“Motif là những thành tố, những bộ phận lớn nhỏ đã được hình thành ổn
định bền vững và được sử dụng nhiều lần trong sáng tác văn học nghệ thuật, nhất
là trong văn học nghệ thuật dân gian” [24, tr.197]. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn
Tấn Đắc: “Motif là thuật ngữ chỉ bất kỳ một phần nào mà ở một tiết của folklore có thể phân tích ra được… Bản thân motif cũng có thể đã là một mẫu kể ngắn và đơn giản, một sự việc đủ sức gây ấn tượng hoặc làm vui thích cho người nghe. Motif là những thành tố nhỏ của truyện, thường có thể tách rời được, có thể lắp ghép được, ít nhiều khác lạ bất thường, đặc biệt là những yếu tố đặc trưng của truyện cổ dân gian” [15, tr.27]. Sử dụng kết quả nghiên cứu này, chúng tôi sẽ phân tích một số motif tiêu biểu trong truyền thuyết dân gian người Cơ Lao Đỏ.
* Motif 1: Motif tài năng hơn người của nhân vật
Có thể khẳng định rằng, đây chính là motif mang tính độc lập của truyền thuyết dân gian người Cơ Lao Đỏ: motif tài năng hơn người của nhân vật. Chúng tôi đã thống kê được có 4/8 truyện có sử dụng motif này. Tuy nhiên, motif trong truyền thuyết dân gian người Cơ Lao Đỏ không mang màu sắc thần kỳ như các motif: ăn khỏe thần kì, sức khỏe thần kì, có phép lạ, tài biến hóa thần kì,…cũng như không miêu tả cụ thể, chi tiết những biểu hiện tài năng hơn người của nhân vật như ta thấy trong truyền thuyết nói chung mà được mô tả như sự kết tinh cao độ tài năng của nhân vật trong thực tế. Tài năng, trí tuệ được nói đến của nhân vật trong truyền thuyết dân gian người Cơ Lao Đỏ có hoặc không có tên riêng cụ thể, để qua đó thấy được niềm tin sự tôn thờ của nhân dân về nhân vật lịch sử và giải thích phong tục tập quán gắn với sinh hoạt hàng ngày, với tín ngưỡng dân gian. Người con trai không chỉ “rất thông minh” mà còn “giỏi giang khôn ngoan hơn người (…) gần
được 12 tuổi thì chết (…) và hai vợ chồng cho rằng con trai mình chính là con lợn
ngày trước đã bị đánh đập, không cho ăn nay trở về ”. Còn cô gái- nhân dân đặt tên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
với bố chồng về việc tìm vợ cho chú út sau khi bố chồng đố ba cô con dâu không ai trả lời được, gặp cô gái trên đường, cô đã trả lời được câu đố và trở thành vợ của
chú út”, rất nhanh trong cuộc đối thoại của cô gái với nhà vua, khi vua đi qua nhà cô
gái thấy treo một cái biển “nhà tôi vạn năm không nhờ người khác. Vua gọi cô gái vào cung và bảo: cô giỏi thế, hãy đi cõng quả núi kia về cho tôi. Cô gái lấy hai dây thừng buộc quả núi, gọi vua về đẩy quả núi để cô cõng. Vua giận nói: tôi làm sao
đẩy được. Cô gái trả lời: ông không đẩy được làm sao tôi cõng được” cuối cùng “
vua thua lí không trả lời được cô gái, nên đành nhường ngôi vua cho chồng của cô gái”. Trong truyền thuyết của người Tày, nàng Ái Cao (Sự tích nàng Ái Cao) không chỉ “đẹp lộng lẫy” mà còn “rất mực nết na, vừa khéo tay vừa chăm chỉ. Những tấm thổ cẩm nàng dệt, những chiếc khăn nàng thêu lộng lẫy như cầu vồng bảy sắc”. Còn trong câu chuyện nói về tài năng của các cô gái trước khi đi lấy chồng của người Cơ Lao Đỏ cũng được miêu tả không chỉ “dệt được chiếc váy đẹp và cứng” mà “chiếc váy khi đã kéo ra thành ống có loe về phía gấu, từ trên gác ném xuống nền nhà vẫn
không bị đổ”. Đó còn là Hoàng Vần Thùng trong truyền thuyết cùng tên, người dân
hai huyện Hoàng Su Phì, Xí Mần được biết đến một con người ngay từ nhỏ cho đến khi lớn lên “là một con người rất giỏi và thông minh có tài, có đức”.
