tìm hiểu vùng đất và con người phổ yên từ văn hóa đến văn học dân gian

144 682 1
tìm hiểu vùng đất và con người phổ yên từ văn hóa đến văn học dân gian

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM VI THỊ HÀ MY TÌM HIỂU VÙNG ĐẤT VÀ CON NGƢỜI PHỔ YÊN TỪ VĂN HÓA ĐẾN VĂN HỌC DÂN GIAN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN THÁI NGUYÊN - 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM VI THỊ HÀ MY TÌM HIỂU VÙNG ĐẤT VÀ CON NGƢỜI PHỔ YÊN TỪ VĂN HÓA ĐẾN VĂN HỌC DÂN GIAN Chuyên ngành : VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS VŨ ANH TUẤN THÁI NGUYÊN - 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Em xin trân trọng cảm ơn khoa Sau đại học; khoa Ngữ văn trƣờng Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành khóa học này! Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy giáo, cô giáo trực tiếp giảng dạy lớp Cao học Văn học Việt Nam chuyên ngành văn học dân gian khóa 16 - những ngƣời đã cung cấp cho em tri thức và phƣơng pháp khoa học cần thiết để em hoàn thành luận văn này! Đặc biệt, em xin bày tỏ tình cảm kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Vũ Anh Tuấn - Ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành luận văn thạc sĩ này! Trong quá trình điền dã, điều tra, khảo cứu các tƣ liệu phục vụ cho luận văn, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của Phòng văn hóa thông tin huyện Phổ Yên và các cá nhân trên địa bàn huyện Phổ Yên, Thái Nguyên. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 8 năm 2010 Tác giả Vi Thị Hà My Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 I. Lý do chọn đề tài 1 II. Lịch sử nghiên cứu 3 III. Phạm vi nghiên cứu 6 IV. Đối tƣợng nghiên cứu 6 V. Nhiệm vụ nghiên cứu 7 VI. Đóng góp của luận văn 7 VII. Phƣơng pháp nghiên cứu 7 XVI. Cấu trúc luận văn 8 PHẦN NỘI DUNG 9 Chƣơng một. PHỔ YÊN - MỘT VÙNG VĂN HÓA LỊCH SỬ 9 1. Đặc điểm địa lý 9 2. Đặc điểm lịch sử 11 3. Các danh nhân tiêu biểu 17 3.1. Lí Bí 17 3.2. Nguyễn Cấu 18 3.3. Đỗ Cận 19 4. Các địa danh văn hóa lịch sử 23 4.1. Các địa danh lịch sử tiêu biểu 24 4.1.1. Khu di tích lịch sử và đền Lục giáp 24 4.1.2. Tảo Địch - một cứ điểm của nghĩa quân Quận Hẻo 25 4.1.3. Đèo Nứa - Đèo Ông Cấn 26 4.1.4. Khu di tích lịch sử xã Tiên Phong 27 4.2. Các địa danh văn hóa gắn liền với các lễ hội dân gian tiêu biểu 28 4.2.1. Đình Phúc Duyên 28 4.2.2. Đình làng Thanh Thù 30 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5. Văn học dân gian vùng Phổ Yên 31 Chƣơng hai. PHỔ YÊN - MỘT VÙNG VĂN HỌC DÂN GIAN ĐA THỂ LOẠI 37 1. Khái quát chung 37 2. Các thể loại tiêu biểu 38 2.1. Thể loại truyền thuyết 38 2.1.1. Số lƣợng 38 2.1.2. Phân loại 39 2.1.3. Kết cấu 46 2.1.4. Nhân vật 48 2.2. Thể loại tục ngữ 62 2.2.1. Nội dung tục ngữ 62 2.2.2. Các hình thức nghệ thuật của thể loại tục ngữ 64 2.3. Thể loại ca dao 65 2.3.1.Nội dung ca dao 66 2.3.1.1. Những câu ca dao nói về vùng đất và con ngƣời Phổ Yên 66 2.3.1.2. Những câu ca dao lƣu hành ở vùng Phổ Yên 69 2.3.2. Các hình thức nghệ thuật của thể loại ca dao 76 2.3.2.1. Biểu tƣợng 76 2.3.2.2. Kết cấu 79 Chƣơng ba. VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG ĐỜI SỐNG SINH HOẠT VĂN HÓA CỦA NHÂN DÂN