Một số Motif tiêu biểu

Một phần của tài liệu văn học dân gian của người cơ lao đỏ ở túng sán, hoàng su phì, hà giang (Trang 71)

Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, văn học dân gian đã định nghĩa khái niệm motif trong truyện kể. Như chúng tôi đã đề cập ở phần trên: Motif là những thành tố có thể ( ở nhiều cấp độ) đã được hình thành bền vững, ổn định về mặt hình thức, có nét lạ thường, được sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần trong tác phẩm văn học dân gian, biểu lộ quan niệm thẩm mỹ và chiều sâu giá trị văn hóa nào đó. Truyện cổ tích thần kỳ của người Cơ Lao Đỏ có một số motif rất hay. Có những motif phổ biến giống truyện của người Việt. Các motif xuất hiện ở truyện này cũng có thể xuất hiện ở truyện khác tạo nên nhiều cốt truyện giống nhau.

* Motif 1: Motif sự ra đời thần kỳ của nhân vật

Truyện cổ tích thần kỳ của người Cơ Lao Đỏ cũng có những motif phổ biến giống truyện cổ tích thần kỳ của một số dân tộc anh em. Nhưng cũng có motif mang sắc thái riêng của đồng bào. Các motif xuất hiện ở truyện này cũng có thể xuất hiện ở truyện khác tạo nên những cốt truyện giống nhau. Cũng như cổ tích thần kỳ của một số dân tộc, motif ra đời thần kỳ của nhân vật trong cổ tích của người Cơ Lao Đỏ cũng có chứa yếu tố lạ (motif này xuất hiện 3 lần). Đứa trẻ ra đời là do được một lực lượng siêu nhiên đầu thai hoặc do thần thánh mượn cửa để xuống trần gian. Trong một gia đình nghèo, có một cô con gái không ai lấy cô, một hôm cô đã ăn một quả chanh sau nhà, quả chanh ở trên cây ba năm không rụng, bên cạnh một ngôi mộ, rồi cô có thai, sinh được một cậu con trai (Thầy tiên sinh). Dân tộc H’mông cũng kể sự ra đời thần kỳ của nhân vật trong truyện “Chàng Rùa”, chàng Rùa được sinh ra từ đầu gối của mẹ; có khi mẹ đau ngón chân cái 3 năm liền sinh ra ếch, hoặc đau ngón chân út 33 ngày sinh ra ếch truyện “Chàng Ếch”. Quả bí bình thường được bố mẹ đặt lên giường làm con. Bí cũng biết nói và sau nứt ra hóa thành một chàng trai đẹp trong truyện “Chê Hấu cũng được sinh ra từ quả bí”. Truyện cổ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tích thần kỳ của người Cơ Lao Đỏ còn nói tới 2 nhân vật là Thào Hóa Nhi và Chấu Cúng đều ra đời từ vỏ dao và con dao mà thiên đình đánh rơi xuống trần gian làm thày bói, cuối cùng Chấu Cúng lại biến ra con dao, Thào Hóa Nhi biến ra vỏ dao bay về trời (Thầy hướng dẫn gọi hồn). Hay người em có thai, sinh ra một quả bí đao, vua trời hiện về báo mộng cho hai vợ chồng hãy đem quả bí đao bổ thành nhiều mảnh và chôn ở nhiều nơi. Nghe lời vua trời, hai vợ chồng đem quả bí đao băm thành 108 mảnh rồi đem 38 mảnh vứt lên rừng, 72 mảnh vứt xuống đồng bằng. Ngày hôm sau, các mảnh bí đao đều biến thành người thuộc các dân tộc khác nhau, trong đó có các dân tộc Mông, Dao, Cơ Lao, Nùng,…là ở trên núi cao, còn dân tộc Việt ở vùng đồng bằng (Sự tích loài người ). Hay truyện kể của người Việt về nàng Âu Cơ, Âu Cơ sinh ra cái bọc có 100 trứng, từ bọc trứng ấy nở ra 100 người con, 50 người con cha theo xuống biển, 50 người con theo mẹ lên núi. Người Tày cũng có câu chuyện kể Báo Luông và Slao Cải về sự sinh nở của Slao Cải rất kỳ lạ, lấy nhau được một năm, Slao Cải sinh được một lứa 5 người con. Sau nhiều năm Slao Cải sinh nhiều lứa liên tiếp, mỗi lứa năm con. Tất cả họ có một trăm người con.

