* Bày tỏ ước vọng tình yêu, hôn nhân
Người Cơ Lao Đỏ do môi trường sống đều ở những vùng núi xa xôi địa hình cách trở khó khăn nên họ có truyền thống khép kín tộc người, dòng họ một cách
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
vững chắc trong cộng đồng làng. Tính chất cố kết cộng đồng ở người Cơ Lao Đỏ rất chặt chẽ, biểu hiện qua việc người Cơ Lao Đỏ chỉ xây dựng gia đình trong mối quan hệ nội hôn tộc người, ngoại hôn dòng họ. Trong quan niệm của người Cơ Lao Đỏ, những người sinh ra từ một ông tổ chung thì tuyệt đối không được phép kết hôn với nhau. Ở điểm này chúng tôi thấy có nét tương đồng với người Dao ở chỗ, việc kết hôn giữa những người cùng huyết thống bị coi là vi phạm luật lệ, đối với người Giáy việc kết hôn nhất thiết phải cùng dân tộc. Chế độ hôn nhân của người Cơ Lao Đỏ quy định, nếu có trường hợp người cùng dòng máu - cùng họ lấy nhau (loạn luân) đôi trai gái sẽ bị dòng họ xử lý bằng hình thức phạt tiền, phải tạ lỗi trước dòng họ, không được kết hôn với nhau. Để nhận biết là người cùng dòng họ hay khác dòng họ, người Cơ Lao Đỏ khi gặp nhau thường hỏi:
Tên đệm của anh là gì ?
(Nhị nế mìn sở chổng cỏ han ? )
Bằng cách hỏi tên đệm, người Cơ Lao Đỏ dễ dàng nhận ra người đó có mối quan hệ họ hàng thân thuộc với mình không, qua đó tránh được hiện tượng loạn luân. Mặc dù nội hôn cùng tộc người là xu hướng chủ đạo trong xã hội truyền thống cũng như hiện nay, tuy nhiên người Cơ Lao Đỏ vẫn luôn mơ ước được tự do yêu đương và tình yêu vẫn là đề tài rất sôi nổi của cuộc sống. Mỗi cuộc hát giao duyên nhất là vào những dịp Tết, đám cưới là cơ hội để họ được gặp gỡ, trò chuyện, tìm hiểu trao duyên. Vì vậy, hôn nhân hỗn hợp dân tộc đã và đang xuất hiện nhiều hơn ở các nhóm Cơ Lao Đỏ trong những năm gần đây.
Không ngại đường xa cách trở, thanh niên nam nữ Cơ Lao Đỏ thường tìm hiểu, làm quen với nhau trong các dịp đi chợ, tham dự lễ cưới, lễ hội của cộng đồng, mỗi dịp Tết đến xuân về, khi công việc nhà đã xong xuôi, các chàng trai cô gái thường tìm bạn đời thông qua những câu hát say đắm lòng người thể hiện những ước mơ thủy chung vô tận của tình yêu. Đây là lời hát của cô gái khi gặp chàng trai mình thích:
Chẳng có một chàng trai nào vừa lòng em Sẽ quay lại chỉ có anh vừa lòng em
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chúng mình sẽ sống với nhau Sẽ là một nhà hạnh phúc của mình.
Lời của chàng trai khi muốn kết bạn:
Không cao không thấp chỉ hai người Không ngắn không dài chỉ hai người Chỉ có âm phủ mới tách ra
Không có trần gian người tách người.
Trong các dịp lễ Tết, đám cưới hỏi, khi đôi trai gái lần đầu tiên muốn làm quen nhau thường hát bài “Mời rượu” với nội dung ca từ ý tứ bay bổng sâu xa nói nên tâm trạng của mình thông qua chén rượu:
Một chén rượu đầy lại đầy
Hai chúng ta gần cùng năm với nhau
Anh sinh đêm ba mươi tháng chạp năm trước
Em sinh vào buổi sáng mười lăm tháng giêng năm sau.
Hay:
Quyền cao chức trọng anh chẳng mơ Chỉ mong về sau có em giúp anh mọi sự.
