Nhân vật bi kịch

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong các tập truyện ngắn gần đây của Ma Văn Kháng ( Trốn nợ - 2008, Mùa thu đảo chiều - 2012, San Cha Chải - 2013) (Trang 63 - 71)

5. Cấu trúc của luận văn

2.4. Nhân vật bi kịch

Nhân vật có chức năng khái quát những quy luật của cuộc sống con người, thể hiện những hiểu biết, những ước ao và kì vọng về con người. Nhà văn sáng tạo nhân vật là để thể hiện những cá nhân xã hội nhất định và quan niệm về các cá nhân đó. Nói cách khác, nhân vật là phương tiện khái quát các tính cách, số phận con người và các quan niệm về chúng. Số phận con người bao gồm hạnh phúc cũng như nỗi buồn, nhiều khi số phận con người rơi vào bi kịch. Nguyễn Khải đã từng nói rằng bi kịch là tình huống, trạng thái phổ biến và thường trực trong xã hội vào mọi thời kì “đã gọi là một kiếp người thì không chỉ có vui mà còn có buồn, thường là buồn nhiều hơn vui; không chỉ có thắng mà còn có bại, thường là bại nhiều hơn…Có những kiếp người cả đời đau buồn, một đời thất bại, một đời lầm lẫn, nhưng tiếng kêu thống thiết của họ còn vang vọng tới tận hôm nay”. Cuộc đời là một chuỗi liên tiếp của những nỗi đau khi xã hội được sự thống trị của đồng tiền, quyền lực.

Bi kịch là khi con người bị đặt vào những đối kháng, mâu thuẫn giằng xé mà không có lối thoát. Đó có thể là bi kịch của những con người không vượt qua nổi chính mình, những trái ngang, cay đắng trong cuộc đời để tìm lấy niềm hạnh phúc. Đó có thể là nỗi thất vọng của những con người luôn cố

gắng vươn tới cái tốt đẹp, sự hoàn hảo nhưng cuộc đời lại quay lưng với họ. Đó còn có thể là bi kịch của những người có khát vọng, ước mơ nhưng lại bị nỗi lo về vật chất cản trở…Trong văn học ta gặp rất nhiều nhân vật bi kịch, như bi kịch không được làm người của Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên, bi kịch tinh thần của Hộ trong “Đời thừa” của Nam Cao, bi kịch của người họa sĩ trong “Bức tranh” của Nguyễn Minh Châu.

Ở Ma Văn Kháng, nhân vật bi kịch của ông mang những nét riêng. Ma Văn Kháng đã nhìn thấy nỗi đau lớn nhất của bao con người trong cuộc đời, đó là nỗi bất hạnh của con người trong cuộc sống gia đình và khát vọng hạnh phúc lứa đôi.

Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng vô cùng phong phú và đa dạng. Có bao nhiêu loại hình nghề nghiệp thì có bấy nhiêu loại nhân vật phù hợp với lọai hình nghề nghiệp đó. Trong số đó, nhân vật “người phụ nữ” được Ma Văn Kháng dành nhiều tình cảm đặc biệt với họ bởi vì thế giới hơn một nửa là phụ nữ, những người chịu thiệt thòi nhất trong cuộc sống. Thế giới phụ nữ trong ba tập truyện ngắn Ma Văn Kháng được xây dựng, miêu tả ở nhiều góc độ sáng - tối khác nhau song tựu chung họ đều là những người phụ nữ không chỉ có sắc đẹp mê hồn mà còn có sức sống dồi dào cả tâm hồn lẫn thể xác. Phần lớn những nhân vật này đều có số phận éo le, hoặc rơi vào hoàn cảnh trớ trêu. Họ đã vượt lên những định kiến hẹp hòi, vượt lên hoàn cảnh sống yêu đời, lạc quan. Có lẽ chất “phồn thực” mạnh mẽ đã giúp họ thay đổi cuộc sống.

Khát vọng về một tình yêu đích thực, một cuộc sống gia đình đầm ấm đã trở thành bi kịch đối với số phận của My (“Lũ tiểu mãn ngập bờ”). Là một phụ nữ đẹp “vừa đẹp người vừa đẹp nết” [25, tr124], một chủ tịch xã đầy triển vọng, thông minh, hoạt bát, nhưng số phận đã không công bằng với cô. My có chồng cũng như không, hàng ngày cô phải chịu đựng sự thờ ơ, ghẻ lạnh của

chồng, phải sống trong sự cô đơn vò võ. Cuộc sống của cô lâm vào bi kịch. Cô không thể chịu đựng được sự lạnh nhạt, bạc bẽo của chồng. Kết thúc bi kịch số phận của My là lúc cuộc đời cô khép lại, chấm dứt sự sống vô vọng, tẻ nhạt “My đã tự vẫn bằng cách treo cổ mình lên cành cam” [25, tr 139], cô không thể sống mà không có lòng tự trọng và càng không thể chịu đựng nổi nếu cứ trăn trở, đau đớn mãi.

