Truyện cổ tích thần kỳ giải thích phong tục, tín ngưỡng

Một phần của tài liệu văn học dân gian của người cơ lao đỏ ở túng sán, hoàng su phì, hà giang (Trang 53)

Khảo sát truyện cổ tích thần kỳ của người Cơ Lao Đỏ, chúng tôi nhận thấy một số truyện giải thích những phong tục, tín ngưỡng của người Cơ Lao Đỏ, mang ý nghĩa giáo dục, ý nghĩa nhân sinh lớn. Truyện Sự tích cúng thần rừng kể về phong tục cúng thần rừng của người Cơ Lao Đỏ. Để tưởng nhớ người thủ lĩnh đã có công giúp dân chống giặc, người Cơ Lao Đỏ đã dành khu rừng nơi đã chôn cất vị thủ lĩnh để lập lán thờ và tôn làm Sán Goàng (tức Thần Rừng). Cứ vào dịp tháng 5 hàng năm người Cơ Lao Đỏ lại mổ gà, mổ lợn tổ chức cúng thần rừng, đồng thời lấy lá cây nhuộm cho cơm xôi có màu đỏ như máu làm đồ cúng tế, gắn liền với Sự tích

cơm xôi đỏ. Theo PGS.TS Nguyễn Thị Bích Hà: “Tín ngưỡng có thể hiểu một cách

nôm na là niềm tin, sự ngưỡng mộ của con người đối với một đối tượng siêu nhiên

nào đó có ảnh hưởng, chi phối đến đời sống sinh hoạt của con người” [ 21].

Cũng như nhiều dân tộc, người Cơ Lao Đỏ tin rằng linh hồn con người có liên quan mật thiết với cuộc đời con người. Nếu linh hồn rời khỏi xác thì người đó cũng chết. Con người cũng tin rằng cuộc sống không chấm dứt sau khi chết. Sau khi chết, linh hồn sẽ rời khỏi thể xác bay đến một thế giới khác và tồn tại vĩnh hằng ở đó. Truyện Thầy hướng dẫn gọi hồn kể về nguồn gốc người Cơ Lao Đỏ biết gọi hồn, kể rằng trước đây, Thiên đình đánh rơi một con dao biến ra Chấu Cúng, vỏ dao biến ra Thào Hóa Nhi, hai người xem số rất giỏi, Chấu Cúng bói thì không cứu, Thào Hóa Nhi bói thì cứu. Hôm đó, Chấu Cúng bói trước bảo với mẹ của Sù Chí Lừ là thằng bé sẽ chết vào 12 giờ khi cùng với 2 người vào lò làm gạch, Thào Hóa Nhi bói sau chỉ cách cứu Sù Chí Lừ và Sù Chí Lừ được cứu sống. Khi Chấu Cúng biết Thào Hóa Nhi cứu Sù Chí Lừ, đã đi tìm Thào Hóa Nhi, hai người đánh nhau một ngày đêm, không có thắng thua. Cuối cùng Chấu Cúng biến ra con dao, Thào Hóa Nhi biến ra vỏ dao và bay về trời. Một người là Lao Chen Phần lấy bản cúng của Chấu Cúng, Thào Hóa Nhi về gọi hồn, từ đấy người Cơ Lao Đỏ mới biết gọi hồn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

một hồn ở ngực và bụng, hồn thứ ba ở dưới chân. Khi con người còn sống, cả ba hồn này thường liên kết với nhau để điều khiển mọi hoạt động của cơ thể làm cho con người được khỏe mạnh, thông minh, biết khéo léo trong việc ứng xử và làm ăn. Bởi quan niệm như vậy, hiện nay trong cuộc sống hàng ngày của người Cơ Lao Đỏ thường xuyên làm lễ gọi hồn để cầu mong cơ thể con người được khỏe mạnh.