VÙNG PHỔ YÊN 83 1. Văn học dân gian trong đời sống văn hóa phong tục tín ngƣỡng của nhân dân vùng Phổ Yên 83 1.1. Truyền thuyết về Mạnh Điền Quốc vƣơng và lễ hội đền Giá 84 1.2. Truyền thuyết về Cao Sơn Quý Minh và lễ hội đình làng Xuân Trù 87 1.3. Truyền thuyết về Bà mẹ yêu nƣớc và tục cúng “Cơm hòm” 90 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2. Văn học dân gian trong đời sống sinh hoạt dân ca của nhân dân vùng Phổ Yên 91 2.1. Làn điệu dân ca Hát ví 93 2.1. Làn điệu dân ca Hò gọi bạn 103 PHẦN KẾT LUẬN 112 TÀI LIỆU THAM KHẢO 117 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài 1. Nhƣ chúng ta đã biết, văn học dân gian là một di sản quý báu chứa đựng biết bao tinh hoa văn hóa của mỗi quốc gia dân tộc. Kho tàng văn học dân gian Việt Nam hết sức phong phú bao gồm sản phẩm tinh thần của 54 dân tộc anh em. Trong xu thế hội nhập quốc tế đang ngày càng đƣợc mở rộng nhƣ hiện nay, văn hóa truyền thống nói chung và văn học dân gian của mỗi dân tộc nói riêng càng phải đƣợc bảo tồn và phát huy hơn nữa. Nghị quyết hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Nền văn hóa mà Đảng ta lãnh đạo toàn dân xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” [21, tr.1]. Văn kiện hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng cộng sản khóa VIII cũng đã chỉ rõ: “Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Cần phải hết sức coi trọng, bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể” [21, tr.1]. Vì vậy, nghiên cứu văn học dân gian là một việc làm cần thiết, góp phần quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. 2. Phổ Yên là huyện trung du nằm ở vùng phía nam tỉnh Thái Nguyên. Tồn tại trong lịch sử ngàn năm cùng đất nƣớc, vùng đất và con ngƣời nơi đây vốn có truyền thống lịch sử lâu đời. Nhiều sự kiện nổi bật, nhiều chiến tích vẻ vang, nhiều con ngƣời tiêu biểu đã góp phần vun đắp nên truyền thống quý báu đó. Nhân dân vùng Phổ Yên đã tham gia vào tất cả các phong trào đấu tranh yêu nƣớc, đóng góp vào công cuộc dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc. Nơi đây còn là vùng đất ghi nhận sự có mặt của nhiều vị anh hùng dân tộc, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 danh nhân tiêu biểu. Ngay từ khoa thi đầu tiên của khoa cử Nho học (năm 1075) đến khoa thi cuối cùng của nhà Lê Trung Hƣng (năm 1879), trong số 10 ngƣời của đất Thái Nguyên đỗ tiến sĩ, huyện Phổ Yên có hai ngƣời là Nguyễn Cấu và Đỗ Cận. Nằm ở vị trí phía nam của tỉnh, vùng đất Phổ Yên còn tiếp giáp và giao thoa với nền văn hóa Kinh Bắc. Sự tập trung và giao thoa về văn hóa giữa các dân tộc trong vùng đã tạo nên một bức tranh văn hóa dân gian đa dạng, nhiều màu sắc. Những làn điệu dân ca độc đáo nhƣ hát ví, hò gọi bạn; Những câu ca dao, bài vè lƣu hành trên mảnh đất Phổ Yên; Những truyện truyền thuyết (nhƣ truyền thuyết về Cao Sơn Quý Minh, truyền thuyết về Thánh Tam Giang ) và các lễ hội dân gian (tiêu biểu nhƣ lễ hội đền Lục Giáp, lễ hội đền Giá)… Tất cả đã góp phần tô điểm, làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần và văn học dân gian nơi đây. Nhƣng trải qua bao thăng trầm của lịch sử, sự biến đổi không ngừng của đời sống văn hóa, đến nay vốn văn hoa dân gian truyền thống đó đã bị mai một rất nhiều. Hơn nữa, việc tìm hiểu về vấn đề này chƣa nhận đƣợc sự quan tâm đúng mức từ phía các nhà nghiên cứu. Cho đến nay vẫn chƣa có một công trình nào nghiên cứu hệ thống chỉnh thể văn hóa và văn học dân gian của vùng Phổ Yên. Vì vậy, việc nghiên cứu, lƣu giữ, bảo tồn và khôi phục vốn văn hóa truyền thống đó là việc làm vô cùng cần thiết. 