Qua khảo sát chúng tôi thấy, câu đố của người Cơ Lao Đỏ đều đưa vào những con vật gần gũi gắn bó với cuộc sống làm ăn, sinh hoạt hàng ngày như: chó, gà, ốc, cá, chim, ngựa,…và các loài động vật tồn tại trong tự nhiên như: hổ, rắn, quạ,…Xưa kia, trong gia đình người Cơ Lao Đỏ đều có lưới (làn hồ guăng), chài
(guăng) và cần câu (tiểu y). Vào mùa nước cạn, đàn ông Cơ Lao Đỏ thường rủ nhau
vài ba người đi đánh lưới hoặc câu cá, bắt cua, tại các khe, lạch, suối trong vùng. Hoạt động này bổ sung đáng kể vào nguồn thực phẩm, cung cấp cho các bữa ăn hàng ngày của gia đình, vừa đáp ứng những sở thích săn bắt mà từ lâu đời đã trở thành thói quen được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Các loài vật gần gũi đó đã đi vào trong câu đố của người Cơ Lao Đỏ. Đố về con ốc, người Cơ Lao Đỏ nói:
“Chín pố lố zìn tin cải Zi thấu choáng là zù shải ”
(Nồi vàng nắp bạc
Trong đó đựng sâu dăm ba thịt nạc) Câu đố của người Việt nói về con ốc với đặc điểm:
Không chân, không tay, không mắt, không mũi Lủi thủi mà đi cu li không đầu
Mô tả về con cá ở suối, câu đố người Cơ Lao Đỏ có sự liên tưởng độc đáo:
“ Xuôi thấu mù chá pảo pù lản ”
(Rác ở sông ngâm không mòn)
Hay dùng mẹo lừa cùng với đặc điểm tự nhiên của động vật kết hợp cộng chúng lại ra vật đố cho đúng với yêu cầu của lời đố:
“Chí máu lù chứ trò
Sồ mìn nhi tố sháy pù trò ”
(Gà với chó thì có 6 chân Thách cũng không đón được)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Một loài vật nuôi quan trọng trong việc vận chuyển cũng như trong thu nhập gia đình của người Cơ Lao Đỏ là con ngựa, mô tả về con ngựa, câu đố người Cơ Lao Đỏ cũng mô tả với đặc điểm:
“ Sảng pó tiên tiên thầu ”
(Lên dốc gập gập đầu)
Xưa người Cơ Lao Đỏ tự chế tạo súng kíp, làm nhiều loại bẫy để bắt muông thú, bảo vệ mùa màng, họ có thể bắt được thú lớn như hoẵng, lợn rừng, sơn dương, hổ, rắn và các loại cầy, cáo, chuột, sóc. Ngày nay, hoạt động săn bắn gần như không còn nữa, nhiều quy định cấm săn bắn thú và các loài động vật hoang dã được người Cơ Lao Đỏ chấp hành nghiêm, nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học của môi trường tự nhiên. Trong câu đố của người Cơ Lao Đỏ những con vật này vẫn được nhắc đến. Mô tả về con rắn, con hổ, câu đố người Cơ Lao Đỏ cũng có sự liên tưởng :
“ Sịa pó hòa sừ liều ”
(Xuống dốc lại đi đều)
- Con rắn -
“ Shù mần pù dẻo pản ”
(Đi chơi không cần bạn)
- Con hổ -
Câu đố Việt, đố về con hổ với sự sợ hãi mỗi khi gặp con vật “chúa tể rừng xanh ”:
Vừa bằng con bò, nằm co giữa cổng
Cả tổng không dám đi.
Trong thiên nhiên, phần lớn chim làm tổ trên các cành cây để cư trú và sinh sản. Dựa vào đặc điểm làm tổ kiểu này của các loài chim mà trong câu đố người Cơ Lao Đỏ chim làm tổ cũng được nói đến trong lời đố:
“Pản thiến diu cổ goan
Thiên shìn sịa zi pù hụi man ”
(Nửa lưng trời có một cái
Bắt trời mưa trời nắng không biết đầy)
Với vật đố là con quạ, câu đố người Cơ Lao Đỏ dùng đặc điểm tự nhiên hóa, đánh lạc hướng sự liên tưởng của người giải:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
“ Tỷ sía né thản ”
(Than ở dưới đất)
Có thể nói, sự hiểu biết về cuộc sống là yếu tố quan trọng đối với người ra đố. Khi am hiểu sâu sắc về đối tượng, người ra đố mới tạo ra những câu đố vừa phản ánh chân thực về đối tượng, lại có khả năng đánh lừa người đoán giải.