Người Cơ Lao Đỏ chuyên sống bằng nghề trồng lúa, trồng ngô. Chính vì vậy mà trong sản xuất cũng như mọi sinh hoạt hàng này, cuộc sống của người dân đều phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên. Truyện Sự tích đồi mổ trâu kể rằng, có một năm người Cơ Lao Đỏ bị mất mùa do vua trời hay ngủ quên không cử thần nông xuống cai quản ruộng nương, khiến cho chuột bọ, chim chóc thường xuyên phá hoại mùa màng. Có một tộc trưởng người Cơ Lao Đỏ nằm mơ thấy vua trời hiện về phán rằng: muốn làm ăn yên ổn hãy lập đàn tế lễ để cầu xin vua trời phù hộ. Cả làng cầu xin vua trời cho một vật chứng để làm tin. Lời cầu xin ứng nghiệm, đêm hôm ấy trời nổi sấm chớp, có tiếng sét đánh trên khu rừng xuất hiện một cột đá cao 2 mét. Người dân vui mừng mổ trâu cúng tế vua trời. Trước khi cúng, buộc một con trâu vào cột đá để thầy cúng làm phép trao lại cho vua trời, năm đó vua trời đã phù hộ cho các gia đình một mùa bội thu. Do phải phụ thuộc vào thiên nhiên, trong đó nguồn lương thực chính là từ lúa, ngô, nên cứ vào dịp tháng 6 hàng năm các tộc họ lại mua một con trâu buộc vào cột đá cúng tế vua trời che chở cho nhân dân, đem lại mùa màng tươi tốt cho họ.

Những gia đình làm ruộng như người Cơ Lao Đỏ Hoàng Su Phì thường rất quan tâm đến lễ cúng ma ruộng. Đồng bào cho rằng mỗi một khu ruộng đều có ma, đó là ma thổ địa, đặc biệt là ma của những người đã có công khai phá và ma của những chủ trước đã chết. Trong truyện Cúng ma ruộng người Cơ Lao Đỏ cũng kể, có một gia đình thuê người về đào ruộng, nhưng gia đình đó chăm sóc không tốt, trả công không xứng đáng cho người đào ruộng, sau một thời gian số ruộng đó tự lở đi, gia đình nhờ thầy cúng xem mới biết người đào ruộng cho gia đình này giờ đã chết, không có con cái, không ai thờ cúng, nếu không muốn ruộng lở, mạ bị sâu bệnh hại thì phải cúng người đào ruộng cho gia đình đó, giờ đã chết. Hiện nay người Cơ Lao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đỏ đều có lễ cúng ma ruộng, với mục đích trả công ơn và cầu mong được sự phù hộ, không cho các loại ma quỷ xấu hoặc sâu bọ đến phá hoại ngô, lúa và hoa màu của gia đình. Quan niệm của người Cơ Lao Đỏ để cho ruộng không bị lở, mạ không bị sâu bệnh, cấy đến đâu tốt đến đó, các hộ gia đình tự mang lễ vật đến cúng tại khu ruộng của mình và thường cúng vào ngày 5 tháng 5 hoặc ngày 6 tháng 6 âm lịch hàng năm. Gia đình phải thổi xôi nhiều màu, mang theo một đôi gà, một ít rượu, hương, tiền âm phủ để cúng, khi cúng chủ nhà nói: thiền cúng thiền mu tỷ thù xả ho,

chính thiền ho ha nhì tỏ ma nhi tề thua là, nghĩa là hôm nay ngày đẹp, xin mời tất

cả các loại ma ruộng cùng đến ăn uống. Thông thường, khi mời các loại ma ăn uống xong thì thỉnh cầu các ma phù hộ cho ngô, lúa cùng hoa màu tươi tốt, cho năng suất thu hoạch cao và hẹn đến sang năm sẽ cúng tạ ơn. Cúng xong lấy lông gà dài ở cánh cắm vào cây chích, cắm vào ruộng nương chỗ cao nhất để có thể nhìn thấy ruộng nhà mình.

