Nhân vật phẩm chất tốt đẹp

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong các tập truyện ngắn gần đây của Ma Văn Kháng ( Trốn nợ - 2008, Mùa thu đảo chiều - 2012, San Cha Chải - 2013) (Trang 37 - 49)

5. Cấu trúc của luận văn

2.1.Nhân vật phẩm chất tốt đẹp

Trong cuộc sống hiện tại, mỗi con người luôn phải kiểm chứng mình thông qua nhiều mối quan hệ. Đạo lí làm người có nguy cơ trở nên xa lạ với sự phát triển của văn minh đô thị. Mỗi cá nhân cần phải thay đổi để thích nghi với cuộc sống phức tạp, vì vậy con người cũng phải buộc lựa chọn cho mình một hành vi đạo đức cụ thể để tự thẩm định phẩm giá của mình. Đó là thông điệp Ma Văn Kháng muốn gửi đến bạn đọc hôm nay. Song song với việc dựng lên chân dung cái ác, cái xấu, cái phi đạo đức mang giá trị phê phán, thức tỉnh chúng ta, độc giả nhìn rõ hơn thực tế cuộc sống của xã hội Việt Nam trong thời kì đổi mới, hội nhập. Tác giả đặc biệt chú ý, dành nhiều tình cảm cho những con người luôn cố gắng vươn tới cái chân- thiện- mĩ. Bên cạnh việc phát triển nền kinh tế, chúng ta cần quan tâm nhiều hơn nữa đến việc phát triển con người toàn năng vừa có tài vừa có đức.

Ma Văn Kháng dành nhiều tâm huyết dựng nên nhiều cái đẹp, cái tốt như những biểu tượng sáng ngời về đạo lí. Bạn đọc làm sao quên được những gương mặt chất phác, gần gũi, hồn hậu giàu lòng vị tha và đức hi sinh như: Moan (“Thoạt kì thuỷ là nước”); Thịnh (“Lênh đênh sông nước miền Tây”); Ông Bân (“Tổ trưởng dân phố”); nhân vật người cháu ("Bát ngát trời xanh”), Quang (“Khách trọ”), My (“Lũ tiểu mãn ngập bờ”), Đoan (“Chuyến xe buýt

cuối ngày”), Bằng (“Chuyến tuần tra cuối cùng”), Lý A Lừ (“Hoa gạo đỏ”), Pao, thầy Tính (“San Cha Chải”), Quân (“Mùa săn ở Na Le”) …

Nhân vật hướng đến cái đẹp được tác giả rất quan tâm. Những nhân vật này đều có phẩm chất đáng quý, đáng trân trọng. Ma Văn Kháng xây dựng kiểu nhân vật này đẹp cả về hình thức lẫn nội dung bên trong. Họ xinh đẹp, đẹp đẽ, thông minh, tài hoa… Họ chịu thương chịu khó trong lao động. Họ chịu nhún nhường và luôn vươn lên trong cuộc sống. Tuy nhiên những nhân vật này thường có số phận trắc trở, éo le và họ phải cố gắng vượt qua hoàn cảnh, vượt lên số phận. Khi viết về kiểu nhân vật này, nhà văn thể hiện sự yêu mến, cảm thông, ngậm ngùi cho số phận của họ.

