Nhân vật

Một phần của tài liệu văn học dân gian của người cơ lao đỏ ở túng sán, hoàng su phì, hà giang (Trang 58)

Nhân vật là yếu tố cơ bản của tác phẩm văn học, là tiêu điểm cơ bản để bộc lộ chủ đề và tư tưởng chủ đề, là nơi tập trung giá trị tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm văn học. Trong truyền thuyết, nhân dân thường kể về những nhân vật anh hùng lịch sử, những cá nhân nổi tiếng trong lĩnh vực văn hóa xã hội, hoặc nhân vật không có tên riêng cụ thể. Quan điểm của nhân dân đối với những nhân vật trong truyền thuyết là quan điểm lịch sử.

Trong 8 truyền thuyết dân gian của người Cơ Lao Đỏ mà chúng tôi thẩm định thống kê được, thì có 6 truyền thuyết tên các nhân vật đều không có tính xác định (75%), 2 truyền thuyết về nhân vật lịch sử (25%). Chúng tôi nhận thấy, tác giả Đỗ Bình Trị cũng khẳng định: “Truyền thuyết chỉ ghi lại những sự kiện và nhân vật lịch sử có ý nghĩa tích cực đối với đời sống nhân dân (theo sự cảm nhận và đánh

giá của nhân dân). Âm điệu chủ đạo của nó là ngợi ca” [59, tr.60]. Nếu như nhân

vật trong thần thoại là thần hoặc bán thần, nhân vật trong cổ tích là những con người “nhỏ bé”, đời thường mang tính phiếm chỉ thì nhân vật trong truyền thuyết là những con người lịch sử, có thực trong lịch sử. Lịch sử ở đây đã được nhào nặn bằng trí tuệ, tài năng và lòng yêu mến của nhân dân. Hơn thế, họ là những con người nổi tiếng, là những anh hùng dân tộc. Cuộc đời và công lao vĩ đại của họ đã làm nên sự biến động của một dân tộc hay của địa phương trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Truyền thuyết phản ánh những nhân vật lịch sử của người Cơ Lao Đỏ,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tên tuổi của các nhân vật sống trong tâm thức họ. Đó là Hoàng Vần Thùng, Chảo Lù Chín là những người có công lớn trong quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của cộng đồng người Cơ Lao Đỏ, có công khai thiên lập địa và giúp nhân dân trong vùng mở mang khai khẩn, đánh đuổi thú dữ kẻ thù để giành lại cuộc sống bình yên cho dân làng.Là con người của lịch sử nên tên gọi của nhân vật trong truyền thuyết cũng phải đảm bảo tính chính xác của lịch sử. Nhân dân gọi theo đúng tên thực của họ. Để tôn vinh người anh hùng của nhóm người mình trong cuộc sống hàng ngày, người Cơ Lao Đỏ tôn xưng “Ông tổ tộc người Chảo Lù Chín”, “Hoàng Vần Thùng gọi là Thành Hoàng” một cách kính trọng. Qua cách gọi này, cũng đủ thấy vị trí lớn lao, vai trò vững chãi của những anh hùng dân tộc trong lòng nhân dân.

Một đặc điểm nữa trong truyền thuyết dân gian của người Cơ Lao Đỏ trong cách đặt tên nhân vật, không phải tất cả tên các nhân vật đều có tính xác định, trong 6 truyền thuyết của người Cơ Lao Đỏ có một loạt nhân vật không có tên riêng cụ thể: hai vợ chồng, người con trai, những người phụ nữ vô danh, cô gái, người đàn ông, mẹ chồng, nàng dâu,…khác với tính phiếm chỉ trong truyện cổ tích, tính phiếm chỉ này trong truyền thuyết đã làm nổi bật lên nội dung, ý nghĩa của mỗi câu chuyện: họ là những nhân vật gắn liền với những phong tục tập quán, các dòng họ cụ thể: “mẹ chồng người Cơ Lao Đỏ đánh gãy răng cô dâu vào hôm cưới” (Sự tích

ta dà Cơ Lao), “người đàn ông thương tiếc các con chưa ai biết dòng dõi của mình

nên lấy than củi viết lên cánh cửa bằng chữ Hán họ của ông là Sú, và yêu cầu các con đổi lại họ Cáo thành họ Sú” (Sự xuất hiện dòng họ Sú), “ xưa kia phụ nữ Cơ Lao mặc loại váy hình ống, được làm từ lông cừu” (Sự tích chiếc váy cổ truyền),… Họ là nhân vật giỏi giang, trí tuệ, cũng như cách ứng xử thông minh, khôn khéo trong mọi hành động, vì khâm phục sự thông minh, trí tuệ đằng sau câu chuyện đó mang ý nghĩa giáo dục con cái về coi trọng, đề cao người phụ nữ trong gia đình cũng như ngoài xã hội, nên nhân dân đã gọi tên cô gái- là bà Quan Âm gắn với một sự tích “cô gái trả lời vua, vua thua lý cô gái nên đành nhường ngôi vua cho chồng của cô gái” (Sự tích miếu bà Quan Âm).

Tóm lạị, khi xây dựng nhân vật truyền thuyết, nhân dân đã gửi gắm tất cả niềm tin, lòng ngưỡng mộ của mình trên cơ sở tính chân thật của lịch sử. Trong mỗi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhân vật lịch sử, luôn luôn có sự hòa quyện giữa yếu tố thực và yếu tố kỳ ảo. Trong tâm thức nhân dân, mãi mãi họ là những con người của lịch sử, giữ vị trí trang trọng trong đời sống tinh thần của người Cơ Lao Đỏ.

Một phần của tài liệu văn học dân gian của người cơ lao đỏ ở túng sán, hoàng su phì, hà giang (Trang 58)