3. Là một ngƣời đam mê nghiên cứu về văn hóa và văn học dân gian, ngƣời thực hiện đề tài luôn mong muốn đƣợc tìm hiểu sâu hơn nữa, rộng hơn nữa về kho tàng văn hóa và văn học dân gian của dân tộc. Những kiến thức thu nhận trên không chỉ làm giàu thêm vốn hiểu biết mà đó còn là những tri thức vô cùng quý báu giúp ích công tác giảng dạy sau này của ngƣời nghiên cứu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 Với những lý do mang tính lý luận và thực tế trên, chúng tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: Tìm hiểu vùng đất và con ngƣời Phổ Yên từ văn hóa đến văn học dân gian. II. Lịch sử nghiên cứu Phổ Yên là một vùng đất đƣợc hình thành và có địa danh từ khá sớm. Trong những bộ sách lớn về lịch sử của dân tộc nhƣ Lịch triều hiến chƣơng loại chí (Phan Huy Chú), Đại Nam nhất thống chí (Quốc sử quán triều Nguyễn), địa danh Phổ Yên đều đƣợc các tác giả nhắc tới. Gần đây hơn là một số cuốn sách nhƣ Địa chí Thái Nguyên (Tỉnh ủy - UBND Thái Nguyên), Vùng đất và con ngƣời Phổ Yên (Nguyễn Hữu Khánh). Ngoài những thông tin về lịch sử, địa giới hành chính, tên gọi của huyện qua các giai đoạn lịch sử, những tƣ liệu trên còn giới thiệu về huyện Phổ Yên là vùng đất của truyền thống yêu nƣớc, là nơi ghi nhận sự có mặt của nhiều vị anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu. Theo sách Đại Nam nhất thống chí: “Đỗ Cận: người huyện Phổ Yên, đỗ đồng tiến sĩ đời Lê Hồng Đức, phụng mệnh đi sứ, có làm bài “Kim lăng ký”, làm quan đến thượng thư” [39, tr.208]. Theo sách Địa chí Thái Nguyên: “Nhờ tài năng và sự cống hiến, Đỗ Cận đã làm tới chức Thượng thư đứng đầu trong sáu bộ của triều đình nhà Lê với hàm Tòng nhị phẩm. Thành đạt trên con đường sự nghiệp như ông, quả là ít người thời ấy có thể phấn đấu vươn tới được” [46, tr.1990]. Và “Lý Bí (còn gọi là Lý Bôn) quê ở ấp Thái Bình, châu Giã Năng (vùng đất Phổ Yên ngày nay), là người đã lãnh đạo nhân dân ta nổi lên đánh đuổi quân đô hộ nhà Lương, lập Nhà nước Vạn Xuân (năm 544); đánh dấu bước phát triển mới của phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc sau hơn 500 năm dưới thời Bắc thuộc [46, tr.967]. “Nguyễn Cấu, tức Nguyễn Đình Cấu, quê ở làng Thanh Thù, tổng Tiểu Lễ, huyện Thiên Phúc tỉnh Bắc Hà, xứ Kinh Bắc, nay là thôn Thanh Thù, xã Đồng Tiến, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Ông đỗ đệ tam giáp đồng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 tiến sĩ xuất thân khoa Quý Mùi (1463) niên hiệu Quang Thuận Năm thứ 4 đời Lê Thánh Tông, làm quan tới chức Thị vệ. Nguyễn Cấu làm quan suốt sáu đời vua Lê” [46, tr.1088]. Đã từ rất lâu, Phổ Yên là nơi sinh sống của đồng bào nhiều dân tộc. Có thể nói, chính sự tập trung và giao thoa về văn hóa giữa các dân tộc trong vùng đã tạo nên một bức tranh văn hóa và văn học dân gian thật đa