Sự xuất hiện motif này cho thấy xu hướng lựa chọn của người Cơ Lao Đỏ khi tôn vinh, đánh giá các sự kiện lịch sử thường hướng về những nhân vật gần gũi với mình, dù có tên hoặc không tên riêng cụ thể. Việc đề cao tài năng, trí tuệ của nhân vật được lựa chọn phù hợp với xu hướng tôn vinh của truyền thuyết. Nhân vật phải có tài năng, trí tuệ để có thể đáp ứng yêu cầu mong mỏi của một nhóm người, của cả cộng đồng. Vì vậy, họ luôn sống trong niềm tin, tôn thờ và ghi nhớ của nhân dân. * Motif 2: Motif dấu tích để lại của nhân vật
Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy, các phong tục tập quán, các dòng họ và những nhân vật lịch sử chính là những dấu tích để lại của nhân vật sau khi khép lại hành trình hoặc số phận của mình, là motif trung tâm của truyền thuyết dân gian người Cơ Lao Đỏ. Motif này xuất hiện trong nhiều cốt kể khác nhau thuộc các thể loại khác nhau như thần thoại, truyền thuyết, cổ tích để nhằm lí giải cho một hiện tượng khách quan nào đó trong giới tự nhiên hoặc đời sống xã hội. Những dấu tích
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ấy cùng với đặc điểm, tính chất, nguồn gốc của nó đã gợi hứng để người Cơ Lao Đỏ sáng tạo nên những truyền thuyết dân gian thú vị, mang sức hấp dẫn riêng trong kho tàng truyền thuyết của dân tộc. Người nghe truyện có thể, vừa hình dung về phong tục tập quán, trang phục cổ truyền, sự xuất hiện các dòng họ, quá trình di cư của tộc người,…vừa đắm chìm trong lời kể dân gian cùng trí tưởng tượng phong phú, lãng mạn của những nghệ nhân dân gian. Dấu tích để lại của nhân vật vì vậy là motif rất tiêu biểu, có ý nghĩa quan trọng trong việc giải mã cách giải thích phong tục tập quán, các dòng họ, nguồn gốc tộc người và đời sống tâm linh tín ngưỡng của cư dân địa phương. Gắn liền với nó là nguồn cảm hứng ngợi ca, tôn vinh
Sự có mặt của chiếc váy thân dệt bằng chỉ đỏ và mặc áo ngắn trong Sự tích
chiếc váy cổ truyền, đã tô điểm thêm cho vẻ đẹp người phụ nữ, phân biệt với các
nhóm người, các tộc người khác của người phụ nữ Cơ Lao Đỏ, nó có nguồn gốc từ xưa kia người Cơ Lao nuôi rất nhiều cừu rồi lấy lông làm sợi dệt và khâu thành những chiếc váy áo rất đẹp. Hiện nay, đó chính là bộ trang phục cổ truyền của người phụ nữ Cơ Lao Đỏ Hoàng Su Phì. Bây giờ, đứa trẻ nào chưa đủ 12 tuổi nếu mất, họ không làm ma mà chỉ đưa đi chôn cất là hình ảnh trong Nuôi lợn không
được đánh, chuyện con lợn đã hóa thân thành người con trai trong một gia đình
ngày trước do bị đánh đập, không cho ăn nay trở về đòi lại nước mắt của hai vợ chồng. Sự xuất hiện tộc người Cơ Lao cũng như các dòng họ Sú, Cáo, Min, Vương, Chéng, Ly, Chảo, Vần,… là nhờ công lao to lớn của Chảo Lù Chín trong việc đi tìm thuốc chữ bệnh, đất đai màu mỡ để cứu sống dân làng, trên đường đi họ theo ông Chảo Lù Chín di chuyển dần về phương Nam và đã tụ cư ở Hoàng Su Phì cho đến bây giờ. Nơi mà Hoàng Vần Thùng khai thiên lập địa và giúp nhân dân trong vùng mở mang khai khẩn, đánh đuổi thú dữ kẻ thù để giành lại cuộc sống bình yên cho dân làng chính là mảnh đất Hoàng Su Phì, Xí Mần ngày nay. Vết tích mà nhân vật để lại hoặc sau cái chết, mà từ đó tên gọi xuất hiện, chính là cách nhân dân làm họ vượt lên trên sự hữu hạn của cá nhân thành bất tử. Điều này phản ánh đúng nét tâm lý tất yếu của nhân dân, họ muốn lưu giữ lại những nét đẹp trong đời sống, trong phong tục, họ không muốn những nhân vật để lại vết tích hoặc có công lao to lớn với mình bị mai một, phải chết. Và dẫu có mai một, bị chết, dấu tích về họ phải
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
được lưu lại với đời sau. Cách giải thích phong tục tập quán, sự tôn thờ những nhân vật lịch sử rõ ràng chứa đầy niềm tự hào của nhân dân về truyền thống lịch sử của đồng bào mình. Những ngôi miếu dù nhỏ ở đây (miếu thờ Hoàng Vần Thùng,…) đều được lí giải bởi một nét tín ngưỡng cổ xưa nào đó của nhân dân hoặc công trạng của nhân vật với cộng đồng. Tìm hiểu dấu tích để lại của nhân vật, chúng tôi thấy kết đọng ở đó nhiều quan niệm và tín ngưỡng của người xưa để lại.
