Nghiên cứu tổng quan về thực hiện XHTD hiện nay tại Việt Nam cho thấy còn tồn tại một số khoảng trống sau:
Một là,việc sử dụng phương pháp XHTD và xây dựng hệ thống chỉ tiêu, thang
điểm, cách tính điểm sổ ở mỗi NHTM có sự khác biệt, dẫn đến kết quả xếp hạng của cùng 01 đối tượng được xếp hạng có thể khác nhau.
Hai là,hệ thống chỉ tiêu xếp hạng không được xây dựng riêng cho từng nhóm
đối tượng có những đặc điểm kinh tế, sinh sống khác nhau, dẫn đến việc đánh giá xếp hạng chưa thực sự sát với khả năng sử dụng vốn, khả năng trả nợ của đối tượng được chấm điểm.
Ba là,các bộ chỉ tiêu ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng chưa có cách tính điểm cụ
thể mà thường được xác định bằng phương pháp chuyên gia, dẫn đến kết quả chấm điểm còn hạn chế.
Xuất phát từ thực tiễn trên, nhằm để làm rõ các khoảng trống nghiên cứu trên tại VCB ra sao, bài nghiên cứu trình bày việc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam hiện đã và đang áp dụng hệ thống XHTDNB từ năm 2009 và mô hình xác suất vỡ nợ PD từ năm 2017 đến nay, dựa trên phương pháp hồi quy logistics từ các dữ liệu thực lịch sử - các quan sát vỡ nợ trong quá khứ tại VCB để ước lượng tham số PD trong vòng 01 năm tiếp theo, trên cơ sở đó đưa ra một số ý kiến phân tích và khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trong việc triển khai hệ thống XHTDNB theo mô hình xác suất vỡ nợ PD tại VCB. Mô hình xác suất vỡ nợ PD dự báo khả năng vỡ nợ của KH doanh nghiệp xây dựng trên đây dựa trên những phương pháp thống kê khoa học, đã tiến hành kiểm định sự đúng đắn và phù hợp trong thực tế. Tuy nhiên, trong quá
trình áp dụng và triển khai mô hình vào thực tế, phải thường xuyên có sự kiểm định để kịp thời có động thái hiệu chỉnh cho phù hợp.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp phân tích định tính
Dựa trên kết quả chấm điểm XHTD hai mô hình CR và PD cho hơn 11.000 khách hàng doanh nghiệp trong giai đoạn 2008 – 2019 có sẵn từ nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ Phòng Quản lý RRTD Trụ sở chính, tác giả sử dụng phương pháp định tính để phân tích:
• Kết quả nhóm nợ trước và sau khi áp dụng mô hình PD
• Tỷ lệ số lượng KH và phân bổ dư nợ tín dụng trước và sau khi áp dụng PD • Kể từ khi áp dụng chấm điểm XHTDNB theo mô hình PD, chất lượng tín dụng của VCB được kiểm soát chặt chẽ hơn, tỷ lệ nợ xấu về dưới mức 1%.
3.4.2. Phương pháp khảo sát phỏng vấn
Lập bảng câu hỏi khảo sát:
• Bảng câu hỏi phỏng vấn được xây dựng trên cơ sở phân tích định tính ở trên, chủ yếu dựa vào ý kiến của chuyên gia để giải thích các vấn đề phát sinh từ dữ liệu;
• Bao gồm bộ câu hỏi gồm 04 câu hỏi tổng quát và đơn giản, được tổng hợp trong phần phụ lục;
• Cơ sở xây dựng Bộ câu hỏi: Nội dung bộ câu hỏi chủ yếu được dựa trên Phiếu xếp hạng chấm điểm của Khách hàng doanh nghiệp. Ngoài ra, Bộ câu hỏi còn được tổng hợp lấy ý kiến từ Phòng Quản lý RRTD và Phòng Chính sách sản phẩm bán buôn và kinh nghiệm thực tế của tác giả đang công tác tại ngân hàng VCB để đảm bảo tính khách quan và phù hợp với các chính sách tín dụng nói riêng và các chính sách chung của VCB.
Chọn mẫu phỏng vấn và địa bàn khảo sát:
• 100 cán bộ thẩm định tín dụng đang công tác tại phòng KH doanh nghiệp của các Chi nhánh trong hệ thống, trong đó:
58 Chi nhánh trên địa bàn khu vực phía Nam: Lấy chọn 01-02 cán bộ tín dụng có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên, đối với các Chi nhánh trong các khu vực Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và
Tây Nguyên: chọn 01 cán bộ; đối với các Chi nhánh tại khu vực Tp. Hồ Chí Minh: chọn 02 cán bộ, tổng cộng 76 cán bộ;
24 cán bộ tín dụng còn lại thuộc 24 Chi nhánh điển hình tại khu vực Phía Bắc.
