Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 149 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
149
Dung lượng
1,37 MB
Nội dung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRỊNH THỊ HOÀI GIANG VĂN HỌC DÂN GIAN CỦA NGƢỜI CƠ LAO ĐỎ Ở TÚNG SÁN, HOÀNG SU PHÌ, HÀ GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN THÁI NGUYÊN - NĂM 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRỊNH THỊ HOÀI GIANG Văn học dân gian của ngƣời Cơ Lao Đỏ ở Túng Sán, Hoàng Su Phì, Hà Giang CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS - TS. Nguyễn Hằng Phƣơng THÁI NGUYÊN, NĂM 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất của mình tới PGS.TS Nguyễn Hằng Phƣơng, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tác giả xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô trong Ban giám hiệu; Khoa sau đại học; Ban chủ nhiệm; Quý thầy, cô trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu khoa học. Tác giả xin chân thành cảm ơn Bảo tàng tỉnh Hà Giang, Thư viện tỉnh Hà Giang, Phòng văn hóa- thông tin huyện Hoàng Su Phì, Ủy ban xã Túng Sán, Trường PTDT Nội trú tỉnh Hà Giang. Cảm ơn các ông bà, cô chú, anh chị và bạn bè ở xã Túng Sán, huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang- những người đã giúp tôi trong quá trình sưu tầm tư liệu để hoàn thành luận văn. Cuối cùng, xin được bày tỏ lòng yêu thương và biết ơn sâu sắc đến gia đình, đồng nghiệp- những người đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ, động viên tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, tháng 3 năm 2012 Tác giả Trịnh Thị Hoài Giang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tư liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng, các kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố ở bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Trịnh Thị Hoài Giang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục i MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 9 Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG - CƠ SỞ TÌM HIỂU VĂN HỌC DÂN GIAN CỦA NGƢỜI CƠ LAO ĐỎ Ở HOÀNG SU PHÌ, HÀ GIANG 9 1.1. Tổng quan về người Cơ Lao Đỏ ở Hoàng Su Phì, Hà Giang 9 1.1.1. Vài nét về cộng đồng người Cơ Lao ở Hà Giang 9 1.1.2. Vài nét về cộng đồng người Cơ Lao Đỏ ở Hoàng Su Phì, Hà Giang 14 1.1.3. Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội và đời sống văn hóa của người Cơ Lao Đỏ ở Hoàng Su Phì, Hà Giang. 15 1.1.3.1. Điều kiện tự nhiên: 15 1.1.3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 16 1.1.3.3. Đời sống văn hoá 18 1.2. Văn học dân gian của người Cơ Lao 24 1.2.1. Thực trạng tồn tại của Văn học dân gian Cơ Lao 24 1.2.2. Văn học dân gian của người Cơ Lao Đỏ ở Hoàng Su Phì, Hà Giang 25 1.2.2.1. Loại hình tự sự 26 1.2.2.2. Loại hình trữ tình 27 1.2.2.3. Thể loại câu đố 28 1.3. Vài nét về việc sưu tầm và khảo sát Văn học dân gian của người Cơ Lao Đỏ ở Hoàng Su Phì, Hà Giang 29 Chƣơng 2. TRUYỀN THUYẾT VÀ TRUYỆN CỔ TÍCH CỦA NGƢỜI CƠ LAO ĐỎ Ở HOÀNG SU PHÌ, HÀ GIANG 32 2.1. Về nội dung 32 2.1.1. Truyền thuyết 32 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii 2.1.1.1. Truyền thuyết phản ánh những nhân vật lịch sử 34 2.1.1.2. Truyền thuyết giải thích phong tục tập quán, các dòng họ 38 2.1.2. Truyện cổ tích 41 2.1.2.1. Cuộc đấu tranh quyết liệt giữa các lực lượng trong xã hội 43 2.1.2.2. Truyện cổ tích thần kỳ giải thích phong tục, tín ngưỡng. 