a) Xét về so sánh phân bố dải hạng:
Nhóm nợ Hệ thống CR Hệ thống PD
1 5 hạng từ AAA đến A 11 hạng từ aaa đến ccc 2 3 hạng từ BBB đến BB 4 hạng từ cc+ đến c 3 3 hạng từ B+ đến CCC 2 hạng d1, d2
4 4 hạng từ CC+ đến C 1 hạng d3
Như vậy với dải hạng nhiều hơn, hệ thống PD cho ta khả năng phân loại KH nhiều hơn đặc biệt là nhóm nợ 1 và 2; đối với nhóm KH thuộc nợ nhóm 1 – nợ đủ tiêu chuẩn cần được tập trung phát triển nhiều hơn trong việc đưa ra chính sách lãi, phí và trích lập dự phòng phù hợp mà vẫn đảm bảo nguồn lợi nhuận tổng thể từ việc thu hút giao dịch dòng tiền về, dư nợ bình quân và doanh số thanh toán trong nước và xuất nhập khẩu – tài trợ thương mại; đối với các KH thuộc các nhóm nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3, 4, 5), việc phân dải hạng ít hơn là hợp lý, và việc mô hình PD phản ảnh chính xác khả năng vỡ nợ của KH, do đó, nhóm KH này cần có một chính sách bảo đảm tín dụng chung để nhằm kiểm soát chất lượng tín dụng của các chi nhánh trong hệ thống VCB khi có các dấu hiệu cảnh báo xảy ra.
b) Số lượng chỉ tiêu trong trong hệ thống XHTD:
Hệ thống CR Hệ thống PD
Cấu phần tài chính Trung bình 12 -15 chỉ tiêu Trung bình 5-6 chỉ tiêu Cấu phần phi tài chính Trung bình 30-35 chỉ tiêu Trung bình 5-6 chỉ tiêu
Yếu tố điều chỉnh 3 chỉ tiêu Trung bình khoảng 10 chỉ tiêu Như vậy, hệ thống PD có ít chỉ tiêu hơn, và có trọng số trung bình cao hơn đối với mỗi câu hỏi, có sự thay đổi và cải tiến so với mô hình CR cũ.
c) Tỷ trọng phi tài chính/tài chính trong mô hình gốc:
Trong khi mô hình CR giữ nguyên tỷ trọng phi tài chính/tài chính ở mô hình gốc thì mô hình PD có sự tăng lên tỷ trọng phi tài chính/tài chính theo chiều Doanh nghiệp lớn – doanh nghiệp trung bình – doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Điều này được lý giải do tính tin cậy của các chỉ tiêu tài chính tăng dần cùng với quy mô của KH. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp lớn thường có báo cáo tài chính đầy đủ và chi tiết hơn so với doanh nghiệp nhỏ hơn, đồng thời báo cáo tài chính của doanh nghiệp lớn thường được kiểm toán.