Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình PD

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ VÀ MÔ HÌNH XÁC SUẤT VỠ NỢ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 87)

5.4.1. Đề xuất phương án phân loại nợ và trích lập DPRR theo PD

Tính đến hết Quý 3/2019, mặc dù chấm điểm XHTD CR và PD song song, hệ thống ngân hàng VCB vẫn đang sử dụng kết quả chấm điểm XHTD KH Doanh nghiệp theo CR hiện hành để phân loại nợ và trích lập DPRR để xử lý nợ xấu với tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ như sau:

Bảng 5.2. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ Nhóm nợ Tỷ lệ trích lập dự phòng Nhóm 1 0% Nhóm 2 5% Nhóm 3 20% Nhóm 4 50% Nhóm 5 100% Nguồn: TT02/NHNN

Để làm căn cứ đề xuất phương án phân loại nợ và trích lập DPRR theo PD, tác giả đã tiến hành thu thập nguồn dữ liệu thứ cấp của VCB, kết quả thu được như sau:

Bảng 5.3. Kết quả phân loại nợ và giá trị trích lập DPRR theo CR - PD

Chỉ tiêu

Thời điểm 31/03/2019 Thời điểm 30/06/2019 Thời điểm 30/09/2019 PLN theo CR PLN theo PD Chênh lệch PD và CR PLN theo CR PLN theo PD Chênh lệch PD và CR PLN theo CR PLN theo PD Chênh lệch PD và CR Giá trị trích lập DPRR (DP chung và cụ thể) 8.176 10.050 1.874 7.778 8.714 936 7.925 8.751 826 Dư nợ nhóm 2 và Tỷ lệ nợ nhóm 2 1.719 (0,33%) 36.457 (7,08%) 34.738 1.693 (0,31%) 16.741 (3,11%) 15.048 1.871 (0,36%) 16.030 (3,09%) 14.159 Dư nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu (N3,4,5) 5.784 (1,12%) 7.655 (1,49%) 1.871 5.490 (1,02%) 6.308 (1,17%) 818 5.547 (1,07%) 6.515 (1,26%) 968 Nguồn: Phòng QLRRTD-VCB

Dựa vào phương pháp phân tích định tính, tác giả đánh giá Phương án phân loại nợ, trích lập DPRR theo PD thông qua bảng số liệu như sau:

• Trường hợp phân loại nợ sử dụng XHTD theo PD, tổng dư nợ nhóm 2 và nợ xấu của toàn hệ thống VCBtại 30/09/2019 lần lượt là 16.030 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 3,09%) và 6.515 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 1,26%).

• Kết quả XHTD theo PD kỳ 1/2019 (sử dụng để tính phân loại nợ và trích lập DPRR tại 30/09/2019) có xu hướng tốt hơn so với 2 kỳ chấm điểm của năm 2018. Do đó, kết quả phân loại nợ tại 30/09/2019 có sự thay đổi lớn so với thời điểm 31/03/2019 - sử dụng kết quả XHTD theo PD của kỳ 2/2018, đặc biệt ở nợ nhóm 2 (dư nợ nhóm 2 giảm 20.427 tỷđồng).

• So với kết quả PLN và trích lập DPRR theo hệ thống XHTD CR hiện hành, nợ nhóm 2 đến nhóm 5 và giá trị trích lập DPRR theo PD đều tăng thêm, thể hiện nguyên tắc phân loại nợ chặt chẽ hơn theo định hướng kiểm soát chất lượng tín dụng trong hoạt động quản trị RRTD của VCB.

Do đó, tác giả đề xuất ứng dụng kết quả XHTD theo PD trong chính sách phân loại nợ, trích lập DPRR thay thế cho XHTD theo CR hiện hành, và cần phải có lộ trình triển khai phù hợp với kỳ chấm điểm XHTD PD như sau:

Tháng 01 – 03/2020: Ban hành các văn bản dự thảo Tháng 05 – 08/2020: Giai đoạn triển khai thử nghiệm Tháng 09/2020: Triển khai chính thức

5.4.2. Đề xuất giải pháp đưa vào mô hình PD cấu phần điều kiện thương mại

Trong thời gian qua, VCB luôn chú trọng công tác tăng trưởng tín dụng trên cơ sở an toàn, hiệu quả, chất lượng tín dụng và tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát chặt chẽ nhờ chỉ đạo thống nhất, quyết liệt từ Trụ sở chính và nỗ lực của các chi nhánh trong toàn hệ thống. Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát dưới mức 2% liên tiếp từ năm 2015 đến nay. Ngoài ra, VCB là TCTD đầu tiên xử lý toàn bộ nợ xấu bán cho VAMC trong năm 2016 sớm trước 3 năm so với đề án. Kết quả thu hồi nợ ngoại bảng của VCB trong 5 năm (2013 – 2017) đạt trên 9.700 tỷ đồng. Bên cạnh việc xử lý nợ xấu và quản lý chất lượng RRTD khá tốt, thì VCB luôn tăng cường phát triển công tác bán với vai trò là một ngân hàng bán buôn lớn trên toàn ngành, đối với các KH doanh nghiệp truyền thống và có quan hệ giao dịch tổng thể lâu năm tại VCB, thì việc xem xét bổ sung thêm các điều kiện thương mại vào mô hình tăng tính khách quan của mô hình khi chấm điểm XHTD đối với các doanh nghiệp đang quan hệ tín dụng tại VCB, đồng thời, là một bước cải tiến mới trong giai đoạn triển khai mô hình một số bất cập và kết quả chấm điểm XHTD PD chưa tương đồng với đánh giá của cán bộ nguồn có kinh nghiệm công tác tín dụng lâu năm tại VCB.

Từ các ý kiến được rút ra thông qua bộ 8 câu hỏi chi tiết được thực hiện trong phần 5.2:

Việc điều chỉnh mô hình sau khi áp dụng là việc làm cần thiết và cũng là phù

hợp với quy trình vận hành mô hình.

Kết quả PD là tương đối chính xác, tuy nhiên vẫn có phản ánh rằng kết quả

XHTD PD thấp hơn (xác suất vỡ nợcao hơn) so với đánh giá của người chấm

đặc biệt là của cán bộ.

Phần lớn (80%) người chấm muốn có thêm chỉ tiêu thuộc yếu tốđiều chỉnh và

yếu tố trong hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính, sự phối hợp trong quan hệ với TCTD của KH và tình hình giao dịch tổng thể của KH tại VCB.

Để hỗ trợ cho mô hình lõi bao gồm bộ chỉ tiêu tài chính và bộ chỉ tiêu phi tài chính và cấu phần điều chỉnh định tính, để khắc phục kết quả chấm điểm XHTD PD thường thấp hơn so với đánh giá thực tế của cán bộ thẩm định tín dụng về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty ổn định và tăng trưởng, công ty có quan hệ giao dịch tổng thể tại VCB (về Doanh số tiền vay/ tiền gửi; số dư tiền gửi bình quân có kỳ hạn và không kỳ hạn; dư nợ ngắn hạn và dài hạn bình quân, doanh số thanh toán quốc tế - tài trợ thương mại), tác giả đề xuất đưa thêm vào mô hình yếu tố điều kiện thương mại, thông qua việc lấy ý kiến khảo sát một câu hỏi và phân tích định tính để làm rõ nhận định điều kiện thương mại có hỗ trợ tốt hơn cho kết quả XHTD PD hay là không, có khắc phục được Doanh nghiệp có quan hệ tổng thể khi vay vốn tại VCB và tương đồng với đánh giá của cán bộ nhưng kết quả PD lại bị chấm điểm thấp.

Câu hỏi phụ có nội dung như sau:

1) Theo anh chị, chỉ tiêu nào trong cấu phần điều kiện thương mại dùng để đưa vào

mô hình PD có thể phản ánh về khảnăng tài chính và khảnăng trả nợ của KH: a) Tỷ trọng tiền gửi/tiền vay

b) Tỷ trọng doanh số tiền về/doanh thu

c) Tỷ trọng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu/doanh số giải ngân

d) Tỷ trọng sốdư tiền gửi có kỳ hạn bình quân tại VCB/dư nợ bình quân của

KH tại VCB

Tác giả đã thực hiện khảo sát các câu hỏi trên đối với 50 cán bộ thẩm định KH trực tiếp có kinh nghiệm từ 07 năm trở lên và 10 cán bộ phê duyệt tín dụng tại TSC ngân hàng VCB và thu được kết quả như sau:

Câu hỏi Đáp án A Đáp án B Đáp án C Đáp án D

9 10% 60% 5% 25%

Từ các ý kiến khảo sát, tác giả rút ra kết luận đa số cho rằng chỉ tiêu doanh số tiền về/doanh thu có ý nghĩa quan trọng trong việc dự báo KH có quan hệ tín dụng tốt với VCB hay không.

Tác giả sẽ chọn khảo sát 2 chỉ tiêu:

Để thống nhất về quy mô, tác giả sử dụng chi tiêu doanh số tiền về Công ty căn cứ theo ghi nhận tại Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Tác giả thực hiện khảo sát 100 KH bán buôn truyền thống trong khoảng thời gian 5 năm để xem xét mối liên hệ giữa tỷ lệ vỡ nợ và tỷ lệ doanh số chuyển tiền /doanh số tiền về (ghi nhận trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ) (500 quan sát, số liệu thống kê được chiết xuất từ hệ thống báo cáo DA Report của Ngân hàng):

Tổng hợp kết quả như sau:

Bảng 5.4. Thống kê số quan sát vỡ nợ với tỷ lệ doanh số tiền về tương ứng tại VCB

Tỷ lệ doanh số tiền về tại VCB Số quan sát vỡ nợ Số quan sát Tỷ lệ (%)

<20% 8 250 3.2%

20%-40% 4 160 2.5%

40%-50% 2 60 3.3%

>50% 0 30 0.0%

Nguồn: Kiến nghị của tác giả từ dữ liệu của VCB

Biểu đồ 5.1. Mối liên hệ giữa số quan sát vỡ nợ và doanh số chuyển tiền về VCB/Doanh số tiền về (ghi nhận trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ).

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

Như vậy, có thể thấy với mức chuyển trên 50% doanh số tiền về của Công ty,

khảnăng Công ty vỡ nợ của Công ty tại VCB là rất thấp. Ngoài ra, nhìn chung doanh

số chuyển tiền về/doanh số tiền vềtheo Báo cáo lưu chuyển tiền tệ càng cao thì số lượng quan sát vỡ nợ càng thấp. <20% 20%-40% 40%-50% >50% Số quan sátvỡ nợ 8 4 2 0 8 4 2 0 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Số q u an s át v ỡ n ợ

Tỷ lệ doanh số tiền về tại VCB/Doanh thu của công ty

Tác giả cũng thực hiện việc đánh giá tự tương quan của biến mới đối với các biến trong core model, kết quả cho thấy rằng mức độ tự tương quan có giá trị nhỏ hơn 0 hoặc rất thấp (<0.05), do đó tác giả đề xuất đưa chỉ tiêu Tỷ lệ doanh số chuyển tiền về VCB/Doanh số tiền về Công ty (theo báo cáo lưu chuyển tiền tiền tệ) làm chỉ tiêu overlay (chỉ tiêu điều chỉnh hạng trực tiếp) cụ thể như sau:

a) Tỷ lệ doanh số >50% b) Tỷ lệ doanh số ≤50%

Đối với mỗi đáp án chọn a) KH sẽ được tăng 1 một bậc trong kết quả XHTD nội bộ.

™ Chỉ tiêu thứ 2: Tỷ trọng số dư tiền gửi có kỳ hạn bình quân tại VCB/tỷ trọng

dư nợ bình quân tại VCB

Khảo sát 100 KH, trong vòng 5 năm (Số liệu được lấy trong phần chỉ tiêu 1)

Bảng 5.5. Thống kê số quan sát vỡ nợ tương ứng với tỷ trọng số dư tiền gửi có kỳ hạn bình quân tại VCB/tỷ trọng dư nợ bình quân tại VCB

Tỷ lệ Số quan sát vỡ nợ Số quan sát Tỷ lệ vỡ nợ (%)

<5% 5 180 2.78%

5%-20% 5 210 2.38%

20%-30% 3 90 3.33%

>30% 1 20 5.00%

Nguồn: Kiến nghị của tác giả từ dữ liệu của VCB

Biểu đồ 5.2. Tỷ lệ vỡ nợ và mối quan hệ với tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn bình quân/dư nợ bình quân

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả <5% 5%-20% 20%-30% >30% Tỷ lệ vỡ nợ 0.027777778 0.023809524 0.033333333 0.05 2.8% 2.4% 3.3% 5.0% 0 0.01 0.02 0.03 0.04 0.05 0.06 Xác su át v ỡ n ợ

Tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn bình quân/dư nợ bình quân tại VCB

Như vậy, có thể thấy tỷ lệ này chưa có mối quan hệ rõ ràng trong quá trình xem xét khả năng vỡ nợ, điều này có thể được giải thích một phần bởi VCB là ngân hàng tương đối có nguồn vốn dồi dào và không có mức lãi suất tiền gửi có kỳ hạn thực sự hấp dẫn đối với KH.

Kết luận:

Để không làm ảnh hưởng đến độ phản ánh xác vỡ nợ của mô hình PD, và có thể là chỉ tiêu trái chiều làm giảm hiệu quả của mô hình lõi/Core model, nên tỷ lệ doanh số chuyển tiền về VCB/Doanh thu của công ty chưa thể đưa vào mô hình lõi ngay mà cần phải có một khoảng thời gian nhất định để xây dụng và kiểm định mô hình. Do đó, việc đưa tỷ trọng này làm chỉ tiêu overlay trong bài nghiên cứu là hoàn toàn hợp lý và đảm bảo tính an toàn cho kết quả mô hình PD hiện tại. Do đó, tác giả đề xuất đưa chỉ tiêu Tỷ lệ doanh số chuyển tiền về VCB/Doanh thu của công ty làm

yếu tốđiều chỉnh hạng trực tiếp (chỉ tiêu overlay) khi thực hiện chấm điểm mô hình, cụ thể đối với KH Doanh nghiệp có tỷ lệ doanh số tiền về VCB >50%, KH sẽ được tăng 01 bậc trong kết quả XHTDNNB theo phương pháp định tính.

5.5. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo

Thứ nhất, đề tài chưa nghiên cứu làm rõ cơ sở về cách tính PD là biến phụ thuộc và các biến độc lập để xây dựng mô hình xác suất vỡ nợ tại VCB. Vì thực chất về cơ sở xây dựng mô hình này được dựa trên phương pháp hồi quy lịch sử từ các dữ liệu khảo sát về số quan sát vỡ nợ trong quá khứ trong khoảng thời gian 10 năm. Kết quả chấm điểm PD là hệ thống tự xuất ra kết quả xếp hạng, và các cán bộ thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp cũng ko thấy được mức điểm tương ứng với xếp hạng.

Thứ hai, bộ câu hỏi xây dựng để khảo sát phỏng vấn mẫu được chọn dựa trên cơ sở còn hạn chế, chưa đa đạng và thiếu kinh nghiệm của tác giả cũng như dựa trên việc VCB mới áp dụng mô hình PD chính thức vào năm 2018, đáp ứng một phần phương pháp dựa trên đánh giá nội bộ IRB – Basel II, vẫn còn gặp nhiều khó khăn và tồn tài vướng mắc khi áp dụng triển khai mô hình, trên thực tế VCB vẫn còn phải thu thập ý kiến và kết quả chấm điểm các khách hàng doanh nghiệp để đưa ra dự báo về tỷ lệ xác suất vỡ nợ, và các dữ liệu này cần phải được cập nhật định kỳ, điều chỉnh cần thiết.

Thứ ba, việc đề xuất kiến nghị và giải pháp của tác giả đối với mô hình xác suất vỡ nợ PD còn chưa sát với phần phân tích thực trạng ở chương 4. Và việc đưa ra kiến nghị đối với chính VCB Trụ sở chính là chưa hợp lý với các chính sách của VCB đưa ra trong thời gian qua kèm các Quy trình, quy định được ban hành. Do vậy hướng nghiên cứu mở rộng tiếp theo của đề tài là ngoài việc đề xuất kiến nghị đối với chính VCB Trụ sở chính về việc ban hành chính sách và điều chỉnh mô hình phù hợp, cần được nghiên cứu ở khía cạnh đề xuất kiến nghị đối với các cấp Ban ngành thuộc Ngân hàng Nhà nước ban hành các thông tư để đáp ứng tiêu chuẩn Basel II về những khó khăn của bất kỳ ngân hàng thương mại nào khi xây dựng, triển khai áp dụng mô hình XHTDNB để đáp ứng các thông tư nói trên.

Kết luận chương 5

Phần này dựa trên kết quả khảo sát phỏng vấn về thực trạng áp dụng mô hình

PD tring chương 4 để đề xuất các giải pháp mang tính lý luận và khả thi cho hệ thống

XHTDNB tại VCB. Các giải pháp cụ thể bao gồm phương án đề xuất phân loại nợ và trích lập giá trị dự phòng rủi ro theo kết quả XHTD PD và thêm chỉ tiêu điều chỉnh

hạng trực tiếp là Tỷ lệ doanh số chuyển tiền về VCB/Doanh thu của công ty vào mô hình PD, nhằm cải thiện các hạn chế của mô hình XHTD PD hiện tại, đồng thời bám

sát định hướng chiến lược trong trung dài hạn của VCB về công tác quản trị RRTD,

KẾT LUẬN

Đề tài thực hiện một nghiên cứu so sánh tại NH TMCP Ngoại thương Việt Nam về Hệ thống XHTDNB và Mô hình xác suất vỡ nợ khá cụ thể và đưa ra được một số kết quả đáng lưu ý. Thứ nhất, về sự khác biệt của hai mô hình CR và PD, ngoài điểm giống nhau là sử dụng dữ liệu trong Báo cáo tài chính 2 năm gần nhất của Doanh nghiệp để chấm điểm XHTD cho KH doanh nghiệp, bài nghiên cứu còn làm rõ về các điểm khác biệt trong quá trình xây dựng hai mô hình. Điểm khác biệt nổi bật đó chính là, mô hình CR được hướng dẫn bởi các Đơn vị tư vấn để đưa ra bộ chỉ tiêu tài chính và phi tài chính dùng để chấm điểm khi đã xây dựng

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ VÀ MÔ HÌNH XÁC SUẤT VỠ NỢ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 87)