46 2.2. Về hình thức nghệ thuật 49 2.2.1. Truyền thuyết 49 2.2.1.1. Cốt truyện 49 2.2.1.2. Nhân vật 51 2.2.1.3. Một số Môtif tiêu biểu 53 2.2.2. Truyện cổ tích 56 2.2.2.1. Cốt truyện 56 2.2.2.2. Nhân vật 59 2.2.2.3. Một số Motif tiêu biểu 64 Chƣơng 3. DÂN CA VÀ CÂU ĐỐ CỦA NGƢỜI CƠ LAO ĐỎ Ở HOÀNG SU PHÌ, HÀ GIANG 68 3.1. Về nội dung 68 3.1.1. Dân ca 68 3.1.1.1. Dân ca người Cơ Lao Đỏ phản ánh quan niệm về tình yêu, hôn nhân 68 3.1.1.2. Dân ca người Cơ Lao Đỏ phản ánh các cung bậc, trạng thái tình cảm yêu thương 75 3.1.2. Câu đố 79 3.1.2.1. Câu đố phản ánh nhận thức về vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên 79 3.1.2.2. Câu đố phản ánh nhận thức về thực vật 81 3.1.2.3. Câu đố phản ánh nhận thức về loài vật 83 3.1.2.4. Câu đố phản ánh nhận thức về đồ vật 85 3.1.2.5. Vật đố là con người và các hoạt động của con người 90 3.2. Về hình thức nghệ thuật 92 3.2.1. Dân ca 92 3.2.1.1. Thể thơ 92 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iii 3.2.1.2. Không gian và thời gian nghệ thuật 94 3.2.1.3. Các biện pháp nghệ thuật 99 3.2.2. Câu đố 103 3.2.2.1. Cấu trúc song đôi 103 3.2.2.2. Các kiểu gieo vần 104 3.2.2.3. Biện pháp tu từ nhân hóa 105 KẾT LUẬN 109 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 113 TÀI LIỆU THAM KHẢO 114 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Dân tộc Việt Nam là một cộng đồng bao gồm nhiều dân tộc. Bên cạnh dân tộc Việt là dân tộc chủ thể, còn có các dân tộc thiểu số khác sống dải rác trên mọi miền đất nước. Từ buổi đầu dựng nước cho đến nay, các dân tộc thiểu số đã đóng góp đáng kể trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước, xây dựng truyền thống lịch sử, văn hoá của đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Văn học dân gian các dân tộc thiểu số có những thành tựu độc đáo với những sắc thái riêng biệt. Diện mạo Văn học dân gian được nhìn nhận đầy đủ, chính xác hơn trên mối quan hệ tổng thể Văn học dân gian các dân tộc. Việc tìm hiểu Văn học dân gian các Dân tộc thiểu số còn thể hiện đường lối dân tộc và đường lối văn hoá văn nghệ của Đảng ta, đó là bình đẳng dân tộc, phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của các dân tộc anh em trong đại gia đình dân tộc Việt Nam, nhằm góp phần vào việc xây dựng nền văn hoá văn nghệ Việt Nam thống nhất và mang tính chất dân tộc phong phú. Văn kiện hội nghị lần thứ 5 BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khoá 8) đã nêu rõ: “coi trọng và bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống và xây dựng phát triển những giá trị mới về văn hoá văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số là một nhiệm vụ vô cùng cấp bách” [14, tr. 63]. Mỗi khi tới mảnh đất Hà Giang, một tỉnh biên giới phía Bắc của Tổ quốc Việt Nam, chúng ta không chỉ bị cuốn hút bởi vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ của những dãy núi uốn lượn trập trùng, mà còn được chiêm ngưỡng một bức tranh văn hoá vô cùng đa dạng của nhiều dân tộc sinh sống ở đây, trong đó có dân tộc Cơ Lao, là một thành viên trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Hà Giang cũng là quê hương khá lâu đời của dân tộc Cơ Lao. Hoà chung bản sắc văn hoá phong phú, đa dạng của cộng đồng 22 