư Có một số ít con em của đồngbào thoát li làm cán bộ đến sinh sống ở các xã khác hoặc ở thị trấn huyện

Trang 20

Đồng Văn Theo tài liệu của Ban chỉ đạo điều tra dân số, người Pu Péo ởĐồng Văn

Trang 21

tập trung đông nhất ở xã Phố Là và thị trấn Phố Bảng nhưng cũng không đông chỉ khoảng 300 nhân khẩu [4].

Người Pu Péo định cư trên độ cao lưng chừng núi, họ ở xen cư với cáctộc người khác mà không tách riêng thành thôn xóm đơn lẻ Cách sống xen

cư như vậy đã làm cho đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người PuPéo chịu ảnh hưởng mạnh bởi nhiều tộc người khác Khi đi điền dã ở các xãPhố Là hay Phố Bảng, tôi nhận thấy người Pu Péo ngoài tiếng nói của mình,thì đồng bào còn sử dụng thành thạo tiếng Mông, tiếng Quan Hỏa, đây là kếtquả rõ nhất của quá trình sống cộng cư với nhiều tộc người

Có thể nói, Pu Péo là một trong số những tộc người ở Việt Nam đang cónguy cơ bị biến mất Xã Phố Là là “thủ phủ” của tộc người Pu Péo mà cũng chỉ

có 24 hộ gia đình [21] Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của đồng bào rất thấp.Theo số liệu thống kê của ban dân số kế hoạch hóa gia đình tỉnh Hà Giangtrong vòng 8 năm trở lại đây, mặc dù được Nhà nước không giới hạn tỷ lệsinh thậm chí còn khuyến khích nhưng tộc người Pu Péo ở huyện chỉ tăngthêm 87 người [43], vì thế mà người Pu Péo được xếp vào vị trí thứ 2 trong 4tộc người thiểu số có dân số ít nhất ở huyện [21]

Mặc dù được coi là “cái nôi” của người Pu Péo ở nước ta, song người PuPéo ở huyện Đồng Văn lại sống không tập trung thành một bản riêng màđồng bào sống xen cư với nhiều tộc người khác Có thể nói, đây là cơ hội đểđồng bào trao dổi, giao lưu, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa truyền thốngcủa các tộc người khác làm cho bản sắc của tộc người Pu Péo đa dạng, phongphú; nhưng ngược lại cũng là thách thức lớn của tộc người nếu không pháthuy bảo tồn những giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của tộc người mìnhthì cũng dễ bị hòa tan vào văn hóa các tộc người khác

Trên cao nguyên đá Đồng Văn, người Pu Péo có tổng số dân là 313người chiếm 30% dân số người Pu Péo trong cả nước và chiếm 50% dân sốngười Pu Péo ở tỉnh Hà Giang Là 1 trong 4 tộc người có số người ít nhất (chưa

Trang 22

đến 500 người) ở huyện Đồng Văn họ cư trú tập trung ở các xã Ma Lé, LũngTáo, Phố Là, Phố Bảng và thị trấn Đồng Văn trong đó có xã Phố Là và thị trấnPhố Bàng tập trung đông nhất ( xem biểu 1.1)

Biểu 1.1: Thống kê tộc người Pu Péo ở huyện Đồng Văn,

Xã Lũng Táo: ở thôn Mo Xó Tủng

Xã Phố Cáo: ở thôn Sảng Pà

Thị trấn Phố Bảng: ở các thôn xóm Xóm Mới, Tiểu khu phố 1, Phố Trồ Thị trấn huyện Đồng Văn: ở các xóm Tân Tiến, Động Lực, Đồng Tâm Nhìn chung tại các xã này, người Pu Péo chủ yếu sống xen cư với các tộcngười khác, ngay cả những xã tập trung đông người Pu Péo nhất như Phố Là,Phố Bảng cũng chiếm một tỉ lệ rất nhỏ so với các tộc người khác Việc sống xen

cư với nhiều tộc người đã tạo điều kiện thuận lợi cho người Pu Péo trong việchọc hỏi các kinh ngiệm trong sản xuất nông nghiệp cũng như giao lưu văn hóatạo sự đa dạng, phong phú về văn hóa tộc người nhưng mặt khác đây cũng là

