Mô hình XHTD dựa trên xác suất vỡ nợ PD được VCB thực hiện phát triển từ năm 2015 và hoàn thành vào cuối năm 2017, phương pháp chủ yếu là dựa trên dữ liệu lịch sử trong 10 năm để đưa ra xác suất vỡ nợ.
Về sự khác biệt của hai mô hình XHTDNB - CR và mô hình xác suất vỡ nợ - PD, ngoài điểm giống nhau về việc chấm điểm cả hai mô hình tại VCB là sử dụng dữ liệu trong Báo cáo tài chính 2 năm gần nhất của Doanh nghiệp để chấm điểm XHTD cho KHDN. Tuy nhiên, điểm khác biệt nổi bật nhất trong quá trình xây dựng hai mô hình đó chính mô hình CR được hướng dẫn bởi các Đơn vị tư vấn để đưa ra bộ chỉ tiêu tài chính và phi tài chính dùng để chấm điểm khi đã xây dựng mô hình và bắt đầu triển khai mô hình để chấm điểm; đối với mô hình PD, VCB đưa ra bộ chỉ tiêu dựa trên dữ liệu lịch sử về kết quả vỡ nợ của các quan sát trong quá khứ trong vòng 10 năm (2008-2016) để đưa ra xác suất vỡ nợ và mức nhóm nợ tương ứng với xếp hạng, từ đó dự báo khả năng vỡ nợ của KH trong vòng 1 năm tiếp theo. Nếu so với mô hình CR chỉ quyết định hạn mức cấp tín dụng cho một KH, thì các hạng trong mô hình PD có nhiều thay đổi, dính sâu hơn vào tài sản bảo đảm, quy định tỷ lệ tài sản bảo đảm tối thiểu và có trường nhập thông tin xác suất vỡ nợ cụ thể dao động từ 0 (chắc chắn không vỡ nợ) đến 1 (chắc chắn vỡ nợ) cho từng đối tượng KH doanh nghiệp.
Từ đầu năm 2018, VCB bắt đầu thực hiện chấm điểm song song CR và PD mới. Các hạng PD được chia như sau:
Bảng 4.3. Phân hạng PD theo nhóm nợ Hạng Nhóm nợ 1 Aaa Nhóm 1 aa+ Aa a+ A Bbb bb+ Bb b+ B Ccc cc+ Nhóm 2 Cc c+ C d1 Nhóm 3 d2 d3 Nhóm 4 d4 Nhóm 5 Nguồn: QĐ2553-VCB
Để có được nhóm nợ này, VCB thực hiện khảo sát kết quả vỡ nợ của các quan sát trong quá khứ (historical) trong vòng 10 năm (2008-2016) nhằm đưa ra mức nhóm nợ tương ứng với xếp hạng.
Biểu đồ 4.1. Kết quả vỡ nợ PD trong quá khứ (2008-2016)
Nguồn: Phòng QLRRTD-VCB
Mô hình PD chia KH doanh nghiệp thành các bộ chỉ tiêu:
9 KH doanh nghiệp lớn:
9 KH doanh nghiệp trung bình;
9 KH doanh nghiệp vừa và nhỏ;
9 KH doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI);
9 KH doanh nghiệp mới thành lập;
9 Các khoản cho vay tài trợ dự án (Project finance);
a) Quá trình xây dựng mô hình XHTD theo PD:
Sơ đồvòng đời mô hình: 0.000% 10.000% 20.000% 30.000% 40.000% 50.000% 60.000% 70.000% 80.000% 90.000% 100.000% 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 X ác su ất vỡ n ợ Phân hạng nợ
Default rate (historical)
Default rate (smoothened - exponential function) Default rate (smoothened - loess function)
Các mốc chính trong việc triển khai mô hình XHTDNB theo PD
- HĐQT ban hành Nghị quyết 37/NQ-VCB-HĐQT ngày 17/01/2018 v/v phê duyệt kết quả mô hình PD cho 9 phân khúc KH;
- Tháng 3/2018, BĐH phê duyệt kết quả thực hiện và nghiệm thu chương trình XHTDNB theo mô hình PD;
- Tháng 4/2018, triển khai tập huấn các Chi nhánh về hệ thống chấm điểm XHTDNB theo mô hình PD;
- HĐQT ban hành Nghị quyết 581/NQ-VCB-HĐQT ngày 14/12/2018 v/v phê duyệt ban hành Quy định về hệ thống XHTDNB theo mô hình PD;
- Tháng 12/2018, BĐH phê duyệt Quy trình chấm điểm XHTDNB theo mô hình PD, đồng thời ban hành Sổ tay hướng dẫn chấm điểmtheo các văn bản nội bộ
Mô hình xác suất vỡ nợ PD bao gồm các chỉ tiêu đánh giá xác suất vỡ nợ của KH trong thời gian 12 tháng sắp tới, khoảng thời gian để thực hiện chấm điểm XHTD với tần suất đánh giá 6 tháng/lần, chia làm 02 kỳ đánh giá:
Kỳđánh giá 01 Từngày 01/04 đến ngày 30/09
Kỳđánh giá 02 Từngày 01/10 đến ngày 31/03
Lập kế hoạch xây dựng mô hình 1 Xây dựng mô hình 2 Kiểm định mô hình trước triển khai 3 Triển khai mô hình 4 Giám sát mô hình 6 Sử dụng mô hình 5 Kiểm định mô hình định kỳ 7 07/2016-09/2016 10/2016-10/2017 04/2018 - nay Định kỳ hàng năm Thực hiện định kỳ 02 /2 01 8 -0 7/2 01 8 Vòng đời mô hình
Thực hiện đánh giá, rà soát độc lập theo TT13 tháng 11/2018
Từ khi áp dụng mô hình chấm điểm XHTD nội bộ - xác suất vỡ nợ PD, Ngân hàng VCB đã thực hiện 03 kỳ chấm điểm.
b) Quy định về Hệ thống XHTD theo mô hình xác suất vỡ nợ của VCB
Theo Quyết định số 2553/QĐ-HĐQT-QLRRTD được ban hành ngày 28/12/2018 của Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam quy định về Hệ thống XHTD theo mô hình XSVN của VCB, kết quả XHTD theo mô hình xác suất vỡ nợ được sử dụng để làm căn cứ trong việc:
Xác định cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng Quản lý chất lượng tín dụng
Xây dựng Chính sách giá dựa trên rủi ro
Xây dựng các chính sách, quy định, quy trình, hướng dẫn, sản phẩm tín dụng của VCB
Về cấu trúc hệ thống xếp hạng PD: Hệ thống XHTDNB theo mô hình PD được xây dựng cho các đối tượng, bao gồm:
- KH là doanh nghiệp
- KH là Định chế tài chính
- Khoản cấp tín dụng chuyên biệt
Trong bài nghiên cứu này, tác giả tập trung phân tích việc áp dụng mô hình PD đối với KH bán buôn là các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng tại hệ thống VCB, bỏ qua nhóm KH là Định chế tài chính và các khoản cấp tín dụng chuyên biệt.
Mỗi đối tượng được chấm điểm XHTD theo mô hình PD tại từng bộ chỉ tiêu phù hợp, đối với KH Doanh nghiệp, bao gồm:
• Bộ chỉ tiêu Doanh nghiệp mới thành lập (New Corporate) • Bộ chỉ tiêu Doanh nghiệp FDI (FDI)
• Bộ chỉ tiêu Doanh nghiệp bán lẻ nhỏ và vừa (R-SME)
• Bộ chỉ tiêu Doanh nghiệp quy mô trung bình (Mid Corporate) • Bộ chỉ tiêu Doanh nghiệp quy mô lớn (Large Corporate)
Kết cấu và nội dung của Bộ chỉ tiêu KH là Doanh nghiệp XHTD theo mô hình PD, bao gồm 3 cấu phần sau:
- Cấu phần tài chính đánh giá yếu tố tài chính của doanh nghiệp dựa trên phương pháp định lượng qua việc phân tích báo cáo tài chính năm gần nhất
- Cấu phần phi tài chính: đánh giá bằng cả phương pháp định tính và phương pháp định lượng tại thời điểm chấm điểm.
