Cuộc đấu tranh quyết liệt giữa các lực lượng trong xã hội

Một phần của tài liệu văn học dân gian của người cơ lao đỏ ở túng sán, hoàng su phì, hà giang (Trang 50)

Ra đời trong xã hội có sự phân hóa giai cấp, một trong những chủ đề chính của truyện cổ tích là phản ánh mâu thuẫn và đấu tranh xã hội. Mâu thuẫu chủ yếu trong xã hội là mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác. Trong truyện cổ tích thần kỳ của người Cơ Lao Đỏ, cuộc đấu tranh giữa người dân lao động với các thế lực trong xã hội phong kiến diễn ra rất gian khổ và quyết liệt: những tộc họ người Cơ Lao Đỏ nghèo khổ, cần cù, chăm chỉ lao động bị quân xâm lược phong kiến phương Bắc đến xâm chiếm đất đai, cướp bóc của cải. Trong những truyện này, thường thì nhân vật chiến thắng kẻ thù xấu xa, độc ác vì họ là người tốt, có tinh thần đoàn kết lẫn nhau nên nhận được sự trợ giúp của vua trời, quan binh nhà trời.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong truyện Sự tích cúng thần rừng, các tộc họ người Cơ Lao Đỏ sau nhiều ngày giao chiến bị thua trận, nên họ phải ẩn náu vào một khu rừng rậm để cầm cự với giặc, do bị vây hãm nhiều ngày, lương thực cạn kiệt, nước không có, đúng lúc đó thủ lĩnh của người Cơ Lao Đỏ bị chết, họ đã được vua trời giúp đỡ đánh đuổi được giặc, giành lại cuộc sống yên bình. Trong truyện Sự tích cơm xôi đỏ cũng kể rằng, với dã tâm xâm chiếm đất đai, cướp bóc của cải của người Cơ Lao Đỏ, khiến cho cuộc sống của họ ngày càng khó khăn, lương thực cạn kiệt,… đúng lúc đó vị thủ lĩnh của họ chết. Để tỏ lòng tiếc thương, thanh niên trai tráng của các tộc họ đã mổ trâu lấy thịt, lá chuối làm mâm, tiết trâu thay nước nấu cơm làm đồ cúng nên mới có cơm xôi đỏ. Nhờ được sự giúp đỡ của vua trời, họ đánh đuổi được giặc, giành lại cuộc sống yên bình. Hay trong truyện Sự tích cái váy và đồ trang sức của

người phụ nữ, những người phụ nữ bị quân giặc bắt, làm những công việc nặng

nhọc để hành hạ, nhằm làm cho các thanh niên trai tráng nản lòng về quy hàng, nhờ tấm lòng thủy chung của họ đã thấu đến tai vua trời khiến vua trời rủ lòng thương, bèn sai quan binh xuống cứu họ giúp nhân dân đánh giặc.

Truyện kể về số phận của người em trong Sự tích chiếc áo lông chim, mâu thuẫn và đấu tranh xã hội được ẩn dưới mâu thuẫn giữa người anh với người em trong cùng một gia đình. Trong truyện, nhân vật người anh thì tham lam độc ác chiếm phần lớn tài sản cha mẹ để lại, không để cho người em một chút tài sản nào. Mâu thuẫn giữa người anh và người em thường không được trình bày trực diện mà được giải thích bằng những tính cách và phẩm chất trái ngược nhau, vì thế họ nhận những kết cục khác nhau. Truyện cổ tích thần kỳ của người Việt, những phần thưởng dành cho nhân vật có mối liên quan với nhau, phần thưởng thứ nhất là công cụ, phương tiện giúp họ tiếp tục chinh phục thử thách, thứ hai để giành phần thưởng khác. Trong truyện Sự tích chiếc áo lông chim của người Cơ Lao Đỏ, người em đã bắt được một con khỉ, trong một lần con khỉ đi kiếm ăn bị trượt chân, rơi đúng vào miệng người em. Để trả ơn người em đã tha chết, con khỉ đi hát được mọi người cho nhiều tiền. Còn người anh biết chuyện, nổi máu tham lam đã mượn con khỉ, nhưng do đối xử không tốt, nên con khỉ không hát, người anh bèn đánh chết con