dân tộc anh em ở Hà Giang, dân tộc Cơ Lao là một trong những dân tộc có nét đậm đà bản sắc riêng. Nguồn văn hoá phi vật thể của người Cơ Lao nói chung và người Cơ Lao Đỏ nói riêng đã và vẫn là mạch nguồn nguyên sinh cần được khám phá, gìn giữ và phát triển. Dưới góc chiếu của chuyên ngành Văn học dân gian, thực hiện đề tài là một việc làm thiết thực để góp phần khai thác, khẳng định, bổ sung cho Văn học dân gian Việt Nam thêm phong phú, lung linh, ngời sáng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 Văn học dân gian là một thành tố quan trọng của Văn hoá dân gian, là di sản văn hoá quý báu của dân tộc nói chung và dân tộc Cơ Lao nói riêng còn ít người biết tới. Do vậy, việc sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn, kế thừa và phát huy những giá trị của văn hoá dân tộc Cơ Lao là sự trăn trở của nhiều người có tâm huyết với việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. 1.2. Từ trước đến nay, đã có một số công trình hoặc bài viết nghiên cứu về người Cơ Lao nói chung và người Cơ Lao Đỏ nói riêng, cho ta biết đôi nét về nguồn gốc, cư trú, phong tục và văn hoá truyền thống của người Cơ Lao. Các công trình, bài viết cung cấp khá đầy đủ về một số khía cạnh dân tộc học, văn hoá học. Nhưng chưa có công trình nào tìm hiểu về Văn học dân gian của người Cơ Lao Đỏ. Thêm vào đó, trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi đã đến điền dã và sưu tầm Văn học dân gian của người Cơ Lao Đỏ lưu truyền trong dân gian với số lượng đáng kể ở một số loại hình Văn học dân gian. Với đề tài này, người nghiên cứu hy vọng được nâng cao tầm hiểu biết về lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu Văn học dân gian, đặc biệt nghiên cứu Văn học dân gian của dân tộc ít người ở Việt Nam. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho công việc giảng dạy của bản thân người nghiên cứu trong tương lai trên chính quê hương mình. Thực hiện đề tài còn là nguyện vọng chính đáng của chúng tôi bởi bản thân người nghiên cứu đang công tác và giảng dạy môn văn học tại miền núi- nơi có nhiều người Cơ Lao sinh sống. Vì vậy việc nghiên cứu, tìm hiểu Văn học dân gian của người Cơ Lao Đỏ ở Hà Giang sẽ giúp tôi hiểu rõ hơn về văn hoá tinh thần của người Cơ Lao Đỏ. Từ đó có ý nghĩa thiết thực trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy Văn học dân gian của các dân tộc thiểu số. Xuất phát từ thực tiễn nghiên cứu cùng lý do nghiệp vụ trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn là: Văn học dân gian của người Cơ Lao Đỏ ở Túng Sán, Hoàng Su Phì, Hà Giang. 2. Lịch sử vấn đề Mỗi dân tộc đều có những nét văn hoá đặc thù riêng, những giá trị văn hoá đậm bản sắc đó đã tạo nên nền văn hoá thống nhất mà đa dạng Việt Nam. Nghiên cứu Văn học dân gian của các Dân tộc thiểu số là nhằm gìn giữ và phát huy các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 giá trị văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Nghiên cứu để bảo tồn và phát triển bền vững Văn học dân gian của người Cơ Lao Đỏ có ý nghĩa thiết thực với địa phương. Trong nhiều thập kỉ qua, đã có không ít nhà khoa học quan tâm nghiên cứu về người Cơ Lao nói chung và người Cơ Lao Đỏ Hà Giang nói riêng. Cho đến nay, dường như chúng ta còn chưa biết nhiều về dân tộc Cơ Lao, bởi lẽ dân tộc này là một trong những dân tộc