Truyền thuyết phản ánh những nhân vật lịch sử

Một phần của tài liệu văn học dân gian của người cơ lao đỏ ở túng sán, hoàng su phì, hà giang (Trang 41)

Truyền thuyết lịch sử bao gồm những truyện kể về những nhân vật và sự kiện lịch sử nhưng chủ yếu vẫn là nhân vật lịch sử. Họ bao gồm những anh hùng chống xâm lược, những anh hùng văn hóa (danh nhân lịch sử, tổ dòng họ,…) và các anh hùng nông dân. Theo tác giả Đỗ Bình Trị, tiểu loại này được coi là “truyền

thuyết lịch sử đích thực”[65, tr. 32].

Mỗi vùng đất, mỗi dân tộc đều có những vị anh hùng của riêng mình. Công trạng của họ được ghi nhận, truyền thuyết về họ được lưu truyền trong đời sống nhân dân từ thế hệ này qua thế hệ khác, từ đời này sang đời khác. Ở Hoàng Su Phì có những truyền thuyết phản ánh những công trạng của các nhân vật lịch sử. Họ là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chảo Lù Chín, Hoàng Vần Thùng. Truyền thuyết đã ghi lại công lao của họ. Qua đó thấy được lòng thành kính tưởng nhớ công ơn, ý thức uống nước nhớ nguồn của người Cơ Lao Đỏ đối với những vị anh hùng.

Là người Cơ Lao Đỏ, không ai là không biết đến truyền thuyết về nhân vật

Chảo Lù Chín. Đây là câu chuyện về lịch sử quá trình di cư của người Cơ Lao.

Công lao lớn nhất của Chảo Lù Chín là đã lập lên làng bản, khai phá đất đai. Truyền thuyết kể rằng, trước đây ở một vùng nhỏ, hẻo lánh cách nơi cư trú hiện nay của người Cơ Lao khá xa, chẳng may người Cơ Lao bị một nạn dịch, người dân bị ốm đau triền miên, súc vật chết hàng loạt, đất ở đó bạc màu, trồng trọt không đủ ăn. Để cứu sống dân làng, ông Chảo Lù Chín làm nghề thầy thuốc, có uy tín lớn trong cộng đồng người Cơ Lao đã thay mặt cho người Cơ Lao đi tìm đất. Khi đi ông mang theo lương thực, công cụ sản xuất, đi mãi vào rừng sâu mà chẳng tìm thấy thuốc quý và thật không may lại bị lạc mất lối về. Ông tiếp tục đi về phương Nam, rồi đến vùng đất Túng Sán, thấy ở đây trồng đậu cô ve quả dài như vỏ kiếm, trồng ngô mọc thành bốn nhánh có thể làm đòn gánh được, trồng bí ngô quả rất to, đến nỗi lợn nái ăn hết ruột có thể vào sống trong quả bí được. Thấy vậy, Chảo Lù Chín quay về đưa người Cơ Lao đến sinh sống ở xã Túng Sán cho tới ngày nay. Đó là những họ: Sú, Cáo, Min, Vương, Chéng, Vần, Chảo,… Nhớ ơn Chảo Lù Chín là người đã có công đưa dân tộc Cơ Lao từ phương Bắc chuyển dần sang phương Nam và tụ cư trên đất Hà Giang, nhân dân đã tôn ông là ông tổ của tộc người.

Trong kho tàng truyền thuyết Việt Nam nói chung, truyền thuyết về các nhân vật lịch sử chiếm số lượng lớn. Đó là Trần Hưng Đạo - một vị tướng không chỉ có tài chỉ huy mà còn là một người anh hùng luôn đứng đầu trận truyến chống quân xâm lược. Đó là hai vị tướng tài luôn sát cánh bên vị chủ tướng tài ba: Yết Kiêu – Phạm Ngũ Lão,…Qua những truyền thuyết đó, nhân dân ca ngợi chiến công của những người anh hùng đánh giặc. Hoàng Su Phì và Xí Mần là hai huyện vùng cao núi đất phía Tây của Hà Giang, hiện nay tất cả các dân tộc trên địa bàn hai huyện đều lưu truyền huyền tích về nhân vật lịch sử Hoàng Vần Thùng với những di tích, những địa danh, những câu chuyện kể miệng vẫn còn được lưu truyền trong dân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

gian. Tuy nhiên, nhân dân không ca ngợi chiến công của nhân vật lịch sử này như người anh hùng đánh giặc, mà đây là con người được nhân dân hai huyện ngưỡng mộ, tin yêu và tôn thờ để phù hộ cho họ có được mùa màng tốt tươi, đời sống nhân dân được bình an, hạnh phúc. Giáo sư Đỗ Bình Trị đã giải thích: “Truyền thuyết lịch sử không bao giờ tồn tại tách rời sự thờ cúng, nghi lễ, tín ngưỡng, phong tục. Nó được kể như để viện dẫn nhằm minh giải cho sự thờ cúng, cho nghi lễ, tín ngưỡng, phong tục. Ngược lại, chính những yếu tố này lại chứng minh tính xác thực của truyền thuyết lịch sử. Các nhân vật trung tâm của truyền thuyết lịch sử đều được thờ cúng hoặc ở quê quán, hoặc ở nơi ghi lại dấu tích chiến công,…và trở thành

thành hoàng của một làng xã” [ 58, tr.115 ].

