5. Cấu trúc của luận văn
3.5. Tình huống truyện
Vấn đề tình huống đã được giới nghiên cứu quan tâm từ rất sớm. Thế kỷ thứ XIX nhà triết học, mỹ học lỗi lạc người Đức Hêghen (1770 - 1831), trong công trình Mỹ học đã dành nhiều trang bàn về tình huống trong nghệ thuật. Các nhà văn Việt Nam quen dùng chữ tình thế hơn là tình huống. Nhà văn Nguyễn Minh Châu cho rằng: Với truyện ngắn và với một tác giả có kinh nghiệm viết, tôi nghĩ rằng đôi khi người ta nghĩ ra được một cái tình thế xảy ra chuyện, thế là coi như xong một nửa...tình thế truyện không cần đến những mâu thuẫn gay gắt như kịch, nhưng nó là cái cơ chắc chắn, hết sức cụ thể và mang tính riêng, ở đó cốt truyện và nhân vật nương dựa vào nhau thực hiện
đắc lực tất cả ý định của tác giả....[Dẫn theo Bùi Việt Thắng]. Tình huống chính là tạo hành động cho nhân vật của mình. Các nhà văn coi trọng việc lựa chọn tình huống đặc thù cho các nhân vật. Các tình huống truyện không mở ra cái thế thúc đẩy hành động thông thường cho nhân vật phát triển mà nhằm thúc đẩy một hành động khác - hành động tâm lý. Theo nhà văn Nguyên Ngọc, khi bàn về nghệ thuật truyện ngắn đã đặc biệt chú ý đến vấn đề tình huống, ông chia tình huống thành các kiểu sau: Loại tình huống lớn; Loại tình huống nhỏ. Còn theo Bùi Việt Thắng có các kiểu tình huống cơ bản sau: Tình huống - kịch; Tình huống tâm trạng; Tình huống - tượng trưng. .. Tóm lại, tình huống là cái “khoảnh khắc cốt yếu”, khi nhân vật đặt trong hoàn cảnh đó, nhất định phải bộc lộ tính cách chủ yếu của mình, tính cách ấy chi phối cách sống, cách nghĩ, cách ứng xử, đường đi nước bước và cả số phận của cuộc đời mình. Qua khảo sát từ những truyện ngắn của Ma Văn Kháng… chúng tôi nhận thấy truyện ngắn của ông có các dạng tình huống cơ bản: Tình huống tâm trạng, tình huống nhận thức... Nhân vật, trong các truyện ngắn của ông thường được đặt vào tình huống có tính chất bi kịch. Bi kịch càng được đẩy lên cao thì tính cách nhân vật càng bộc lộ rõ nét nhất. Đặt nhân vật vào những tình huống bi đát như vậy, nhà văn thể hiện đức tin mãnh liệt vào bản chất tốt đẹp của con người.
Ở “Lênh đênh sông nước miền Tây”, nhà văn đã xây dựng được tình huống gặp gỡ của một chiến sĩ công an dũng cảm, phải đương đầu với nhiều thử thách, phải đối mặt với cái chết. Tưởng như đã chai sạn mọi cảm xúc trong cuộc sống, nhưng vẫn ngời lên phẩm chất của một quân tử “thấy chuyện bất bình giữa đường không tha” Thịnh đã sẵn sàng mở rộng vòng tay che chở cho người phụ nữ yếu đuối. Tình huống đó đã góp phần làm nổi rõ hơn tính cách của những người chiến sĩ trong cuộc đời thường sẵn sang hi sinh để bảo vệ cuộc sống cho người dân.
Tình huống trong “Chuyến xe buýt cuối ngày” là sự gặp gỡ tình cờ nhưng đầy éo le giữa một anh bác sĩ – với một cô cave, để rồi ở cuộc gặp gỡ đó nhân vật có dịp trải nghiệm và suy tư sâu sắc hơn về lẽ đời, về sự sống, về con người. Thông qua đó tính cách và vẻ đẹp của nhân vật cũng thể hiện sinh động hơn. Câu chuyện để lại niềm tin trong lòng người đọc về giá trị đích thực ở đời. Đâu đó trong cuộc sống này vẫn còn có những người như Đoan, yêu và trân trọng người phụ nữ dẫu làm nghề dưới đáy xã hội nhưng họ vẫn xứng đáng được yêu thương.
