Nhân vật tha hóa

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong các tập truyện ngắn gần đây của Ma Văn Kháng ( Trốn nợ - 2008, Mùa thu đảo chiều - 2012, San Cha Chải - 2013) (Trang 49 - 58)

5. Cấu trúc của luận văn

2.2.Nhân vật tha hóa

Văn học là loại hình nghệ thuật đặc thù, quan tâm và thể hiện đời sống con người ở nhiều góc độ, nhiều phương diện. Nói cách khác, văn học là nhân học, là những câu chuyện về cuộc đời, về những con người cụ thể. Ở mỗi thời kì, mỗi giai đoạn văn học khác nhau, số phận con người cũng được quan tâm khác nhau: Trước năm 1975, văn học quan tâm đến con người xã hội, con người cộng đồng; sau năm 1975, văn học chuyển xu hướng qua từng cá nhân

cụ thể. Đặc biệt trong bối cảnh đất nước đổi mới đang trên đà xây dựng, phát triển kinh tế- xã hội, cuộc sống con người còn nhiều khó khăn, còn những vết cắt nham nhở do hậu quả của chiến tranh để lại, nhưng đang thay đổi với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, nhiều người bị cuốn theo lợi ích về tiền bạc, danh vọng…có nguy cơ đánh mất mình. Hiện thực hôm nay không những gắn với những biến cố lịch sử và đời sống cộng đồng như trước kia, mà còn là “hiện thực của đời sống hàng ngày với các quan hệ vốn dĩ đa đoan, đa sự, phức tạp chằng chịt, đan dệt nên những mạch nổi và mạch ngầm của đời sống” [38]. Văn học giai đoạn này đề cập nhiều đến hiện thực xã hội với những mảng sáng- tối và hình ảnh những con người trong xã hội ấy. Kiểu nhân vật tha hóa được miêu tả khá phổ biến trong các sáng tác của các nhà văn đương đại như Nguyễn Minh Châu, Lê Minh Khuê, Nguyễn Huy Thiệp, Ma Văn Kháng…

Nhân vật tha hóa là một khái niệm rất mở và được hiểu theo nhiều khía cạnh, lớp lang. Có thể là tha hóa về lối sống , tha hóa về đạo đức, tha hóa về tinh thần, dục vọng…Nói một cách khác là sự biến đổi về nhân cách con người theo chiều hướng xấu đi.

Ma Văn Kháng đã thật sự thành công khi xây dựng kiểu nhân vật này, phản ánh sâu sắc bản chất con người bị biến chất ở từng ngóc ngách, từng lĩnh vực: tha hóa về đạo đức vì tiền- tình, tha hóa trong các mối quan hệ luân thường vì một chút ghen ghét, đố kị, ích kỉ thâm căn. Sự tha hóa nhân cách đã biến con người trở nên xấu xa, ác độc.

Nhà văn Ma Văn Kháng cũng cảnh báo rằng con người luôn phải chú ý tránh xa cái phi đạo đức, phi nhân cách, đồng thời lên án phê phán những hiện tượng xấu xa, bỉ ổi những việc làm sai trái. Không phải ngẫu nhiên mà trong số 18 truyện ngắn của tập Trốn nợ, 12 truyện ngắn của tập Mùa thu đảo chiều, 17 truyện ngắn của tập San Cha Chải thì có tới hơn nửa số truyện của

ông liên quan đến hạng người tha hoá, biến chất, lưu manh hãnh tiến trước sức mạnh của đồng tiền.