Trang 23

thách thức lớn về việc bảo lưu những bản sắc văn hóa truyền thống mà không

bị hòa tan

Trang 24

1.2 Nguồn gốc tộc người

Từ thế kỉ XVIII, Lê Quí Đôn đã viết về tộc người Pu Péo dưới cái tên LaQuả “ Giống người này thượng cổ ở nội địa, sau ở tản ra trên núi các xã thuộcchâu Bảo Lạc, làm nghề trồng trọt, không bỏ đi nơi khác cùng dân sở tại gánhchịu lao dịch với ghi nhận của Lê Quí Đôn đã khẳng định rằng tộc người PuPéo là một tộc người đã sớm có mặt và sinh sống định cư lâu dài ở nước ta,

là một tộc người phát triển từ lâu và ở nội địa ý nói là ở bên phương bắc(Trung Quốc) sau đó đã di cư đến Việt Nam có lẽ là trước cả thời Lê Quí Đôn ởthế kỉ XVIII nhưng chưa có tài liệu nào nói tới vì vậy ngày nay chúng ta chỉ xácđịnh tộc người Pu Péo có mặt ở nước ta khoảng 300 năm [9, tr.394]

Huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang là huyện biên giới giáp với huyện Ma LyPho của Trung Quốc nơi có nhiều người Pu Péo sinh sống thì việc người PuPéo sớm có mặt ở mảnh đất này là hiển nhiên song khó xác định chínhxác họ có mặt bao nhiêu năm, di cư đồng loạt hay lẻ tẻ Trong cuốn “Vănhóa người Pu Péo”, tác giả Trần Văn Ái cũng đã nhận định “chúng tôikhông loại trừ trong người Pu Péo ở Hà Giang có một bộ phận từ bên kiabiên giới di cư vào trong khoảng thời gian hai ba trăm năm nay” [2, tr.32].Trong cuốn sách “ Các dân tộc ở Hà Giang” của nhiều tác giả cũng đã nhậnđịnh rằng “người Pu Péo đến Việt Nam làm nhiều đợt Một bộ phận dân tộcnày đã dến Việt Nam từ trước thế kỉ XVIII, một bộ phận đến muộn hơnkhoảng cuối thế kỉ XVIII đầu XIX có thể họ đã có mặt ở đây trước cả ngườiMông và người Lô Lô.” [8,Tr 251]

Một minh chứng tương đối chính xác còn để lại đó chính là nội dungkhắc trên bia mộ của người Pu Péo Trong quá trình điền dã tại một số xã Phố

Là, Phố Cáo, thị trấn Phố Bảng tác giả thấy trên bia mộ của dòng họ Củng củagia đình ông Củng Gia Lượng ở xã Phố Là, gia đình ông Tráng Mìn Tề thônChúng Trải xã Phố Là đều ghi rất rõ tổ tiên của dòng họ Củng và Tráng đã từPhù Mặc, Quảng Nam thuộc Vân Nam Trung Quốc đi cư tới Đồng Văn được

Trang 25

300 năm.

Trang 26

Theo như lời kể của cụ Củng Gia Lượng 83 tuổi ở thôn Chúng Trải xãPhố Là, huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang, thì trước kia người Pu Péo cư trú ở 9phó trong đó có 4 phó ở trên đất Đồng Văn tỉnh Hà Giang (Việt Nam) là PhóBảng (Mó Biêng), Phó Cáo (Mó Cau), Phó Là (Mó Nê), Phó Lủng (Mó Nuông)còn 5 phó ở Ma Ly Pho (Trung Quốc) là Phú Trú (Mó Nương), Phú Trác (MóCăn), Phú Plioong (Mó Pluông), Phú Trao (Mó Rào) Người Pu Péo di cư vàoĐồng Văn từ rất lâu và họ di cư theo từng đợt nhỏ lẻ tẻ vào các thế kỉ XVIII vàđầu thế kỉ XIX Đến ngày nay bản thân đồng bào còn thừa nhận tộc người PuPéo cùng tộc người Lô Lô có mặt sớm nhất trên cao nguyên đá Đồng Văn này