Trong tập truyện Trốn nợ Ma Văn Kháng đã viết về tình yêu và lòng nhân ái như một sự cứu cánh của cuộc sống. Đó là ý nghĩa của truyện ngắn “Bát ngát trời xanh”. Hình ảnh con chim cu gáy bị nhốt trong lồng chật hẹp cất tiếng hót ta vẫn nghĩ nó ca hát, có biết đâu đó chính là tiếng kêu, tiếng than khóc, tiếng gọi bầy, gọi bạn: "Những âm thanh nuột nà vàng ngọc của con cu gáy đã từng làm mê mẩn hồn ta, chỉ là kết quả của một cuộc đọa đầy, hành xác của con người... Đó tuyệt đối không phải là tiếng hót tự nhiên của con chim được bay nhảy dưới trời xanh, trên đồng ruộng, đó không phải tiếng ca cất lên từ cuộc sống tự do vui vẻ với bầy đàn" [25,tr9]. Khi nhận thức được bản chất của sự vật hiện tượng, tính nhân văn trong truyện ngắn “Bát ngát trời xanh” chính là khi con người thức tỉnh được lòng trắc ẩn, tình yêu và lòng nhân ái của con người với thiên nhiên. Trong truyện ngắn việc thằng cháu của tác giả thả con chim cu gáy bay lên trời xanh, trở về rừng như một sự sám hối của con người trước hành vi của mình: "Ta không thể ỷ vào bất cứ một mục đích nào để biện hộ cho một hành vi trói buộc vô nhân được" [25, tr10]. Tác giả đã để một kết thúc với ý nghĩa mở của truyện ngắn "Bát ngát trời xanh".

Trong truyện ngắn “Thoạt kỳ thuỷ là nước” cứ tưởng khi cuộc sống, sinh hoạt còn khó khăn, mọi người phải tranh giành nhau từng xô nước sạch thì còn gì là tình yêu, lòng nhân ái, nhưng chỉ với một cử chỉ đẹp, hành động sẻ chia của người phụ nữ ở cuối truyện đã đem lại sự ấm áp của tình người. Lòng nhân ái, tình yêu làm cho con người hồi tâm, chuyển ý, sống tốt đẹp hơn. Có lẽ, nói về lòng nhân ái của con người cần chú ý đến đoạn kết truyện ngắn "Chuyến xe buýt cuối ngày" với nhân vật Đoan. Với anh người con gái dù là phải bán thân nuôi mẹ, nuôi con ấy không phải là sự khinh rẻ mà là sự thương cảm, thông cảm đến tận cùng. Sự vị tha và lòng nhân ái ấy không phải bất cứ ai cũng có được. Cái đẹp tồn tại ở trong mỗi con người, và quanh môi trường sống của chúng ta, thậm chí cái đẹp tồn tại ngay trong môi trường của cái ác, cái xấu, và trong mọi hoàn cảnh cái đẹp vẫn cứ hiện hữu và tỏa sáng.

Đọc tập Mùa thu đảo chiều, ta thấy ngòi bút của Ma Văn Kháng len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm của cuộc đời để phát hiện ra những con người đẹp, cảnh đẹp, tình yêu đẹp, tấm lòng đẹp. Chắc hẳn không ai không xúc động khi đọc truyện ngắn “Đồng cỏ nở hoa” với hình ảnh ngây thơ, xinh xắn đáng yêu và vô cùng tài năng của cô bé Bống, tuy còn nhỏ tuổi nhưng cô đã có một tâm hồn nghệ sĩ. Những bức tranh của Bống vẽ ra đẹp, thuần khiết như những đồng cỏ nở hoa. Người nghệ sĩ nhỏ tuổi ấy, đã giúp cho những tâm hồn nghệ sĩ già cỗi lấy lại niềm tin, thêm yêu cuộc sống, khơi lại trong họ niềm cảm hứng sáng tạo. “Chẳng một ai dạy bảo, Bống cứ vẽ. Vẽ theo con mắt mình nhìn và trái tim yêu ghét của con trẻ mách bảo. Vẽ như một niềm vui được hít thở không khí trong lành, được ngắm nhìn mọi người, được tiếp xúc với thiên nhiên tạo vật trong một không gian tràn ngập ánh sáng. Vẽ như đồng cỏ đến kỳ nở hoa. Mà lạ chưa. Thì chính ông họa sĩ Phan chẳng đã phải kinh ngạc khi xem bức tranh Bống vẽ bố Bống mẹ Bống đó thôi” [27, tr10]. Yêu biết bao cô bé Bống tài năng mà hồn nhiên, trong trắng, vô tư!