Trên thực tế, ma lực của đồng tiền vượt qua thời gian, vượt mọi không gian, nó đang tồn tại, hoành hành trong mỗi ngõ phố con hẻm, luồn lách vào từng gia đình, gõ cửa từng nhà, hỏi tên từng người. Đồng tiền đã làm đổ nát bao cơ nghiệp, khiến con người rơi vào tình cảnh vợ chồng, anh em li tán, băng hoại về đạo đức, tan vỡ hạnh phúc, hoặc trở thành bất nhân: “Nghèo khổ cái nợ tông đồ! Cái gông xiềng của chúng sinh! Nhưng để thoát ra khỏi nó mà vẫn là người lương thiện đâu có dễ dàng gì! Thì đấy khối kẻ có nghèo khổ đâu, trái lại, có quyền chức, có bạc tỉ mà vẫn ham mê giở trò bịp bợm, gian dối để vơ vét cho đầy cái túi tham không đáy đó thôi [24, tr249]. Nhà văn giải thích nguyên nhân sâu xa dẫn đến tha hoá một phần do sự nghèo khổ mà làm cho một bộ phận không nhỏ con người rơi vào tình trạng tha hoá. Nhưng mặt khác còn do nguyên nhân chủ quan đó là do bản chất tham lam, ích kỉ của con người: Tiền!Tiền!Tiền! Y chỉ có mỗi một ao ước là có thật nhiều tiền thôi. Tiền để đổi đời, để y thoát ra cảnh cơ khổ bần hàn[24, tr 249].

Xã hội càng phát triển thì cuộc sống con người càng phức tạp, đạo lí sống, đạo lí làm người càng bị chà đạp ở bộ phận người tha hóa. Viết về những nhân vật bị tha hoá, biến chất, trước hết nhà văn bắt nguồn từ sự tự nhận thức của mình trước hiện thực cuộc sống mà hiện hữu của nó là những hiện tượng tiêu cực, sự tồi tệ, sự tha hoá, nhếch nhác của xã hội, sự suy đồi về đạo đức, về con người. Ông tinh tế phân tích, khai thác mọi dạng tồn tại của các kiểu tha hóa, lật xới tìm hiểu những biểu hiện khác nhau của chúng, bóc dần lớp vỏ che đậy sự tha hóa trong những hoàn cảnh cụ thể. Truyện ngắn “Trốn nợ”, “Nữ hoạ sĩ vẽ chân dung”, “Bức tranh người đàn bà chơi vĩ cầm”, “Con dâu tôi”, “Bí mật nghiệp vụ”, “Hương hoa Đà Lạt”, “Lênh đênh sông nước miền Tây”, “Lũ tiểu mãn ngập bờ”, “Chuyến xe buýt cuối ngày”,

“Chị em gái”giúp ta hiểu sâu sắc hơn về hiện thực tha hoá, nguội lạnh của con người trước người thân, bạn bè, đồng loại.

Nhân vật gây ấn tượng đậm nét về sự tha hóa, vô cảm dửng dưng với gia đình, người thân có lẽ là Huê trong truyện ngắn “Nữ họa sĩ vẽ chân dung”.

Huê thông minh, tài giỏi, là một họa sĩ vẽ chân dung có tiếng của thành phố, nhưng cô không biết thế nào là yêu thương thật sự. Người đọc thấy bàng hoàng trước những dòng suy nghĩ của Huê, khi chú chó Bốp bị ốm, đành rằng yêu thương loài động vật là đáng quý nhưng nếu Huê biết yêu thương cả những người xung quanh thì còn đáng quý hơn nhiều. Huê khơi dậy trong lòng độc giả nỗi lo lắng về sự tha hóa, xuống cấp, ích kỷ của con người trong xã hội đồng tiền. Câu chuyện tưởng chẳng có gì đặc biệt chỉ xoay quanh một vài nhân vật nhưng lại đặt ra một vấn đề xã hội sâu sắc. Nhà văn chỉ rõ cho người đọc thấy vô cảm đã dần dần trở thành một căn bệnh trầm trọng mà con người đang mắc phải. Và nếu không tìm ra phương thuốc hữu dụng để thức tỉnh trái tim con người, khơi dậy ở họ tình yêu thương đồng loại thì cuộc đời này quả thật vô nghĩa. Qua việc khắc hoạ nhân vật, Ma Văn Kháng muốn đặt ra vấn đề về sự tồn tại của con người cá nhân. Mỗi cá nhân cần được quan tâm một cách đúng mức, chủ nghĩa ích kỉ, sự thờ ơ cần phải lên án. Đây chính là tinh thần nhân bản được toát ra từ tác phẩm của nhà văn.