Khát vọng tình yêu ấy ăn sâu trong tiềm thức của chàng trai. Khát vọng tình yêu gắn bó, nên duyên vợ chồng của chàng trai đã được cô gái thổ lộ chân thành, thẳng thắn, hồn nhiên:
Có con gà trống đã gáy vang giúp chúng ta Có con gà trống đã gáy vang rất sớm Em đã đồng ý với anh rồi.
Người Cơ Lao Đỏ Hoàng Su Phì, sau câu hát giao duyên đôi trai gái “thích” nhau, thường tặng nhau một kỷ vật như: vòng tay, nhẫn bạc, khăn đội đầu, khăn nhiễu bằng nhung, cũng có khi tặng nhau tiền (10.000-20.000đ). Khi đôi trai gái trao tặng nhau kỉ vật, dù ở dạng nào, nhất thiết phải có một hoặc hai người quen biết đứng ra chứng kiến, để sau này dễ đòi lại quà tặng nếu hôn nhân không thành. Song, trong thực tế khi đôi trai gái đã nhận vật kỷ niệm của nhau thì thường kết hôn với nhau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Anh có tâm em cũng có ý
Anh tháo nhẫn đổi khăn cho em Khăn quàng đổi nhẫn không kể hết Em và anh lòng mãi yêu nhau.
Điểm này chúng ta thấy không khác lắm so với các chàng trai cô gái người Việt. Khi thích nhau hoặc yêu nhau họ cũng thường tặng nhau kỷ vật làm tin. Chàng trai trong bài ca dao “Tát nước đầu đình” cũng nhắc đến chiếc áo bỏ quên của mình và phỏng đoán:
Em được thì cho anh xin
Hay là em để làm tin trong nhà.
Trong Truyện Kiều, đôi trai tài gái sắc Thúy Kiều - Kim Trọng khi yêu nhau, họ cũng trao vật để làm tin, như một lời hẹn ước trăm năm. Người Cơ Lao Đỏ quan niệm khi yêu nhau phải công khai sáng tỏ, phải thể hiện bằng hành động cụ thể. Họ quan niệm tình yêu thủy chung sẽ đem lại sức mạnh diệu kỳ:
Hai ta quyết chí vượt qua ngàn Núi cao sông sâu cùng nhau vượt Chẳng vì núi cao bỏ đoạn đường.
Quan niệm tình yêu thủy chung không chỉ có ở người Cơ Lao Đỏ mà chúng tôi còn thấy ở dân ca Giáy, Lô Lô, Tày, Nùng,... họ cũng có quan niệm như vậy. Mong muốn một tình yêu chung thủy, bền vững là mong muốn của mọi chàng trai, cô gái Lô Lô ở Hà Giang mạnh mẽ đến mức:
Đôi ta không được chia Dù cho trời có đổ Dù quả đất có rung Mối tình không thay đổi.
Những câu hát bày tỏ ước mơ chân thành, đáng trân trọng đó ta bắt gặp nhiều trong mỗi cuộc hát giao duyên của người Cơ Lao Đỏ. Với họ, khi tình yêu đã đơm hoa kết trái nên duyên vợ chồng đó là niềm hạnh phúc, dù cho hoàn cảnh gia đình của chàng trai hoặc cô gái có khó khăn:
Em lấy chồng không sợ nghèo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Cưới được người sang mới biết nghèo.
Đã là vợ chồng phải yêu thương, cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, cùng chung tiếng cười, giọng nói yêu thương nồng ấm tình người:
Một củ khoai lang xẻ xẻ nửa
Chỉ cần ta sống hạnh phúc bên nhau.