Bi kịch của Nguyệt trong “Mùa thu đảo chiều” lại là bi kịch của một người phụ nữ tài sắc vẹn toàn nhưng bị trói buộc với một người chồng hèn kém đủ mọi thứ. Tác giả dường như nhập vào nhân vật mà kêu lên: "Chao ôi là cái oái oăm, cái ác độc, xỏ xiên của ông tơ bà nguyệt!". Nguyệt với những ham muốn cháy bỏng, muốn cải biến được người chồng, cải biến hoàn cảnh, nhưng trớ trêu thay: "Nàng đã bị trúng đòn hiểm. Nàng đã thất bại hoàn toàn trong mưu toan cải đổi hoàn cảnh sống. Thất bại ê chề đến trong nháy mắt. Thất bại của nàng là thất bại của chính con người" [27,tr138].

Nhân vật Hằng “Theo chồng” sống rất khổ cực trong gia đình nhà chồng. Bố mẹ chồng lấy hết của hồi môn mà nàng được chị gái cho trước khi lấy chồng. Nàng còn phải gánh vác, lo toan mọi việc nhà chồng. Cuộc sống với nàng như địa ngục. Bi kịch của nàng là bi kịch của phận làm dâu bị ức hiếp quá mức. Nàng không vượt qua được định kiến, trách nhiệm của một người phụ nữ đã theo chồng, của một người con dâu và một người mẹ. Định ôm con thơ rời bỏ nhà chồng nhưng rồi nàng lại ngậm ngùi trở về. Hằng trở về nhà chồng còn có lí do khác bí ẩn hơn, thôi thúc nàng hơn, đó là đời sống tình cảm (và cả tình dục) của vợ chồng.

Cô Ân trong “Ngõ hoang” là một cảnh ngộ khác. Ân 26 tuổi xinh đẹp, dịu hiền, hiếu thảo, sống đứng đắn, không điều tiếng. Cô khát khao một tình yêu chân thành, cô chờ đợi, hy vọng tìm được người đàn ông của đời mình. Thế nhưng lại rơi vào bi kịch. Cô thuần khiết quá, trong trắng quá nên đã bị

lừa bởi một gã đàn ông từng trải tên Luân. Hắn chuyên săn đàn bà đẹp, hắn si mê Ân, yêu chiều cô, tìm mọi cách sở hữu cô. Hắn chơi chán chê rồi bỏ mặc cô với cái bụng bầu ngày càng lớn. Cô ngỡ tưởng hắn yêu cô thật lòng, dâng hiến cả cuộc đời mình, cô vun vén cho tình yêu, cho cuộc sống gia đình. Đổi lại, cô chỉ nhận được sự cay đắng, giả dối. Cuộc sống thật oái oăm!

Nhân vật My, Hằng, Ân hay các nhân vật phụ nữ trong các truyện ngắn khác đều là những người phụ nữ đẹp, ngoan hiền, khao khát cuộc sống vợ chồng hạnh phúc để họ được dâng hiến hết mình cho gia đình. Ước mơ giản dị, chính đáng, vậy mà trong cuộc sống xô bồ này thật khó thực hiện.

Trong tập Trốn nợ , Mùa thu đảo chiều thì có đến hơn một nửa tác phẩm hướng ngòi bút vào thể hiện thân phận người phụ nữ. Họ đều là những người phụ nữ bình dị có vai trò rất quan trọng trong gia đình, trong đời sống nhưng họ cũng là những thân phận éo le, trắc trở chịu nhiều bất hạnh, khổ đau ở đời. Qua đây, ta thấy Ma Văn Kháng bộc lộ sự trân trọng và niềm cảm thông sâu sắc đối với họ. Đây là điểm đáng quý, đáng ca ngợi thể hiện chiều sâu nhân bản của cây bút này.

Nhân vật “ người phụ nữ” không chỉ được khắc sâu ở hình thể gợi cảm, viên mãn tràn đầy sinh lực mà họ còn là những con người của thời đại mới, dám đương đầu, thách thức hoàn cảnh, số phận để làm chủ cuộc đời. “Khác với truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, nhân vật nữ thường có sự biến đổi tính cách với một quá trình lâu dài. Còn nhân vật của Ma Văn Kháng hầu như vẫn giữ nguyên tính cách sau mọi thăng trầm của cuộc đời và trước mọi tác động của hoàn cảnh xã hội” [38].