• 10 chuyên gia Phê duyệt tín dụng tại Trụ sở chính quản lý 05 nhóm ngành chính, mỗi nhóm ngành chọn ra 02 chuyên gia để phỏng vấn lấy ý kiến (Trong 52 ngành nghề kinh tế theo định hướng mở rộng, duy trì và hạn chế của VCB, Bộ phận Phê duyệt tín dụng phân làm 05 nhóm ngành chính: Nhóm ngành công nghiệp và nguyên vật liệu; Nhóm ngành tiêu dùng thông thường; Nhóm ngành tiêu dùng thiết yếu; Nhóm ngành bất động sản và các Nhóm ngành khác);
• 02 chuyên viên cấp cao trong Nhóm phân tích định lượng – Quant team.
Cách thức phỏng vấn: Trực tiếp, gián tiếp qua điện thoại và phản hồi qua email.
3.4.3. Các phương pháp khác
Ngoài ra, với nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ thông tin nội bộ của VCB, tác giả đã dùng phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu để làm rõ tình hình hoạt động của ngân hàng cũng như hỗ trợ cho việc nghiên cứu định tính về mô hình xác suất vỡ nợ.
Kết luận chương 3
Phần cơ sở lý thuyết của bài nghiên cứu chủ yếu tập trung vào hai phương
pháp XHTD dùng đểđo lường RRTD, là Hệ thống XHTDNB và Mô hình xác suất vỡ
nợ. Tại hệ thống ngân hàng VCB đã và đang áp dụng chấm điểm tín dụng KHDN
song song cảhai phương pháp này. Tiếp đến là phần lược khảo một công trình nghiên
cứu trong và ngoài nước có liên quan trước đây. Hai phương pháp nghiên cứu chính
được sử dụng trong bài nghiên cứu là phương pháp phân tích định tính từ nguồn dữ
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ THEO MÔ HÌNH XÁC SUẤT VỠ
NỢ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 4.1. Các quy định về XHTD của VCB
4.1.1. Quy trình XHTD KHDN tại VCB
Căn cứ theo Quyết định số 2553/QĐ-HĐQT-QLRRTD ngày 28/12/2018 v/v Ban hành Quy định về hệ thống XHTD nội bộ theo mô hình xác suất vỡ nợ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, tác giả tóm tắt quá trình chấm điểm XHTD KHDN về cơ bản được thực hiện theo quy trình gồm 5 bước sau:
4.1.1.1. Xác định bộ chỉ tiêu của đối tượng chấm điểm
Doanh nghiệp có thể được xếp loại vào các phân khúc cụ thể như sau: - KH doanh nghiệp lớn:
- KH doanh nghiệp trung bình; - KH doanh nghiệp vừa và nhỏ;
- KH doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI); - KH doanh nghiệp mới thành lập;
- Các khoản cho vay tài trợ dự án (Project finance)/Các khoản cấp tín dụng chuyên biệt
Chấm điểm quy mô:
Quy mô hoạt động của KH phụ thuộc vào ngành kinh tế mà KH đang hoạt động. Hệ thống chấm điểm xác định quy mô của KH dựa trên các tiêu chí về Vốn đầu tư chủ sở hữu, số lượng lao động bình quân, Doanh thu thuần và Tổng tài sản, trong đó lưu ý:
9 Vốn điều lệ: thu thập số liệu vốn thực góp trên Bảng cân đối kế toán năm gần nhất;
9 Số lượng lao động bình quân năm: Căn cứ trên bảng trả lương tại thời điểm cuối năm hoặc trong thuyết minh Báo cáo tài chính năm gần nhất;
9 Doanh thu thuần: lấy số liệu trên Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh năm gần nhất;
9 Tổng tài sản: căn cứ trên Bảng cân đối kế toán năm gần nhất.
4.1.1.2. Đánh giá các chỉ tiêu tài chính
- Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh khoản - Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động - Chỉ tiêu đánh giá khả năng trả nợ - Chỉ tiêu đánh giá thu nhập
Việc chấm điểm các chỉ tiêu tài chính của DN dựa trên tỷ trọng sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi mô hình đánh giá của DN.
4.1.1.3. Đánh giá các chỉ tiêu phi tài chính
Việc đánh giá, chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính của KH ở mỗi ngân hàng là khác nhau vì hệ thống XHTD của mỗi ngân hàng được xây dựng bởi các tổ chức tài chính khác nhau. Tuy nhiên, đánh giá các chỉ tiêu phi tài chính của KH DN theo tỷ trọng cǜng tương tự như đánh giá các chỉ tiêu tài chính theo tỷ trọng, đều bị phụ thuộc vào mô hình áp dụng XHTD đối với Doanh nghiệp.
4.1.1.4. Thực hiện đánh giá các yếu tốđiều chỉnh
Các yếu tố điều chỉnh bao gồm 2 loại chính: các yếu tố cảnh báo, các yếu tố hỗ trợ. CB chấm điểm căn cứ vào miêu tả và yêu cầu của từng yếu tố cụ thể để chọn yếu tố phù hợp.
4.1.1.5. Tổng hợp điểm và xếp loại
Điểm tổng là tổng điểm có được sau khi nhân trọng số điểm của từng nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Dựa trên điểm tổng mà ngân hàng xếp KH vào từng nhóm như AAA/aaa,…, D Các yếu tố điều chỉnh sẽ tác động trực tiếp làm tăng/giảm hạng của KH. Trong trường hợp đối với các KH/khoản cấp tín dụng thuộc thẩm quyền của Trụ sở chính: Quy trình trên sẽ được thực hiện 2 lần tại Chi nhánh và Phòng Phê duyệt tín dụng tại Trụ sở chính.