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khỉ. Từ mộ khỉ mọc lên một cây đào, mỗi khi người em rung thì rơi xuống vàng, bạc. Người anh rung rơi xuống toàn cứt khỉ. Bực mình, người anh chặt cây đào, đem đốt thành tro. Người em bới đống tro thấy còn sót lại một miếng gỗ, đẽo thành chiếc lược để chải đầu, chải đến đâu tóc mọc dài ra đến đấy, còn người anh chải tóc lại rụng dần, thấy anh đốt chiếc lược quý, người em tìm được một miếng đẽo thành lưỡi câu, mỗi lần người anh câu toàn mắc phải lá cây nên đã vứt lưỡi câu xuống sông. Con gái vua Thủy Tề đi qua vấp phải lưỡi câu, khiến cô bị đau cổ ba năm không khỏi. Người em vì mất lưỡi câu đi tìm và đã chữa khỏi bệnh cho cô gái, nhờ vậy vua Thủy Tề gả cô gái xinh đẹp cho người em và ban thưởng nhiều vàng bạc châu báu. Trong những truyện kể này, sự đối lập giữa hai lực lượng xã hội là sự đối lập giữa nghèo khổ và giàu sang, giữa lao động và bóc lột, giữa giai cấp bị trị và giai cấp thống trị. Với sự giúp đỡ của các nhân vật thần kỳ, con vật, vật thần kỳ, người dân lao động nghèo khổ giành được cuộc sống ấm no, hạnh phúc, còn kẻ ác thì bị trừng trị thích đáng.

Cuộc đấu tranh xã hội còn biểu hiện ở việc đòi quyền được yêu thương, hưởng hạnh phúc gia đình, lứa đôi. Lực lượng cản trở hôn nhân gia đình có khi là vua nơi trần thế, tên chúa đất háo sắc, có khi là nhân vật thần kì, siêu nhiên - vua trời,… Trong truyện kể Chiếc áo lông chim của người Nùng, có chi tiết anh nông dân vì rất yêu vợ nên mỗi lần ra ruộng cày lại mang 2 tấm hình của vợ cắm ở hai đầu ruộng để cày hăng hái khỏe hơn. Một lần gió cuốn bức hình, tên chúa đất bắt được dâng lên vua để vua chiếm người con gái về làm vợ. Trong truyện kể Sự tích

chiếc áo lông chim của người Cơ Lao Đỏ, người em, do quá yêu vợ nên khi đi làm

người em cắm 2 bức ảnh đầu nương để ngắm nhìn. Chẳng may, một hôm bức hình chân dung bị gió cuốn bay lên trời. Vua trời bắt cô gái về làm vợ. Nhưng trong hầu hết các trường hợp, hôn nhân hạnh phúc lứa đôi đều nhận được sự giúp đỡ của các lực lượng thần kỳ trợ giúp, bảo vệ được tình yêu hôn nhân gia đình. Trước khi đi, cô gái dặn chồng hãy tìm đủ các lông chim để may đủ chiếc áo thì đi tìm vợ. Nhờ ông Tiên mách bảo theo dấu hạt vừng tìm được đường lên trời. Vua trời thấy cô gái nhìn người lạ mặc bộ áo đẹp, cười sau bao ngày cô không cười, vua trời đồng ý đổi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

áo đang mặc để lấy chiếc áo lông chim. Thấy thế, quan binh nhà trời tưởng là yêu quái đã xử chém vua trời và suy tôn người em là vua trời.

Một phần của tài liệu văn học dân gian của người cơ lao đỏ ở túng sán, hoàng su phì, hà giang (Trang 50)