Nhân vật Khương trong truyện ngắn “Con dâu tôi” vừa là hiện thân cho sự tha hóa vì vật chất vừa là hiện thân cho sự tha hóa về đạo nghĩa sống ở đời. Cô vốn là một phụ nữ nông thôn chăm chỉ, nết na nhưng khi làm việc cho Trung tâm giao dịch nhà đất, có tiền, bản chất cô đã thay đổi hoàn toàn. Khương ăn diện, mỗi sáng trước khi đi làm, cô đứng quá lâu trước tấm gương soi “tô son, trát phấn, sửa lông mày, chỉnh trang lại váy áo. Cứ như là làm thân con gái đàn bà chỉ có mỗi một việc là trang điểm để quyến rũ đàn ông vậy…” [27, tr215]. Mẹ chồng có nói thì Khương cãi lại ngay, giờ đây cô đua

đòi, lười nhác, khinh bỉ, chê bai chồng nghèo. Cô coi thường chồng, cô vênh váo, trơ trẽn, cô ngoại tình rồi đòi li hôn… Đồng tiền, sự giàu có đã làm con người ta mất hết nhân tính, sống không có tình người, con người tha hóa về nhân cách.

Sự tha hoá đạo đức của con người diễn ra mọi lúc, mọi nơi trong cuộc sống. Lúc ào ạt, lúc nhấm nháp dần mòn. Nó giống như thứ vi trùng âm thầm, tinh vi, len lỏi vào từng con người, làm biến đổi nhân cách lúc nào không ai hay biết. Ma Văn Kháng đã tái hiện khá chân thực cái mảng tối, phần khuất lấp đằng sau vẻ hào nhoáng, lịch sự của họ. Truyện ngắn “Lũ tiểu mãn ngập bờ”, “ Chuyến xe buýt cuối ngày”, “Mảnh đạn”là minh chứng cho thói đạo đức giả, sự thờ ơ đến táng tận lương tâm của con người trước hoàn cảnh éo le của đồng loại. My trong truyện ngắn “Lũ tiểu mãn ngập bờ” chính là nạn nhân của sự giả dối, thờ ơ nguội lạnh của con người. Hình như tất cả những người phụ nữ trong sáng tác của Ma Văn Kháng đều đẹp, thậm chí là rất đẹp, một vẻ đẹp huyễn hoặc như nàng tiên trong cổ tích. My trẻ, đẹp, đẹp từ ngoại hình đến tính nết, cả người My toát lên sự thuần khiết, dẻo dai bản lĩnh nhưng lại cam chịu số phận. My xứng đáng được hưởng hạnh phúc, được nhận sự yêu thương thực sự, nhưng My lại phải chung sống với người chồng giả dối, bạc tình ẩn giấu bên trong vẻ ngoài hào hoa của một chàng nghệ sĩ, sẵn sàng bỏ người vợ đẹp ở quê nhà để theo cô người mẫu ở Hà Nội . Theo dõi câu chuyện, người đọc như cố nuốt từng câu, từng chữ vào lòng để rồi cuối cùng buông một tiếng thở dài xót xa cho thân phận những người phụ nữ bé nhỏ mà bản lĩnh kiên cường như My. Hành động tự tử của My chính là hồi chuông cảnh tỉnh những con người giả dối, hãy quay lại nhìn những người thân yêu quanh ta để nhận ra giá trị đích thực của sự sống.