Ước vọng thủy chung sắt son trong những câu hát của người Cơ Lao Đỏ xuất phát từ truyền thống văn hóa của dân tộc. Một điều dễ nhận thấy rằng hôn nhân của người Cơ Lao Đỏ khá bền vững, hầu như ít có hiện tượng ly dị (dì phân). Theo phong tục, nếu chồng bỏ vợ không được đòi lại những phí tổn đã chi phí trong lễ dạm, lễ hỏi và lễ cưới, người vợ được trả công lao động đã làm việc cho gia đình nhà chồng. Trường hợp vợ ly dị chồng, phải hoàn lại toàn bộ phí tổn mà nhà chồng đã chi trong đám cưới, không được bồi thường công lao động đã làm cho gia đình nhà chồng, không được mang theo con cái. Qua tư liệu và thực tế điền dã chúng tôi thấy, từ trước đến nay, tại những thôn người Cơ Lao Đỏ sinh sống chỉ có một vụ ly dị. Chế độ hôn nhân của người Cơ Lao Đỏ là hôn nhân một vợ, một chồng. Những câu hát giao duyên tỏ tình của các chàng trai, cô gái đã phản ánh một cách sinh động tư tưởng đó.
Có thể thấy, đó chính là một nét đẹp trong bản sắc văn hóa người Cơ Lao Đỏ mà chúng ta cần học hỏi, phát huy để góp phần làm giàu thêm vẻ đẹp văn hóa dân tộc.
* Tiếng hát than, trách móc người thân và bạn tình
Người Cơ Lao Đỏ cũng như bao tộc người trong xã hội phong kiến đều chịu sự chi phối của giai cấp thống trị. Trong xã hội truyền thống của người Cơ Lao Đỏ đã có sự phân hóa giàu (gọi là sì), nghèo (gọi là chía khu). Trong xã hội đó mọi quyền lợi, nghĩa vụ của quần chúng nhân dân hoàn toàn phụ thuộc vào tầng lớp thống trị. Cũng vì thế mà trong dân ca giao duyên của người Cơ Lao Đỏ, những câu hát than, trách móc người thân và bạn tình giữ một vai trò quan trọng. Nó là biểu hiện của những cảm xúc trữ tình bắt nguồn từ cảnh ngộ, những trắc trở trong tình duyên đôi lứa (...). Trong xã hội của người Cơ Lao Đỏ, mặc dầu đôi trai gái được tự do tìm hiểu, thổ lộ tình yêu, nhưng quyền quyết định trong hôn nhân lại thuộc về
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tiếng nói của cha mẹ. Không chỉ có người Tày mà người Cơ Lao Đỏ có bài ca
“Lương Sơn Bá- Chúc Anh Đài”, các chàng trai cô gái hát lên những câu hát khi họ“
thích nhau” “yêu nhau” vào những dịp Tết đến xuân về hay trong các đám hỏi (...). Cô gái được nói tới trong bài ca này cùng cảnh ngộ nghèo với chàng trai, biết nhau từ nhỏ, họ đã:
Cùng anh học chung một trường lớp Cùng chung một mâm một cái bát Cùng chung một chăn đắp đến về.
Cũng giống như dân ca Thái, chúng ta bắt gặp nhân vật anh yêu, em yêu trong Tiễn dặn người yêu. Từ thuở bé thơ, họ đã cùng nghịch đất, nghịch cát, vầy cá trên mâm:
Đuôi cá đập tay trái ta rủ nhau cười
Đuôi cá đập tay phải ta đua nhau khóc.
Đến tuổi hoa tuổi nụ Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài yêu nhau mà không lấy được nhau. Nén đau, uất hận chịu sự ép buộc của bố mẹ cô gái vì gia đình nhà họ Mã giàu, nên đã gả bán cô về sống với người chồng mà cô không yêu:
Tháng mười hai hát lên Chúc Anh Đài Nhà họ Mã đi đón dâu về.
Trong cảnh ngộ đó, không giống như nhân vật anh yêu, em yêu trong Tiễn
dặn người yêu, họ vẫn thề nguyền:
Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa động
Không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi góa bụa về già.
Lương Sơn Bá nói với Anh Đài không lấy được Anh Đài, Lương Sơn Bá chết trước, chôn ở dốc vong tình, biến thành con bướm:
Lương Sơn Bá chết chôn bên cạnh đường
Chôn bên cạnh cổng đường vào.
