Các biện pháp nghệ thuật

Một phần của tài liệu văn học dân gian của người cơ lao đỏ ở túng sán, hoàng su phì, hà giang (Trang 106)

* So sánh:

Trong cuộc sống, đặc biệt trong tình cảm con người có những điều khó nói trực tiếp, so sánh là thủ pháp đắt giá có thể giãy bày điều khó nói ấy một cách tế nhị, khéo léo. “So sánh tu từ là dựa trên cơ sở đối chiếu hai hiện tượng có những dấu hiệu tương đồng nhằm làm nổi bật đặc điểm, thuộc tính của hiện tượng này qua

đặc điểm, thuộc tính của hiện tượng kia” [24, tr. 282]. Qua khảo sát 151 bài, chúng

tôi nhận thấy mức độ sử dụng so sánh tu từ không nổi bật như trong dân ca Mông, Dao, Giáy,… Trong dân ca người Cơ Lao Đỏ là 21/151, chiếm 13,9%. Các mô típ so sánh : Hình ảnh so sánh mang tính ước lệ: sông Trường Giang, mặt trời, gió,

nước chảy, kim cương,…Hình ảnh so sánh gần gũi với đời sống hàng ngày: ngọn

cây, cá, đèn lồng, cái điếu, hạt sỏi, con ong, đóa hoa, chiếc quạt, tẩu thuốc, ngọc

am,… Đối tượng so sánh: vẻ đẹp các chàng trai, cô gái người Cơ Lao Đỏ với mô típ:

hai chúng ta như…, em như…,anh như…anh ăn cơm uống rượu như….,em ăn cơm

uống rượu như…,nhìn em như…,với các trạng thái tình cảm yêu, thương, nhớ,…

Với lối tư duy ưa cụ thể, các trạng thái tình cảm được so sánh rất mộc mạc, giản dị như tấm lòng của họ, đằng sau cách nói đó thể hiện sự quan sát, cảm nhận thiên nhiên thật tinh tế. Tấm lòng thương nhớ của họ được gắn liền với sự trong sáng của dòng sông:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hai chúng ta tấm lòng như sông Trường Giang Lòng em cũng trong sáng như sông Trường Giang.

Có khi là sự so sánh với hình ảnh hết sức quen thuộc, gắn với đời sống nơi họ sống:

Anh như nước chảy bên cầu

Em như nước đục ở dưới cầu.

Hay:

Vùng đất Hà Giang rất dễ chịu

Chẳng khác như tình anh với em.

Thậm chí, sự so sánh chỉ giản đơn, họ thấy gì trong cuộc sống đã xảy ra giống như điều họ đang nghĩ là họ có thể hát. Khi người nghe hiểu được nghĩa là sự so sánh ấy đã rất thành công rồi, chẳng hạn như câu hát:

Gió thổi sa mộc bị gãy ngọn Em cũng giống như ngọn cây đó

Em cũng muốn cùng anh xây hạnh phúc gia đình Rất tiếc ngọn gió thổi gãy ngọn.

Cũng có lúc vẻ đẹp của cô gái gắn liền với cái đẹp tinh khôi trong trẻo của sự vật:

Cách sông anh thấy khúc gỗ mục …Gỗ mục nở hoa thành mười hai đóa Đóa nào cũng đẹp như là em.

So sánh trong dân ca của người Cơ Lao Đỏ ở một mức độ nào đó đã đạt được giá trị tạo hình và biểu cảm khá tinh tế. Để diễn tả nỗi nhớ da diết, không bình yên, mong gặp người thương của chàng trai cô gái trong cuộc hát, sự so sánh liên tiếp được sử dụng:

- Anh đã yêu là thật thích em …Ăn cơm giống như nuốt hạt sỏi

Uống rượu giống như uống thuốc cay. - Thật yêu anh và thật yêu

… Ăn cơm giống như ăn cát sỏi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Như vậy, trong thế giới hình ảnh được so sánh, tình cảm của con người được diễn tả rất sinh động, tinh tế, mang đậm tính chất dân tộc miền núi đều gắn liền với thiên nhiên, điều kiện sống, hoàn cảnh sống của người Cơ Lao Đỏ.

* Trùng điệp (kết cấu lặp)

Thủ pháp trùng điệp là sự lặp lại một ý thơ, một dòng thơ, một câu thơ, thậm chí một khổ thơ theo nguyên tắc điệp ý, điệp cấu trúc ngữ pháp nhằm nhấn mạnh hoặc mở rộng ý, gây ấn tượng hoặc gợi ra những cảm xúc mạnh trong lòng người đọc, người nghe. Đây là thủ pháp phổ biến trong dân ca các dân tộc. Khảo sát dân ca người Cơ Lao Đỏ chúng tôi thấy thủ pháp nghệ thuật này được sử dụng một cách rộng rãi với đầy đủ các dạng thức như: điệp ý, điệp từ, điệp cú pháp và điệp cấu trúc cú pháp. Nhiều bài dân ca đều sử dụng thủ pháp này ở mức độ đậm đặc tạo nên nét đặc trưng riêng trong lối diễn tả. Đây là lối điệp một dòng thơ, diễn tả niềm vui của chàng trai khi cô gái đã đồng ý làm người bạn trăm năm với mình:

Chén vàng đã để dưới chân bàn thờ rồi Chén vàng đã để trên bàn thờ rồi.

