Các kiểu gieo vần

Một phần của tài liệu văn học dân gian của người cơ lao đỏ ở túng sán, hoàng su phì, hà giang (Trang 111)

Khảo sát câu đố người Cơ Lao Đỏ hầu hết là những câu có vần. Vần trong câu đố được sử dụng một cách linh hoạt. Chúng tôi nhận thấy vị trí gieo vần trong câu đố người Cơ Lao Đỏ, xét theo độ cách quãng trong câu, vần trong câu đố có những loại sau:

* Vần liền:

Vần liền là những khuôn vần được láy lại ở vị trí giữa câu và giữa chúng không có âm tiết trung gian nào. Kết quả khảo sát câu đố người Cơ Lao Đỏ, chúng tôi thấy có 24 câu đố có vần liền láy lại ở vị trí giữa câu chiếm 42,9% trên tổng số 56 câu đố. Ví dụ: “Zì cổ lao quán ngai dịu ngai

Gố sư thoan troan soai

(Một ông già thất lại thất Ỉa tràn đầy xung quanh)

- Cối xay -

“Zì cổ lao quán câo cáo Sáo ngặn mà shố ”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

( Một ông già cao lại cao

Người ta cứ chăn lừa đốt chim )

- Ống điếu -

“ Trâu tảo chấu, trâu tảo sèn Trâu tảo hò pén, goảng pù trẻn ”

( Tìm đến châu, tìm đến huyện Tìm đến sông, suối không thấy )

- Đường đi -

* Vần chân:

Vần chân là vần được gieo vào cuối dòng thơ, có tác dụng đánh dấu sự kết thúc dòng thơ và tạo nên mối liên kết giữa dòng thơ. Trong số 56 câu đố chúng tôi khảo sát được có 16 câu đố sử dụng vần chân chiếm 26,8%. Vần chân được sử dụng rất đa dạng: khi liên tiếp, khi gián cách. Ví dụ:

“ Zì cổ lao mu chí sí dịu sí

Thẻo sịa mần khâu pù trẻn chò chí ”

( Một con gà mái ướt lại ướt

Nhảy qua cửa lại không thấy dấu chân )

- Cảm cúm sổ mũi -

Tẩn mần diu zì pùng chù

Diu zì cổ lao nái nái chải zi thấu khù Shèo nhìu gòa góa gụn nhi chân na dảng

Cán pì théo lề chồ nhi né pẩy liềng cù

( Bên kia có một khóm tre Có một bà già ở trong khóc

Bọn trẻ hỏi bà khóc cái gì

Cái da trâu xích trúng vào lưng tôi)

- Cái xa dệt vải - 3.2.2.3. Biện pháp tu từ nhân hóa

Nhân hóa (còn gọi: nhân cách hóa) là một biến thể của ẩn dụ, trong đó người ta lấy những từ ngữ biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của con người để biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của đối tượng không phải con người, nhằm làm cho đối tượng được miêu tả trở nên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

gần gũi dễ hiểu hơn, đồng thời làm cho người nói có khả năng bày tỏ kín đáo tâm tư,

thái độ của mình [30, tr. 63]. Trong số 56 câu đố chúng tôi khảo sát được có 21 câu đố

chiếm 37,5%, sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa làm phương tiện để đánh lạc hướng người đoán giải. Đánh lạc hướng người đoán giải bằng biện pháp nhân hóa có những biểu hiện sau:

a. Đánh lạc hướng người đoán giải bằng các từ xưng hô như: ông, bà, hai chị em, cô gái, cụ già, anh cả, anh hai, anh ba, anh tư, bọn trẻ, học sinh, ông già, mày.

Trong 21 câu đố sử dụng biện pháp nhân hóa có 13 trường hợp dùng các đại từ xưng hô nêu trên để đánh lạc hướng người đoán giải. Ví dụ:

“Seo seo mèo prỉ cu Sấn zì choan màu”

(Một cô gái Mông xinh xinh Ở dưới đít mọc một túm tóc)

- Củ kiệu -

“ Diu zền diu pên dịu sự pháng

Sự cổ sồ sấn trồ gùn trắng châu thống sịa sự ngô chá séng”

(Lại tròn lại bẹt lại vuông

Bốn người học sinh bày trò ve vãn)

- Đồng tiền xu - “ Zì cổ lao quán pển tỷ quân

Zì cổ lao má má chá khả tân”

(Một ông lăn khắp nơi Một bà dạng háng chờ)

- Chổi quét nhà và cái ky hót rác -

b. Đánh lạc hướng người đoán giải bằng cử chỉ, hành động của người.