Theo sự thống nhất của nhiều nhà nghiên cứu về ngôn ngữ và dântộc học thì ngôn ngữ của tộc người Pu Péo hiện nay thuộc ngữ hệ Thái Ka đai.Tác giả Trần Văn Ái qua công tác nghiên cứu, khảo sát thực tế và so sánh vớicác hệ ngôn ngữ khác và rút ra kết luận rằng “Trong ngôn ngữ Pu Péo vừa cóyếu tố Kađai nói chung vừa có yếu tố ngôn ngữ Tày Thái, vừa có yếu tố ngônngữ Nam Đảo, nhưng gần gũi với ngôn ngữ Tày Thái hơn cả “ [2, tr.34] Thậmchí như nhiều tộc người sống trên địa bàn huyện Đồng Văn thì cho rằng phầnlớn địa danh ở huyện Đồng Văn ngày nay đều được đặt tên theo ngôn ngữngười Pu Péo Mặc dù không có chữ viết nhưng tộc người Pu Péo vẫn sử dụngtiếng Pu Péo hàng ngày mặc dù họ rất giỏi nói tiếng Mông hay tiếng QuanHỏa Điều này càng chứng tỏ tộc người Pu Péo đã có mặt ở cao nguyên đánày từ rất sớm có thể là sớm nhất

Từ những chứng cứ trên có thể khẳng định rằng tộc người Pu Péo sống

ở huyện Đồng Văn ngày nay có nguồn gốc là người Pu Péo ở huyện Ma Ly Photỉnh Vân Nam Trung Quốc, vì giữa huyện Đồng Văn và huyện Ma Ly Pho cóđường biên giới dài tới 52,5 km [43], nên người Pu Péo di cư sang nước ta làmnhiều đợt từ thế kỉ XVIII đến cuối XIX Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu chotới tận ngày nay cũng chưa xác minh được từng đợt cụ thể

Trang 27

Với hơn 300 năm định cư ở nước ta, người Pu Péo đã tự khai sơn pháthạch dựng lên làng bản và trở thành một thành viên của đại gia đình dân tộcViệt Nam Đồng bào đã sát cánh cùng các tộc người láng giềng đổ mồ hôi vàxương máu để giữ gìn, bảo vệ chủ quyền đất nước Việt Nam, và dải đất caonguyên Đồng Văn - nơi có người Pu Péo tập trung đông nhất, còn lưu giữ đượcnhững yếu tố văn hóa cổ truyền nhất xứng đáng được coi là trung tâm vănhóa truyền thống của người Pu Péo ở Việt Nam.

1.3 Đôi nét về huyện Đồng Văn và các xã có người Pu Péo sinh sống

Đồng Văn là một huyện miền núi biên giới của tỉnh Hà Giang nằm ởđiểm cực Bắc của Tổ Quốc, đây là điểm nhô ra cao nhất trên bản đồ Việt Nam.Đồng Văn có trung tâm huyện cách thành phố Hà Giang 155 km, nơi đây cócột cờ Lũng Cú là biểu tượng cho chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc Đâycũng là cái nôi sinh sống của nhiều tộc người thiểu số Theo số liệu thống kê

về dân số và nhà ở năm 2009 của tỉnh Hà Giang, toàn huyện có dân số là64,757 người trong đó chủ yếu là tộc người Mông chiếm 85% tiếp đó là cáctộc người như Hoa, Dao, Tày, Kinh, Cờ Lao, Lô Lô, Giáy, Pu Péo chiếm 15%Mật độ dân số là 145 người /km [4]

Thời phong kiến, Đồng Văn thuộc tổng Đông Quan, châu Bình Nguyên,phủ Tương Yên, tỉnh Tuyên Quang, sau đó thuộc về châu Bảo Lạc Khi thựcdân Pháp xâm lược nước ta đã tách Đồng Văn ra khỏi Bảo Lạc Ngày 15-12-

1962 Hội đồng chính phủ đã ban hành quyết định số 211 QĐ-CP tách ĐồngVăn thành 3 huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh Năm 1976 Hà Giang sátnhập vào tỉnh Tuyên Quang thành tỉnh Hà Tuyên, Đồng Văn thuộc huyện củatỉnh Hà Tuyên Từ năm 1991 đến nay Đồng Văn là huyện của tỉnh Hà Giang

Theo số liệu của cục thống kê quốc gia, huyện Đồng Văn có vị trí địa lítrong tọa độ 23 06 06 đến 23 21 17 vĩ độ Bắc 105 07 35 đến 105 24 40 kinh độĐông Phía Bắc và Tây giáp huyện Ma Ly Pho tỉnh Vân Nam của Trung Quốc,phía Nam giáp huyện Yên Minh, phía Đông giáp huyện Mèo Vạc, huyện có

