Cốt truyện

Một phần của tài liệu văn học dân gian của người cơ lao đỏ ở túng sán, hoàng su phì, hà giang (Trang 56)

Trong cuốn Từ điển văn học (1984), tác giả Chu Xuân Diên, ở mục từ “Truyền thuyết” đã viết rằng: “Đặc điểm chủ yếu phân biệt truyền thuyết với các thể loại thần thoại và truyện cổ tích là trong truyền thuyết bao giờ cũng giữ lại được những nét chính yếu của những sự kiện và con người có thực, làm thành cái cốt lõi

hiện thực lịch sử - cụ thể cho trí tưởng tượng nghệ thuật của nhân dân” [65, tr.38].

Tác giả Chu Xuân Diên rõ ràng đã nêu lên hai yếu tố: con người có thực cốt lõi

hiện thực lịch sử, như là đặc điểm chủ yếu của thể loại truyền thuyết.

Khảo sát truyền thuyết của người Cơ Lao Đỏ, chúng tôi nhận thấy truyền thuyết của người Cơ Lao Đỏ cũng có những đặc trưng của truyền thuyết nói chung,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đó là có yếu tố “sử ở trong truyện”. Các nhân vật Chảo Lù Chín, Hoàng Vần Thùng đều được nhiều tài liệu địa phương cũng như tài liệu đã xuất bản nhắc đến. Tuy nhiên, theo tác giả Kiều Thu Hoạch, “cái cốt lõi lịch sử trong truyền thuyết không nên hiểu một cách giản đơn là sự thật lịch sử đích thực. Yếu tố lịch sử ở đây, nhiều khi chỉ là cái bối cảnh trần tục của truyền thuyết. Nói đúng ra, đây là lịch sử hư cấu chứ không phải là lịch sử có thật. Có không ít những sự kiện lịch sử trong truyền thuyết, nhiều khi không hoàn toàn trùng khớp với sự thật lịch sử, song nó lại hoàn

toàn phù hợp với quy luật hư cấu nghệ thuật của truyền thuyết” [65, tr.39].

Truyền thuyết về Chảo Lù Chín, sau khi đến một vùng đất đai rộng lớn, dân cư thưa thớt. “Ông thấy ở đây trồng đậu cô ve quả dài như vỏ kiếm, trồng ngô mọc thành bốn nhánh có thể làm đòn gánh được, trồng bí ngô quả rất to, đến nỗi lợn nái ăn hết ruột có thể vào sống trong quả bí được”. Rõ ràng đó không phải là sự thật, song nó lại là sự kiện lịch sử được nhân dân tin theo, vì đó mới chính là lịch sử trong trí tưởng tượng hư ảo, mĩ lệ của nghệ thuật dân gian.

Cũng như vậy, truyền thuyết về Hoàng Vần Thùng, sau khi tìm được địa điểm chôn bố đẻ của mình, được 3 ngày thì “đầu hồi nhà xuất hiện một hòn đá to, Hoàng Vần Thùng cưỡi lên tảng đá đó và hòn đá biến thành con ngựa có cánh”, khi bị Páo Tả- bố của vợ hai “cắt đứt cổ, đầu đi đằng đầu, thân đi đằng thân cách nhau 3 mét nhưng vẫn chưa chết và nói được, đến khi được nói chuyện với mẹ, thì ông mới chết hẳn”. Rõ ràng, cái chết, hòn đá biến thành con ngựa có cánh của Hoàng Vần Thùng là lịch sử hư cấu chứ không phải là lịch sử có thật.

Tuy nhiên, cũng không nên coi cái chất sử trong truyền thuyết chỉ là những gì hư ảo, hoàn toàn không có thực. Lịch sử trong truyền thuyết là hư mà cũng là thực, là thực mà cũng là hư. Trong thể loại truyền thuyết, tính lịch sử, yếu tố lịch sử, chất “sử ở trong truyện” hiểu như là một biện pháp nghệ thuật và có vai trò quan trọng trong thể loại truyền thuyết. Câu chuyện và nhân vật được kể trong truyền thuyết bao giờ cũng phải gắn với một địa điểm và thời gian cụ thể và nhân vật cũng phải có tên gọi rõ ràng, cụ thể. “Hoàng Vần Thùng, sinh ra và lớn lên ở xã Bản Díu, huyện Xí Mần,…khi lớn lên khoảng 30 tuổi, có người ở bên cạnh muốn hại ông,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

không cho ông lên ngôi”, “Nhân dân xã Tả Chải…dựng một cái miếu thờ Hoàng Vần Thùng từ đó”. (Truyền thuyết về Hoàng Vần Thùng). “Ông Chảo Lù Chín quay về đưa người Cơ Lao đến sinh sống ở xã Túng Sán cho tới ngày nay. Đó là những họ: Sú, Cáo, Min, Vương, Chéng, Vần, Chảo,…” (Truyền thuyết về Chảo Lù Chín).

Như vậy, tìm hiểu cốt truyện truyền thuyết người Cơ Lao Đỏ, chúng tôi thấy rằng trong cốt truyện vẫn coi trọng “cốt lõi lịch sử”, là những câu chuyện hay và hấp dẫn. Sau những câu chuyện này, lồ lộ hiện ra những công lao lớn lao của những nhân vật lịch sử. Đằng sau những truyền thuyết có cốt truyện đơn giản, ít tình tiết này là niềm cảm phục, tự hào và ngưỡng mộ chân thành của dân gian đối với các nhân vật lịch sử.

Một phần của tài liệu văn học dân gian của người cơ lao đỏ ở túng sán, hoàng su phì, hà giang (Trang 56)