dạng và nhiều màu sắc. Tuy nhiên, việc tìm hiểu về văn hóa dân gian nói chung và văn học dân gian của vùng Phổ Yên nói riêng chƣa nhận đƣợc sự quan tâm đúng mức từ phía các nhà nghiên cứu. Hầu hết những tài liệu đề cập tới vấn đề này mới chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu về một yếu tố, một phƣơng diện nào đó của văn hóa và văn học dân gian nơi đây. Trong cuốn Địa chí Thái Nguyên (Tỉnh ủy - UBND tỉnh Thái Nguyên), các tác giả đã giới thiệu tới độc giả một số những đặc điểm nổi bật về văn hóa dân gian của vùng Phổ Yên. Đây là nơi diễn ra nhiều lễ hội dân gian truyền thống (theo số liệu thống kê năm 2008, huyện Phổ Yên có 48 lễ hội), tiêu biểu nhƣ: “Lễ hội đền Giá (xã Đông Cao) tổ chức vào ngày 6 tháng Giêng (âm lịch) hằng năm để tưởng niệm Thánh Gióng và Mạnh Điền Quốc Vương (là những người có công đánh đuổi giặc Ân đời Hùng Vương thứ 6). Trong lễ hội có dâng hương và các trò chơi dân gian, hát dân ca ”. “Hội đền Lục Giáp (Miếu Vật), xã Đắc Sơn, tổ chức vào ngày 15 tháng Ba (âm lịch) hằng năm để tưởng niệm các danh nhân Dương Tự Minh, Lưu Nhân Chú, Đỗ Cận. Trong lễ hội có dâng hương, rước kiệu, hát ví, đấu cờ, đấu vật”… [46, tr 967]. Bên cạnh đó, cuốn sách cũng giới thiệu về các làn điệu dân ca hát ví, hò gọi bạn, hát trống quân nhƣ những yếu tố góp phần làm nên sự phong phú cho nghệ thuật diễn xƣớng dân gian của vùng Phổ Yên nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung. “Hò gọi bạn là hình thức sinh hoạt ca hát dân dã, linh hoạt , nó có sức lôi cuốn nam nữ thanh niên vào một sinh [...]... loại văn học dân gian nơi đây 3 Dựa trên những tri thức về văn hóa và văn học dân gian đã tìm hiểu đƣợc, ngƣời nghiên cứu sẽ phân tích và chỉ rõ mối quan hệ giữa văn học dân gian với đời sống sinh hoạt văn hóa trong truyền thống của ngƣời dân vùng Phổ Yên VI Đóng góp của luận văn 1 Trên cơ sở khảo sát, phân tích các giá trị văn hóa đến văn học dân gian của vùng Phổ Yên, lần đầu tiên văn học dân gian vùng. .. dao Chƣơng ba: Văn học dân gian trong đời sống sinh hoạt văn hóa của nhân dân vùng Phổ Yên 1 Văn học dân gian trong đời sống văn hóa phong tục, tín ngƣỡng của nhân dân vùng Phổ Yên 2 Văn học dân gian trong đời sống sinh hoạt dân ca của nhân dân vùng Phổ Yên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 PHẦN NỘI DUNG Chƣơng một PHỔ YÊN - MỘT VÙNG VĂN HÓA LỊCH SỬ 1 Đặc... tích và nhận xét về các giá trị từ văn hóa đến văn học dân gian của vùng Phổ Yên; Chỉ rõ mối quan hệ giữa văn học dân gian với đời sống sinh hoạt văn hóa của ngƣời dân Phổ Yên 2 Phƣơng pháp điền dã: Chúng tôi tiến hành điền dã trên địa bàn huyện Phổ Yên, Thái Nguyên, trao đổi với những cán bộ văn hóa, những ngƣời dân địa phƣơng đã nhiều năm thu thập tƣ liệu về văn hóa và văn học dân gian vùng Phổ Yên. .. về văn học dân gian của vùng Phổ Yên, Thái Nguyên III Phạm vi nghiên cứu Trên cơ sở khảo sát các tài liệu về văn hóa và văn học dân gian của vùng Phổ Yên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu những giá trị từ văn hóa đến văn học qua việc phân tích các thể loại văn học dân gian nơi đây Đồng thời, với luận văn này, chúng tôi cũng tiến hành tìm hiểu mối quan hệ giữa văn học dân gian với đời