Loại hình trữ tình

Một phần của tài liệu văn học dân gian của người cơ lao đỏ ở túng sán, hoàng su phì, hà giang (Trang 34)

Bên cạnh những truyện kể mộc mạc và sinh động, phản ánh khá cụ thể về hiện thực lịch sử và tập quán. Người Cơ Lao Đỏ hiện đang thừa hưởng và lưu giữ một kho tàng âm nhạc dân gian đồ sộ gồm những bài hát dân ca được lưu truyền chủ yếu qua các nghệ nhân dân gian hoặc các bậc cao niên. Nó biểu hiện trong mọi khía cạnh của đời sống xã hội cũng như các kinh nghiệm lao động sản xuất, trong tang ma, cưới xin, các dịp lễ tết, trong đó nhiều nhất là những bài hát về tình yêu đôi lứa, hát giao duyên. Trong dân ca Cơ Lao Đỏ, có lẽ không bài nào là không nói đến tình yêu, dù hát về cây, về chim, về nước, về thiên nhiên, bài nào cũng có chữ “anh”, “em”- đó là những chữ “ thần” trong dân ca Cơ Lao Đỏ, nâng câu hát bay cao bay xa mãi. Song có một đặc điểm là hiện nay đồng bào Cơ Lao Đỏ đều sáng tác và hát bằng tiếng Hán, không có lời hát bằng tiếng Cơ Lao để lưu truyền cho các con cháu đời sau. Trong dịp tết, người ta hay hát nhiều bài ca ngợi về cảnh đẹp mùa xuân, về tình yêu thiên nhiên. Cụ thể:

Phiên âm:

Sính dì đi phúng suối phung sui mà Phung sui khoai khoái í dì hấu khuy Dình chề khoa khoái hâu chề ri mà si nạ Heng chề ri mây a huyền tẩu thì rề.

Dịch nghĩa:

Mùa xuân về bông hoa nở Hoa nở gió thổi bay Gió thổi bay nhớ em

Vì em đã trở thành cô gái xinh đẹp.

Trong đám cưới cũng có nhiều bài hát với những nội dung khác nhau, trong đó có bài nói về tình yêu:

Phiên âm:

Rì sư hâu pái seo khâu ri mà si nạ Cô cô ri mái thừ, thù thu si nạ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hố cô lì máy thớ ló ô lì mà lồ Sư Sư ri sư pà seo khẩu si nạ

Dịch nghĩa:

Khi anh trở thành người hay xấu hổ

Ai biết rằng 17, 18 tuổi là người trưởng thành Tôi là con gái anh là con trai

Tôi hát với anh nhưng anh xấu hổ không dám hát.

Thực chất cuộc hát là lời tỏ tình, thăm dò của trai gái Cơ Lao Đỏ. Đó là tiếng hát và tấm lòng của những đôi lứa son trẻ.

Một phần của tài liệu văn học dân gian của người cơ lao đỏ ở túng sán, hoàng su phì, hà giang (Trang 34)