Trang 28

đường biên giới quốc gia với Trung Quốc là 52,5 km Tổng diện tích tự nhiên

là 446,66 km trong đó 11,837 ha là đất sản xuất nông nghiệp chiếm 26,51%,,diện tích núi đá 32,829 ha chiếm 73,49% [5]

Đồng Văn là huyện nằm trong vùng Công viên địa chất toàn cầu Caonguyên đá Đồng Văn được Unesco công nhận năm 2010 Đây là địa phương cóđịa hình phức tạp, nhiều núi cao, vực sâu, chia cắt Nhiều ngọn núi cao nhưLũng Táo 1,911m Độ cao trung bình 1200m so với mực nước biển Địa hìnhthấp dần từ Tây sang Đông Đồng Văn có sông Nho Quế và các dòng suối nhỏ

ở Lũng Táo, Phó Bảng, Phố Là chảy qua [43]

Theo cục khí tượng thủy văn thì khí hậu ở huyện Đồng Văn mang tính

ôn đới và phân ra nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau Một năm chia ra thành

2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đếntháng

4 năm sau thường có sương mù, sương muối thời tiết khô hanh Lượng mưatrung bình khá cao, khoảng 1.600 đến 2.000 mml/năm, ngoài ra còn có mưa

đá Ở một vài tiểu vùng nhiệt độ có những lúc xuống từ 5 độ C đến 0 độ C nhưLán Xì, Phố Bảng, thời tiết khí hậu rất mát mẻ về mùa hè nhưng rất khắcnghiệt vào mùa đông

Giao thông ở huyện Đồng Văn còn rất khó khăn Đường lên huyện chỉ cómột đường duy nhất là quốc lộ 4C, con đường này hiện nay đã rải nhựanhưng mặt đường hẹp, độ dốc, nhiều đèo cao, nhiều cua gấp, đặc biệtđường chủ yếu bám ven núi đá cheo leo một bên là vực thẳm, nên vào mùamưa thường gây sạt lở rất nguy hiểm

Có thể đi lên Đồng Văn theo hai hướng Hướng thứ nhất đi theo quốc lộ4C từ thị xã Hà Giang lên Đồng Văn, hướng thứ 2 có thể đi lên huyện Mèo Vạcrồi sang Đồng Văn Hiện nay tuyến giao thông này được coi là tuyến giao

Trang 29

thông huyết mạch để huyện Đồng Văn kết nối với cả nước và cũng là conđường để giao lưu kinh tế và phát triển các hoạt động du lịch của huyện.

Trang 30

Tộc người Pu Péo sinh sống ở các xã Phố Là, Phố Cáo, Má Lé, thị trấnPhố Bảng và thị trấn Đồng Văn Đây là các địa phương đều có đường biên giớivới Trung Quốc như xã Má Lé, xã Phố Là, xã Phố Cáo thị Trấn Phó Bảng trừthị trấn Đồng Văn Địa hình ở các xã này rất khó khăn Hầu hết các xã đều có tỉ

lệ núi đá rất cao, thiếu đất canh tác nông nghiệp, thiếu nước sinh hoạt vànước tưới nông nghiệp Cuộc sống nơi đây còn nhiều thiếu thốn, đường giaothông nhiều chỗ còn khó đi Chính những khó khăn này đã làm cho cuộc sốngcủa đồng bào thêm khó khăn

Nhìn chung, cũng như nhiều tộc người khác sống trên cao nguyên

đá này, cuộc sống của người Pu Péo ở nơi đây cũng rất đơn giản Họ sống chủyếu phụ thuộc vào rừng, cuộc sống tự cung tự cấp là chính và vẫn còn những