Có 9 câu đố lấy cử chỉ, hành động của con người để miêu tả sự vật khác. Ví dụ:

Hình ảnh cúc áo được thay bằng hình ảnh một cụ già, hai người (hai cúc áo) khiêng lên gác (khâu trên áo). Ở đây, động từ khiêng là động từ chỉ dùng để nói về hành động của con người:

“Zì lao che tả, dẻo tả dẻo Sừ cổ dần thài sảng trỉa”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(Một cụ già, già lại già Hai người khiêng lên gác)

- Cúc áo -

Ấm chén pha chè lại được miêu tả bằng hình ảnh ông già trắng (ấm chè), tay ôm chim (vòi ấm) đi tiếp khách (rót nước):

“Zì cổ lao quán pầy dịu pầy Pảo she mà shố khẻ pầy khè ”

(Một ông già trắng lại trắng Tay ôm chim đi tiếp khách )

- Ấm chén pha chè -

Cái cân thay bằng hình ảnh người với công việc của người buôn bán:

“Sán cố zì sấn lại Sự cố táng may mạy”

(Anh ba cả thân ghẻ Anh tư chuyên buôn bán)

- Cái cân -

Cái cân tiểu ly lại thay bằng hình ảnh người quỳ, người bán tay xách lòng để hỏi về tuổi:

“ Zì cổ quỉ , Zì cổ mậy

Thi shi nhi né đen mì Máu nhi mì diu sụn”

(Một người quỳ, một người bán Tay xách lòng mày

Mày bao nhiêu tuổi )

- Cái cân tiểu ly -

Chum đựng rượi thay bằng hình ảnh mồm (miệng chum) không biết cãi. Động từ

cãi là động từ chỉ dùng để chỉ hành động của con người: “Diu trui pù hụi nảo

(Có mồm không biết cãi )

- Chum đựng rượu -

Như vậy, khảo sát về hình thức nghệ thuật câu đố của người Cơ Lao Đỏ, chúng tôi nhận thấy câu đố của người Cơ Lao Đỏ có điểm gần gũi với câu đố của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

một số dân tộc anh em (Việt, Tày) trong cách gieo vần liền, cấu trúc song đôi, biện pháp tu từ nhân hóa. Qua đó, nhận ra nét khác biệt trong quan niệm về cái đẹp, người Cơ Lao Đỏ ưa vẻ đẹp giản dị, hồn nhiên, mộc mạc như cỏ cây, núi rừng, làng bản.

Tiểu kết

Từ những đặc điểm được trình bày trên về nội dung và hình thức nghệ thuật của hai thể loại dân ca và câu đố. Có thể thấy những đặc điểm trên chính là dấu ấn của truyền thống văn hóa, tư tưởng, tâm hồn, tính cách, phong tục tập quán tâm linh và môi trường sống, lao động của người Cơ Lao Đỏ.

Dân ca của người Cơ Lao Đỏ phản ánh sắc nét, sinh động đời sống tình cảm cũng như phong tục của người Cơ Lao Đỏ. Nổi bật lên là đề tài tình yêu với các cung bậc, trạng thái tình cảm yêu thương, quan niệm về tình yêu và hôn nhân là tình yêu phải mộc mạc chân thành, mạnh mẽ, vượt qua mọi khó khăn trở ngại để bảo vệ tiếng nói yêu thương toát ra từ sâu thẳm trái tim của mình. Hơn thế tình yêu chân thành phải hướng đến hôn nhân với hai chữ chung thủy được đặt lên hàng đầu. Đằng sau những câu hát là vẻ đẹp về tâm hồn, tính cách của người Cơ Lao Đỏ, đó là những con người lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống, yêu bản làng quê hương. Không chỉ có vậy, các biện pháp nghệ thuật như: so sánh, trùng điệp,… cho ta thấy rõ hơn tâm hồn phong phú, mộc mạc không kém phần tinh tế, sâu sắc của những con người gắn bó với thiên nhiên qua những câu hát trập trùng thiết tha.