ít người ở nước ta (tính thời điểm 01/04/2009 có 2.301 người, Niêm giám thống kê năm 2009 tỉnh Hà Giang). Thư tịch viết về họ còn rất ít ỏi. Các công trình, bài viết đã đề cập đến một vài khía cạnh về nguồn gốc, cư trú, phong tục, văn hóa truyền thống và khái quát về một số loại hình Văn học dân gian của người Cơ Lao ở Hà Giang. Có thể kể đến một số công trình, bài viết tiêu biểu sau: 2.1. Giữa thế kỉ XX, nhà nghiên cứu dân tộc học Nguyễn Văn Huy với Bƣớc đầu tìm hiểu mối quan hệ giữa các nhóm Cơ Lao ở Hà Giang, [19, tr.76- 89] đã đến điền dã, nghiên cứu giới thiệu sơ lược dân tộc Cơ Lao ở Hà Giang, tác giả khái quát những đặc điểm cơ bản về văn hoá của dân tộc này như: lịch sử di cư, sinh hoạt văn hoá - bố trí nhà cửa trong xóm, y phục của phụ nữ các nhóm, phong tục tập quán, tôn giáo, nghi lễ cúng tổ tiên cũng như nghi lễ hiến tế nói chung (…) và một số các từ vị có mối quan hệ gần gũi các phương ngôn của ba nhóm Cơ Lao (Cơ Lao Đỏ, Cơ Lao Trắng, Cơ Lao Xanh). Năm 1978, cuốn Các dân tộc ít ngƣời ở Việt Nam [63] đã giới thiệu chi tiết về đời sống kinh tế - trồng trọt, chăn nuôi, thủ công gia đình, văn hoá dân tộc - cấu tạo nhà ở, trang phục của người Cơ Lao ở Hà Giang. Cuốn sách là một nguồn tư liệu quý nghiên cứu về kinh tế, văn hoá, xã hội của người Cơ Lao, chưa chú ý đến Văn học dân gian của người Cơ Lao. Lò Giàng Páo với bài viết Có một dân tộc ít đƣợc nhắc nhở đến ở nƣớc ta [48] đã giới thiệu khái quát người Cơ Lao ở nước ta với chi tiết chú ý, người Cơ Lao chỉ có ở Hà Giang, dân số hiện có trên 1.500 người, chủ yếu cư trú ở huyện Đồng Văn, Hoàng Su Phì và rải rác ở các huyện Yên Minh, Bắc Quang, Vị Xuyên, Mèo Vạc, Quản Bạ, gồm 3 nhóm địa phương với các tên gọi đó là : Cơ Lao Đỏ, Cơ Lao Xanh, Cơ Lao Trắng. Trong đó nhóm Cơ Lao Xanh có dân số ít nhất sống xen [...]... tham khảo và Phụ lục, phần Nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chƣơng 1: Một số vấn đề chung - cơ sở tìm hiểu Văn học dân gian của người Cơ Lao Đỏ ở Hoàng Su Phì, Hà Giang Chƣơng 2: Truyền thuyết và truyện cổ tích của người Cơ Lao Đỏ ở Hoàng Su Phì, Hà Giang Chƣơng 3: Dân ca và câu đố của người Cơ Lao Đỏ ở Hoàng Su Phì, Hà Giang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn... kinh tế - xã hội và đời sống văn hoá của người Cơ Lao Đỏ ở Túng Sán, Hoàng Su Phì, Hà Giang, bởi đó là những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự ra đời và phát triển Văn học dân gian Cơ Lao Đỏ Trên cơ sở đó, chúng tôi phân loại, khảo sát các thể loại Văn học dân gian, phân tích và rút ra kết luận khoa học về những giá trị văn hoá - văn học dân gian quý báu của người Cơ Lao Đỏ ở các thể loại này Thực hiện... CHUNG - CƠ SỞ TÌM HIỂU VĂN HỌC DÂN GIAN CỦA NGƢỜI CƠ LAO ĐỎ Ở HOÀNG SU PHÌ, HÀ GIANG 1.1 Tổng quan về ngƣời Cơ Lao Đỏ ở Hoàng Su Phì, Hà Giang 1.1.1 Vài nét về cộng đồng người Cơ Lao ở Hà Giang Hà Giang là tỉnh cực Bắc của Tổ quốc, có toạ độ địa lý từ 22010’ đến 23022’ vĩ độ Bắc và 104020’ đến 105034’ kinh độ Đông, có đường biên giới Việt- Trung dài trên 274 km, phía Bắc giáp nước Cộng hoà nhân dân Trung... loại hình văn học dân gian của người Cơ Lao Gần đây nhất năm 2010, cuốn sách Văn hoá truyền thống của tộc ngƣời Cơ Lao ở Hà Giang của nhóm tác giả ở Hà Giang do Hoàng Thị Cấp chủ biên, trong sách tác giả có đề cập Văn học dân