2.2.2. Truyện cổ tích
2.2.2.1. Cốt truyện
Cốt truyện là một bộ phận có tính chất đặc trưng và là bộ phận quan trọng hàng đầu trong các tác phẩm thuộc loại hình tự sự. Theo Từ điển thuật ngữ văn học
(2009), cốt truyện là “hệ thống sự kiện cụ thể, được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức
động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch” [24, tr.99]. Cốt truyện là
phương tiện nhà văn tái hiện các xung đột xã hội, là phương diện để nhân vật bộc lộ tính cách. Cốt truyện trong văn học dân gian và văn học viết có nét tương đồng nhưng không trùng khít. Trong văn học viết cốt truyện có vai trò thứ yếu còn cốt truyện trong văn học dân gian là bộ phận phát triển nhất ( hay nói là quan trọng nhất). Theo Tăng Kim Ngân, “cốt truyện là một thể tổng hợp các hành động, sự kiện, phát triển một cách cụ thể trong quá trình diễn tiến của truyện kể (…) có quan hệ mật thiết với thời gian (…) tổ chức theo trình tự thời gian một chiều, trong một
không gian khép kín” [41, tr.28, 29]. Nhà nghiên cứu Nguyễn Tấn Phát, Bùi Mạnh
Nhị trong bài “Nhân vật lí tưởng và cốt truyện của truyện cổ tích thần kì”, đều cho rằng cốt truyện của truyện cổ tích thần kỳ thường có 3 phần: phần mào đầu, phần diễn biến và các tình tiết, sự việc theo trình tự tăng tiến của xung đột và phần kết thúc. Đây là sườn cơ bản của phần lớn tác phẩm.
Về cơ bản, chúng tôi thống nhất với các ý kiến khoa học trên. Có thể hiểu, tìm hiểu cốt truyện của truyện cổ tích là tìm hiểu ý nghĩa của sự vận hành các hành động, các biến cố trong tiến trình kể truyện. Nhìn chung, truyện cổ tích thần kỳ người Cơ Lao Đỏ có cốt truyện không phức tạp, cầu kỳ mà đơn giản được tạo nên bởi một số ít sự kiện diễn ra qua thử thách, xung đột được giải quyết, câu chuyện sẽ dừng lại. Đây là lược đồ các cốt truyện cơ bản.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 2.3. thống kê cốt truyện truyện cổ tích:
1. Các nhân vật có sự ra đời thần kỳ
Truyện Các biến cố
Thầy tiên sinh Cô gái ăn một quả chanh - có thai - đẻ một cậu con trai - đi học, học giỏi - làm thầy bói - bói rất giỏi, bói được 12 con giáp(bói cả trên trời, dưới đất) - Bồ Tát cho một quả bầu bí, bóc ra là lửa - lửa đốt cháy hết sách - mù mắt - bói không chuẩn - chỉ bói được 60 giáp.
Thầy hướng dẫn gọi hồn
Sinh ra từ con dao, vỏ dao - bói rất giỏi - một người xem bói cứu người, một người xem bói không cứu người - hai người đánh nhau - không có thắng thua - biến ra con dao, vỏ dao - bay về trời.