Nhung trong “Hoa nhài buổi sớm mai” có vẻ đẹp “tưởi mưởi, rười rượi”, có niềm háo hức, khao khát vui sống. Nàng nhanh nhẹn, thông minh song cuộc đời nàng nhiều truân chuyên. “Hoàn cảnh lợi dụng vẻ đẹp thuần chất của nàng. Chúng coi nàng là một bản thể tối tăm đang tìm chỗ bộc lộ và

tìm cách lợi dụng” [27, tr174]. Gã đàn ông đểu giả đầu tiên làm việc ấy là anh rể nàng. Bao gã đàn ông khác cùng cơ quan đều giở trò sàm sỡ nàng. Nàng không thể sống một mình. Nàng lấy chồng. Những tưởng cuộc hôn nhân với Nhổn là một sự giải phóng cho nàng, nào ngờ vớ phải thằng cha không ra gì. Nhổn đánh đập, hành hạ nàng. Bi kịch đời nàng là bi kịch của một con người muốn sống tốt đẹp, yên bình mà không được; muốn có một chốn nương thân, một bờ vai nương tựa nhưng cuộc đời, số phận lại là nỗi nhục nhã ê chề trong cuộc sống chung. Cái khát vọng có được một tổ ấm cho cá nhân như một chiếc hố có nguy cơ bị khoét mãi, rộng hoác và thăm thẳm. Không cam chịu số phận, vẫn nồng nàn, chan chứa, Nhung li dị chồng. Nhung vẫn khao khát sống hết mình, nàng đến với Thành chân tình, thuần khiết. Không được đáp lại, nàng ra đi và tìm cho mình một tổ ấm. Có lẽ trong nàng luôn dồi dào sinh lực vươn lên trong cuộc sống, niềm tin vào cuộc đời.

Ngoài ra, trong ba tập truyện ngắn Trốn nợ, Mùa thu đảo chiều, San Cha Chải, người đọc còn thấy nỗi bất hạnh của những con người hiền lành, muốn yên bình, muốn sống có trách nhiệm, cống hiến cho xã hội mà lại rơi vào bi kịch: Thím Hóong (Thím Hóong), Ông lão làm vườn (“Ông lão làm vườn và chó Phúm”), Sự (“Người làm câu đối ở tỉnh lẻ”)…

Trong nhiều truyện ngắn của mình, nhà văn Ma Văn Kháng đã đúc rút những triết lý sống, những chân lý sâu xa của đời thường: cuộc sống "chỉ có một sự thật là sự dang dở, tính chưa hoàn thiện, rất khó có thể hoàn thiện của cuộc sống, nhưng con người thì lúc nào cũng vận hết sức ra để cho nó hoàn thiện" [25,tr 203]. Nhà văn đã đi đến một kết luận về cuộc sống và số phận con người, đó là triết lý nhưng cũng là điều hiển nhiên mà con người phải chấp nhận: "Con người chưa bao giờ hạnh phúc, con người mới chỉ chạm tới hạnh phúc thôi" [25, tr 204]. Xây dựng nhân vật bi kịch, nhà văn muốn gửi gắm thông điệp về cuộc sống: Con người khó có thể hoàn thiện, cuộc sống

khó có thể hoàn hảo nhưng con người phải biết nỗ lực vượt qua hoàn cảnh, vượt lên số phận để sống tốt hơn.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Hòa mình vào dòng chảy chung của văn học giai đoạn này, Ma Văn Kháng đã xây dựng một thế giới nhân vật rất phong phú về thế hệ, về số lượng, về tính cách, về phẩm chất đạo đức… mà chỉ nhắc đến tên người ta nhớ ngay đến Ma Văn Kháng.

Việc chia ra các kiểu loại nhân vật như trên chỉ mang tính chất tương đối, bởi trong một nhân vật có nhiều khuynh hướng tính cách xen cài. Chẳng hạn nhân vật My (“Lũ tiểu mãn ngập bờ”), vừa là nhân vật có phẩm chất tốt đẹp, vừa là nhân vật có cuộc sống bi kịch. Khảo sát kỹ các nhân vật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng, chúng tôi đưa ra kiểu loại nhân vật theo tính cách, số phận (phẩm chất tốt đẹp, tha hóa, bản năng và bi kịch).

Văn học từ 1986 trở đi đã trả lại cho nhà văn cũng như tất cả mọi người về với cuộc sống bình thường. Nhà văn Ma Văn Kháng hướng ngòi bút của mình về đời thường bằng nhiều cách khai thác và tiếp cận khác nhau để đến được các miền của thế giới nội cảm, khám phá chiều sâu tâm linh của nhân vật, nhằm phát hiện ở mỗi cá nhân những cung bậc buồn vui, hạnh phúc, đau khổ hay hi vọng, khao khát, đam mê…Xây dựng thế giới nhân vật trong các tập truyện ngắn Trốn Nợ, Mùa thu đảo chiều, San Cha Chải, tâm lực của Ma Văn Kháng đã có những bước chuyển biến trong hướng nhận thức, tư duy về bản thể người. Con người trong các truyện ngắn của Ma Van Kháng là con người trần thế với tất cả bản chất tự nhiên của nó: tốt - xấu, thiện – ác, yêu – ghét, ánh sáng – bóng tối, cao cả hay thấp hèn….Con người tồn tại trong đó cả “rồng phượng và rắn rết, cả thiên thần và ác quỷ…”

