Không gian và thời gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu văn học dân gian của người cơ lao đỏ ở túng sán, hoàng su phì, hà giang (Trang 101)

* Không gian nghệ thuật:

Không gian nghệ thuật vừa là đại lượng chỉ địa điểm, vừa gắn với trường nhìn, điểm nhìn, môi trường hoạt động của tâm trạng trữ tình. “Không gian nghệ thuật trở thành phương tiện chiếm lĩnh đời sống, nhiều khi mang ý nghĩa biểu tượng (...). Không gian nghệ thuật là một hình tượng ước lệ mang ý nghĩa cảm xúc tâm

tưởng” [66, tr.146]. Hầu như ở bài ca nào của các tộc người thiểu số ta cũng thấy

thấp thoáng không gian thiên nhiên cụ thể, gần gũi, bình dị gắn bó với người miền núi như hình ảnh ngọn núi, rừng cây. Không gian ấy luôn là cái cớ để trai gái giãy bày, bộc lộ tâm trạng lòng mình:

Qua hết khe này đến khe khác Ngẩng đầu nhìn thấy lửa đốt rừng Lửa đốt cây chít tâm không khô Không gặp em lòng anh không yên.

Hay:

Có ba cây nứa mọc bằng nhau

Chặt một cây xuống để đan mẹt

Anh biết đan em biết sử dụng

Gạo vừa rơi xuống cám đã bay.

Vì sao người Cơ Lao Đỏ lại đặc biệt gắn bó với núi rừng, bờ suối,… ? Theo quan niệm của họ, nơi chọn để lập làng phải đủ các điều kiện: đất đai để canh tác, nguồn nước sinh hoạt, rừng, nơi làm nghĩa địa. Đó cũng là ranh giới để phân biệt đặc điểm tự nhiên nơi cư trú. Vì vậy mà hình ảnh thiên nhiên miền núi đã ăn sâu trong tiềm thức người Cơ Lao Đỏ. Cũng có những bài ca xuất hiện không gian thiên nhiên với hình ảnh dòng sông, bờ suối, vốn quen thuộc với tất cả mọi người, cả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

người dân miền núi và miền xuôi. Lý giải điều này, chúng tôi biết do tiếp xác giao lưu với nhiều dân tộc khác nhau nên những hình ảnh đó cũng ăn sâu trong nếp nghĩ của người Cơ Lao Đỏ:

Nước sông dâng lên dâng hai bên Trôi được một đoạn ngọc am đến Anh như ngọc am sẽ trôi xa Em như cây liễu sẽ đợi anh đến.

Hay:

Dòng suối nước dâng cát nổi cát Có đôi cá thon có đôi tôm

Ngày đợi đôi cá để uống rượu Anh vẫn chờ em như đôi cá kia.

Thiên nhiên trong dân ca người Cơ Lao Đỏ hiện lên với sắc màu chân thật như nó vốn có, thiên nhiên còn mang tâm trạng con người, gắn với chức năng giao duyên bày tỏ tâm tình, thể hiện nguyện ước gắn bó lứa đôi. Cũng như không gian thiên nhiên, không gian sinh hoạt cũng hiện lên thân thuộc, gần gũi với cuộc sống của người Cơ Lao Đỏ như trên nương, bếp lửa, góc chợ, ngoài làng, trong làng,... Nó đã trở thành không gian trữ tình cho sự nảy sinh cảm xúc nên nó đã trở thành không gian tâm trạng:

Anh và em cùng đường ra chợ

Hai người cùng nhau mua hoa trồng

Anh mua đào em sẽ mua mận Hoa đào hoa mận cùng lúc nở.

Không gian ấy còn là một bức tranh sinh động cảnh bản làng rộn rã, háo hức trong ngày mùa lao động, hòa lẫn giữa tình yêu đôi lứa với tình yêu lao động:

Mặt trời sắp mọc chân trời vàng Soi sang bãi ruộng thấy anh qua Trong lòng thích anh giúp mùa màng Trong lòng nghĩ đến chạy sang giúp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Những câu hát ấy thể hiện niềm vui, sự đoàn kết trong lao động và quan niệm về tình yêu phải vượt qua khó khăn gian khổ, nội dung câu hát còn thể hiện khát vọng tình yêu đơm hoa kết trái. Bên cạnh đó, chúng tôi thấy trong cuộc hát giao duyên, ngôi nhà với bếp lửa hồng là không gian đã bao bọc, chứng kiến tâm trạng bồn chồn, mong nhớ của cô gái trong bài ca:

Tối qua gọi anh anh không đến Thắp phí đèn dầu đốt phí củi Khiêng một tảng đá về đè lửa Tảng đá biến gio anh không đến.

Trong ngôi nhà ấm cúng, chàng trai Cơ Lao Đỏ dò hỏi xem tình cảm của cô gái đối với mình qua hình ảnh “hoa thêu”, nếu em “vừa ý theo anh về”, em sẽ đưa tấm “hoa thêu” ấy :

Nhìn em ngồi gần hai đống củi Trong tay cầm hoa thêu để thêu Cho anh mượn xem hoa thêu ấy

Nếu như vừa ý em theo anh về.

Như vậy, không gian nghệ thuật trong dân ca người Cơ Lao Đỏ được miêu tả là không gian gần gũi, bình dị mang đậm nếp sống sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Tất cả đều hiện lên chân chất, thực tế mà qua lời ca tiếng hát ta đều cảm nhận được.

