Dân ca người Cơ Lao Đỏ phản ánh các cung bậc, trạng thái tình

Một phần của tài liệu văn học dân gian của người cơ lao đỏ ở túng sán, hoàng su phì, hà giang (Trang 82)

cảm yêu thương

Tình yêu bao giờ cũng xuất hiện với đầy đủ những cung bậc, trạng thái: yêu thương, giận hờn, trách móc, nhớ mong, lo lắng, băn khoăn,... Tình yêu của các chàng trai, cô gái người Cơ Lao Đỏ cũng không nằm ngoài quy luật chung đó. Nhưng tình yêu của họ không chỉ miêu tả trực tiếp các trạng thái tâm hồn, tình cảm của mình mà còn lấy thiên nhiên, thế giới tự nhiên xung quanh gần gũi với cuộc sống của đồng bào, để thể hiện sự phong phú các trạng thái tình cảm yêu thương đó. Trai gái Cơ Lao Đỏ cũng như bao chàng trai, cô gái các dân tộc, sống trong nền kinh tế thuần nông nghiệp, họ bị hạn chế rất nhiều về mọi mặt nên nhu cầu được giao lưu, trao đổi tình cảm là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống. Vào

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

những dịp Tết đến xuân về, đám cưới hỏi hay trong các lễ hội của cộng đồng hoặc có dịp gặp nhau (...) là dịp các chàng trai, cô gái trong buổi đầu gặp gỡ, nhu cầu làm quen khát vọng được giao lưu, trò chuyện, giãy bày trong họ thật mạnh mẽ. Đây là lời hát xin kết bạn của chàng trai trong ngày dự cưới:

Có đám cưới thì xin kết bạn Trên bàn bày bốn chiếc chén hoa ... Trong bó đũa kia có tám đôi đũa vàng.

Ngay buổi đầu gặp gỡ, khát vọng tình yêu trong tâm hồn các chàng trai, cô gái đã thể hiện sự ăm ắp, tràn đầy. Qua câu hát để trai gái bày tỏ tình cảm của mình. Trong lời ca đối đáp nam nữ đã bộc lộ rõ khát vọng đó:

Nam: Anh thấy em xinh đẹp nhưng chẳng lấy được Như cá vẫy đuôi trước mắt anh

Nữ: Làm bạn với trời cùng với mưa Được làm bạn với anh em mới về.

Trai gái mong được “làm bạn” như “trời cùng với mưa”, thấy em “không lấy được” như “cá vẫy đuôi trước mắt”. Hình ảnh thiên nhiên, động vật đã đi vào câu hát diễn đạt được tâm trạng con người. Các chàng trai người Tày trong buổi đầu gặp gỡ cũng biểu hiện cái khát vọng được giao duyên một cách sôi nổi, hồn nhiên:

Nghe thấy tiếng nói ngoài sàn Chân liền bước xuống thang Cứ ngỡ rằng sáng trăng

Hóa ra có gái ngoan vào bản.

Khác với người Việt, tình yêu nam nữ được nảy nở có khi trên những cánh đồng bao la, có khi ở bến nước, mái đình, cây đa (...) với những giọng hò khoan thai. Cũng như một số dân tộc anh em, ở người Cơ Lao Đỏ tình yêu lứa đôi đã gắn bó với núi rừng, sông suối, nơi đó tình cảm thủy chung son sắt đã được núi rừng, con suối mát lành minh chứng cho tình cảm của họ:

Nam: Cây lanh nhè nhẹ đi được xa Cây lanh chìm xuống anh mới bỏ

Nữ: Câu chúng cá khác không đáng kể Câu được anh lòng em mới thoải mái.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Gặp nhau, cảm mến nhau để rồi vẫn là sự chia tay, mong ngóng, nhớ thương. Nỗi nhớ xúc động mạnh làm ảnh hưởng đến xúc cảm, trạng thái tinh thần của chàng trai, cô gái, nỗi nhớ người yêu khiến cô gái, chàng trai đầu óc nặng trĩu, mất bình tĩnh, ăn cơm uống rượu cũng không ngon. Hình ảnh người yêu lúc nào cũng chập chờn trong trí nhớ để chàng trai “ăn cơm” như “nuốt hạt sỏi”, “uống rượu” như

uống thuốc cay” còn cô gái “ăn cơm” như “ăn cát sỏi”, “uống rượu mất bình yên”.

Thật là một sự diễn tả chân thật mà tinh tế: Nam: Anh đã yêu là thật thích em

Ăn cơm uống rượu cũng không ngon Ăn cơm giống như nuốt hạt sỏi

Uống rượu giống như uống thuốc cay.