hộ gia đình bị thiếu đói trầm trọng

Theo ông Tráng Mìn Hồ Bí thư thôn Chúng Trải, thì hoạt động trao đổihàng hóa với các tộc người khác đã có từ lâu, nhưng trước đây hoạt độngmua bán rất hạn chế vì kinh tế nghèo, còn hoạt động trao đổi với người TrungQuốc đã xuất hiện từ lâu thông qua hệ thống chợ phiên dọc biên giới ở cả 2nước nhưng trước đây việc giao lưu kinh tế của đồng bào bị hạn chế bởichính sách cấm vận sau sự kiện tranh chấp biên giới 1979 thì kinh tế của tộcngười Pu Péo hoàn toàn bị hạn chế mua bán trao đổi với Trung Quốc Giaiđoạn này đồng bào chủ yếu chỉ trao đổi hàng hóa với các tộc người khácthông qua hệ thống các chợ phiên Đồng Văn, Phố Bảng, Lũng Phìn, Sà Phìnnhưng sự trao đổi hàng hóa rất thấp Đồng bào đi chợ chủ yếu mua bánnhững nhu yếu phẩm, thực phẩm cần thiết như thịt, rau, dầu, mỡ, muối

Cũng như nhiều tộc người khác cùng sinh sống ở trên cao nguyên đágiai đoạn trước năm 1986 người Pu Péo còn hết sức lạc hậu, ở đồng bào cònduy trì nhiều hủ tục lạc hậu, hiện tượng mù chữ, tảo hôn và hôn nhân cậnhuyết vẫn còn đậm nét đã tác động tiêu cực tới đời sống của đồng bào theo

Trang 31

như ông Củng Gia Lượng cho biết (Thời đó người người Pu Péo còn lạc hậulắm có việc gì

Trang 32

xảy ra cũng đều mời thầy cúng về, người ốm không đi khám bệnh ở trạm y tế,người phụ nữ khi sinh con phải tự sinh tại nhà nên rất nguy hiểm tới tínhmạng, tỉ lệ sinh con đạt thấp thường gây tử vong) Bên cạnh đó người Pu Péocòn duy trì tục hôn nhân cận huyết thống gây lên tình trạng tuổi thọ củađồng bào chỉ đạt trung bình là 45 tuổi, nhiều đứa trẻ khi sinh ra hay mắcbệnh hiểm nghèo khó qua khỏi, chính điều này trong thời gian dài dân số củangười Pu Péo tăng không đáng kể [44]

Tục tảo hôn diễn ra mạnh, mặc dù tộc người Pu Péo không khuyếnkhích lấy nhiều vợ tính chung thủy một vợ một chồng rất bền vững nhưnglại kết hôn sớm Theo lời kể của bà Củng Thị Xuân ở Phố Mới thị trấn PhốBảng cho biết bản thân bà và những người Pu Péo cùng tuổi đều kết hônsớm có người dựng vợ gả chồng từ khi 13, 14 tuổi Do phong tục tập quáncùng với sức ép của dòng họ và gia đình, không cho phép người Pu Péo kếthôn với các tộc người khác

Cái đói nghèo của đồng bào còn bởi tồn tại quá nhiều hủ tục lạchậu trong tang ma, cưới xin đặc biệt là là tang ma Theo nhiều người già ởthôn Chúng Trải xã Phố Là cho biết, ngày trước, làm lễ ma cho người chết rấttốn kém, phải mổ nhiều trâu, bò, lợn, gà Đồng bào thường để người chếttrong nhà nhiều ngày với quan niệm như thế thì người chết mới đem phúc vềcho người sống sau khi chôn cất xong phải tiến hành làm lễ cúng ma khô (lễchay) Lễ chay mới thực sự tốn kém, trong lễ này người ta mổ cả vài contrâu, bò và nhiều lợn, gà cúng bái, ăn uống trong nhiều ngày những gia đìnhnghèo thì phải đi vay mượn trong họ và sau đó phải trả nợ, có gia đình trả nợtrong nhiều năm Vì thế mà giai đoạn trước năm 1986 đời sống của đồngbào luôn trong tình trạng thiếu lương thực, ngô là món ăn chính trong nhữngtháng giáp hạt phải ăn độn thêm cả khoai, sắn chỉ có lễ Tết mới ăn cơm trắng

Mặc dù được coi là tộc người có mặt sớm nhất trên cao nguyên đáĐồng Văn này nhưng do đặc thù dân số quá ít tộc người Pu Péo ở huyện

Trang 33

Đồng Văn không có làng bản riêng của mình mà đồng bào ở lẻ tẻ xen cư với

Trang 34

các tộc người Mông, tộc người Cờ Lao và tộc người Hoa Chính vì thế màngười Pu Péo ở Đồng Văn chỉ được coi là em út của các tộc người khác trêncao nguyên đá này

