Về truyền thuyết, cho đến nay người Cơ Lao Đỏ xã Túng Sán vẫn lưu truyền cho con cháu những câu chuyện, giải thích nguồn gốc về những phong tục tập quán, các dòng họ và truyền thuyết phản ánh những nhân vật lịch sử. Trong đó nổi bật là nhóm truyện kể về những phong tục tập quán, các dòng họ. Trong đó, có thể kể đến truyền thuyết về sự tích chiếc váy cổ truyền, về việc cưới xin trước đây của đồng bào, truyện kể về sự xuất hiện của dòng họ Sú trong cộng đồng tộc người của họ,…Ngoài ra, ở mảng thể loại này còn phải kể đến truyền thuyết lịch sử quá trình di cư của người Cơ Lao về nhân vật Chảo Lù Chín. Mặc dù câu chuyện mang tính truyền thuyết, nhưng phần nào nó phản ánh về quá trình di cư của người Cơ Lao Đỏ vào Hà Giang và tụ cư trên mảnh đất Hoàng Su Phì. Kể về việc giáo dục con cái mà tên tuổi được coi như là thật, được chép lại trong các thần tích gắn liền với cả miếu thờ về bà Quan Âm ở địa phận xã Túng Sán.
Truyện cổ tích ra đời đánh dấu bước trưởng thành trong tiến trình văn học dân gian người Cơ Lao Đỏ. Phần lớn các truyện đều phản ánh thực tại xã hội thông qua trí tưởng tượng của con người, nói lên ước muốn của con người, người có công đánh giặc cứu dân làng, có truyện đề cao lòng thuỷ chung của người phụ nữ, tình cảm anh em, có truyện thể hiện tư tưởng cái thiện luôn chiến thắng cái ác. Người mồ côi bé nhỏ, người em út trong xã hội luôn được bênh vực và chiến thắng mọi thủ đoạn của những kẻ rắp tâm hãm hại, người chăm chỉ, chịu khó, tốt bụng bao giờ cũng được đền đáp xứng đáng,…Qua các truyền thuyết, truyện cổ tích, chúng ta
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hiểu thêm nhân sinh quan, thế giới quan, rõ thêm về phong tục tập quán, lịch sử, tư tưởng, tình cảm của người Cơ Lao Đỏ xưa.