Do giới hạn của luận văn, nên ở chương này chúng tôi chưa có dịp để đào sâu, phân tích từng nhân vật trong mỗi truyện ngắn của Ma Văn Kháng, mà chỉ có thể đưa ra một cái nhìn khái quát nhất về các kiểu nhân vật có khuynh hướng tính cách nổi bật, chủ đạo trong các tập truyện San Cha Chải, Mùa thu đảo chiều, Trốn nợ. Nhưng qua sự phân tích, lí giải chúng tôi nhận thấy, thông qua số phận của mỗi cá nhân, Ma Văn Kháng đã xới lên những vấn đề nhức nhối, bức xúc của con người trong hiện thực đời sống đương đại. Đó là con người với đầy những vết tổn thương trên thân thể, trong tâm hồn, Ma Văn Kháng đã nhận diện con người đích thực với kiểu dáng nhân vật biểu hiện đa dạng. Bên cạnh việc khắc họa những con người bản năng, bi kịch, con người tha hóa đạo đức, nhà văn cũng đã khắc họa chân dung những con người vừa đẹp về ngoại hình mà cao thượng về tâm hồn. Cùng với sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về đời sống và con người, Ma Văn Kháng cũng có những cách tân đáng kể trong việc xây dựng thế giới nhân vật và khám phá thế giới nội tâm của họ. Thế giới nhân vật thể hiện rất rõ quan niệm của nhà văn về con người, chính quan niệm nghệ thuật về con người ấy đã góp phần tạo nên phong cách riêng của nhà văn – phong cách Ma Văn Kháng, đồng thời nó giúp ông đứng vững trên dòng chảy của thời gian và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc bao thế hệ hôm nay và mai sau.

CHƢƠNG 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN THẾ GIỚI NHÂN VẬT

TRONG CÁC TẬP TRUYỆN NGẮN TRỐN NỢ, MÙA THU ĐẢO

CHIỀU, SAN CHA CHẢI CỦA MA VĂN KHÁNG

Nhắc đến nhân vật trong văn học là “nói đến con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học”. Trong tác phẩm văn học, đặc biệt là thể loại truyện ngắn, xây dựng nhân vật là vấn đề rất quan trọng mà nhà văn quan tâm. Bởi bản chất của văn học là mối quan hệ với đời sống, văn học tái hiện đời sống qua những chủ thể nhất định, đóng vai trò như những tấm gương của đời sống. Nhân vật trong tác phẩm không chỉ thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm mà còn thể hiện quan điểm nghệ thuật về con người của một nhà văn ở những thời điểm lịch sử nhất định. Nhà văn Tô Hoài cho rằng: “Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy trong một sáng tác”. Quả đúng như vậy, “nhân vật không chỉ là nơi bộc lộ tư tưởng, chủ đề tác phẩm mà còn là nơi tập trung các giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Thành bại của một đời văn, của một tác phẩm phụ thuộc rất nhiều vào việc xây dựng nhân vật”. Chính vì thế, thành công trong công cuộc xây dựng nhân vật chính là sự thành công của tác phẩm văn học. Mỗi nhà văn, khi bước vào con đường sáng tác văn chương, đều muốn tạo cho mình một cá tính, một phong cách riêng trong văn học. Và qua ba tập truyện ngắn Trốn nợ, Mùa thu đảo chiều, San Cha Chải, nhà văn Ma Văn Kháng đã làm toát lên ở tâm hồn biết yêu thương của mình, ở màu sắc sự sống mà mình diễn tả, ở thái độ trước cuộc đời mà mình suy nghĩ, ở sự gửi gắm của mình với người đọc, ở cái mình đem lại cho người đọc, có một sự kết đọng cao quý và trân trọng vì nhân sinh. Chính vì vậy, những nhân vật của Ma Văn Kháng luôn hiện lên từ nhiều cảnh ngộ khác nhau, và dường như họ đều có những nét chung về bản tính lương thiện, về phẩm chất làm người, về quá trình tha hóa….Sáng tác của Ma Văn Kháng có

sự đan xen một cách hài hòa, tự nhiên và đậm nét chủ nghĩa hiện thực với những yếu tố của chủ nghĩa lãng mạn. Khi xây dựng nhân vật, bên cạnh việc

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong các tập truyện ngắn gần đây của Ma Văn Kháng ( Trốn nợ - 2008, Mùa thu đảo chiều - 2012, San Cha Chải - 2013) (Trang 63 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)