1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hình tượng con người công dân và con người cá nhân trong văn học Việt nam -phần1 pot

19 1K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 222,56 KB

Nội dung

Hình tượng con người công dân và con người cá nhân trong văn học Việt nam trung đại-phần1 1.. TK XVI – TK XIX: văn học trung đại hạ kỳ Các tác giả của "Hợp tuyển thơ văn Việt Nam” chia

Trang 1

Hình tượng con người công dân và con người

cá nhân trong văn học Việt nam trung đại-phần1

1 Một số giới thuyết

1.1 Văn học thời trung đại

1.1.1 Khái niệm thời trung đại

Thời trung đại là khái niệm mà các nhà nhân đạo chủ nghĩa châu

Âu dùng để chỉ thời đại lịch sử ở giữ thời cổ đại, tính từ khi chế

độ đế quốc La Mã sụp đổ vào TK thứ V cho đến thời đại Phục Hưng vào TK XV

Về mặt văn hoá, thời trung đại không đơn giản là một bước lùi trong tiến trình văn minh mà là một bước tiến Đó là thời đại văn hoá lớn trong lịch sử nhân loại Đối với các quốc gia phương

Trang 2

Đông như Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản, … thời trung đại là thời kỳ hình thành toàn bộ những di sản văn háo thành văn của minh

Về mặt thời gian, các sử gia chia thời trung đại Châu Âu ra làm ba:

- Sơ kỳ: Từ TK V - TK XI

- Trung kỳ: Từ TK XII – TK XV

- Mạt kỳ: Từ TK XVI – TK XVII

Cần chú ý độ dài cụ thể của thời trung đại ở từng khu vực, từng quốc gia có những điểm xê dịch đánh kể

Thời cận đại là thời quá độ, giao thời chuyển hoá từ thời trung đại lên hiện đại Ở Châu Âu người ta tính từ TK XVI – TK XVII, tức là ngay từ mạt kỳ trung đại Ở Trung Quốc và Việt Nam, Nhật Bản, tính từ thời điểm xâm nhập của tư bản phương Tây, cũng tức là thời suy tàn của chế độ phong kiến

Trang 3

Cũng cần nói thêm rằng vấn đề này hiện nay còn đang tranh luận chưa thống nhất, bởi nếu xét theo sự phát triển của đô thị, ý thức thị dân thì thời cận đại Việt Nam có thể tính ngược lên TK XVII – XVIII Trước nay, học giới xác định là 1930, thời điểm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng chuyển sang giai cấp vô sản, nhưng nếu xét

về thời điểm chấm dứt chế độ phong kiến thì phải đến 1945

Nếu thừa nhận thời hiện đại là thời đại chung của mọi dân tộc và khu vực thì có cơ sở để thấy rằng thời cận đại của các nước

Phương Đông như Việt Nam, Trung Quốc trên thực tế là rất mờ nhạt, không rõ nét, hoặc bị teo đi Bởi vì thời cận đại ở đây không phải xuất hiện do sự phát triển tự thân mạnh mẽ các quan hệ xã hội, mà chủ yếu do các nguyên nhân bên ngoài, cho nên nó

không thể kéo dài

Xét về bình diện văn hoá thì phải tính đến cái mốc tiếp nhận và sáng tạo các hình thái văn háo mới Mốc ấy chưa có ở giữa TK

Trang 4

XIX của Việt Nam Mặc dù có ảnh hưởng của Pháp và chữ Quốc ngữ bắt đầu truyền bá rộng rãi dưới dạng hiện đại từ giữ TK XIX, nhưng phải sang đầu TK XX mới được sử dụng phổ biến Các phong trào Cách mạng đầu TK XX đã sử dụng đắc lực chữ Quốc ngữ Khoa thi chữ Hán cuối cùng diễn ra năm 1917 Đó là lý do

để các nhà nghiên cứu văn học trước đây xác định thời hiện đại của văn học Việt Nam từ đầu TK XX

1.1.2 Khái niệm văn học trung đại

Văn học trung đại được gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau: văn học cổ; văn học cổ điển; văn học thời phong kiến,… Nhưng năm

1980, Nicôlin, đề nghị dùng khái niệm văn học trung đại, sau đó nhiều người dùng nên trở thành quen thuộc

Văn học trung đại Việt Nam là một thời kỳ văn học, một quá trình của văn học dân tộc, trải dài suốt mười thế kỷ Dùng khái niệm văn học trung đại để chỉ thời kỳ này của văn học Việt Nam là có

Trang 5

cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn, đấy là văn học chịu sự chi phối của tư tưởng, quan điểm, thẩm mỹ thời trung đại Hết TK XIX, văn học trung đại cũng hết vai trò lịch sử và nó được thay thế bằng văn học thuộc loại hình khác – loại hình văn học hiện đại mang đậm tính hiện đại của văn học thế giới từ đầu TK XX

Văn học trung đại Việt Nam rất khó xác định cụ thể năm bắt đầu

và năm kết thúc mà chỉ nên nói bắt đầu vào TK X và kết thúc vào những năm cuối TK XIX Đây là quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu văn học hiện nay quy ước và đang chờ đợi sự bàn bạc sâu thêm

1.1.3 Phân kỳ văn học Việt Nam trung đại

Phan Phu Thiên (TK XV) lấy tiêu chí Văn học xếp theo triều đại, chia thành các giai đoạn Văn học Trần; Lê

N.I.Niculin lấy tiêu chí Chức năng ngoài văn học chia thành: TK X

Trang 6

– TKXII: thời kỳ tiền (thượng) trung đại: với lý do là thể loại hành chức ngoài văn học chiếm ưu thế TK XIII – XVII: thời kỳ trung đại phát triển TK XVIII – nửa đầu TK XIX: thời kỳ hạ trung đại

Nguyễn Lộc chia thành TK X – TK XV: thời kỳ văn học khẳng định dân tộc trên cơ sở khẳng định chế độ phong kiến Nc TK XV – nđ TKXVIII: văn học khẳng định nhà nước phong kiến Nc TK XVIII –

nđ TK XIX: văn học khẳng định con người

Lê Trí Viễn, chia thành TK X – TK XV: văn học trung đại thượng

kỳ

TK XVI – TK XIX: văn học trung đại hạ kỳ

Các tác giả của "Hợp tuyển thơ văn Việt Nam” chia thành TK X –

TK XVII: chia ra làm hai giai đoạn: X – XIV: sự hình thành và chín muồi của các thể loại văn học chữ Hán; XV – XVII: sự manh nha

và phồn thịnh của văn học Nôm TK XVIII – TK XIX: sự chín muồi đạt đến đỉnh cao của văn học Nôm và sự phát triển phong phú

Trang 7

thêm của văn học chữ Hán với các thể loại truyện ký mới mang tính chất văn học

Nguyễn Đăng Na chia TK X – TK XIV: thế kỷ lấy văn học dân gian

và văn học chức năng làm cơ sở TK XV – TK XVI: thời kỳ đột khởi của văn xuôi tự sự TK XVIII – TK XIX: thế kỷ của ký và tiểu thuyết chương hồi

Ngữ Văn 10 (Trần Đình Sử, tổng chủ biên) chia như sau: TK X –

TK XIV: thời kỳ khôi phục và xây dựng nền văn hiến dân tộc,

trong đó có văn học; thời kỳ đặt nền mống có tính chất định

hướng cho văn học trung đại nói riêng và văn học Việt Nam nói chung; nội dung chủ yếu là khẳng định và ca ngợi dân tộc TK XV – TK XVII: Sự phát triển của thơ ca quốc âm; ba thể thơ dân tộc

ra đời: lục bát, song thất lục bát và hát nói; văn chính luận và văn

tự sự phát triển rất mạnh; ngoài nội dung yêu nước, văn học giai đoạn này còn chú ý đến số phận con người, bắt đầu những biểu hiện phi Nho giáo TK XVIII – nđ TK XIX: Con người ý thức được

Trang 8

vai trò của mình, do đó tạo ra được trào lưu đòi giải phóng tình cảm cá nhân, tự do yêu đương, … Nội dung văn học thêm phong phú, đa dạng; ngôn ngữ văn học trưởng thành vượt bậc, đặc biệt

là ngôn ngữ dân tộc; các loại hình văn học nở rộ và đều đạt đến đỉnh cao Nc TK XIX: văn chương yêu nước phát triển mạnh,

Ngoài thơ ca, văn chính luận, đặc biệt là loại văn điều trần cũng rất phát triển; văn học trung đại viết bằng chữ Hán và chữ Nôm rơi vào bế tắc; Chữ quốc ngữ và văn xuôi quốc ngữ bắt đầu xuất hiện ở Nam Bộ

Ngữ văn 10, Phan Trọng Luận (tổng chủ biên) Nxb Giáo Dục H

2006, chia TK X – TK XIV; TK XV – TK XVII: tư duy văn học chịu

sự chi phối mạnh mẽ của quan điểm văn sử triết bất phân, thi ngôn chí, văn dĩ tải đạo Cảm hứng chủ đạo của văn học giai đoạn này là cảm hứng yêu nước Thể loại văn học chủ yếu là tiếp thu từ phương Bắc, là quá trình dân tộc hoá thể loại văn học

nước ngoài, nhiều thể loại mang tính chức năng, ngôn ngữ chủ yếu là chữ Hán nhưng từ TK XV, chữ Nôm đã có một vị trí quan