Lộc trong “”Mảnh đạn” là người quyền cao chức trọng nhưng sống thờ ơ, ích kỉ. Đọc hết câu chuyện, người đọc lạnh toát cả người vì cách sống dửng

dưng, lãnh cảm, giả dối, vô nhân tính của Lộc. Là người anh cả trong gia đình, Lộc không hề có trách nhiệm cưu mang, chăm sóc em trai bị ốm; ngược lại Lộc còn miệt thị em, “coi nó như một phần tử lưu manh côn đồ, lớp cặn bã xã hội”, rồi anh rủa em mình “sao hồi đi bộ đội, nó không chết mẹ nó đi cho xong” [27, tr100]. Lộc thật tàn nhẫn, độc ác! Anh vứt bỏ em trai mình, rẻ rúng cái thế hệ đã bỏ công sức, mồ hôi, xương máu để bảo vệ đất nước, để cho chính anh có được cuộc sống ngày hôm nay. Anh tìm mọi cách đuổi em đi, anh làm đủ việc để bảo vệ cái dinh cơ của mình. Tự- em trai Lộc, là nạn nhân của chiến tranh, giờ còn là nạn nhân của thói đời bạc bẽo, vô tình. “Giữa sống và chết thì sống bao giờ cũng khó khăn hơn và gây phiền cho mọi người xung quanh hơn. Đằng này Tự lại sống dở.” Nhưng nếu Tự sau cuộc chiến trở về được mọi người yêu thương thì có lẽ bệnh của anh cũng không nặng lên như vậy. Đằng này, khi trở về nhà, anh càng cay đắng hơn khi biết được anh trai đã cướp người yêu của mình, sống sung sướng, hạnh phúc. Tự hóa điên vì mảnh đạn trong đầu hay vì sự thật của cuộc sống hiện tại, vì cách đối xử bạc bẽo của người anh? Câu chuyện để ngỏ, xoáy sâu vào lòng người đọc sự nhức nhối, đau xót cho nhân tình thế thái. Những truyện ngắn của Ma Văn Kháng thường rất giản dị, nhà văn miêu tả những cảnh sống rất đời, đa phần các nhân vật của ông đều có nguyên mẫu từ đời sống. Qua đó nhà văn hướng người đọc đến những vấn đề muôn thuở của cuộc sống như: sự thờ ơ lạnh nhạt của người thân, sự giả dối bạc tình của người chồng, người vợ, người anh, người chị…Và kết thúc mỗi truyện ngắn nhà văn lại khơi dậy trong lòng độc giả những câu hỏi về bài học đạo đức làm người day dứt khôn nguôi.

Cuộc sống hiện đại, du nhập những loại hình văn hóa đa màu sắc; con người sống trong xã hội ấy cũng bị cuốn theo lối sống tự do, phóng túng. Nhiều khi họ quá dễ dãi với chính bản thân mình, bỏ qua sĩ diện, tự đánh mất mình, bất chấp tất cả đem lại quyền lợi cho bản thân. “Chị em gái” là câu

chuyện kể về mối tình tay ba giữa Thương, Ái với Hoàn. Hoàn yêu Ái nhưng lợi dụng Thương để chiếm đoạt tình cảm của cả hai chị em. Thương hơn Hoàn gần chục tuổi nhưng bị Hoàn ve vãn, nịnh nọt, cô mù quáng tin lời đường mật của hắn. Ở bên Hoàn, Thương đã quên hết những phép tắc, lễ nghi, những cư xử cần có ở một người chị, cô không mảy may nghĩ đến em gái, gia đình mình. Luân thường đạo lí bị bào mòn. Cuối cùng bị vỡ lở, Ái nghi ngờ rồi biết chuyện. Ái tìm ra ở riêng và cắt đứt tình chị em với Thương. Những cảnh tượng nhố nhăng như thế là sự báo động trước một hiện thực bất ổn, đồng thời bộc lộ sự lo ngại trước cơn suy thoái nhân cách, đạo đức con người.: “Thương ganh ghét vớiÁi. Cô chị ghen với hạnh phúc của cô em. Ôi chao! Tiền là một, tình là hai, phải sòng phẳng, chị em ruột cũng vậy. Con người vốn ích kỉ vô cùng. ” [25,tr274]. Đọc “Chị em gái”, người đọc không khỏi xót xa trước những giá trị, nhân phẩm của con người đang ngày càng bị mai một. Cha ông ta đã có câu: “ Một giọt máu đào hơn ao nước lã”, “Anh em như thể tay chân/ Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”, “ Khôn ngoan đối đáp người ngoài, gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau?” nhưng hành động của Thương, là biểu hiện của sự suy đồi về mặt đạo đức, nhân phẩm bị tha hóa bởi sức mạnh của lòng đố kị, ghen tị. Thương không ngần ngại chà đạp lên hạnh phúc của em gái mình, giành giật tình yêu của người khác. Đây là vấn đề không xa lạ gì với cuộc sống của ta trong xã hội ngày này, qua câu chuyện tình này, người đọc có cơ hội nhìn lại bản thân để tự chiêm nghiệm, và nhìn nhận rõ những rối ren trong muôn mặt của cuộc sống đời thường.

