Truyện cổ tích

Một phần của tài liệu văn học dân gian của người cơ lao đỏ ở túng sán, hoàng su phì, hà giang (Trang 48)

Về định nghĩa thể loại truyện cổ tích, các nhà nghiên cứu đã đưa ra những quan niệm của mình (Nguyễn Đổng Chi, Đinh Gia Khánh, Hoàng Tiến Tựu,…). Người có công tổng kết những thành tựu của các nhà nghiên cứu để đưa ra những luận giải riêng của mình là Chu Xuân Diên. Chu Xuân Diên đã đưa ra định nghĩa về thể loại cổ tích có 3 ý sau: Truyện cổ tích đã nảy sinh từ trong xã hội nguyên thủy, do đó có những yếu tố phản ánh quan niệm thần thoại của nhân dân về các hiện tượng tự nhiên và xã hội có ý nghĩa ma thuật. Song truyện cổ tích chủ yếu phát triển trong xã hội có giai cấp, nên chủ đề chủ yếu của nó là chủ đề xã hội, phản ánh nhận thức của nhân dân về cuộc sống xã hội (…) với những xung đột đặc trưng cho các thời kỳ lịch sử khi đã có chế độ tư hữu tài sản (…); Truyện cổ tích biểu hiện cách nhìn hiện thực của nhân dân đối với thực tại, đồng thời nói lên (…) những quan niệm về công lý xã hội và ước mơ về cuộc sống tốt đẹp hơn cuộc sống hiện tại; Truyện cổ tích là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú của nhân dân và ở đó (…) yếu tố tưởng tượng thần kỳ tạo nên một đặc trưng nổi bật trong phương thức phản ánh hiện thực và ước mơ”. Chúng tôi chọn định nghĩa của Chu Xuân Diên làm cơ sở lí luận cho việc khảo sát thể loại cổ tích của mình trong luận văn.

Từ trước đến nay có nhiều cách phân loại truyện cổ tích, các nhà nghiên cứu folklore nước ta đã tương đối thống nhất ở việc phân chia truyện cổ tích thành ba tiểu loại: truyện cổ tích thần kỳ, truyện cổ tích sinh hoạt, truyện cổ tích loài vật. Tiêu chí để phân biệt truyện cổ tích thần kỳ và cổ tích sinh hoạt: trong cổ tích thần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

kỳ, yếu tố kỳ diệu có vai trò quan trọng trong cốt truyện, nó giải quyết xung đột, thúc đẩy cốt truyện phát triển; còn trong cổ tích sinh hoạt, yếu tố kỳ diệu xuất hiện ít hơn, chủ yếu ở cuối truyện.

Theo tài liệu điền dã mà chúng tôi có được, đến thời điểm này người viết đã thống kê sơ bộ có 21 truyện cổ tích, trong đó, cổ tích thần kỳ có 12 truyện, cổ tích loài vật có 5 truyện, cổ tích sinh hoạt có 4 truyện. Sau đây là bảng thống kê.

Bảng 2.2. thống kê các tiểu loại về truyện cổ tích:

Stt Tên truyện Phân loại

1 Sự tích cúng thần rừng Cổ tích thần kỳ 2 Sự tích cơm xôi đỏ Cổ tích thần kỳ 3 Sự tích cái váy và những đồ trang sức của người phụ nữ Cổ tích thần kỳ 4 Sự tích chiếc áo lông chim Cổ tích thần kỳ 5 Sự tích đồi mổ trâu Cổ tích thần kỳ 6 Sự tích loài người Cổ tích thần kỳ 7 Sự tích miền núi và đồng bằng Cổ tích thần kỳ 8 Thầy tiên sinh Cổ tích thần kỳ 9 Kể về quả mướp Cổ tích thần kỳ 10 Hai anh em Cổ tích thần kỳ 11 Thầy hướng dẫn gọi hồn Cổ tích thần kỳ 12 Cúng ma ruộng Cổ tích thần kỳ 13 Sự tích con chó Cổ tích loài vật 14 Sự tích trâu không có hàm răng trên và ngựa không có sừng Cổ tích loài vật 15 Sự tích con bọ hung Cổ tích loài vật 16 Kể về nuôi chó Cổ tích loài vật 17 Sự tích con muỗi Cổ tích loài vật 18 Sự tích mặt trăng mặt trời Cổ tích sinh hoạt 19 Sự tích người Cơ Lao biến thành con khỉ Cổ tích sinh hoạt 20 Tiễn ông Táo lên trời Cỏ tích sinh hoạt 21 Ngày xưa Cổ tích sinh hoạt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Có thể nhận ra không mấy khó khăn rằng, trong ba tiểu loại của truyện cổ tích, truyện cổ tích thần kỳ của người Cơ Lao Đỏ chiếm số lượng lớn nhất ( 12/21, chiếm 57,1%), tiếp đến là hai tiểu loại cổ tích sinh hoạt và cổ tích loài vật ( 9/21, chiếm 42,9%). Truyện cổ tích thần kỳ là bộ phận phong phú, quan trọng và tiêu biểu nhất của thể loại cổ tích. Ở loại truyện này, nhân vật chính vẫn là con người trong thực tại, nhưng các lực lượng thần kỳ, siêu nhiên có một vai trò rất quan trọng. Mọi xung đột trong thực tại giữa người với người đều bế tắc, không thể giải quyết nổi nếu thiếu yếu tố thần kỳ (Ví dụ truyện cổ tích thần kỳ người Việt: truyện Tấm Cám, Thạch Sanh, Sọ Dừa,…). Trong truyện cổ tích thần kỳ, các nhân vật thường gồm 3 loại chính: nhân vật chính diện hay phe thiện (như truyện cổ tích thần kỳ người Việt các nhân vật Thạch Sanh, công chúa, hoàng tử, Tấm, Sọ Dừa,…), nhân vật phản diện (như Lý Thông, Cám, mẹ Cám,…), các nhân vật thần kỳ hoặc báu vật có tác dụng kỳ diệu (như Tiên, Ngọc Hoàng, Cung thần, Khỉ thần, Chim thần,…). Hầu hết những truyện cổ tích hay nhất của người Việt cũng như của các dân tộc anh em đều thuộc về truyện cổ tích thần kỳ. Đó cũng là sự lý giải cho việc chúng tôi tìm hiểu tiểu loại tiêu biểu nhất của truyện cổ tích người Cơ Lao Đỏ, ở đó những đặc trưng nổi bật của truyện cổ tích đều có thể tìm thấy trong tiểu loại này. Truyện cổ tích thần kỳ của người Cơ Lao Đỏ về cơ bản có những nội dung tiêu biểu sau: cuộc đấu tranh quyết liệt giữa các lực lượng trong xã hội và giải thích phong tục, tín ngưỡng.

Một phần của tài liệu văn học dân gian của người cơ lao đỏ ở túng sán, hoàng su phì, hà giang (Trang 48)