Câu đố của người Cơ Lao Đỏ có điểm gần gũi và nét khác biệt với câu đố của các dân tộc anh em. Về nội dung, có điểm gần gũi về thế giới vật đố, về cách thức tư duy, về một số vật đố, điều đó phản ánh sự tương đồng về nếp cảm, nếp nghĩ. Qua đó thấy được sự khác biệt về thế giới vật đố, cách miêu tả thế giới vật đố, cách thức tư duy, phong tục tập quán của người Cơ Lao Đỏ. Về hình thức nghệ thuật, có điểm gần gũi trong cách gieo vần liền, cấu trúc song đôi, biện pháp tu từ nhân hóa. Đồng thời nhận ra nét khác biệt trong quan niệm về cái đẹp, người Cơ Lao Đỏ ưa vẻ đẹp giản dị, hồn nhiên, mộc mạc như cỏ cây, núi rừng, làng bản.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN

Luận văn chọn đề tài: Văn học dân gian của người Cơ Lao Đỏ ở Túng Sán,

Hoàng Su Phì, Hà Giang xuất phát từ mối quan tâm, tình cảm sâu sắc chúng tôi

dành cho vùng đất lưu giữ đậm nét vốn văn hóa, văn học dân gian của người Cơ Lao Đỏ. Xuyên suốt luận văn, chúng tôi đã cố gắng đi sâu khảo sát những đặc trưng về hoàn cảnh địa lý, lịch sử, kinh tế- xã hội, con người, vốn văn hóa dân gian,…là những yếu tố quan trọng góp phần hình thành nên các thể loại văn học dân gian của người Cơ Lao Đỏ. Trong phạm vi của một luận văn Thạc sĩ, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, tìm hiểu về Văn học dân gian của người Cơ Lao Đỏ ở 4 thể loại truyền thuyết, cổ tích, dân ca, câu đố về phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật và đi đến những kết luận sau:

1. Là một vùng đất mang đặc điểm núi đất rất cao, dốc đứng, nhiều khe lạch của vùng Đông Bắc, những điều kiện tự nhiên của vùng đất Túng Sán, Hoàng Su Phì là những tiền đề để tác giả dân gian sáng tạo nên những câu chuyện, điệu hát, lời ăn tiếng nói hàng ngày mang chứa tình cảm và sức tưởng tượng về các đơn vị không gian ở đây. Luận văn của chúng tôi đã thống kê 4 thể loại Văn học dân gian bằng nguồn tài liệu điền dã do chúng tôi sưu tầm, thực hiện trong quá trình làm luận văn. Con số 8 truyền thuyết, 21 truyện cổ tích, 56 câu đố, 151 bài dân ca mà chúng tôi chọn lọc được chưa phải là nhiều, nhưng qua đó có thể thấy được diện mạo của một số thể loại Văn học dân gian của người Cơ Lao Đỏ, có những nét sắc thái khác so với một số thể loại Văn học dân gian của các dân tộc.

2. Truyền thuyết của người Cơ Lao Đỏ được sưu tầm không nhiều, trong số đó, nhiều truyền thuyết vẫn đang tiếp tục được kể, được nghe và được tin vì chúng thấm sâu vào cuộc sống hàng ngày, vào những thời khắc thiêng liêng của cả cộng đồng trong các lễ hội. Khác với bộ phận truyền thuyết của các dân tộc, truyền thuyết của người Cơ Lao Đỏ có ít truyền thuyết phản ánh những nhân vật lịch sử mà lại có

nhiều truyền thuyết giải thích phong tục tập quán, các dòng họ. Chính vì vậy, yếu

tố hiển linh âm phù, vốn gắn liền với truyền thuyết nhân vật không có nhiều trong truyền thuyết của người Cơ Lao Đỏ. Hầu hết các phong tục tập quán, các dòng họ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đều gắn bó chặt chẽ với các truyền thuyết giải thích chúng. Nhóm truyền thuyết này hấp dẫn ở các chi tiết, phong tục tập quán truyền thống, các dòng họ mang tính riêng của người Cơ Lao Đỏ. Lịch sử này không được chép thành sách mà sống trong kí ức, tâm linh tín ngưỡng của người dân, trong những lời truyền tụng từ đời này qua đời khác của người Cơ Lao Đỏ cho thế hệ mai sau. Chính vì vậy, truyền thuyết của người Cơ Lao Đỏ là một bộ phận có giá trị để hiểu sâu con người và văn hóa của họ.