Nhìn chung, kinh tế của các tộc người nói chung, của người Pu Péo nóiriêng trên cao nguyên đá Đồng Văn vẫn còn rất khó khăn, toàn huyện có 17 xã

và 2 thị trấn thì có tới 15 xã nằm trong diện xã nghèo Vì vậy đã có nhiều dự

án được triển khai để tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế của đồng bào,trong các dự án đó phải kể đến các dự án 135, dự án 30a, dự án đầu tư dànhriêng cho người Pu Péo trị giá 10 tỷ đồng giai đoạn 2005 – 2010 Đây là những

dự án nhằm hỗ trợ cho đồng bào xây dựng hệ thống điện, đường, trường,trạm và một phần hỗ trợ đời sống Bên cạnh đó dự án còn dành một phầnkinh phí để khôi phục, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc củangười Pu Péo Cho đến nay hầu hết người Pu Péo đều được thừa hưởngnhững chính sách từ dự án mang lại Hiện nay tất cả các xã có người Pu Péosinh sống đều có trường mầm non, trường tiểu học, điểm văn hóa bưu điện

xã, trạm y tế, nước sạch, nhà sinh hoạt cộng đồng, thủy lợi, điện sinh hoạt.Tuy nhiên, dự án mới chỉ đáp ứng được những nơi người Pu Péo sống tậptrung như xã Phố Là, vẫn còn nhiều hộ Pu Péo ở các xã Phố Cáo, xã Má Léchưa được hưởng những thành quả từ dự án do đồng bào sống đơn lẻ ởnhững nơi địa hình phức tạp [42]

Từ khi có những chính sách quan tâm, ưu tiên, tạo điều kiện phát triểncủa Đảng và chính quyền địa phương, cuộc sống của người Pu Péo ở Đồng Vănđang dần có những chuyển biến Đời sống vật chất của đồng bào đã dầnđược cải thiện theo như nhận xét của ông Củng chẩn Tráng là người Pu PéoChủ tịch xã Phố Là (bây giờ các anh về Phố Là sẽ không thấy còn hộ gia đìnhngười Pu Péo nào lấy ngô làm lương thực chính nữa) Mặc dù vậy, so với cáctộc người khác trong huyện Đồng Văn, thì tỉ lệ đói nghèo của người Pu Péo

Trang 35

còn khá cao, trong 72 hộ vẫn còn 20 hộ đói nghèo chiếm 27% (xem biểu 1.2)[21].

Trang 36

Số hộ chưa

có điện

Số hộ chưa

có nướcsạch

Số hộchưa cónhà

Số hộ nghèo

11%), có 1 hộ chưa có điện lưới quốc gia (chiếm 1,9%), có 18 hộ chưa có nướcsạch (chiếm 25%)

Để khắc phục tình trạng này, huyện Đồng Văn đã tổ chức nhiều khóatập huấn về trồng trọt, chuyển đổi cây trồng vật nuôi, triển khai giống mớicác dự án 135, dự án hỗ trợ phát triển dành riêng cho người Pu Péo ởĐồng Văn từ năm 2005 đến 2010, dự án 30 A, chương trình xây dựng nôngthôn mới đang từng bước làm thay đổi đời sống của người Pu Péo

Khi đi điền dã tại các xã có người Pu Péo sinh sống, tác giả đã thấy cuộcsống của đồng bào đang chuyển biến tích cực Hiện nay, không còn gia đìnhngười Pu Péo nào phải sống trong những căn nhà tạm nữa, đa số đồng bàokhông còn sử dụng ngô làm lương thực chính nữa mà đã chuyển sangdùng gạo, chỉ còn 4 gia đình các ông Ly Nọ Páo, Ly Vản Sò, Ly Mí Sính, Ly Mí

Trang 37

Co ở thôn Sảng Pà xã Phố Cáo vẫn còn dùng ngô đồ (Mèn Mén) làm lươngthực.