Nữ: Thật yêu anh và thật yêu

Ăn cơm uống rượu mất bình yên Ăn cơm giống như ăn cát sỏi

Uống rượu trong đêm mất bình yên.

Có lẽ cách bộc lộ cảm xúc của cô gái, chàng trai người Cơ Lao Đỏ cũng giống như cô gái Việt trong ca dao:

Nhớ ai em những khóc thầm

Hai hàng nước mắt đầm đầm như mưa.

Tình yêu không chỉ có nhớ thương mà còn có sự lo lắng băn khoăn. Điều băn khoăn nhất mà các cô gái chàng trai luôn trăn trở, là bao giờ mới được hạnh phúc bên nhau khi mà quyền quyết định trong hôn nhân lại thuộc về tiếng nói của cha mẹ. Đây là lời chàng trai cô gái đã rặn dò người yêu rất kỹ:

Nam: Anh bảo yêu là anh sẽ yêu

... Quyết định có ngày anh được hạnh phúc bên em.

Nữ: Em bảo không bỏ thì sẽ không bỏ ... Chờ trâu ăn cỏ thì em mới bỏ anh.

Yêu nhau là vậy, nhưng trong tình yêu cũng có khi giận hờn trách móc, tủi hờn đắng cay,... có khi ta bắt gặp trong lời ca của chàng trai sự nghi ngờ tình cảm của cô gái dành cho mình:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nương lòng em tham lam Lòng em yêu hai người Tham lam hai nơi yêu.

Lời hát buồn chứa đựng tâm trạng giận hờn trách móc. Yêu em, anh dành tất cả tình cảm mặn nồng tha thiết cho cô, vậy mà cô lại thờ ơ coi thường tình cảm của anh. Cũng có lúc cô gái giận hờn trách móc chàng trai về tình cảm cô dành cho anh, chính sự trách móc đó khiến cho tình cảm của cô càng được khẳng định:

Cái điếu nho nhỏ vàng ngoài bì Đưa điếu thuốc vàng cho anh thử Anh đừng chê cái điếu em nhỏ Cái điếu nho nhỏ tình cảm dài

Nhìn chung những câu hát đầy niềm vui, hứa hẹn trong buổi đầu gặp gỡ, nhớ thương, lo lắng băn khoăn, giận hờn, trách móc đã bắc cầu để bao đôi lứa tìm đến với nhau và về sau thành vợ, thành chồng:

Chai rượu đong rượu rượu đong đầy

Đong xong rượu đầy tiếp ông mối

Ông mối đến cử bố mẹ chào

Chào hỏi em em đã đồng ý.

Trong quan niệm của người Cơ Lao Đỏ, khi đôi trai gái đã tâm đầu ý hợp, đồng ý gắn bó cuộc sống trăm năm với nhau và được bố mẹ hai bên chấp thuận thì lễ dạm hỏi (gọi là quần sì phủ - có nghĩa là đi “dọn đường”) được tiến hành. Sau khi chọn được ngày lành tháng tốt, bố mẹ chàng trai nhờ vợ chồng người chú hoặc bác (gọi là ông mối) sang nhà gái dạm hỏi. Nếu bố mẹ cô gái từ chối gả con gái cho nhà trai thì nói: “Ở đây có nhiều đường đi, lối lại, con tôi còn nhỏ tuổi, ông bà tìm đường khác mà đi, hãy mang chai rượu về gia đình mình”. Trường hợp bố mẹ cô gái chấp thuận làm thông gia, họ đồng ý uống rượu mà nhà trai mang tới. Sau khi hai bên gia đình nhất trí, lễ hỏi (gọi là châu mường) thường được tiến hành vào ngày 15 tháng 7 âm lịch. Hiện nay hình thức hôn nhân theo kiểu dạm hỏi vẫn phổ biến ở các làng của người Cơ Lao Đỏ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Dân ca giao duyên của người Cơ Lao Đỏ phản ánh sắc nét, sinh động đời sống tình cảm cũng như phong tục của người Cơ Lao Đỏ. Tình yêu phải mộc mạc chân thành, mạnh mẽ quyết liệt, vượt qua mọi khó khăn trở ngại, hướng tới hôn nhân. Khi tình yêu đã đơm hoa kết trái, chung thủy phải đặt lên hàng đầu, cùng đồng cam cộng khổ trọn đời chung sống bên nhau. Đó chính là nét bản sắc riêng người Cơ Lao Đỏ trong đời sống tinh thần của họ.

Một phần của tài liệu văn học dân gian của người cơ lao đỏ ở túng sán, hoàng su phì, hà giang (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)