Các nhân vật trong San Cha Chải, Mùa thu đảo chiều còn mang nét đẹp truyền thống của người Việt Nam, vẫn còn đó những con người biết sống vì tập thể như Lý A Lừ ( “Hoa gạo đỏ”), Pao (“San cha chải”), vẻ đẹp truyền thống của các nhân vật được biểu hiện ở đức tình cần cù, hiền lành, chất phác, giàu lòng tự trọng. Họ lưu giữ những hình ảnh truyền thống, Ma Văn Kháng muốn thông qua đó để bày tỏ tình thương và niềm tin với con người. Dẫu cuộc sống có nhiều đổi thay thì cái đẹp vẫn luôn tồn tại mãi mãi.

Trong số những nhân vật có phẩm chất tốt đẹp, chúng ta thấy nổi bật lên là hình ảnh người dân tộc thiểu số tính tình hiền lành, tốt bụng; người phụ nữ nhan sắc, phồn thực, đảm đang, chịu khó và người chiến sĩ an ninh dũng cảm thông minh. Sự sắp xếp này cũng chỉ mang tính tương đối vì mỗi nhân vật của tác giả đều là những con người đa nhân cách, có sự phức tạp, đan xen trong tính cách. Tuy nhiên khuynh hướng tính cách nào chủ đạo thì chúng tôi đề cập đến

* Người dân tộc thiểu số tính tình hiền lành, tốt bụng

Trong tập truyện ngắn San Cha Chải, hình ảnh những con người dân tộc thiểu số hiện lên khá toàn diện. Trong tính cách của họ có sự mâu thuẫn, có sự giằng co của lí trí, giữa tốt và xấu để rồi cuối cùng họ hoàn thiện nhân cách, phấn đấu giữ gìn phần tốt đẹp trong mình.

Ông Xuyển trong “Đỉa bám chân ai”, cả đời nghiện thuốc phiện, đã làm khổ vợ, con. Con người ấy tưởng như đã bị “nàng tiên nâu” làm tha hóa về nhân cách, nhưng ẩn sau vẻ ngoài của một con nghiện là bản chất của người dân miền núi thật thà hiền lành, tốt bụng. Tấm lòng của ông Xuyển trong như nước suối, tính cách của ông thẳng thắn như mũi lao, ngọn chông…Nhà văn miêu tả “Xuyển cũng là một chàng trai hiền lành chăm chỉ. Cũng canh một chưa nằm, canh năm đã dậy. Cũng đi cấy bị con đỉa bám, đi rừng bị con vắt cắn. Hơn nữa, còn sức vóc hơn người. Vác nổi con hổ một tạ. Đã có lần vật

nhau với gấu. Bị con trăn gió quấn còn gồng mình thoát được” [ 28, tr258]. Xuyển là nhân vật điển hình đại diện cho sự mông muôi, suy nghĩ đơn giản một chiều. Ban đầu “Xuyển cũng chỉ là a dua a tòng chúng bạn, sau thì lấy khoái lạc lên tiên đi mây về gió làm phương châm sống ở đời, nên giờ thì vừa khánh kiệt vừa thân tàn ma dại, vừa gàn quái, hâm hâm, hây hấy…” [28, tr258]. Cứ tưởng lão Xuyển sẽ không bao giờ thoát khỏi nanh vuốt của nàng tiên nâu, thế nhưng ngòi bút nhân đạo của nhà văn đã chỉ ra cho Xuyển và cho những người dân miền núi một con đường sống xứng đáng với sự hi sinh anh dũng của trưởng công an xã Thào A Sẩu – đó là cai thuốc phiện. Lão Xuyển đã cai nghiện bằng cách tự mình đóng một chiếc cũi, không cần sự trợ giúp của thuốc cai nghiện, với hi vọng chiếc cũi kia có thể chế ngự được những cơn thèm thuốc của lão. “ Mắt lão đỏ ké. Rớt rãi nhễu ra hai bên mép. Lão nhe răng gầm ghè rồi bất chợt chồm dậy, há miệng ngoạm răng vào cây chấn song...” [28, tr267-268]. Đọc những đoạn văn miêu tả cảnh lão Xuyển, chắc hẳn không ai có thể cầm lòng trước khát vọng được sống một cuộc đời cho ra con người của lão Xuyển, hình ảnh của lão vật vã với cơn đau thể xác những bức bối về tâm hồn, nhưng vẫn luôn ghi nhớ lời công an xã “đỉa bám chân ai người ấy tự gỡ” gợi cho người đọc nhớ đến một Chí Phèo – con quỹ dữ của làng Vũ Đại, khao khát hoàn lương đang vùng vẫy trong vũng máu mong được loài người nhìn nhận cho đúng chất con người.