Sự tha hóa bắt nguồn từ thói ghen ghét, đố kị ở con người. Đây cũng là thứ bản năng tiềm ẩn trong mỗi con người, đặc biệt là người phụ nữ- tham lam, hẹp hòi, ganh tị, kèn cựa nhau là thuộc tính cố hữu ở con người này. Không chỉ ở truyện ngắn “Chị em gái” mà người đọc còn thấy lối sống nhỏ nhen này trong các truyện ngắn khác của Ma Văn Kháng. Trong “Đồng cỏ nở

hoa”, cô bé Bống, vì có tài hội họa, vì học giỏi mà bị bạn bè xa lánh. Một điều tưởng như phi lí mà lại là cái lẽ thường, “một sự thật khác với những gì lâu nay ta quen một nếp nghĩ đơn giản, phiến diện, máy móc”. Tác giả đã mượn lời người cô của Bống để giải thích thế này: “Là nghệ sĩ tức là sống ở môi trường luôn ô nhiễm thói ghen ghét, đố kỵ của đồng nghiệp…Nghệ sĩ là người chết hai lần, cháu ạ. Một lần chết vì tác phẩm bị người đời quên lãng! Một lần chết vì thói đời ghanh ghét tị hiềm của bạn bè” [27, tr 15]. Bống giỏi giang, tài năng, hiền lành, chịu khó, nhưng đi xin việc ở đâu người ta cũng không nhận. “Chỉ cần nhìn lý lịch và bản sao tốt nghiệp của Bống, người xem đều tái nhợt mặt mày…” [27, tr 21]. Bống chẳng được nhận vào biên chế một cơ quan nào, tức không có thu nhập. Rồi Bống trở nên mất thần, “rộc rạc”. Bống ra nông nỗi thế này chính là do bạn bè, đồng nghiệp…dùng mọi thủ đoạn để dìm dập, vu oan một tài năng đích thực. Tác giả chỉ ra rằng xã hội ngày hôm nay đổi trắng thay đen, dường như người tốt khó có thể sống yên bình, luôn gặp những điều trắc trở. Cũng trong truyện ngắn này, ta còn thấy sự tha hoá của con người còn bắt nguồn từ quyền lực. Quyền lực dẫn đến sự tha hoá của con người nếu chỉ hiểu quyền lực gắn liền với lợi ích cá nhân mà quên mất phần nghĩa vụ của quyền lực đó. Câu chuyện nói về cảm hứng hiện sinh đời sống và trong cảm hứng này cái đặc sắc của nhà văn là tìm ra cái phi lí của cuộc đời, chính là nhân tố chi phối sự vận hành của đời sống trong các

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong các tập truyện ngắn gần đây của Ma Văn Kháng ( Trốn nợ - 2008, Mùa thu đảo chiều - 2012, San Cha Chải - 2013) (Trang 49 - 58)