Hoàng Vần Thùng là nhân vật lịch sử, tên tuổi và quê quán còn được ghi lại nhắc đến, sinh ra lớn lên ở xã Bản Díu huyện Xí Mần, một người rất giỏi, thông minh có tài, có đức. Khi được 30 tuổi, bố đẻ của Hoàng Vần Thùng chết, là một người con hiếu thảo nên Hoàng Vần Thùng đã thuê một người tiến sĩ rất giỏi xem địa điểm để chôn bố mình, sau hai lần xem địa điểm để chôn bố, Hoàng Vần Thùng không đồng ý, đến lần thứ ba xem địa điểm Hoàng Vần Thùng đồng ý, cho dù người tiến sĩ khuyên can không nên chôn bởi vì hai bên quả núi cao ở giữa lõm xuống. Được ba ngày sau trời mưa rất to, hai bên quả núi sạt xuống, úp hết mồ bố Hoàng Vần Thùng. Trời mưa đến ngày thứ ba, Hoàng Vần Thùng thấy xuất hiện một hòn đá to ở đầu hồi nhà mình, mộ của bố Hoàng Vần Thùng ngày càng dâng cao lên như một quả núi, đồng thời Hoàng Vần Thùng cũng bị tâm thần một thời gian và ít lâu sau là khỏi, có lần ông cưỡi lên tảng đá, hòn đá biến thành con ngựa có cánh bay. Trong truyền thuyết của người Tày, nhân vật Nùng Trí Cao có con ngựa Long Mã có cánh biết bay, nhờ đó chàng đã làm cho quân Tống kinh hồn khiếp vía, phải lui quân. Còn trong câu chuyện về Hoàng Vần Thùng của người Cơ Lao Đỏ, chính vì có con ngựa có cánh mà Hoàng Vần Thùng đã bị bố của người vợ hai giết hại, Páo Tả tìm cách cắt cánh con ngựa bay của Hoàng Vần Thùng, cắt đứt cổ Hoàng Vần Thùng, đầu đi đằng đầu, thân đi đằng thân cách nhau 3 mét nhưng vẫn chưa chết và vẫn nói được. Chỉ đến khi quân của Hoàng Vần Thùng về quê báo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tin cho mẹ của Hoàng Vần Thùng biết, mặc dù Hoàng Vần Thùng đã bị cắt cổ được ba ngày nhưng vẫn nói chuyện được với mẹ và hỏi: “Mẹ ơi con còn sống được không ?”. Người mẹ trả lời con rằng: “Con ơi thân đi một đằng, đầu đi một nẻo thế này làm sao sống lại hả con!”. Hoàng Vần Thùng được mẹ trả lời một câu như vậy mới chết hẳn.

Truyền thuyết về Nùng Trí Cao của người Tày cũng vậy, khi bị chặt đầu Nùng Trí Cao chưa chết ngay, chàng ôm đầu chạy về nhà hỏi mẹ, được mẹ trả lời: cổ bị cắt rồi không nên người nữa con ạ !. Ngay lập tức đầu Nùng Trí Cao rơi xuống đất chết. Qua hai hình tượng nhân vật Hoàng Vần Thùng của người Cơ Lao Đỏ và Nùng Trí Cao của người Tày, ta thấy được những nét chung của kiểu nhân vật lịch sử. Các nhân vật này thực sự gắn với nhân dân, sống trong lòng nhân dân. Theo truyền thuyết của người Cơ Lao Đỏ, Hoàng Vần Thùng còn là người có công khai thiên lập địa, giúp nhân dân trong vùng mở mang khai khẩn, đánh đuổi thú dữ, kẻ thù để giành lại cuộc sống bình yên cho dân làng. Vì vậy, ông được coi là Thành Hoàng của các tộc họ người Cơ Lao Đỏ. Để tưởng nhớ công ơn của Hoàng Vần Thùng, vào đầu tháng 7 âm lịch hàng năm người Cơ Lao Đỏ tổ chức cúng tế tại miếu thờ. Truyền thuyết Pú Luông Giả Cải của người Tày kể có nét giống truyền thuyết Hoàng Vần Thùng của người Cơ Lao Đỏ ở chỗ Pú Luông Giả Cải ngoài có công sinh ra loài người còn có công lập mường bản, khai phá ruộng đất, chinh phục thiên nhiên, nhân dân đã tôn thờ ông làm thần nông, lập đền thờ ông để cầu mong thần nông bảo vệ mùa màng giúp nhân dân làm ăn thịnh vượng.

Bên cạnh đó, nhân vật trong truyền thuyết dân gian người Cơ Lao Đỏ nhiều khi là những nhân vật không có thực mà chỉ được kể khoác thêm chiếc áo khoác lịch sử. Truyền thuyết về miếu bà Quan Âm là nhân vật như thế. Đúng như cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhận xét: “Những truyền thuyết dân gian thường có cái lõi lịch sử mà nhân dân, qua nhiều thế hệ, lí tưởng hóa, gửi gắm vào đó tâm tình thiết tha của mình, cùng với thơ và mộng, chắp đôi cánh của sức tưởng tượng và nghệ thuật dân gian làm nên những tác phẩm văn hóa mà đời đời con cháu ưa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Truyền thuyết phản ánh những nhân vật lịch sử, họ là những nhân vật lịch sử đặc biệt với người Cơ Lao Đỏ, được nhân dân tôn vinh là ông tổ, Thành Hoàng của làng,… khi chết, họ được nhân dân lập miếu để thờ phụng, hương khói. Họ đã bất tử cùng năm tháng, luôn sống trong niềm tin yêu, tôn thờ của nhân dân địa phương.

Một phần của tài liệu văn học dân gian của người cơ lao đỏ ở túng sán, hoàng su phì, hà giang (Trang 41)