Trang 38

Từ năm 1990, khi quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc đượcbình thường hóa, thì hoạt động giao thương giữa hai nước cũng phát triển,một số người Pu Péo đã lấy việc buôn bán làm nguồn sống chính Khi điền dãtại xã Phố Là tác giả thấy hầu như người phụ nữ nào ở đây cũng có thêm nghề

đi chợ buôn bán Đồng bào thường thu mua các nông thổ sản tại địa phương

để bán sang Trung Quốc và mua những sản phẩm hàng công nghiệp phục vụtiêu dùng về bán tại các chợ phiên ở huyện và một số huyện lân cận

Đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào cũng có sự thay đổi, đặc biệtnhững hủ tục trong cưới xin, ma chay đã giảm đi rất nhiều, đồng bào khôngcòn tập tục hôn nhân cận huyết hay tảo hôn nữa Do chính quyền địaphương làm tốt công tác vận động tuyên truyền, nên ngày nay ở các thôn bảncủa người Pu Péo khi có người ốm hay sinh đẻ đồng bào không còn mời thàycúng về chũa bệnh nữa mà đưa ra trạm y tế xã hay bệnh viện huyện Các xãđều có điểm bưu điện văn hóa xã

Trước năm 1986, đa số người Pu Péo không biết chữ, thậm chí con gáikhông được đi học, thì ngày nay con cái của đồng bào trong độ tuổi đều đihọc, có nhiều em đã học ở nhiều trường dân tộc nội trú huyện, tỉnh,trường Vùng cao Việt Bắc, các trường đại học, cao đẳng Điển hình như giađình ông Tráng Mìn Tề ở thôn Chúng Trải có 3 người con, thì cả 3 người conđều đang học đại học ở Hà Nội Nhiều con, em của người Pu Péo trở thànhnhững cán bộ hiện đang công tác tại huyện nhà

Nhìn chung giai đoạn 1986 – 2012 cuộc sống của đồng bào Pu Péo ởhuyện Đồng Văn có nhiều nét chuyển biến rất quan trọng Đồng bào khôngcòn chặt phá rừng nữa mà ngược lại bảo vệ rừng tốt hơn so với nhiều tộcngười khác cùng chung sống trong địa bàn, cuộc sống không còn phụ thuộcnhiều vào thiên nhiên nữa, cuộc sống tự cấp tự túc trước kia dần bị phá vỡ

Trang 39

thay vào đó đã xuất hiện mô hình sản xuất gắn với kinh tế hàng hóa, nhiều

hộ gia đình người

Trang 40

đá chiếm tới 73,49% diện tích [22].

Khí hậu mang tính ôn đới nên tình trạng thiếu nước sinh hoạt và nướctưới nông nghiệp đang là vấn đề lớn của địa phương

Về nông nghiệp, do diện tích đất trồng ít và chất đất rất xấu, nhưngđồng bào các tộc người nơi đây vẫn tích cực tham gia đẩy mạnh sản xuất chủyếu là trồng ngô, lúa nương, lúa nước, mạch ba góc và các loại cây họ đậunhằm giải quyết lương thực tại chỗ Bên cạnh đó cùng với các huyện MèoVạc, Quản Bạ,Yên Minh huyện Đồng Văn đang tích cực chuyển đổi sang trồngcác loại cây dược liệu như đỗ trọng, xuyên nhung, huyền xâm, ý nhĩ, thảoquả… để cung cấp nguyên liệu cho thị trường chế biến dược liệu ở trongnước Diện tích cây dược liệu của huyện đạt 50 ha chủ yếu là thảo quả, đỗtrọng Đây đang là hướng đi mới của huyện và việc trồng các cây dược liệutrở thành thế mạnh kinh tế của địa phươg trong vài năm trở lại đây [23]

Trong lĩnh vực chuyển đổi cây trồng này, tộc người Pu Péo đã thamgia tích cực trồng các loại cây được liệu như đỗ trọng, thảo quả hay dự ántrồng hoa hồng, những dự án này đã góp phần tích cực cải thiện đời sốngcủa đồng bào

Do đặc thù là huyện miền núi có nhiều tộc người sinh sống, trong đó cónhững tộc người dân số ít như Pu Péo, Lô Lô, Cờ Lao, Bố Y … nên huyệnĐồng Văn được Nhà nước quan tâm và có nhiều chính sách hỗ trợ về kinh

tế, bảo tồn văn hóa… Bên cạnh đó huyện có nhiều địa danh du lịch nổi tiếngnhư cột cờ Lũng Cú, khu đi tích nhà Vương ở xã Sà Phìn, khu phố cổ Đồng

Ngày đăng: 12/02/2019, 11:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w