* Thời gian nghệ thuật:

Thời gian nghệ thuật là thời gian được cảm nhận bằng tâm lý, qua chuỗi

liên tục các biến đổi (biến cố) có ý nghĩa thẩm mỹ xảy ra trong thế giới nghệ thuật

[52, tr. 47]. Cũng như không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật biểu đạt trạng thái tâm hồn con người. Giống như dân ca giao duyên của các dân tộc, thời gian nghệ thuật trong dân ca của người Cơ Lao Đỏ chủ yếu là thời gian hiện tại - diễn xướng, xuất hiện qua các từ chỉ thời gian: bây giờ, ngày - đêm, ngày ngày, hôm nay,…là khoảng thời gian phù hợp nhất cho việc bộc lộ tâm trạng của các chàng trai, cô gái. Trong câu hát giao duyên khi buổi đầu gặp gỡ, lời ướm hỏi của chàng trai người Cơ Lao Đỏ với tấm lòng rộng mở, chân thành:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Anh với em hôm nay mới ngày đầu gặp gỡ Có tình có nghĩa hát vài bài

Vô duyên vô phận anh đi đường anh Em cũng đi đường của em.

Sự xuất hiện của trạng từ chỉ thời gian “hôm nay” đã bộc lộ tình cảm, tâm lý của chàng trai vào thời điểm hiện tại lúc hát. Có khi lời ca tiếng hát lại được cất lên trong sự vận động về thời gian của một ngày để diễn tả tâm trạng nhớ nhung, nỗi nhớ triền miên, vô tận mà chàng trai muốn giãy bày cùng người mình yêu:

Ban ngày nhớ em không được thấy Ban đêm nằm mơ mới gặp em.

Thời gian trong dân ca người Cơ Lao Đỏ còn thể hiện qua việc quan niệm và biểu thị thời gian như một đại lượng không cụ thể, thiếu tính xác định. Chúng tôi thấy trong đó có những câu hát chỉ “ước chừng” thời gian bằng những trạng từ: vài năm, trước đây, mấy hôm, bao giờ, vạn năm, nghìn năm, thuở trước,…

Anh đi ra ngoài được mấy hôm

Không mang theo thuốc quên mang lửa Có em nhìn thấy rồi liền hỏi

Em đưa điếu thuốc đưa cả bật.

Thời gian ước chừng luôn đi đôi với nội tâm, tâm trạng con người, đáp ứng nhu cầu thể hiện cảm xúc con người trong cuộc hát. Rõ ràng việc “không mang

thuốc quên mang lửa” chỉ là cái cớ, không phải chàng trai muốn hỏi. Cử chỉ hành

động “em đưa điếu thuốc đưa cả bật” muốn khẳng định: em đã đồng ý làm bạn trăm năm với anh. Lối giao duyên, tỏ tình của chàng trai thật tinh tế, khéo léo và sâu sắc. Ta bắt gặp trong nhiều bài dân ca giao duyên người Dao nhiều câu hát chỉ “ước chừng” thời gian. Đoạn thơ sau là một ví dụ:

Đôi ta quen nhau từ thuở trước Nhớ lời hẹn ước từ năm nao Vì ở nơi xa người mỗi ngả Nay nhớ buổi hẹn hò năm nào.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong dân ca người Cơ Lao Đỏ, thời gian thể hiện sự hy vọng, khát khao ngày thành đôi lứa, thời gian còn là đối tượng để khẳng định tình yêu bền vững, sắt son:

- Ngàn năm anh đợi em về nhà Ngàn năm anh đợi em về ngay Đợi em về với anh một nhà.

- Thân hình anh nhỏ bé em đừng chê Vài năm trôi qua anh sẽ lớn

Chân đi giầy trắng trước mắt em

Ý niệm về thời gian đã được thể hiện một cách độc đáo. Lời hát của chàng trai là nỗi niềm mong đợi, là lời tự hứa, lời nhắn nhủ dặn dò đến “em”. Kiểu thời gian ước chừng với lối tư duy diễn đạt quen thuộc của người nông dân, cái trừu tượng bằng cái cụ thể với những hình ảnh để chỉ thời gian đã sáng hoặc thời gian tối, đêm:

- Mặt trời sắp mọc chân trời vàng

- Mặt trời sắp lặn

- Mặt trăng mọc lên mặt trăng cong

Cũng có khi thời gian được tính bằng những đại lượng thời gian cụ thể: Bảy ngày, bảy đêm, hai ngày, một năm,…

Một con ong mật đi lấy hoa Bảy ngày bảy đêm không về nhà Con ong cũng giống như lòng em vậy Trong lòng sợ hãi không quay về.

Trong lời ca, chàng trai đã ví tâm trạng của cô gái giống như con ong đi lấy hoa bảy ngày, bảy đêm không về, vì sợ hãi lo sợ dưới sự sắp đặt của cha mẹ lấy người mà cô không yêu, nên cô gái đã không quay về nhà mà đi theo tiếng gọi của tình yêu. Như vậy, việc sử dụng con số chỉ thời gian là cụ thể nhưng nó mang tính ước lệ tượng trưng. Trong dân ca của người Cơ Lao Đỏ chúng tôi còn thấy thời gian là phương tiện biểu hiện lời thề nguyền, ước mơ cháy bỏng của các chàng trai cô gái:

Đêm thấy ngôi sao từng cái một Chỉ có em anh mới tiện hỏi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chỉ có em làm được anh vui Anh muốn em bên anh mãi mãi.

Hay:

Dặn nhau đêm vắng có đôi lời

Hai ta giao kết đã mấy mươi

Giao kết đã trở nên tình nghĩa Dẫu có mười bạn đâu dám quên.

Như vậy, thời gian nghệ thuật trong dân ca người Cơ Lao Đỏ là thời gian hiện tại - diễn xướng. Thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật có quan hệ chặt chẽ với nhau, góp phần xây dựng nên bức tranh tâm trạng phong phú của nhân vật trong các lời ca.

Một phần của tài liệu văn học dân gian của người cơ lao đỏ ở túng sán, hoàng su phì, hà giang (Trang 101)