Hay :

Cùng chung một mâm một cái bát Cùng chung một chăn đắp đến về.

Chúng tôi thấy, dân ca người Việt cũng có sử dụng thủ pháp này nhưng không được nhiều. Dân ca Mường, Dao thường sử dụng kiểu điệp một dòng thơ:

Em mới được còn đôi đuôi hạc Em mới được còn đôi đuôi vàng

( Dân ca Mường)

Còn đây là lối điệp hai dòng thơ hồi nhớ lại tâm trạng mặc cảm, buồn tủi của chàng trai muốn đi lính nhưng ngoại hình lại bé nhỏ:

Tháng tám đi lính kêu anh trai Công văn cấp trên đến cấp dưới Tôi đi lính chê tôi bé nhỏ

Công văn cấp trên lấy anh trai Chỉ có anh trai đi thay em Không có em trai đi thay anh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Lời hát sau đây lại diễn tả tâm trạng nhớ thương, sung sướng của chàng trai được đi lính nghĩ về bà ngoại của mình ở nhà:

Tháng tư đi lính nhớ bà ngoại Bà ngoại ở nhà sắm đồ dùng Tôi đi ngoài lính được sung sướng Bà ngoại ở nhà được vui chơi.

Lời hát trong dân ca người Cơ Lao Đỏ cùng lúc sử dụng cả phép điệp ý, điệp từ, điệp cú pháp. Lối điệp như vậy trong bài ca sau đã bộc lộ tâm trạng buồn rầu của người con rể nghèo trước thái độ, hành động của cha mẹ, gia đình nhà vợ đối với mình:

Hai con rể về sinh nhật bố Con rể có tiền tranh đi trước Con rể không tiền lùi đi sau

Con rể có tiền đi đến bố mẹ vợ trước cửa nhà Cả nhà già trẻ ra đón tiếp

Con rể không tiền đi đến bố mẹ vợ trước cửa nhà Cả nhà già trẻ không nói gì

Con rể có tiền có bàn ghế ngồi cao Con rể không tiền phải ngồi ghế rơm …

Những từ “không tiền”, “có tiền” cứ trở đi trở lại trong lời ca diễn đạt đúng tâm trạng, nếp cảm, nếp nghĩ của người con rể nghèo bị bố mẹ, gia đình nhà vợ khinh thường. Không tiền lùi đi sau, không tiền không nói gì, không tiền ngồi ghế

rơm,…là kiểu câu giống nhau cùng diễn dạt ý: không tiền cả nhà già trẻ đều coi thường.

Hay:

Tháng năm chơi bạc rằm tháng năm Con người chơi bạc chịu thiệt thòi - Tháng bảy chơi bạc là rằm tháng bảy Người chơi bạc không có cơm ăn - Tháng tám chơi bạc rằm tháng tám Người chơi bạc phản ngược lại mình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Tháng chín chơi bạc rằm tháng chín Người chơi bạc chỉ làm xấu

- Tháng mười chơi bạc rất là rét Người chơi bạc mặc áo rất mỏng…

Từ “tháng năm” đến “tháng mười” là dãy số đếm tăng dần tính theo tháng

trong một năm nhưng nó gắn với tâm trạng tủi hổ của chàng trai chơi bạc thua. Thời gian càng trôi “người chơi bạc” càng đánh càng thua, chỉ làm những việc xấu, tài sản trong gia đình không còn, không có cơm ăn, chỉ còn lại mỗi bộ quần áo mỏng mặc trên người. Thủ pháp trùng điệp được sử dụng nhiều trong các bài ca đã thể hiện rõ nhất tâm trạng của nhân vật trữ tình. So với dân ca H’mông chúng tôi thấy thủ pháp trùng điệp trong dân ca của họ về điệp dòng thơ, điệp cả khổ thơ khá nổi trội. Đoạn thơ sau là một ví dụ điển hình về lối trùng điệp cả khổ thơ của dân ca H’mông:

Sao năm nay lòng ta buồn khô khan như gió mùa Gió mùa buồn, gió mùa thổi lá rụng

Ta buồn, ta mở miệng theo mình hát than Sao năm nay lòng ta buồn khô như gió bấc Gió bấc buồn, gió bấc thả lá rụng

Ta buồn ta cất lời theo mình ta khóc.

Như vậy, thủ pháp trùng điệp không chỉ là đặc trưng trong lối diễn đạt mà còn là một biện pháp nhằm tạo sự cân đối, nhịp nhàng, hài hòa về nhạc điệu, vừa khắc sâu nội dung, ý nghĩa cho câu hát. Có thể nói, thủ pháp trùng điệp là một trong những thủ pháp nghệ thuật khá điển hình, góp phần tạo nên nét đặc sắc trong dân ca người Cơ Lao Đỏ cũng như trong dân ca một số dân tộc anh em (H’mông, Dao, Mường).

3.2.2. Câu đố

Một phần của tài liệu văn học dân gian của người cơ lao đỏ ở túng sán, hoàng su phì, hà giang (Trang 106)