gian của người Cơ Lao Đỏ “những bài hát dân ca, câu đố, truyện thơ, được lưu truyền miệng trong cộng đồng người Cơ Lao Đỏ (…) chủ yếu được lưu truyền qua các nghệ nhân dân gian hoặc... thể loại Văn học dân gian của người Cơ Lao Đỏ ở Túng Sán, Hoàng Su Phì, Hà Giang, tạo cơ sở thực tế tin cậy cho những nghiên cứu tiếp theo - Phương pháp phân tích tổng hợp: Từ kết quả khảo sát thống kê, chúng tôi tiến hành phân tích và đưa ra những nhận xét đánh giá về giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của các thể loại Văn học dân gian của người Cơ Lao Đỏ ở Túng Sán, Hoàng Su Phì, Hà Giang - Phương... thờ chung với tổ tiên 1.2 Văn học dân gian của ngƣời Cơ Lao 1.2.1 Thực trạng tồn tại của Văn học dân gian Cơ Lao Văn học dân gian của người Cơ Lao tuy không được nhắc đến nhiều như văn học dân gian các dân tộc khác: Tày, H’mông, Dao, Thái,…song với một dân tộc thiểu số hơn 2.301 người, sống ở vùng cao phía Bắc Hà Giang, xa trung tâm, giao Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn... dân ca, câu đố ) đang được thịnh hành ở vùng nhóm người Cơ Lao Đỏ Cuốn sách đã có những gợi ý cho tác giả đề tài tìm hiểu về Văn học dân gian của người Cơ Lao Đỏ ở Túng Sán, Hoàng Su Phì, Hà Giang Năm 2004, cuốn sách Các dân tộc ở Hà Giang của Lê Duy Đại- Triệu Đức Thanh, đã giới thiệu đầy đủ và kỹ lưỡng về các dân tộc trong tỉnh, trong đó có giới thiệu một cách hệ thống đến nhiều phương diện của dân. .. gian đa dạng về loại hình Kho tàng văn học truyền miệng của họ khá phong phú với các thể loại như truyện thần kỳ, cổ tích, ngụ ngôn, tục ngữ, thành ngữ, ca dao, dân ca ” [16, tr 248] 1.2.2 Văn học dân gian của người Cơ Lao Đỏ ở Hoàng Su Phì, Hà Giang Trong nền văn hoá văn nghệ dân gian vốn phong phú đa dạng của dân tộc ta, không thể không tìm hiểu và nói đến sự góp mặt văn nghệ dân gian của người Cơ. .. khảo sát Văn học dân gian của ngƣời Cơ Lao Đỏ ở Hoàng Su Phì, Hà Giang Trên cơ sở định hướng thực hiện mục đích của đề tài, người viết có thuận lợi được sinh ra, lớn lên và hiện đang công tác tại trường có nhiều con em của các dân tộc tỉnh nhà, nên có điều kiện gần gũi hiểu được phần nào phong tục tập quán của người Cơ Lao nói chung, người Cơ Lao Đỏ nói riêng và đã có dịp được nghe người Cơ Lao Đỏ hát... vi nghiên cứu Trong giới hạn của đề tài luận văn, người nghiên cứu chỉ tìm hiểu một số thể loại thuộc loại hình tự sự (truyền thuyết, truyện cổ tích), thể loại trữ tình (dân ca) và thể loại câu đố của người Cơ Lao Đỏ ở Túng Sán, Hoàng Su Phì, Hà Giang Để đạt được mục đích của đề tài, chúng tôi khoanh vùng tư liệu mới sưu tầm của người Cơ Lao Đỏ ở Túng Sán, Hoàng Su Phì, Hà Giang từ tháng 4 năm 2011 đến . - CƠ SỞ TÌM HIỂU VĂN HỌC DÂN GIAN CỦA NGƢỜI CƠ LAO ĐỎ Ở HOÀNG SU PHÌ, HÀ GIANG 1.1. Tổng quan về ngƣời Cơ Lao Đỏ ở Hoàng Su Phì, Hà Giang 1.1.1. Vài nét về cộng đồng người Cơ Lao ở Hà Giang. MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 9 Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG - CƠ SỞ TÌM HIỂU VĂN HỌC DÂN GIAN CỦA NGƢỜI CƠ LAO ĐỎ Ở HOÀNG SU PHÌ, HÀ GIANG 9 1.1. Tổng quan về người Cơ Lao Đỏ ở Hoàng Su Phì, Hà Giang. việc sưu tầm và khảo sát Văn học dân gian của người Cơ Lao Đỏ ở Hoàng Su Phì, Hà Giang 29 Chƣơng 2. TRUYỀN THUYẾT VÀ TRUYỆN CỔ TÍCH CỦA NGƢỜI CƠ LAO ĐỎ Ở HOÀNG SU PHÌ, HÀ GIANG 32 2.1. Về nội