sống sinh hoạt văn. .. dân gian vùng Phổ Yên đƣợc nghiên cứu dƣới góc độ của khoa học nghiên cứu văn học dân gian 2 Chỉ ra mối quan hệ giữa văn học dân gian với đời sống sinh hoạt văn hóa dân gian của ngƣời dân vùng Phổ Yên Đề xuất ý kiến nhằm lƣu giữ, bảo tồn và khôi phục vốn văn hóa cổ truyền nơi đây VII Phƣơng pháp nghiên cứu 1 Phƣơng pháp tiếp cận hệ thống: Trên quan niệm văn hóa dân gian và văn học dân gian là một chỉnh... văn hóa của nhân dân vùng Phổ Yên IV Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là các tài liệu về văn hóa và văn học dân gian của Phổ Yên Trong quá trình thực hiện, nguồn tƣ liệu chính mà chúng tôi tham khảo là những tài liệu văn học dân gian đƣợc ghi lại trƣớc chúng tôi trong các cuốn sách nhƣ: Vùng đất và con ngƣời Phổ Yên xƣa, Một vài làn điệu dân ca ven sông Cầu (Nguyễn Hữu Khánh) và. .. trong quá trình điền dã Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 V Nhiệm vụ nghiên cứu 1 Tìm hiểu và giới thiệu những nét nổi bật về văn hóa dân gian của vùng Phổ Yên - một vùng văn hóa đa dạng và giàu tính tiếp biến 2 Khảo sát, sƣu tầm, thống kê và phân loại các tài liệu văn học dân gian ở vùng Phổ Yên Trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ phân tích và luận giải về những giá... và đình làng” [46, tr.776] Tác giả Nguyễn Hữu Khánh với hai cuốn sách Một vài làn điệu dân ca ven sông Cầu và Vùng đất và con ngƣời Phổ Yên xƣa đã cung cấp cho độc giả những thông tin sâu hơn, chi tiết hơn về văn hóa dân gian vùng Phổ Yên Trong cuốn Một vài làn điệu dân ca ven sông Cầu, tác giả đã sƣu tầm và giới thiệu tới độc giả một số làn điệu dân ca bao gồm: hát ví, hò gọi bạn, hát trống quân và. .. lƣu và giao thoa về mặt văn hóa, xã hội Đặc biệt, các khu vực có vị trí địa lý tiếp giáp với Phổ Yên nhƣ Bắc Giang, Vĩnh Phúc đều là những vùng miền có nhiều giá trị văn hóa đặc sắc Cuộc sống cộng cƣ và quần tụ trong sự đan xen, đoàn kết giữa đồng bào các dân tộc ở Phổ Yên chính là một trong những yếu tố đóng vai trò cơ sở cho sự hình thành, phát triển của văn hóa dân gian nói chung và văn học dân gian. .. thức diễn xƣớng (không gian và trình tự diễn ra) của mỗi buổi hát Trong cuốn Vùng đất và con ngƣời Phổ Yên xƣa, tác giả Nguyễn Hữu Khánh đã giới thiệu một số di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu, các lễ hội dân gian truyền thống của huyện Phổ Yên nhƣ: Di tích và lễ hội đền Giá (thuộc xã Đông Cao); Di tích và lễ hội đền Đồng Thụ (thuộc xã Thuận Thành); đình làng và lễ hội làng Phúc Duyên (thuộc xã Tân Hƣơng) . ba: Văn học dân gian trong đời sống sinh hoạt văn hóa của nhân dân vùng Phổ Yên 1. Văn học dân gian trong đời sống văn hóa phong tục, tín ngƣỡng của nhân dân vùng Phổ Yên 2. Văn học dân gian. http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM VI THỊ HÀ MY TÌM HIỂU VÙNG ĐẤT VÀ CON NGƢỜI PHỔ YÊN TỪ VĂN HÓA ĐẾN VĂN HỌC DÂN GIAN Chuyên ngành : VĂN HỌC VIỆT NAM. lý luận và thực tế trên, chúng tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: Tìm hiểu vùng đất và con ngƣời Phổ Yên từ văn hóa đến văn học dân gian. II. Lịch sử nghiên cứu Phổ Yên là một vùng đất đƣợc

Ngày đăng: 17/09/2014, 14:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan