1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hình tượng con người công dân và con người cá nhân trong văn học Việt nam trung đại_5 ppsx

6 640 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 134,96 KB

Nội dung

Hình tượng con người công dân và con người cá nhân trong văn học Việt nam trung đại 3.1.1.4.. Lễ trong mọi cách ứng xử, quan hệ được thể hiện cụ thể bằng một hệ thống vô cùng phong phú

Trang 1

Hình tượng con người công dân và con người

cá nhân trong văn học Việt nam trung đại

3.1.1.4 Lễ trong mọi cách ứng xử, quan hệ được thể hiện cụ thể bằng một hệ thống vô cùng phong phú và phức tạp những quy ước, những ký hiệu mang tính chất tượng trưng, ước lệ, từ những chi tiết nhỏ nhặt như cách ăn mặc, nói năng, giao tiếp, màu sắc trang phục, đến cái lớn lao như các biểu hiện quyền lực, nghi thức cúng tế, thiết triều, … với cộng đồng, ít có ý thức về cá tính, nói tiếng nói chung của cộng đồng, phục vụ mọi quy định của cộng đồng

3.1.2 Cơ sở văn hoá, văn học

Thứ nhất, tam giáo đồng nguyên (Nho, Phật, Lão) với tất cả những gì ưu

tú nhất của nó đã được người Việt Nam tiếp nhận Cùng với những sáng tạo và tiếp biến tư tưởng của Phật giáo, Nho giáo, Lão giáo đã trở thành một phần của bản sắc văn học Đại Việt

Thứ hai, lực lượng sáng tác phần lớn là những người theo cửa Khổng, sân Trình, nhiều người là những nhà sư có công lớn với triều đình (TK

X – XII), là vua, quan, những bậc công thần, những đấng anh hùng Có thể nó không quá rằng, họ cũng chính là thế hệ của những nhà văn vừa

Trang 2

là chiến tướng, vừa là thi sĩ Chính vì thế, hình tượng mà họ trực tiếp tạo

ra gắn liền với công việc, nhiệm vụ của cả dân tộc

Ngay cả khi “thưởng lãm”, khẩu khí của bậc đế vương cũng kịp dựng lên hình tượng con người của cộng đồng quốc gia:

Cảnh thanh u vật diệc thanh u,

Thập nhất tiên châu thử nhất châu

Bách bộ sinh ca, cầm bách thiệt,

Thiên hàng nô bộc, quất thiên đầu,

Nguyệt vô sự chiếu nhân vô sự

Thủy hữu thu hàm thiên hữu thu

Tứ hải dĩ thanh, trần dĩ tịnh,

Kim niên du thắng tích niên du

(Trần Thánh Tông – Hạnh Thiên Trường hành cung)

3.2 Những tiền đề xã hội ảnh hưởng đến việc xây dựng hình tượng con người cá trong văn học Việt Nam trung đại

3.2.1 Cơ sở lịch sử, xã hội, kinh tế, văn hoá

Năm 1497 (cuối TK XV), vị minh quân Lê Thánh Tông băng hà, nhà Lê bắt đầu bước vào thời kỳ khủng hoảng Bước vào TK XVI, những mâu

Trang 3

thuẫn trong lòng chế độ phong kiến đã bộc lộ một cách dữ dội, dẫn đến

sự bùng nổ phong trào nông dân khởi nghĩa và những cuộc xung đột triền miên giữa các tập đoàn phong kiến nhà Lê Quốc gia phong kiến bước vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng và kéo dài

Ba mươi năm (1497 - 1527), có đến sáu hoàng đế nhà Lê thay nhau ở ngôi Không có ai để lại dấu ấn gì trên vũ đài chính trị, có chăng là một

Lê Uy Mục nghiện rượu, hiếu sát, hoang dâm, thích ra oai, người đương thời gọi đó là Vua Quỷ [Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỉ thực lục, kỉ nhà

Lê, quyển 14, tờ 39-a], hay Lê Tương Dực chơi bời vô độ, xây dựng liên miên, dân nghèo mất cơ nghiệp, trộm cướp nổi lên, nguy cơ bị diệt vong bắt đầu ở đây [Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỉ thực lục, kỉ nhà Lê, quyển

15, tờ 1-a], sự khủng hoảng trầm trọng trong cung đình và hiện tượng xung đột diễn ra gay gắt (nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân do Lê Hy, Trịnh Hưng và Lê Minh Triệt lãnh đạo ở Nghệ An, năm 1512; khởi

nghĩa của Trần Công Ninh ở Yên Lãng - Vĩnh Phúc, năm 1516, …) đã đẩy nhà Lê lao nhanh xuống vực thẳm của sự diệt vong

Năm 1527, Mạc Đăng Dung tiếm ngôi, lập nên nhà Mạc Nhưng rồi nhà Mạc cũng có những hạn chế nhất định trong công cuộc chấn hưng lại đất nước

Từ đây bắt đầu cuộc tranh giành Lê - Mạc (Đàng Trong và Đàng Ngoài)

Trang 4

Sau khi lên ngôi, Mạc Đăng Dung không thu phục được lòng người, nhiều bậc nho sĩ tài năng hoặc bỏ đi ở ẩn, hoặc lẩn tránh tìm phò nhà Lê Năm 1533, Nguyễn Kim tôn Lê Ninh xưng là Lê Chiêu Tông ở Thanh Hóa (Nam triều) Cuộc chiến tranh Lê - Mạc diễn ra [sử cũ còn gọi đây

là cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều] 60 năm (1533 - 1592), hai bên huy động mọi lực lượng đánh nhau cả thảy 38 trận, kết quả cuối cùng Nam triều đè bẹp được Bắc triều Kể từ năm 1592, nhà Lê lại đóng đô tại kinh thành Thăng Long (sử cũ gọi đây là triều đại Lê Trung Hưng)

Chiến tranh Lê - Mạc vừa dứt, lại bắt đầu cuộc chiến Trịnh - Nguyễn Phò nhà Lê chưa đạt thành sở nguyện, năm 1545 Nguyễn Kim bị một hàng tướng của nhà Mạc đầu độc chết Con rễ của Kim là Trịnh Kiểm thâu tóm quyền bính Con trai của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng nhanh trí tìm đường vào Nam mưu nghiệp dài lâu Cuộc đối đầu lâu dài và quyết liệt giữa họ Nguyễn và nhà Trịnh thực sự bắt đầu từ năm 1627 Liên tiếp trong 45 năm trời (1627 - 1672) hai bên đánh nhau cả thảy 7 trận lớn nhỏ nhưng bất phân thắng bại Cuối cùng hai bên lấy sông

Gianh làm giới tuyến

Nhà Nguyễn sau khi định đô ở Thuận Hóa, các chúa Nguyễn bằng nhiều cách thức khác nhau không ngừng mở rộng lãnh thổ xuống phương

Nam Đến cuối TK XVII, đất Đàng Trong đã mở tới vùng Sài Gòn - Gia Định (nay là thành phố Hồ Chí Minh) Đất Thuận Hoá (Huế) trở thành

Trang 5

kinh đô mới kể từ thời gian này

Sang TK XVIII, lịch sử, xã hội Việt Nam có những biến động lớn

Dưới sự thống trị của triều đình phong kiến chuyên chế, cùng với sự áp bức bóc lột của bọn quan lại, cường hào địa phương, đời sống của người nông dân ngày càng bần cùng khổ sở Mất mùa, thiên tai xảy ra liên tiếp trong những năm đầu TK XVI, làm cho đời sống của nông dân lại càng thêm điêu đứng Tình hình đó đã tất yếu dẫn tới sự bùng nổ hàng loạt các cuộc nông dân khởi nghĩa nhằm lật đổ bộ máy thống trị chuyên chế Nguyễn Danh Phương (1741 - 1751) lập căn cứ ở Tam Đảo rồi làm chủ được một vùng đất rộng lớn ở Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Cạn, Phú Thọ,

…; Nguyễn Hữu Cầu (1741 - 1751) nối chí lớn của lãnh tụ Nguyễn Cừ gây chấn động dữ dội khắp vùng đồng bằng Bắc Bộ Ngoài ra còn có các cuộc khởi nghĩa lớn khác của Hoàng Công Chất (1739 - 1769), Lê Duy Mật (1738 - 1770) Đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa của ba anh em nhà Tây Sơn (1771 - 1802) Hơn một thế kỷ thanh gươm yên ngựa, anh em nhà Nguyễn Tây Sơn mà tiêu biểu là vị anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã ghi những dấu ấn đậm nét trong lịch sử dân tộc Năm 1785, Nguyễn Huệ chỉ huy đội chiến thuyền phá tan tành hơn 5 vạn quân Xiêm tại Rạch Gầm - Xoài Mút Năm 1788, Nguyễn Huệ ra Bắc diệt Trịnh phò Lê, cưới công chúa Ngọc Hân (con vua Lê Hiển Tông) Năm 1789, Nguyễn Huệ xưng hoàng đế rồi kéo quân ra Bắc phá tan tành 29 vạn quân Thanh xâm lược bằng trận Ngọc Hồi - Đống Đa lịch sử

Trang 6

Phong trào nông dân đã liên tục nổ ra như bão táp Một mặt nó làm lay động đến tận gốc rễ nền thống trị vốn đã mục nát của triều đình nhà Lê, góp phần đẩy nhanh triều đại này tới chỗ diệt vong Nhưng mặt khác, nó cũng góp phần làm thức tỉnh ở người dân ý thức, dân chủ, tự do, tinh thần đấu tranh vì công bằng xã hội, đồng thời cũng làm cho họ ngày càng hiểu rõ hơn về vai trò và sứ mạng của mình trước lịch sử

Sau khi Quang Trung Nguyễn Huệ đột ngột qua đời, triều đình Tây Sơn lại lục đục mâu thuẫn Điều kiện đó đã tạo cơ hội cho Nguyễn Ánh

nhanh chóng giành lại quyền cai trị đất nước Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, đặt quốc hiệu Việt Nam, lãnh thổ nước ta thống nhất hoàn toàn

và có hình dạng cơ bản giống như ngày nay Do sự bảo thủ, bế quan toả cảng nghiêm ngặt, năm 1858 bằng nhiều lý do khác nhau, Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam Lịch sử dân tộc bước sang trang mới

Về kinh tế và văn hoá cũng có nhiều biến động

Với tiềm lực lao động mạnh mẽ của nhân dân lao động cùng với chính sách khuyến khích thương nghiệp của các chúa Trịnh, nền kinh tế hàng hóa nước ta ở TK XVII đã có nhiều chuyển biến; thành thị trở nên phồn thịnh, sầm uất

Ngày đăng: 27/07/2014, 09:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w