1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Hình tượng con người trong nghệ thuật chạm khắc dân gian

3 837 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 37,5 KB

Nội dung

Hình tượng con người trong nghệ thuật chạm khắc dân gian Ở mỗi vùng quê Việt Nam, làng nào cũng có những ngôi đình, ngôi chùa cổ là nơi sinh hoạt văn hoá, gắn kết các thành viên trong cộng đồng làng xã với nhau. Trong không gian kiến trúc đình, chùa, trên những vì kèo, các chắn gió . được các nghệ nhân dân gian chạm khắc những hoa văn thật mượt mà, tinh xảo, từ hoa văn hình hoa lá cây cỏ, chim thú cho đến hoa văn hình người đều tươi tắn, sống động. Nghiên cứu về hoa văn Việt Nam cũng là tìm về một mạch nguồn bản sắc văn hoá Việt Nam, qua đó phản ánh được tính chất xuyên suốt, đa dạng trong thống nhất của lịch sử và văn hoá Việt Nam. Cội nguồn của hoa văn Việt Nam bắt nguồn từ thời tiền sử và sơ sử với những đường nét hoa văn được tiếp thu có chọn lọc từ nhiều yếu tố Hán và ở mạch chìm dân dã, chỉ đến thời kỳ Tự Chú, hoa văn Việt Nam mới thật sự khởi sắc, phong phú về thể loại, đa dạng về đối tượng trang trí vì đã hợp nguồn được sắc thái của các tộc người anh em sống trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Mặt khác, nền nghệ thuật đó được hỗ trợ bởi những nét hay, cái đẹp của các nền văn minh nổi tiếng quanh ta mà điển hình là văn minh Trung Hoa và văn minh Ấn Độ. Ngay từ khi xuất hiện nghệ thuật chạm khắc dân gian, đề tài con người đã luôn được các nghệ nhân quan tâm và phản ánh dưới nhiều góc độ khác nhau như cảnh vui chơi sinh hoạt, lao động sản xuất, cảnh chiến đấu để bảo vệ xóm làng . Dẫu rằng lịch sử có nhiều khúc quanh tác động đến hoa văn, nhưng ta vẫn nhận thấy mỗi thời kỳ hình tượng con người lại được phản ánh bởi những nét đặc trưng riêng. Hoa văn hình người là một trong những hoa văn chủ đạo trên trống đồng và các đồ đồng khác. Trang phục được lặp đi lặp lại trên hầu hết các trống đồng là trang phục lông chim mà đôi khi ta còn thấy ở một số dân tộc Tây Nguyên. Những người đội mũ lông chim, khoác áo lông chim được mô tả rất hiện thực, điển hình như trên một vành hoa văn chủ đạo ở mặt trống Ngọc Lũ. Chính trang phục đã phản ánh thân phận, địa vị các tầng lớp trong xã hội thời bấy giờ. Cùng là trang sức bằng lông chim nhưng có người tay cầm rùi, có người thổi kèn, lại có người cầm giáo, nhưng có khi lại miêu tả cảnh sinh hoạt đời thường như giã gạo, hát giao duyên . có thể nói, hình tượng con người trên mặt trống đồng Ngọc Lũ và những trống đồng Đông Sơn kháchình ảnh của một ngày hội, như: hội đón lúa mới, hội cầu mùa, hội chào năm mới hay hội cầu trời mưa xuống . Cùng với những hoa văn hình chim, cây cỏ, hình tượng con người trên trống đồng Đông Sơn đã góp phần không nhỏ giúp cho bản thân trống đồng có vẻ đẹp rực rỡ, một vẻ đẹp độc đáo song hành cùng thời gian. Dưới triều đại Lý - Trần, là thời kỳ hưng thịnh của Phật giáo, nghệ thuật tạo hình Việt Nam có phần gần gũi Ấn Độ hơn so với Trung Hoa. Cho nên đề tài về con người phần nhiều gắn với huyền thoại Ấn. Có thể kể đến như: những vũ nữ thiên thần, nhạc sỹ thiên thần, linh điển đầu người mình chim . Do ảnh hưởng của Đạo phật nên cơ thể con người được thể hiện khá cân đối, gần với tự nhiên, ít bị cường điệu, với chân dung đẹp một cách chân phương, thuần hậu. Ta có thể gặp hình tượng Kinara, có nửa trên mang thân phụ nữ, nửa dưới là chim với búi tóc ngược lên đỉnh đầu, một hình thức quen thuộc ở người Việt. Kinara là con vật thần thoại, là tinh hoa của cả người và chim, nó có khả năng hót lên những bản nhạc đạo lý để đưa người ta tới đường giải thoát. Hay hình tượng các nhạc sỹ thiên thần trong khung hình chữ nhật của một mặt đá chân tảng, tuy nhỏ song vẫn đầy đủ mọi chi tiết nhỏ bé, tinh tế, họ ca hát để tôn vinh Đức phật, tôn vinh tích hướng thiện ở con người, trên nền dày đặc các biểu tượng như vân xoắn, giải lụa, lá đề . Cả mảng chạm mang tư cách gần gũi với đồ khảm như biểu hiện một sự thoa diễn kỹ thuật hết sức tinh khéo, điêu luyện. Một trong những yếu tố chi phối trực tiếp đến sự phát triển của nghệ thuật chạm khắc dân gian thời kỳ này chính là không gian kiến trúc mở của những ngôi đình làng. Với không gian kiến trúc như vậy, ánh sáng thiên nhiên có thể chiếu rọi khắp nơi ở những cung bậc khác nhau, đã nảy sinh bao hình thức chạm khắc trên các phần kiến trúc như đầu kèo, chắn gió . mà tiêu biểu như chạm khắc đình Tây Đằng, đình Liên Hiệp . đã mang đến một luồng sinh khí với nét chạm tự do, cấu trúc đồ sộ. Cá tính và phong cách cá nhân chìm lẫn trong các hình tượng và được dung dưỡng bởi cuộc sống làng xã vừa khép kín, vừa đa dạng như những tế bào gộp nên nền văn hoá nông nghiệp Việt Nam. Trong trạm khắc đình làng, thời kỳ này ta bắt gặp rất nhiều hình ảnh cỏ cây, hoa lá núi sông, nhưng điều đặc biệt là hình ảnh cuộc sống con người trên nhiều phương diện đã được đề cập và thể hiện một cách rõ nét trên hệ thống chạm khắc này. Bằng óc sáng tạo và đôi bàn tay tài hoa, khéo léo của các nghệ nhân dân gian, hình tượng con người trong cuộc sống thường nhật đã đi vào nghệ thuật chạm khắc thật sinh động, tươi mắt như cảnh mẹ gánh con, đẽo gỗ, chèo truyền uống rượu, làm xiếc, đánh đàn . tất thẩy đều nói lên một giá trị điêu khắc rõ rệt với các khối được diễn tả căng no đủ, từ một hình thức đơn giản, mà vững chắc, mạnh bạo, mang một giá trị nghệ thuật cao. Những hình ảnh của cuộc sống đã hoà nhập vào những bức chạm, nhập tâm tới mức mà chỉ bằng vài khối đơn giản đã diễn tả được một con người cả về hình thể, động tác và ý nghĩa. Tuy nhiên, hình ảnh con người trong nghệ thuật chạm khắc chỉ mang tích chất tượng trưng. Cách chạm tự nhiên, thoải mái, rõ ràng đã tạo được một phong cách hầu như không biểu lộ về bài bản sẵn có nào, mà vẫn phản ánh được thực tế cuộc sống. Nhìn chung, các nét chạm thuần thục, nhiều mảng có giá trị cao về điêu khắc như làm xiếc, đi săn . Qua các đề tài này, từ mỹ thuật chúng ta nhận ra nhiều vấn đề lịch sử, đó là chiếc váy cộc mà những người đàn ông chèo thuyền, nghệ nhân làm xiếc mặc, chắc chắn đó là lối phục trang thông thường của bình dân nam giới đương thời. ở đây, cũng thể hiện nhiều nhân vật ở tầng lớp trên, có lẽ đó là những kẻ giàu có, quan lại được phân biệt bằng phục trang với quần hai ống rõ rệt. Hình tượng con người thế kỷ 16 được thể hiện ở nhiều phương diện khác nhau đã khẳng định một bước đi mới của nghệ thuật tạo hình dân tộc, nó còn giữ lại được cốt lõi của nhiều vấn đề xã hội và lịch sử, của ước mơ, đồng thời đề tài này cũng mang những nét khởi đầu làm tiền đề cho sự phát triển nghệ thuật chạm khắc dân gian cuối thế kỷ 17. Một điểm nổi bật ra trong nghệ thuật chạm khắc dân gian thế kỷ 17 là 70 năm đầu được coi là đỉnh cao của nghệ thuật tượng, chỉ đến cuối thế kỷ 17, nghệ thuật trạm khắc dân gian mới phát triển và gắn với đình làng. Lúc đó hình tượng con người được nổi lên mang tư cách trung tâm. Vào giữa thế kỷ, dưới sự phát triển của Đạo phật và Đạo nho, hình tượng con người xuất hiện nhiều hơn như ở bia mộ, ở Tháp Cửu phẩm Liên hoa - Chùa Bút Tháp. Nghệ thuật tạo hình của giai đoạn này do chưa phải nhằm mục đích phục vụ yêu cầu làng xã nên hình thức thể hiện còn nghiêm chỉnh, thiếu nét dí dỏm, thiếu nụ cười . Tháp quay Cửu phẩm Liên hoa gồm 9 tầng đài sen, biểu hiện cho 9 cấp trong thế giới cực lạc của Đức phật A di đà. Những đài sen là nơi thường ngụ của những linh hồn bất diệt, tự nhiên tự tại, không bị rằng buộc bởi quy luật vô thường. ở đây đề tài con người chiếm đa phần và mang tính quy phạm, tượng trưng, nhưng điều đáng quan tâm là hình dáng của chiếc mũ cánh chuồn đã định hình dần. Trước đây, hình tượng con người được thể hiện nhiều ở trang trí đình làng, song tới giai đoạn này đề tài gắn với hoạt cảnh con người hiếm thấy xuất hiện mà mở rộng sang các ngôi đền, nơi luôn gắn với tín ngưỡng thờ thần của người Việt, một tín ngưỡng vừa có tính chất địa phương, vừa phổ cập. Thời kỳ này, hình tượng con người được thể hiện chủ yếu dưới những tích chuyện với nhân vật chính như Đức Thánh Lạc Long Quân, Yết Kiêu, Trần Hưng Đạo . với ý nghĩa hướng về cội nguồn, nhớ ơn những vị anh hùng đã có công sáng lập đất nước. Hay bức phù điêu "Thập điện Diên vương" với ý nghĩa răn dạy cho con người sống nhân hậu hơn. Bằng tạo hình các âm cảnh đầy hình tra khảo đau buồn, đồng thời còn phản ánh thực tế bất công mà xã hội đương thời vẫn thực hiện với nhân dân. Mặt khác, sự khủng hoảng tư tưởng và nghèo khó đã xô đẩy bao người rơi vào chiếc nôi tội lỗi, đói khổ, tiêu điều . con người bình dị bị rơi vào thế bấp bênh không còn phương hướng. Trong hoàn cảnh đó, một trong rất nhiều hình thức để làm cân bằng cuộc sống là sự răn đe thông qua tín ngưỡng. Và các diêm vương với chức năng kiểm soát công tội của mỗi con người được hiện hình trong nghệ thuật để mong sao cho con người sống tốt hơn, cư xử với nhau hoà thuận hơn. Hoa văn chạm khắc Việt Nam nói chung và hình tượng con người trong chạm khắc nói riêng không chỉ đơn thuần để trang chí cho kiến trúc hoặc các hiện vật nào đó, mà chúng là sự kết tinh muôn đời, muôn thuở của dân tộc Việt Nam. Đã một thời rất dài, hình tượng con người gắn vào cuộc sống thường ngày trước việc ứng xử với cái đẹp, để trở thành những mảng tâm hồn nhân thế và cõng trên lưng biết bao vấn đề lịch sử, xã hội của dân tộc. Chúng luôn mang đậm nhiều khía cạnh về tiếng nói và chiếm địa vị vàng son của văn hoá nghệ thuật đương thời. Chúng là những "chữ viết" chân thực, là lời nhắn nhủ đầy tính triết mỹ của tổ tiên chúng ta để lại cho thế hệ mai sau. . làm tiền đề cho sự phát triển nghệ thuật chạm khắc dân gian cuối thế kỷ 17. Một điểm nổi bật ra trong nghệ thuật chạm khắc dân gian thế kỷ 17 là 70 năm đầu. đỉnh cao của nghệ thuật tượng, chỉ đến cuối thế kỷ 17, nghệ thuật trạm khắc dân gian mới phát triển và gắn với đình làng. Lúc đó hình tượng con người được

Ngày đăng: 19/10/2013, 04:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w