3. Truyện cổ tích của người Cơ Lao Đỏ vừa mang tính thống nhất vừa thể hiện nét riêng biệt của mình trong các đề tài, chủ đề và hình thức nghệ thuật. Sự tương đồng ấy được thể hiện ở các môtip truyện cổ tích thần kỳ quen thuộc trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Các môtip sự ra đời thần kỳ của nhân vật; xuất

thân nghèo khổ của nhân vật, xuất hiện trong truyện cổ tích thần kỳ của người Cơ

Lao Đỏ. Chủ đề về cuộc đấu tranh quyết liệt giữa các lực lượng trong xã hội và

giải thích phong tục, tín ngưỡng, với nét đặc trưng nổi bật là phản ánh cuộc đấu

tranh giữa người dân lao động với các thế lực trong xã hội phong kiến diễn ra rất gian khổ, quyết liệt, đồng thời một số truyện giải thích những phong tục, tín ngưỡng mang ý nghĩa giáo dục, ý nghĩa nhân sinh lớn chiếm vị trí chủ đạo, thể hiện những nét riêng của truyện cổ tích thần kỳ của người Cơ Lao Đỏ. Mặc dù mang tư tưởng chung của người kể truyện trên thế giới, truyện cổ tích thần kỳ của người Cơ Lao Đỏ kết thúc có hậu hay có hậu không hoàn toàn vẫn tạo ra một không khí trong sáng, một niềm tin tưởng lạc quan giúp con người có nghị lực hơn trong cuộc sống. Đó là nét hấp dẫn độc đáo của truyện cổ tích thần kỳ của người Cơ Lao Đỏ.

4. Dân ca của người Cơ Lao Đỏ hấp dẫn tất cả mọi người bởi những câu hát ấy như một bản nhạc đa âm, đa sắc. Có những bài ca phản ánh một cách sinh động về hiện thực cuộc sống. Có những bài ca biểu hiện vẻ đẹp tâm hồn, tư tưởng, tích cách của người Cơ Lao Đỏ. Đặc biệt là chủ đề về tình yêu đôi lứa - một trong những nội dung được biểu hiện phong phú, sâu sắc nhất trong dân ca của người Cơ Lao Đỏ. Cũng như dân ca giao duyên của các dân tộc, dân ca của người Cơ Lao Đỏ có những nét đẹp riêng, dấu ấn riêng: đó là những quan niệm hết sức cao đẹp về tình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

yêu hôn nhân, với đầy đủ các cung bậc tình cảm lứa đôi. Dân ca của người Cơ Lao

Đỏ chứa đựng những giá trị nghệ thuật độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc qua lối nói so sánh ví von, trùng điệp, sử dụng chất liệu sáng tác dân ca quen thuộc của người miền núi như không gian, thời gian, với những hình ảnh gần gũi, quen thuộc trong

đời sống hàng ngày. Những phương tiện diễn tả và biểu hiện đó đã góp phần soi rọi

những phẩm chất cao quý đáng trân trọng ngợi ca trong con người họ.

5. Câu đố của người Cơ Lao Đỏ có những điểm tương đồng và khác biệt với câu đố của các dân tộc anh em. Về nội dung, câu đố của người Cơ Lao Đỏ thể hiện

sự tương đồng về hệ đề tài, cách thức tư duy. Những sự vật, hiện tượng (gọi chung

là vật đố) được đem ra đố hầu hết là những thứ, những việc mà ai cũng từng hay biết, có liên quan mật thiết đến công việc lao động, đời sống sinh hoạt hàng ngày của nhân dân. Vật đố đảm bảo hai tính chất cơ bản là tính phổ biến và tính khái quát. Lời đố vừa có tính chân thực, vừa có hình ảnh lạ hóa. Về hình thức, câu đố của người Cơ Lao Đỏ sử dụng cấu trúc song đôi, cách gieo vần liền, vần chân và biện pháp tu từ nhân hóa. Qua đó, chúng tôi nhận ra được sự khác biệt về thế giới vật đố, cách miêu tả thế giới vật đố, điều kiện sống, cách thức tư duy, phong tục tập

quán cũng như quan niệm ưa vẻ đẹp giản dị, hồn nhiên, mộc mạc như cỏ cây, núi

rừng, bản làng của người Cơ Lao Đỏ.

Ngày nay, đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân các dân tộc đã được nâng cao hơn trước, dân tộc Cơ Lao nói chung và nhóm người Cơ Lao Đỏ nói riêng cũng như nhiều dân tộc ở vùng cao có cơ hội tiếp xúc, giao lưu với các loại hình văn hóa trong cuộc sống hiện đại từ các phương tiện thông tin đại chúng và phúc lợi xã hội. Bởi vậy, việc sinh hoạt văn hóa văn nghệ dân gian có nguy cơ bị phai nhạt trong một số vùng của người Cơ Lao nói chung, người Cơ Lao Đỏ nói riêng. Với chính

Một phần của tài liệu văn học dân gian của người cơ lao đỏ ở túng sán, hoàng su phì, hà giang (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)