Trong những truyện ngắn của mình, Ma Văn Kháng còn xây dựng những tình huống bất hạnh chồng chất, nhà văn dường như muốn dồn lên vai nhân vật những khổ ải, cay đắng, những tai họa bất ngờ, liên tiếp để thử thách đức tin và sự thánh thiện trong tâm hồn con người. Tình huống trong truyện “San Cha Chải” kể về cuộc hành trình giải tên tội phạm xuống tỉnh của chàng trai mới lớn tên Pao. Qua cuộc hành trình này, người đọc thấy được sự khôn lớn, trưởng thành dần dần của Pao. Truyện ngắn “Chị em gái” lại cho thấy một tình huống truyện éo le, oái oăm. Hai chị em cùng yêu thương một người. Từ tình huống này tác giả cho thấy mặt trái của xã hội kim tiền. Vì ghen tị với em, cô chị bất chấp đạo lí luân thường, vui đùa với người yêu của em. Hắn ta là trai tỉnh lẻ, nhưng lại khôn khéo, chiếm đoạt được tình cảm của cô em , lại muốn lợi dụng cả cô chị. Tình huống truyện đã đặt nhân vật vào hoàn cảnh trớ trêu, để nhân vật bộc lộ tính cách, truyền tải thông điệp tới người đọc.
Thực sự, dù trong bất kì tình huống nào, tình huống éo le bi đát hay tình huống bất hạnh dồn dập, những nhân vật của Ma Văn Kháng luôn giữ vững được những nét đẹp trong tâm hồn, và chúng ta luôn nhận thấy một niềm tin mãnh liệt của nhà văn vào bản chất lương thiện của con người.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Khảo sát thế giới nhân vật trong các tập truyện ngắn Trốn nợ, Mùa thu đảo
nhân vật của nhà văn được tập trung chủ yếu vào các yếu tố, đó là: yếu tố ngoại hình; hành động nhân vật; yếu tố tâm lí; yếu tố ngôn ngữ, giọng điệu và tình huống truyện
Với nghệ thuật dùng tướng hình để đoán biết tính người, Ma Văn Kháng đã đem tới sự mới mẻ, cuốn hút cho tác phẩm. Cùng với yếu tố tướng hình, dưới góc nhìn tâm linh, nhà văn đã mang tới cho thiên truyện những nét đậm đặc của hồn cốt văn chương truyền thống; lấy thiện, mĩ để thanh trừ phần xấu và phần chưa thiện của con người, góp phần kéo con người trở về với cái nhân bản. Đặc biệt Ma Văn Kháng là một trong số ít nhà văn đương đại khám phá thế giới tâm linh của con người, ông không rơi vào duy tâm thần bí, mê tín dị đoan mà có những lí giải riêng của mình. Trong nghệ thuật xây dựng nhân vật Ma Văn Kháng đặc biệt chú ý đến hành động của nhân vật và yếu tố ngôn ngữ. Mỗi kiểu người lại có hành động riêng, gắn với ngôn ngữ nhất định và thường không thay đổi. Nhà nghiên cứu Phong Lê đã nhận xét Ma Văn Kháng là một trong số ít nhà văn có “một dấu ấn khu biệt riêng với nhiều người” bởi “một giọng điệu riêng và một ngôn ngữ riêng”. Ngôn ngữ văn xuôi của ông thực sự rất phong phú, đặc sắc. Thông qua các yếu tố ấy, tính cách, phẩm chất con người được bộc lộ rõ nét. Bên cạnh đó, việc xây dựng tình huống truyện cũng rất quan trọng. Tình huống truyện qua ba tập truyện không quá kịch tính, mà nhẹ nhàng, tâm lí, phù hợp với giọng điệu truyện ngắn của ông, thích hợp cho việc xây dựng những nhân vật rất đời, gắn với cuộc sống hàng ngày. Với những đóng góp về nghệ thuật, Ma Văn Kháng cùng với những nhà văn đương đại khác đã góp phần tạo nên tiếng nói riêng, những giá trị mới cho nền văn học Việt Nam sau đổi mới. Qua việc tìm hiểu, phân tích những biệp pháp nghệ thuật nói trên, chúng ta thấy, dù có sáng tác ở thể loại nào, phong cách nghệ thuật nào thì nhà văn luôn chứa đựng mối quan tâm tới số phận con người và vì con người.