Với quan niệm việc ốm đau là do hồn bị ma quấy rầy, người Cơ lao Đỏ có nhiều thủ thuật để bói tìm con ma làm hại, bất kể bói cúng gì, người Cơ Lao Đỏ đều gọi nó đến giúp - tên nó là Sọ Não Người. Truyện Thầy tiên sinh kể rằng: có hai ông bà già, có một cô con gái không ai lấy, ăn một quả chanh sau vườn cạnh một ngôi mộ và có thai. Khi biết con gái có thai, đẻ được một cậu con trai, ông bố tức quá lấy cuốc đào cây chanh, có một cái rễ chui vào mả vào sọ não của người chết. Lớn lên Sọ Não Người học và bói rất giỏi, vì không có bố nên được đặt tên là Sọ Não Người. Nó bói được 120 giáp, lúc nào nắng, lúc nào mưa, trên trời thần nào xuống đất Sọ Não Người đều bói chuẩn. Bồ Tát trên thiên đình xuống cho Sọ Não Người một quả bí, thấy hay Sọ Não Người bổ ra xem bị lửa đốt cháy hết bộ sách và mù hai con mắt. Từ đó Sọ Não Người chỉ bói được 60 giáp. Để đem lại hồn cho người ốm khỏi bệnh, người Cơ Lao Đỏ phải tiến hành bói, kêu tên Sọ Não Người giúp đỡ tìm con ma làm hại hồn.

Người Cơ Lao Đỏ cũng chịu sự ảnh hưởng của các tập quán, tín ngưỡng liên quan đến nhà ở, họ vẫn kể truyện Hai anh em, ngày xưa có một gia đình giàu có làm nhà mới, thuê một đoàn thợ dựng nhà, có hai anh em nhà nghèo đi đến khi gia đình đang ăn cơm nhưng không mời hai anh em ăn. Người em nghĩ cách làm phép

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cho những con kiến bâu xung quanh nền nhà để đoàn thợ đó không dựng được nhà lên. Chủ nhà nói, ai giúp tôi dựng được nhà sẽ được chia một nửa số tiền thuê đoàn thợ. Cuối cùng hai người em dựng được nhà lên, từ đó họ tôn hai người làm sư phụ và được sống trong sự sung sướng. Người Cơ Lao Đỏ có tập quán xem dấu hiệu các lỗ ở xương đùi gà để biết miếng đất dự định sẽ dựng nhà có thật sự tốt hay không. Sau khi luộc gà tại nơi cúng, xé thịt xem các lỗ ở trên xương đùi, để xem các lỗ ở trên xương đùi gà có đẹp hay không phải vót 4 que bằng nhau, nhỏ như que tăm cắm vào các lỗ ở trên xương đùi. Nếu thấy chúng chĩa cùng hướng, đều nhau là tốt, còn các trường hợp khác như lệch nhau, các que ở hai xương có độ dài khác nhau, tức là độ sâu của các lỗ không đều nhau thì không tốt. Nếu không làm đúng tập quán chọn đất mà cứ dựng nhà để ở, người sống trong ngôi nhà đó cũng cảm thấy không yên tâm, về sau nếu không may xảy ra rủi ro, bệnh tật hoặc làm ăn không phát triển, người ta đều qui cho chỗ ở chưa được chọn kỹ.

Có thể thấy, “Tín ngưỡng chính là cơ sở, là khí trời, hơi thở của văn học dân gian. Phải có tín ngưỡng với những hành động lễ, mới làm sống lại, thể hiện rõ những điều truyền tụng trong văn học dân gian, ngược lại văn học dân gian chính là nơi lưu giữ lâu dài, làm cho tín ngưỡng được lý giải, tạo nên xương cốt cho tín

ngưỡng” [ 21].

Một phần của tài liệu văn học dân gian của người cơ lao đỏ ở túng sán, hoàng su phì, hà giang (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)