Qua truyện ngắn này nhà văn muốn chỉ rõ cho người đọc thấy, hiểu, và thêm yêu quý trân trọng những đức tính tốt đẹp của người miền núi. Tuy trình độ nhận thức của họ còn thấp, nhưng tấm lòng và nghị lực sống của họ luôn tỏa rạng, giống như ngôi sao hôm, sao mai lấp lánh trên bầu trời. Cũng qua nhân vật Xuyển, Ma Văn Kháng gửi đến bạn đọc bài học về cuộc sống sâu sắc. Con người có thể tồn tại, sống tốt, vượt qua những khó khăn một cách dũng cảm, kiên cường, chỉ cần họ có niềm tin vào sự sống. Từ đó, nhà văn

cũng đưa ra bức thông điệp, ẩn sau mỗi người xấu ta gặp trong đường đời, lại là những đức tính tốt đẹp mà ta có thể ghi nhận từ họ. Bên trong một con người có lúc bị tha hóa về nhân cách, đạo đức là sự chân thật, giản dị, là niềm tin là sự thủy chung với đất nước, là tấm lòng thẳng thắn trong ngần biết phân biệt thiện ác, phải trái trắng đen. Và trong mỗi một con người đều tồn tại hai mặt đối lập, tốt và xấu , điều thiết yếu là con người phải biết chế ngự tính xấu, phát huy điểm tốt để cải tạo bản thân, cải tảo xã hội, góp phần xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.

Đặt chân lên vùng đất biên giới xa xôi của tổ quốc, Ma Văn Kháng có dịp chung sống với đồng bào các dân tộc nơi đây, để phát hiện ra vẻ đẹp còn tiềm ẩn của họ. Trong truyện ngắn của ông, hầu hết những người dân tộc miền núi đều hiền lành, thật thà chất phác và vô cùng tốt bụng. Trong truyện ngắn “Hoa gạo đỏ”, nhân vật Lý A Lừ được xây dựng là người cả cuộc đời chỉ biết làm lụng vất vả như con trâu, con ngựa để nuôi gia đình. Con người ấy, dẫu chẳng được học hành, nhưng luôn biết trọng danh dự, giữ chữ tín. Kham khổ cả đời mà một lòng thành kính với đức vua, tận tụy phục vụ việc làng việc nước dẫu cho chỉ còn một chút sức lực cuối cùng. Với họ được đem sức lực của mình ra phục vụ việc làng, việc nước là niềm hạnh phúc vô cùng lớn lao, là niềm vinh hạnh mà không phải bất cứ người dân nào cũng có được. “Việc làng việc nước! Cái ý nghĩ tự nhiên mà sâu xa! Vì việc làng việc nước

mà vụ xuân này bỏ cả việc bán công sinh nhai. Vì việc làng việc nước mà mang cái khó nhọc vào thân. Việc làng việc nước. Nào phải là đã hiểu thật hết ý nghĩa của công việc mình đảm đương? Nhưng đã là việc làng, việc nước thiêng liêng, cao quý thì phải tận lực mà làm cho trọn vẹn”[28, tr53]. Lời lẽ của Ông Lý A Lừ sao mà vẹn nghĩa, trọn tình đến vậy, họ chân thật quá, tấm lòng người dân tộc miền núi trong ngần như làn nước mùa thu. Dẫu mệt mỏi, nhưng bốn người họ vẫn thay phiên nhau canh gác phiến đá của Đức vua và

canh cho người lính được tròn giấc ngủ: “ Còn bốn người chia thành hai tốp thay nhau canh gác. Họ đốt lửa thâu đêm. Sáng bừng, mặt trời rọi qua kẽ lá, phân tỏa thành ngàn tia sáng hân hoan, người lính mới mở mắt. Sức đã phục hồi. Những cảm giác tươi sáng trở lại. Ông nhìn bốn người bạn đường bỗng thấy yêu quý họ khác thường. Họ, giản đơn, thô sơ vậy thôi, mà thật là những tấm lòng vàng [28, tr 55].