- Cấu phần điều chỉnh định tính: bao gồm 03 nhóm thành phần là Dấu hiệu cảnh báo, Hỗ trợ tập đoàn/nhóm và Cơ chế ghi đè, phản ánh những thông tin, sự kiện bất thường có ảnh hưởng trọng yếu tới năng lực, khả năng trả nợ của KH; các phân tích đặc thù về KH và khoản vay mà mô hình gốc chưa đề cập.
Mô hình lõi (Core Model)
Mô hình gốc/Mô hình lõi của bộ chỉ tiêu bao gồm cấu phần tài chính và cấu phần phi tài chính. Trọng số giữa cấu phần tài chính và phi tài chính là khác nhau đối với từng đối tượng chấm điểm XHTD. Mỗi chỉ tiêu trong cấu phần tài chính và cấu phần phi tài chính có trọng số riêng, tổng trọng số của các chỉ tiêu bằng 100% trọng số của cấu phần. Tổng điểm của KH là trung bình có trọng số giữa điểm cấu phần tài chính và điểm cấu phần phi tài chính. Tổng điểm sẽ được phân loại tương ứng với môt hạng PD ban đầu của KH (hạng PD tuyệt đối).
Thống kê số lượng chỉ tiêu mô hình lõi:
Mô hình Số lượng chỉ tiêu trong mô hình lõi Cấu phần tài chính Cấu phần phi tài chính
Doanh nghiệp lớn 8 6
Doanh nghiệp quy mô trung bình 8 6
Doanh nghiệp SME bán lẻ 10 5
Doanh nghiệp FDI 6 6
Doanh nghiệp mới thành lập 7
Cấu phần tài chính:
(i) Bao gồm các nhóm chỉ tiêu sau: - Hoạt động và doanh thu - Đòn bẩy - Tăng trưởng - Thanh khoản - Lợi nhuận - Mức vay nợ và dòng tiền - Hiệu quả vốn
- Quy mô
(ii) Số lượng các chỉ tiêu phân bố tùy thuộc vào từng bộ chỉ tiêu.
Tổng điểm Tài chính = ∑ (điểm chỉ tiêu tài chính) x (trọng số của chỉ tiêu)
Cấu phần phi tài chính:
(i) Bao gồm các nhóm chỉ tiêu sau:
- Đánh giá về rủi ro kinh doanh
- Phản ánh mối quan hệ với ngân hàng
- Phản ánh chất lượng báo cáo tài chính
- Đánh giá chiến lược và việc lập kế hoạch
- Đánh giá cấu trúc sở hữu của doanh nghiệp
- Phản ánh lịch sử hoạt động và vị thế thị trường của doanh nghiệp
- Đánh giá về trình độ quản lý và điều hành doanh nghiệp của Ban điều hành và Hội đồng Quản trị của doanh nghiệp
(ii) Số lượng chỉ tiêu phân bố tùy thuộc vào từng bộ chỉ tiêu.
Tổng điểm Phi tài chính = ∑ (điểm chỉ tiêu phi tài chính) x (trọng số của chỉ tiêu)
Tổng điểm và xếp hạng ban đầu
(i) Tổng điểm:
Tổng điểm = ∑ [(Tổng điểm Tài chính) x (trọng số cấu phần Tài chính) + (Tổng điểm Phi tài chính) x (trọng số cấu phần Phi tài chính)]
Trong đó, trọng số của cấu phần tài chính và cấu phần phi tài chính như sau:
Bộ chỉ tiêu/Nhóm Cấu phần tài chính Cấu phần phi tài chính
DN mới thành lập 0% 100%
DN FDI 50% 50%
DN bán lẻ vừa và nhỏ 45% 55%
DN quy mô trung bình 50% 50%
DN quy mô lớn 60% 40%
(ii) Xếp hạng ban đầu: Tổng điểm của KH sẽ được quy đổi ra PD và từ đó, đối chiếu để đưa ra xếp hạng ban đầu.