Trang 9

trọng trong sáng tác thơ ca

TK XVIII – nđ TK XIX; nc TKXIX: tư duy văn học đã có sự phân biệt văn với sử, với triết, đã chịu sự chi phối của quan niệm sáng tác từ "những điều trông thấy" Cảm hứng chủ đạo là cảm hứng nhân đạo, là khẳng định con người Thể loại văn học dân tộc đạt được những thành tựu lớn, là văn chương hình tượng Văn học chữ Nôm có sự phát triển vượt bậc với những thành tựu hết sức rực rỡ

1.2 Quan niệm nghệ thuật về con người

Quan niệm nghệ thuật về con người là nguyên tắc lý giải, cảm thụ của chủ thể

Thi pháp học cho rằng: Văn học là nhân học, là nghệ thuật miêu

tả, biểu hiện con người Con người là đối tượng chủ yếu của văn học Dù miêu tả thần linh, ma quỉ, đồ vật, hoặc đơn giản là miêu

tả các nhân vật, văn học đều thể hiện con người Mặt khác,

Trang 10

người ta không thể miêu tả về con người, nếu không hiểu biết, cảm nhận và có các phương tiện, biện pháp nhất định Điều này tạo thành chiều sâu, tính độc đáo của hình tượng con người

trong văn học Quan niệm nghệ thuật về con người là sự lý giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho các hình tượng nhân vật trong đó

Nhân vật là hình thức cơ bản để miêu tả con người trong văn học, tuy nhiên trước nay người ta chỉ chú ý tới phương diện

khách thể của nó Nhân vật mang những phẩm chất gì? Tính cách nhân vật như thế nào? Ngoại hình được khắc họa ra sao, tâm lý nhân vật có gì đặc sắc? Ngôn ngữ nhân vật có được cá tính hóa hay không? Đó là những vấn đề không thể bỏ qua khi phân tích nhân vật như một khách thể Từ đó, cũng nhiều khi người ta phân tích nhân vật như những con người có thật ở

ngoài đời

Trang 11

Đối với nhân vật trong hệ thống hình tượng tự sự, có nhiều cách hình dung về chức năng và cấu tạo Về loại hình nhân vật, người

ta chia ra nhân vật chính, phụ, nhân vật chính diện, phản diện Về mặt cấu trúc có người chia ra nhân vật mặt nạ, nhân vật loại hình, nhân vật tính cánh, nhân vật tư tưởng Sự chú trọng đến hình tượng khách thể của con người là cần thiết, song xem nhẹ việc tìm hiểu các nguyên tắc lý giải, cảm thụ của chủ thể trong hình tượng sẽ dẫn đến việc giản đơn hóa bản chất của sáng tác văn học, đặc biệt là vai trò sáng tạo tư tưởng của nhà văn, rút gọn tiêu chuẩn tính chân thực vào một điểm là miêu tả giống hay

không giống so với đối tượng

Quan niệm nghệ thuật về con người hướng người ta khám phá cách cảm thụ và biểu hiện chủ quan sáng tạo của chủ thể, ngay

cả khi miêu tả con người giống hay không giống so với đối tượng

1.3 Từ khái niệm vô ngã, hữu ngã của Phật giáo đến con

Trang 12

người phi ngã, bản ngã trong văn học Việt Nam trung đại

1.3.1 Từ khái niệm vô ngã và hữu ngã …

Theo Từ điển Phật học, vô ngã (無我, sa anātman, pi anattā), là một trong Ba tính chất (sa trilakṣaṇa) của sự vật Quan điểm vô ngã là giáo pháp cơ bản của đạo Phật, cho rằng, không có một Ngã (sa ātman, pi attā), một cái gì trường tồn, bất biến, nhất quán, tồn tại độc lập nằm trong sự vật Như thế, theo đạo Phật, cái ngã (hữu ngã) là cái “tôi”, cái "tôi" cũng chỉ là một tập hợp của Ngũ uẩn (sa pañcaskandha), luôn luôn thay đổi, mất mát và, vì vậy, "tôi" chỉ là một sự giả hợp, gắn liền với cái Khổ

1.3.2 … đến khái niệm phi ngã – bản ngã

Từ khái niệm triết học của vô ngã và hữu ngã đó, có thời văn học Việt Nam trung đại đã dùng khái niệm phi ngã và bản ngã để nó

Trang 13

đến hình tượng con người cá nhân và con người cộng đồng trong các tác phẩm ra đời trong thời kỳ này Tuy nhiên khái niệm này, hiện tại sách giáo khoa hiện hành rất ít sử dụng