Trong khó khăn, gian khổ, giữa sống và chết, người ta mới thật sự nhận ra đâu là bạn tốt. Lý A Lừ vừa có trách nhiệm với công việc vừa chu toàn với

bạn: “Dẫu sao thì cũng không thể bỏ mặc người bạn đường xấu số. Một ngày

đường nên nghĩa, huống hồ lại đã cùng một việc lớn đồng tâm. Mất một ngày không tìm thấy dấu vết thi thể người lính. Hôm sau ông Lừ nêu ý kiến: để hai người lại tiếp tục tìm kiếm nạn nhân, còn hai người khiêng phiến đá về San Cha Chải cho kịp ngày, xong việc. Tính toán như thế là vẹn tình vẹn nghĩa, được cả việc chung lẫn việc riêng, nên mọi người đều đồng ý.” [28, tr56- 57]. Công việc nặng nhọc ấy giờ đổ dồn lên vai Lý A Lừ. Ông đã làm một hành động mà người bạn đường và tất cả người dân San Cha Chải không thể tin nổi, đó là dùng chút sức lực cuối cùng cõng phiến đá trên lưng. Lý A Lừ đã trở thành một hình mẫu lý tưởng của cái đẹp, nhân vật mang trong mình lý tưởng thẩm mỹ và con người thời đại của Ma Văn Kháng. Để viết được thiên truyện ngắn đặc sắc đậm chất miền núi như thế này, có lẽ nhà văn phải gắn bó sâu sắc và thiết tha đối với đời sống của người dân miền núi, nhờ đó mà nhà văn phát hiện được vẻ đẹp tiềm ẩn sau sự khắc khổ, lam lũ có phần bản năng bán khai thiên rừng rú ở họ. Có lẽ đây là thiên truyện ngắn đẹp nhất, hay nhất, độc nhất vô nhị của Ma Văn Kháng, bởi qua truyện ngắn này nhà văn đã thực sự khám phá ra vẻ đẹp trong bản thể chiều sâu tâm hồn miền núi. Thiên truyện ngắn này thực sự là một khám phá, một phát hiện, “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì mà văn học trước kia không có”.

Ngoài ra, nhân vật Pao trong “San Cha Chải”; chị em Liêu, Phin trong “Vùng sâu vùng xa” cũng là những con người hiền lành, tốt bụng, thật thà. Những nhân vật này được Ma Văn Kháng dành nhiều tình cảm yêu mến khi

miêu tả. Họ đẹp từ dáng hình đến tính cách. Pao là một chàng trai to khỏe, sức

vóc thân thể hơn hẳn bạn bè, “trên mặt gương nước, Pao tròn trĩnh, mặt sáng như cái mâm bạc, nét mặt, nét mày, phân miệng như nét vẽ, không mảy may tư dục, tà niệm, lại ngác ngơ như ngọn măng mới chồi khỏi đất” [28, tr.63]. Pao rất chịu khó, đi cày nương đá, phát rừng lau, tham gia lực lượng công an… Pao lớn lên, trưởng thành trong nhiệm vụ. Pao quyết bắt được tên tội phạm Cẩu mà cậu để xổng. Cậu quyết không về làng khi chưa hoàn thành nhiệm vụ, kẻ ác nhất quyết phải bị trừng trị. Pao nhỏ tuổi nhưng đã hiểu lẽ phải, có tinh thần trách nhiệm trong công việc.

Một lần nữa, qua những câu chuyện về vùng biên ải, chúng tôi khẳng

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong các tập truyện ngắn gần đây của Ma Văn Kháng ( Trốn nợ - 2008, Mùa thu đảo chiều - 2012, San Cha Chải - 2013) (Trang 37 - 49)