Cấu phần điều chỉnh định tính: bao gồm 03 nhóm thành phần là Dấu hiệu cảnh
báo, Hỗ trợ tập đoàn/nhóm và Cơ chế ghi đè, phản ánh những thông tin, sự kiện bất thường có ảnh hưởng trọng yếu tới năng lực, khả năng trả nợ của KH; các phân tích đặc thù về KH và khoản vay mà mô hình gốc chưa đề cập. Khi sử dụng cấu phần điều
chỉnh định tính, kết quả XHTD của KH sẽ được điều chỉnh tăng, giảm với số hạng xác định tương ứng với mức độ thay đổi RRTD của KH.
(i) Dấu hiệu cảnh báo (Warning Signals): là một trong những thành phần điều chỉnh định tính, bao gồm 26 tiêu chí do VCB ban hành từng thời kỳ, nhằm cảnh báo việc mất khả năng thanh toán của KH. Dấu hiệu cảnh báo xem xét đến các sự kiện bất thường dẫn đến tình trạng vỡ nợ, giảm thứ hạng hoặc phải xếp hạng lại.
(ii) Hỗ trợ tập đoàn/nhóm (Group Logic): là một trong những thành phần điều chỉnh định tính, nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của công ty mẹ/tập đoàn đến hạng của KH, bao gồm ba tiêu chí: xác định KH thỏa mãn áp dụng yếu tố hỗ trợ nhóm (6 tiêu chí) và Đánh giá về nghĩa vụ hỗ trợ của Công ty mẹ/Nhóm công ty (3 tiêu chí) và Đánh giá về sự sẵn sàng hỗ trợ của công ty mẹ/nhóm công ty (3 tiêu chí). Trong trường hợp KH có quan hệ chặt chẽ với công ty mẹ/tập đoàn, được bảo lãnh bởi chính phủ và/hoặc công ty mẹ có chỉ số rủi ro thấp, xếp hạng của KH sẽ được tăng lên.
(iii) Cơ chế ghi đè (Overrides): bao gồm 22 tiêu chí do VCB ban hành từng thời kỳ, nhằm đánh giá các thông tin đặc thù của KH mà mô hình gốc/mô hình lõi chưa đề cập.
Cơ sở tính xác suất vỡ nợ trong mô hình PD:
Xác suất vỡ nợ PD được lượng hóa dựa trên mô hình hồi quy đa biến, bao gồm biến định tính – biến phụ thuộc xác suất vỡ nợ và hàm hồi quy của nhiều loại biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc tương ứng với tỷ trọng khác nhau, có thể phân thành 03 nhóm biến độc lập chính, bao gồm biến độc lập số quan sát vỡ nợ của đối tượng khách hàng doanh nghiệp trong vòng 10 năm (2008-2016), biến độc lập quy định về điều kiện tỷ lệ tài sản bảo đảm, biến độc lập nhận định khả năng vỡ nợ của các cán bộ tín dụng đối với từng đối tượng khách hàng. Với các thông tin đầu vào được từ các số quan sát vỡ nợ trong quá khứ theo phương pháp thống kê lịch sử, hệ thống tính toán của VCB đưa ra số trung vị của tỷ lệ vỡ nợ tương ứng với từng nhóm khách hàng doanh nghiệp (Nhóm khách hàng có khả năng vỡ nợ rất thấp, nhóm khách hàng có khả năng vỡ nợ thấp, nhóm khách hàng có khả năng vỡ nợ trung bình, nhóm khách hàng có khả năng vỡ nợ cao, nhóm khách hàng có khả năng vỡ nợ rất cao gần với nguy cơ phá sản). Sau đó,VCB sử dụng thang master scale (tương tự nhu thang đo định hạng hay thứ bậc – Ordinal scale là một loại thang định danh trong đó các lớp khác nhau được sắp xếp theo thứ hạng giảm dần hoặc tăng dần) để lắp ghép hạng tương ứng với xác suất vỡ nợ đã được tính. Chẳng hạn AAA – 0.03% xác suất vỡ nợ, cụ thể như sau:
No Type Rating grade Midpoint PD (grade PD)
1 Performing Aaa 0.030%
2 Performing Aa+ 0.045%
Điểm tài chính Điểm phi tài chính
Mô hình gốc
Cấu phần tài chính Cấu phần phi tài chính
• Xếp hạng ban đầu
Dấu hiệu cảnh báo
• Xếp hạng đơn lẻ
Hỗ trợ Tập đoàn/Nhóm
• Xếp hạng đã được hỗ trợ
Cơ chế ghi đè
• Kết quả XHTD của KH Mô hình gốc + Cấu phần điều chỉnh
định tính
3 Performing Aa 0.090% 4 Performing a+ 0.180% 5 Performing A 0.360% 6 Performing Bbb 0.600% 7 Performing bb+ 0.900% 8 Performing Bb 1.350% 9 Performing b+ 2.025% 10 Performing B 3.038% 11 Performing Ccc 4.556% 12 Performing cc+ 6.834% 13 Performing Cc 10.252% 14 Performing c+ 18.453% 15 Performing C 36.906% 16 Performing c- 74.604% 17 Non-performing d1 (LG < 3) 100.000% 18 Non-performing d2 (LG = 3) 100.000% 19 Non-performing d3 (LG = 4) 100.000% 20 Non-performing d4 (LG = 5) 100.000% Trong đó: Performing: Nợ nhóm 1 và nhóm 2 Non-performing: Nợ xấu (Nợ nhóm 3-5)
Rating grade: Kết quả XHTDNB theo PD của VCB
Midpoint PD (grade PD): Số trung vị quan sát được của xác suất vỡ nợ PD, sở dĩ tính trung vị mà không tính số trung bình là do dữ liệu vỡ nợ trong quá khứ của VCB thu thập được trong giai đoạn 10 năm trong quá khứ không tương đồng nhau và bị phân tán, có các giá trị (tỷ lệ vỡ nợ của các doanh nghiệp) làm nhiễu mẫu thu thập hay còn gọi là giá trị ngoại biên, khi đó sử dụng số trung vị sẽ cho ra kết quả chính xác hơn số trung bình do số trung vị không phụ thuộc vào giá trị nhiễu.
Với số liệu đầu vào được khách hàng doanh nghiệp cung cấp là Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của khách hàng, VCB sử dụng mô hình Logistic để mô tả mối quan hệ giữa các biến độc lập đến xác suất vỡ nợ của khách hàng. Mô hình hồi quy Logistic được hình thành như sau:
X1, X2, X3,…, Xn : là các biến độc lập thuộc về cấu phần tài chính, cấu phần phi tài chính và yếu tố điều chỉnh định tính được xây dựng thành bộ chỉ tiêu để đưa vào mô hình.
Khi đó, ta có thể lượng hóa các biến định tính như sau: Y=1: Tài khoản xấu (Default)
Y=0: Tài khoản tốt (Non – default)
Ö Quan tâm đến xác suất p = P(Y=1/ X1, X2, X3,…, Xn) và tác động của các biến
X1, X2, X3,…, Xn lên xác suất này thông qua các trọng số của mô hình.
Sau đó, hệ thống XHTDNB theo mô hình PD sẽ thực hiện chấm điểm từng tiêu chí để đưa ra điểm tổng, sau đó thực hiện đánh giá các yếu tố điều chỉnh (dấu hiệu cảnh báo, hỗ trợ tập đoàn/nhóm và cơ chế ghi đè) để đưa ra số điểm và hạng cuối cùng.
Cụ thể, kết quả XHTD của KH cuối cùng sẽ được xác định trên cơ sở hạng PD ban đầu và sau khi áp dụng nhóm chỉ tiêu điều chỉnh định tính, KH doanh nghiệp được xếp vào một trong 20 hạng tương ứng với mức độ rủi ro từ thấp đến cao:
Bảng 4.4. Kết quả XHTD PD theo phân hạng Hạng Kết quả xếp hạng của VCB 1 Aaa 2 aa+