Từ điển tiếng Việt giải thích, phi: không, chẳng phải, sái quấy Ngã: ta Phi ngã là cái ngoại tại, không phải ta, tức là sự vật ngoại giới, đối lập với bản ngã Phi ngã đồng nghĩa với vô ngã

Bản ngã: cái làm nên tính cách riêng biệt của mỗi người

2 Những biểu hiện của con người công dân và con người cá nhân trong văn học Việt Nam trung đại

2.1 Xét trên bình diện nội dung

2.1.1 Con người công dân biểu hiện qua các bình diện

Thứ nhất, là con người gắn bó trách nhiệm với vận mệnh của dân

Trang 14

tộc: Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn); Hịch tướng sĩ văn (Trần Quốc Tuấn); Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão); Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)…

Nam quốc sơn hà Nam đế cư,

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

(Thơ Thần – Lý Thường Kiệt ?)

Thứ hai, là con người có lý tưởng, hoài bão và khát vọng cao cả: Tụng giá hoàn kinh sư (Trần Quang Khải); Cảm hoài (Đặng

Dung); hay bài thơ Ngôn hoài sau đây của Dương Không Lộ:

Trạch đắc long xà địa khả cư

Dã tình chung nhật lạc vô dư

Hữu thời trực thướng cô phong đỉnh

Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư

Trang 15

Thứ ba, có tầm hồn phóng khoáng, hồn hậu, chân thành: Thơ Nguyễn Trãi, thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, thơ Trần Thánh Tông,

Trần Nhân Tông, Trần Minh Tông, …

Sóc phong xuy hải khí lăng lăng

Khinh khởi ngâm phàm quá Bạch Đằng

Ngạc đoạn kinh khô sơn khúc khúc

Qua trầm kích chiết ngạn tằng tằng

Quan hà bách nhị do thiên thiết

Hào kiệt công danh thử địa tằng

Vãng sự hồi đầu ta dĩ hĩ

Lâm lưu phủ ảnh ý nan thăng

(Bạch Đằng hải khẩu – Nguyễn Trãi)

Đây cũng chính là hình tượng của những con người gắn liền với cảm hứng yêu nước trong dòng chảy của văn học Việt Nam trung đại

Trang 16

2.1.2 Con người cá nhân biểu hiện qua các bình diện

Thứ nhất, con người cá nhân với ý thức khẳng định vẻ đẹp và tài năng của mình: thơ Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, …

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

(Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương)

Chẳng phải liu điu vẫn giống nhà!

Rắn đầu biếng học quyết không tha

Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ,

Nay thét, mai gầm rát cổ cha

Ráo mép chỉ quen tuồng lếu láo,

Lằn lưng chẳng khỏi vết roi da

Trang 17

Từ nay Châu Lỗ xin siêng học,

Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia!

(Rắn đầu biếng học – Lê Quý Đôn)

Thứ hai, con người cá nhân với nhu cầu bộc lộ tình cảm riêng tư, tâm sự u ẩn: Thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, cá nhân vật trong Truyền kỳ mạn lục (Nguyễn Dữ), …

Rồi hóng mát thuở ngày trường

Hoè lục đùn đùn tán rợp giương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương

Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Dắng dõi cầm ve lầu tịch dương

Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ, khắp đòi phương

(Cảnh ngày hè – Nguyễn Trãi)

Trang 18

Thứ ba, con người với khát vọng tự do, bình đẳng, khát vọng tình yêu và hạnh phúc: thể hiện tiêu biểu trong các ngâm khúc hình thức song thất lục bát như Chinh phụ ngâm khúc (bản dịch của Đoàn Thị Điểm?); Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), Ai

tư vãn (Lê Ngọc Hân); Tự tình khúc (Cao Bá Nhạ), Thu dạ lữ hoài ngâm (Đinh Nhật Thận), Bần nữ thán (khuyết danh), …

Hồn bay ngàn dặm cũng gần,

Trong năm mươi khắc năm lần thấy cha

Chợp, sực thức, la đà, gối bị,

Nằm, lại ngồi, rầu rĩ chiếu manh,

Hoá công khéo giữ nhân tình,

Đem người yên thuỷ bỏ vành lao lung!

(Tự tình khúc – Cao Bá Nhạ)

Hay

Buồn thay nhẽ, xuân về hoa ở,

Trang 19

Mối sầu riêng ai gỡ cho xong,

Quyết liều mong vẹn chữ tòng,

Trên rường nào ngại giữa dòng nào e Con trứng nước thương vì đôi chút, Chữ tình thâm chưa thoát được đi, Vậy nên nấn ná đòi khi,

Hình tuy còn ở, phách thì đã theo

(Ai tư vãn – Lê Ngọc Hân)

Ngày đăng: 11/07/2014, 00:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w