Bị ép duyên như những món hàng, cho nên cô gái đã thể hiện sự phản kháng chống lại chế độ hôn nhân mua bán một cách quyết liệt đó là cái chết, biến thành con bướm để được sống cùng nhau ở thế giới khác:
Trên đời Anh Đài tùy người đánh Một đôi con bướm qua phương tây.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Thái độ phản kháng một cách quyết liệt như vậy không chỉ có ở dân ca Cơ Lao Đỏ mà ta còn gặp ở dân ca Giáy:
Hai ta yêu nhau không thành đôi Hẹn nhau lên mường Tiên sẽ lấy
Dân ca Thái nói đến cái chết để bảo vệ tình yêu cũng được khắc họa rõ nét:
Chết vào áo quan, đôi ta càng lèn chặt tình ta yêu nhau
Với họ muốn bảo vệ tình yêu thủy chung chỉ có cách sum họp ở thế giới bên kia. Cái chết chính là sự phản kháng xã hội, chứng minh cho sự bất diệt, vĩnh cửu của tình yêu tự do. Người Cơ Lao Đỏ họ thường nói rằng: “con gái lớn lên lấy chồng và làm để nuôi người khác, con trai mới nuôi mình đến già”, nếu người đó không có con trai, họ có thể bị rủa là pô tư hừ hoặc mi từ hừ, nếu không có con gái có nghĩa là người cô độc chỉ có một thân một mình. Cũng vì khinh nghèo nên cha mẹ có sự phân biệt đối xử với những người con rể không có tiền mỗi khi đến thăm mình, như trong bài ca này:
Con rể có tiền đi đến bố mẹ vợ trước cửa nhà Cả nhà già trẻ ra đón tiếp
Con rể không tiền đi đến bố mẹ vợ trước cửa nhà Cả nhà già trẻ không nói gì
... Con giống nhau ông trọng giàu khinh nghèo.
Người vợ thường có những ao ước đơn giản, chỉ mong có được người bạn đời chịu thương, chịu khó cùng nhau phát rẫy làm nương, hàng ngày nói với nhau những lời yêu thương, mong ước có một mái nhà yên ấm. Nhưng những câu hát này thường được hát lên trong cuộc sống hàng ngày khi người chồng không quan tâm đến gia đình, vợ con. Đó là những câu hát thấm cả nước mắt khổ đau, tâm trạng oán trách tủi cực, nỗi buồn của người vợ từ đầu năm cho đến tháng mười hai, người chồng không làm ăn, chỉ cùng bạn bè đánh bạc thua hết:
Đầu năm chơi bạc phải năm mới Bạn bè rủ tôi đi chơi bạc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
... Chỉ thấy người hầu không thấy tiền.
Cũng có khi người chồng nhận ra sai lầm của mình chỉ là một thằng chơi bạc: Bố mẹ chửi tôi không ra gì
Việc trong gia đình tôi không làm Cố tình học một thằng chơi bạc ... Người chơi bạc không có cơm ăn ... Người chơi bạc chỉ làm xấu.
Và đây là nỗi lòng cay đắng của chàng trai, cuối cùng đã nhận ra lỗi lầm của mình và hứa với bố mẹ, vợ, từ nay không đánh bạc, cố gắng làm ăn có ích cho gia đình, xã hội:
Hai chân quỳ ở trước mặt vợ Chặt hết ngón tay thề với nhau Từ nay đi con cháu không chơi bạc.
Thực tế cuộc sống phũ phàng đã không cho các chàng trai, cô gái người Cơ Lao Đỏ thực hiện khát vọng tình yêu, hôn nhân một cách trọn vẹn. Hạnh phúc và khổ đau luôn tồn tại khi trên đời vẫn còn những đôi lứa yêu thương nhau, đó là thực tế của đời sống tâm hồn mà người Cơ Lao Đỏ thể hiện qua lời ca tiếng hát trong những ngày lễ Tết, có đám hỏi hay khi trong rừng, lúc ngoài nương hay trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.