Tóm lại, sự ra đời thần kỳ của nhân vật làm cho câu chuyện thêm ly kỳ hấp dẫn và mang màu sắc đặc trưng của truyện cổ, mặt khác nó thường báo hiệu những hành trạng phi thường, những thành tích bất ngờ hoặc những khả năng kỳ diệu của nhân vật. Chúng tôi thấy sự ra đời thần kỳ của nhân vật trong truyện của người Cơ Lao Đỏ cũng như một số dân tộc anh em,… đều có điểm gần gũi, giải thích nguồn gốc ra đời của các nhân vật, tất cả mọi người dân đều có chung nguồn gốc, đều là anh em một nhà.

* Motif 2: Motif xuất thân nghèo khổ của nhân vật

Đây là một trong những motif tiêu biểu của cổ tích thần kỳ. Có thể kể ra hàng loạt truyện cổ tích thần kỳ chứa motif này trong kho tàng truyện kể dân gian: Nàng Kháy (Tày), Chiếc áo lông chim (Nùng), Hổ, gấu và lợn rừng (Giáy), Không trâu bắt mèo bừa ruộng (Việt),… nhân vật không phải là người có địa vị, danh vọng mà chỉ là những người lao động bình thường, nghèo khổ, thậm chí ở dưới đáy của xã hội như người mồ côi, người em út, người con riêng, kẻ đi ở phải chịu biết bao đau khổ, tủi cực.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong truyện cổ tích thần kỳ của người Cơ Lao Đỏ motif này xuất hiện 4 lần, các nhân vật: Người em “gia đình nghèo, chẳng may bố mẹ mất sớm ” (Sự tích

chiếc áo lông chim), hai anh em “nhà nghèo nên bà mẹ phải làm lụng vất vả để nuôi

2 đứa con” (Sự tích loài người), cô con gái “Có hai ông bà già gia đình rất nghèo, có một cô con gái và không ai lấy cô” (Thầy tiên sinh), hai anh em “có hai anh em nhà nghèo đi đến” (Hai anh em). Trong truyện cổ tích thần kỳ “Hổ, Gấu và Lợn rừng” của dân tộc Giáy kể: “ có hai anh em trai mồ côi cha mẹ từ lúc còn nhỏ bé, ngày ngày dắt nhau lên rừng đào củ, hái quả, xuống suối bắt cá nuôi nhau”, truyện “Nàng Kháy” của dân tộc Tày cũng kể: “Ở làng kia có một trẻ mồ côi tên là Hoa Long, ngày ngày phải đi làm thuê cho thổ ty kiếm miếng ăn. Đêm đến Hoa Long lại về nghỉ ở túp lều tranh nhỏ bé, bé hơn cả cái tầu ngựa nhà thổ ty. Hoa Long nghèo, chẳng có vật gì đáng giá tiền”, hoặc “Chiếc áo lông chim” của dân tộc Nùng kể: “Có một anh nông dân mồ côi cha mẹ, phải đi cày thuê cho chúa đất trong vùng (…) ngày đi làm thuê, tối về anh lại rúc trong một túp lều dột nát”. Hoặc “Không trâu bắt mèo bừa ruộng” của dân tộc Việt kể: “Ngày xưa có một anh nông dân nghèo, cha mẹ mất sớm, chỉ để lại cho có một thuở ruộng cằn gần vách đá và một con mèo đen”.

Các nhân vật trên đều có điểm tương đồng ở chỗ, dù cha mất sớm, mẹ góa con côi, mồ côi hay bố mẹ còn nhưng đã già, họ đều là những người lao động bình thường, nghèo khổ, có lòng nhân ái. Sự xuất hiện của những nhân vật này ngay từ đầu cốt truyện với lai lịch nghèo khổ phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội sự phân hóa giàu nghèo, phân chia giai cấp đang diễn ra gay gắt. Kiếp sống của những con người này không phải kiếp sống của riêng một cá nhân mà là kiếp sống chung của số đông người lao động nghèo khổ trong xã hội. Motif này còn có ý nghĩa tô đậm, tôn vinh vẻ đẹp của người lao động. Dù nghèo, dù mang thân phận là những kẻ “áo ngắn” nhưng họ lại là những người hội tụ đầy đủ vẻ đẹp và phẩm chất của người dân lao động, thông minh, chính trực, biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, giàu ước mơ,…Họ trở thành đại diện tiêu biểu cho số phận và vẻ đẹp tâm hồn của nhân dân. Kết thúc truyện, một số nhận được phần thưởng xứng đáng như người em trong truyện cổ tích thần kỳ của người Cơ Lao Đỏ lấy được cô con gái xinh đẹp con vua

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thủy Tề, được thưởng nhiều vàng bạc châu báu, cuối cùng được suy tôn làm vua trời (Sự tíchchiếc áo lông chim). Hai anh em (Hai anh em) được tôn làm sư phụ khi dựng được nhà và sống trong sự sung sướng. Nếu bi kịch họ cũng dành được sự cảm thông sâu sắc của nhân dân.