KẾT LUẬN
Trong mỗi tác phẩm văn học, thế giới nhân vật là nhân tố quan trọng trong việc bộc lộ tài năng, phong cách của nhà văn, là yếu tố quan trọng đối với hệ thống tư tưởng trong quá trình sáng tạo nghệ thuật và là kết quả của một quá trình quan sát cuộc sống một cách tinh tế của người nghệ sĩ. Nhân vật chính là đứa con tinh thần của nhà văn, là máu thịt của nhà văn để thể hiện những quan niệm thẩm mĩ và lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con người và cuộc đời.Từ hệ thống nhân vật, chúng ta có thể đưa ra những đánh giá, những nhận định khách quan về tài năng và cá tính sáng tạo của nhà văn. Nhận thức được vai trò quan trọng của nhân vật, chúng tôi đã chọn cách khảo sát thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Ma Văn Kháng để hiểu rõ hơn quan điểm nghệ thuật, quan niệm về con người và cuộc đời cũng như nội dung phản ánh và phong cách nghệ thuật của nhà văn.
Trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại, Ma Văn Kháng là một nhà văn có quá trình sáng tác bền bỉ, liên tục và đã để lại khối lượng tác phẩm khá đồ sộ, và nhiều thành công ở thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn. Nhiều tác phẩm của ông đã vượt qua thử thách của thời gian, sự sàng lọc của công chúng, góp phần làm nên thành tựu rực rỡ của nền văn học Việt Nam hiện đại. Sự nghiệp sáng tác đã chứng tỏ quá trình lao động nghệ thuật miệt mài, nghiêm túc của Ma Văn Kháng, tự tìm tòi và xác định cho mình một con đường nghệ thuật đúng đắn tiến bộ. Ông đã xây dựng một thế giới nhân vật đa dạng với đủ các hạng người với các nét tính cách, phẩm chất khác nhau trong xã hội: hiền lành, tốt đẹp, tha hóa, độc ác,…
Thế giới nhân vật của Ma Văn Kháng thật đông đảo và sinh động trong những bức tranh đời sống thế sự đa tạp, trong dòng đời sinh hoá hồn nhiên. Cùng chức năng khái quát hiện thực, khái quát tính cách, mỗi kiểu, loại nhân vật với đặc trưng cơ bản của nó còn là phương tiện chuyển tải những quan điểm nhân văn của tác giả về số phận con người. Thông qua thế giới nhân vật
đa dạng, phong phú của mình, với các kiểu nhân vật bản năng, nhân vật bi kịch, nhân vật tha hoá, nhân vật có phẩm chất đẹp, Ma Văn Kháng đã thể hiện cách nhìn của mình về con người thời hiện đại và đã có cái nhìn đúng đắn, biện chứng về con người trong tính đa diện, đa chiều của nó. Nhà văn cũng thể hiện một khát vọng cháy bỏng là hoàn thiện con người, truy tìm căn nguyên của cái xấu, cái ác và những biểu hiện nhiều màu sắc của sự tha hoá trong tính cách con người, bằng việc đi sâu khai thác, mổ xẻ những hành động, những diễn biến tâm lí sâu kín của nhân vật với mục đích để người đọc đối chiếu, xem xét lại bản thân và rút ra bài học tự hoàn thiện.
Ma Văn Kháng thực sự đã tạo ra những đặc sắc riêng, khu biệt, ghi dấu cống hiến to lớn của mình trong nền văn học đương đại nước nhà. Để tạo nên thế giới nhân vật phong phú và đa dạng ấy, Ma Văn Kháng đã sử dụng bút pháp xây dựng nhân vật đặc sắc. Nhân vật của Ma Văn Kháng hiện lên từ nhiều cảnh ngộ khác nhau nhưng họ đều có một nét chung nhất về phẩm chất làm người, luôn hướng tới ánh sáng của sự lương thiện. Ma Văn Kháng luôn đặt nhân vật của mình vào những tình huống bi kịch, nhà văn dồn lên vai các nhân vật những bất hạnh chồng chất, thử thách đức tin và lòng kiên nhẫn của nhân vật. Và ông nhận ra, trong bất cứ hoàn cảnh nào, những con người đó cũng không mất đi bản chất lương thiện vốn có. Để xây dựng chân dung và tính cách nhân vật một cách sinh động và chân thực nhất, Ma Văn Kháng đã sử dụng bút pháp miêu tả nhân vật qua ngoại hình, hành động và tâm lí. Với mỗi kiểu nhân vật, Ma Văn Kháng đều miêu tả với một ngoại hình rất chi tiết và hành động mang tính đặc trưng để thể hiện tính cách, bản chất của nhân vật. Miêu tả tâm lí nhân vật, đặc biệt ông đi sâu khai thác thế giới tâm linh nhân vật là một nét riêng độc đáo trong bút pháp xây dựng nhân vật của Ma Văn Kháng. Để cá tính hóa cho mỗi kiểu nhân vật, nhà văn đã kết hợp hài hòa giữa ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật. Ông sử dụng một ngôn ngữ giàu biểu cảm, đó là sự kết hợp giữa ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại
