Truyền thuyết

Một phần của tài liệu văn học dân gian của người cơ lao đỏ ở túng sán, hoàng su phì, hà giang (Trang 39)

Cho đến nay, hầu hết các nhà nghiên cứu Văn học dân gian đều thừa nhận truyền thuyết là một thuật ngữ khoa học, dùng để chỉ một thể loại Văn học dân gian với những chức năng và đặc trưng sau: chức năng chủ yếu của truyền thuyết là phản ánh, nhận thức và lý giải lịch sử (bao gồm lịch sử của bộ lạc, dân tộc, bộ tộc, quốc gia). Vì vậy, truyền thuyết không chủ yếu hướng vào các hiện tượng trong thế giới tự nhiên như thần thoại mà chủ yếu hướng vào các sự kiện lịch sử có ý nghĩa trọng đại và những nhân vật nổi lên trong những sự kiện, những biến cố ấy. Có thể nhận thấy một điều là, nếu việc nghiên cứu truyền thuyết dân gian của người Việt thu hút

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

được sự quan tâm của giới nghiên cứu, thì việc nghiên cứu về truyền thuyết dân gian của các dân tộc thiểu số ít người, trong đó có người Cơ Lao Đỏ chưa tiến hành được bao nhiêu.

Theo những tài liệu đã xuất bản và theo tài liệu điền dã mà chúng tôi có được, đến thời điểm này, người viết đã thống kê được 8 truyền thuyết. Có thể đây chưa phải là một con số đầy đủ, nhưng qua đó đã phần nào khẳng định được vị trí, vai trò vô cùng quan trọng của thể loại này, trong tương quan với các thể loại truyện dân gian khác của người Cơ Lao Đỏ ở Hoàng Su Phì. Căn cứ vào những câu chuyện được hình thành và lưu truyền rộng rãi trong xã Túng Sán - vùng tập trung chủ yếu người Cơ Lao Đỏ, chúng tôi đã thống kê cụ thể số lượng truyền thuyết như sau.

Bảng 2.1. về truyền thuyết:

STT Tên Truyện

1 Nuôi lợn không được đánh 2 Sự tích miếu bà Quan Âm 3 Sự tích chiếc váy cổ truyền 4 Việc cưới xin trước đây 5 Sự xuất hiện dòng họ Sú 6 Chảo Lù Chín

7 Sự tích Ta dà Cơ Lao 8 Hoàng Vần Thùng

Nhìn vào bảng thống kê trên, có thể thấy rằng, truyền thuyết của người Cơ Lao Đỏ số lượng không nhiều, không thật phong phú về đề tài. Theo sự phân chia của tác giả Kiều Thu Hoạch, truyền thuyết có thể chia thành 3 tiểu loại: truyền thuyết nhân vật, truyền thuyết phong vật và truyền thuyết địa danh. Nhìn vào danh sách các tên truyện, có thể thấy rằng, truyền thuyết của người Cơ Lao Đỏ có hai truyền thuyết nhân vật: truyền thuyết về Chảo Lù Chín và Hoàng Vần Thùng là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

người có công khai thiên lập địa, khai khẩn đất đai (chiếm 25%), một truyền thuyết mà tên tuổi được coi như thật về bà Quan Âm. Cũng theo số liệu thống kê của chúng tôi, truyền thuyết của người Cơ Lao Đỏ có nhiều truyền thuyết phong vật hơn (truyền thuyết giải thích phong tục tập quán, các dòng họ: 5 truyền thuyết (chiếm 62,5 %). Như vậy, cảm hứng lịch sử, vốn là yếu tố gắn chặt với truyền thuyết về nhân vật và sự kiện lịch sử không có nhiều trong truyền thuyết của người Cơ Lao Đỏ. Lí giải điều này, chúng tôi nhận thấy khi đến tụ cư ở Hà Giang, người Cơ Lao chỉ tồn tại với tư cách là một tộc người. Ngược lại, với tư cách là một dân tộc, người Cơ Lao Đỏ đã khẳng định tính cố kết cộng đồng, nhóm người này đã lưu giữ và truyền tụng những truyền thuyết về phong tục tập quán, các dòng họ lâu đời của nhóm mình. Theo Kiều Thu Hoạch trong “Truyền thuyết anh hùng trong thời kỳ phong kiến” thì truyền thuyết là những truyện truyền miệng “kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng

sử dụng yếu tố kỳ ảo, thần kỳ như cổ tích và thần thoại ” [18, tr.172- 232].

Như đã nói ở trên, mỗi truyền thuyết đều mang trong mình những giá trị tư tưởng tốt đẹp. Truyền thuyết của người Cơ Lao Đỏ chủ yếu tập trung vào hai nội dung đó là: truyền thuyết phản ánh những nhân vật lịch sử và giải thích phong tục tập quán, các dòng họ của người Cơ Lao Đỏ.

Một phần của tài liệu văn học dân gian của người cơ lao đỏ ở túng sán, hoàng su phì, hà giang (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)