Sự tích loài người Hai anh em lấy nhau, sinh ra quả bí đao - bổ thành nhiều 108 mảnh - 38 mảnh vứt lên rừng - 72 mảnh vứt xuống đồng bằng- biến thành các dân tộc.
2. Các nhân vật xuất thân nghèo khổ, nhờ yếu tố thần kỳ (LLTK ) mà trở nên giàu có, hạnh phúc.
Truyện Các biến cố
Sự tích chiếc áo lông chim
Hai anh em mồ côi (nhà nghèo) - anh chiếm hết của cải - người em tha chết cho con khỉ - con khỉ trả ơn- người em chữa khỏi đau cổ cho con gái vua Thủy Tề - cưới con gái vua Thủy Tề - đi làm mang bức hình ra ngắm - cuốn bay lên trời - người em may chiếc áo lông chim - ông Tiên
mách theo dấu hạt vừng - vua trời đổi áo lông chim - quan binh tưởng yêu quái xử chém - người em lên làm vua trời. Hai anh em Hai anh em (nhà nghèo) - gia đình đang ăn cơm, không
mời hai anh em - người em làm phép con kiến bâu xung quanh nhà - không dựng được nhà - chủ nhà nói, dựng được nhà, chia nửa số tiền của thợ - hai anh em dựng xong nhà - tôn hai anh em làm sư phụ - sống sung sướng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3. Một số truyện nhân vật (ngƣời dân bình thƣờng) chống cái ác, nhờ yếu tố thần kỳ, tiêu diệt đƣợc cái ác
Truyện Diễn biến truyện
- Sự tích cúng thần rừng
- Sự tích cơm xôi đỏ
Vị thủ lĩnh cùng các tộc họ người- giao chiến với quân giặc phương bắc - vua trời cử quan binh xuống- đánh đuổi được giặc.
Sự tích cái váy và những đồ trang sức của người phụ nữ
Những người phụ nữ - quân giặc bắt, hành hạ - một lòng nhớ chồng con - vua trời sai quan binh xuống - cứu những người phụ nữ - đánh đuổi quân giặc.
4. Ngoài các cốt truyện có những nét tƣơng đồng tạo thành kiểu truyện còn có một số truyện có cốt truyện đơn giản hơn.
Truyện Diễn biến truyện
Cúng ma ruộng Có một gia đình, thuê một người đào ruộng - gia đình chăm sóc, trả công không xứng đáng - người đào ruộng đó chết - không có con, sống độc thân, chết không ai thờ cúng - hồn về quấy mảnh ruộng gia đình đó.
Kể về quả mướp Hai ông bà già có một cô con dâu - khi nấu cơm, lấy rau - chạy lên trời lấy quả mướp - xin giống về trồng - sấm sét đánh chết - sét không nói kịp ông già - cô con dâu sống lại - mang mướp về trồng.
Sự tích miền núi và đồng bằng
Có một anh chàng- mua được con trâu trên thiên đình biết cày - trên vùng núi cày xong, không đủ tiền bừa - còn đồng bằng cày bừa xong - miền xuôi bằng phẳng - miền núi nhiều đồi núi.
Sự tích đồi mổ trâu Vua trời ngủ quên, không cử thần nông cai quản- chuột bọ, chim chóc phá hoại mùa màng - vua trời hiện về phán - lập đàn tế lễ để phù hộ - tộc họ người xin một vật chứng làm tin - mọc cột đá cao 2 mét - mổ trâu cúng tế vua trời - vua trời phù hộ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.2.2.2. Nhân vật
Theo Từ điển thuật ngữ văn học (2009), nhân vật văn học là “con người cụ
thể được miêu tả trong tác phẩm văn học” [24, tr.235]. Nhân vật truyện cổ tích
thuộc kiểu nhân vật chức năng, có đặc điểm, phẩm chất cố định, không thay đổi từ đầu đến cuối truyện, thường không có đời sống nội tâm. Nhân vật tồn tại nhằm thể hiện một số chức năng trong truyện và phản ánh đời sống. Nhân vật trong truyện cổ tích đa dạng và phong phú, có thể là con người như cô Tấm, Sọ Dừa, Thạch Sanh,... có thể là thần linh như Tiên, Bồ Tát, Phật,.. có thể là ma quỷ, có khi là con vật như