nội tâm mang phong cách riêng, là việc sử dụng các phương tiện ngôn ngữ một cách độc đáo. Thành công của nhà văn là đã xây dựng ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật lưu manh và tầng lớp lao động một cách sinh động. Ma Văn Kháng đã tạo nên một hệ thống từ ngữ, cú pháp mang tính đặc trưng vừa cụ thể hóa nhân vật, vừa bộc lộ được trạng thái sôi nổi mãnh liệt của cảm xúc. Bằng bản lĩnh nghệ thuật vững vàng và tài năng sáng tạo nghệ thuật, Ma Văn Kháng đã góp phần làm phong phú ngôn ngữ văn học dân tộc, đưa ngôn ngữ đời sống vào văn học một cách tinh tế, sâu sắc. Giọng văn Ma Văn Kháng vừa thương cảm thống thiết khi viết về những người dân miền núi hiền lành tốt bụng, người phụ nữ bất hạnh, lam lũ; sôi nổi thống thiết khi biểu hiện cảm xúc yêu thương và niềm lạc quan, tin tưởng vào con người và cuộc sống; trữ tình sâu lắng trong những lời trữ tình ngoại đề thể hiện tình cảm yêu thương của nhà văn đối với nhân vật. Từ những kết luận trên, chúng ta có thể khẳng định, trong ba tập truyện ngắn Trốn nợ, Mùa thu đảo chiều, San Cha Chải Ma Văn Kháng đã xây dựng một thế giới nhân vật đa dạng về cuộc sống của con người trong xã hội từ thành thị đến nông thôn, từ miền núi về đồng bằng. Những nhân vật ấy được hình thành với một niềm say mê viết cuồng nhiệt, một trái tim chan chứa thương yêu đối với con người và một bút pháp xây dựng nhân vật giản dị mà tinh tế.
Tóm lại, với những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc của mình và quan niệm nghệ thuật mới mẻ về con người, Ma Văn Kháng góp phần không nhỏ vào
việc đổi mới nền văn học đương đại Việt Nam . Có thể xem việc làm của
chúng tôi ở luận văn này là một sự ghi nhận cũng như khẳng định tài năng nghê ̣ thuâ ̣t của Ma Văn Kháng và những đóng góp của ông cho văn học dân tộc những tác phẩm văn chương có giá tri ̣.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Mai Anh (1997), Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Ma Văn Kháng từ sau năm 1980, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP HN
2. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQGHN.
3. Lê Huy Bắc (1998), Giọng và giọng điệu văn xuôi hiện đại, Tạp chí văn học( số 9).
4. Nguyễn Văn Dân (2006), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Khoa học Xã hội
5. Nguyễn Đăng Điệp (1998), Cảm nhận Đầm Sen của Ma Văn Kháng, Tạp chí Diễn Đàn Văn Nghệ Việt Nam (số 5)
6. Hà Thị Thu Hà (2003), Thi pháp truyện ngắn Ma Văn Kháng sau 1980, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP HN.
7. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1999), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội
8. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb GiáoDục.
9. Nguyễn Thị Huệ, (1998), Tư duy mới về nghệ thuật trong sáng tác của Ma Văn Kháng những năm 1980, Tạp chí Văn học (số 2).
10. Trần Bảo Hưng, (1993), Đọc heo may gió lộng, Báo Văn Nghệ ( số 47). 11. Đào Thị Minh Hường (2010), Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Ma
Văn Kháng từ 1986 tới nay, Luận văn thạc sĩ, Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc Gia, hà Nội
12. Đỗ Đức Hiểu (2002), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội 13. Ma Văn Kháng, (1969), Xa phủ, Nxb Vănhọc.
14. Ma Văn Kháng, (1980), Góc rừng xinh xắn, Nxb Thanh niên. 15. Ma Văn Kháng, (1986), Ngày đẹp trời, Nxb Lao động, Hà Nội.
17. Ma Văn Kháng, (1995), Trăng soi sân nhỏ, Nxb Văn học, Hà Nội. 18. Ma Văn Kháng, (1997), Đầm sen, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
19. Ma Văn Kháng, (1997), Vòng quay cố điển, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội
20. Ma Văn Kháng, (1998), Một chiều giông gió, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.