Tiểu kết

Từ những đặc điểm được trình bày trên về nội dung và hình thức nghệ thuật, có thể thấy: mặc dầu đều có nhiều yếu tố khá trùng lặp cùng là tác phẩm tự sự dân gian, có yếu tố kỳ ảo, hoang đường, tác phẩm kể chuyện quá khứ nhưng còn lưu dấu tích trong hiện tại nhưng mỗi thể loại (truyền thuyết, cổ tích), sử dụng phương thức theo một cách riêng, tùy thuộc vào mục đích, chức năng thể loại như hệ thống các motif, cốt truyện, nhân vật,…Trong truyền thuyết, câu chuyện được sử dụng như những chứng cớ để tạo lòng tin, để tăng thêm tính có thật cho các nhân vật cũng như các phong tục tập quán của người Cơ Lao Đỏ; còn cổ tích, câu chuyện đóng vai trò như những dấu tích trực quan, trực giác để gợi ra những suy nghĩ về số phận của những con người lao động bình thường, nghèo khổ trong xã hội xưa, với những yếu tố làm tăng thêm tính xúc động cho câu chuyện được kể.

Ở thể loại truyền thuyết và cổ tích của người Cơ Lao Đỏ ở Túng Sán, Hoàng Su Phì, tính chất thần kỳ, kỳ diệu không nhiều, không đậm nét như trong truyện kể của các dân tộc anh em. Với truyền thuyết, có lẽ người Cơ Lao Đỏ ít có những cuộc chiến bảo vệ lãnh thổ hay mở rộng địa bàn sinh sống có quy mô như người Việt, nên chúng tôi thấy ít có truyền thuyết phản ánh những nhân vật lịch sử mà nhiều hơn là truyền thuyết giải thích phong tục tập quán, các dòng họ, qua đó khẳng định được tính cố kết cộng đồng người lâu đời của nhóm người này. Với cổ tích, yếu tố kỳ diệu giữ vai trò quan trọng trong việc giải quyết những mâu thuẫn, xung đột giữa người với người và truyện kết thúc có hậu hay có hậu không hoàn toàn vẫn tạo ra một không khí trong sáng, một niềm tin tưởng lạc quan giúp con người có nghị lực hơn trong cuộc sống.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3

DÂN CA VÀ CÂU ĐỐ CỦA NGƢỜI CƠ LAO ĐỎ Ở HOÀNG SU PHÌ, HÀ GIANG

Như mọi loại hình văn học dân gian, dân ca và câu đố là hai thể loại văn học dân gian có sự phổ biến rộng khắp từ Nam chí Bắc trong đời sống tinh thần của người lao động. Những câu hát đố - một dạng nguyên hợp của câu đố còn giữ lại được trong nhiều loại dân ca đối đáp nam nữ. Dân ca và câu đố được sử dụng trong mọi hoàn cảnh mang tính chất vui chơi giải trí. Trong khi cùng lao động tập thể, lúc nghỉ ngơi, túm năm tụm ba với nhau, người lao động thường ca hát, kể chuyện vui và đố nhau, đem lại cho người lao động nhiều phút vui vẻ, yêu đời, lạc quan. Là những thể loại biểu hiện rõ đặc trưng của đời sống nhân dân, phong tục tập quán của tộc người, chúng tôi đã sưu tầm khảo sát hai thể loại dân ca và câu đố của người Cơ Lao Đỏ ở Hoàng Su Phì trên hai phương diện: nội dung và hình thức nghệ thuật, để thấy được những nét độc đáo và phong phú trong kho tàng văn học dân gian của một trong những dân tộc ít người ở Hà Giang bên cạnh các dân tộc anh em nói chung.

3.1. Về nội dung

Một phần của tài liệu văn học dân gian của người cơ lao đỏ ở túng sán, hoàng su phì, hà giang (Trang 71)