Xác định tổng điểm cuối cùng để xếp hạng doanh nghiệp. Trong chấm điểm XHTD, phần mềm xác định tỷ trọng của các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính là khác nhau đối với mức độ tin cậy của số liệu (BCTC có được kiểm toán hay không) dựa theo bảng sau:
Chỉ tiêu Được kiểm toán Không được kiểm toán
Chỉ tiêu tài chính 35% 30%
4.1.2. Hệ thống XHTD của VCB
4.1.2.1. Cấu trúc chung của hệ thống chấm điểm XHTD
Từ năm 2009 đến nay, VCB đã áp dụng hai mô hình chấm điểm dùng làm cơ sở để cấp hạn mức cho vay cho các KH:
(i) Hệ thống XHTDNB CR – Credit Rating
(ii) Hệ thống XHTD theo xác suất vỡ nợ PD – Probability of default
Nhìn chung cấu trúc hệ thống XHTD của VCB (CR và PD) tương đối giống với các mô hình mà các ngân hàng trong khu vực đang áp dụng như May bank – Malaysia, BTMU – Japan, và cũng là mô hình được các tổ chức tư vấn hàng đầu thế giới khuyến nghị (Oliver Wyman, Mac Kenzy, E&Y, PwC…).
4.1.2.2. Sơ lược về Hệ thống XHTDNB (Credit Rating – CR)
Từ năm 2009 đến cuối năm 2017, VCB sử dụng thống XHTDNB (Credit rating), với các hạng được phân loại theo nhóm nợ như sau:
Chỉ tiêu tài chính Chỉ tiêu phi tài chính
Core model Yếu tố điều chỉnh Final ranking
Bảng 4.1. Phân hạng CR theo nhóm nợ Hạng Nhóm nợ AAA Nhóm 1 AA+ AA A+ A BBB Nhóm 2 BB+ BB B+ Nhóm 3 B CCC CC+ Nhóm 4 CC C+ C D Nhóm 5 Nguồn: QĐ418-VCB
Cụ thể, căn cứ tổng điểm đạt được cuối cùng đã nhân với trọng số, các doanh nghiệp được xếp hạng theo 16 hạng tương ứng với mức độ rủi ro từ thấp đến cao theo bảng sau:
Bảng 4.2. Phân loại rủi ro theo các mức điểm và xếp hạng tại VCB theo mô hình CR Tổng điểm Xếp hạng Phân loại rủi ro Phân nhóm nợ
Từ 95 đến 100 AAA Rủi ro rất thấp
Nợ nhóm 1
Từ 89 đến dưới 95 AA+ Rủi ro rất thấp
Từ 84 đến dưới 89 AA Rủi ro tương đối thấp
Từ 78 đến dưới 84 A+ Rủi ro tương đối thấp
Từ 73 đến dưới 78 A Rủi ro tương đối thấp
Từ 70 đến dưới 73 BBB Rủi ro thấp
Nợ nhóm 2
Từ 67 đến dưới 70 BB+ Rủi ro thấp
Từ 64 đến dưới 67 BB Rủi ro thấp
Từ 62 đến dưới 64 B+ Rủi ro thấp
Nợ nhóm 3
Từ 60 đến dưới 62 B Rủi ro trung bình
Từ 57 đến dưới 60 CCC Rủi ro trung bình
Từ 51 đến dưới 54 CC Rủi rot rung bình
Từ 48 đến dưới 51 C+ Rủi ro cao
Từ 45 đến dưới 48 C Rủi ro cao
Dưới 45 D Rủi ro rất cao Nợ nhóm 5
Nguồn: QĐ418-VCB
Các mô hình mà hệ thống XHTDNB xây dựng gồm: KH doanh nghiệp thông thường;
KH doanh nghiệp mới thành lập; KH doanh nghiệp tiềm năng;
KH doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ;
Đối với các KH doanh nghiệp thuộc ngành nghề khác nhau, có chung bộ chỉ tiêu tài chính nhưng khác nhau ở bộ chỉ tiêu phi tài chính.
4.1.2.3. Mô hình xác suất vỡ nợ (Probability of default – PD)
Mô hình XHTD dựa trên xác suất vỡ nợ PD được VCB thực hiện phát triển từ năm 2015 và hoàn thành vào cuối năm 2017, phương pháp chủ yếu là dựa trên dữ liệu lịch sử trong 10 năm để đưa ra xác suất vỡ nợ.
Về sự khác biệt của hai mô hình XHTDNB - CR và mô hình xác suất vỡ nợ - PD, ngoài điểm giống nhau về việc chấm điểm cả hai mô hình tại VCB là sử dụng dữ liệu trong Báo cáo tài chính 2 năm gần nhất của Doanh nghiệp để chấm điểm XHTD cho KHDN. Tuy nhiên, điểm khác biệt nổi bật nhất trong quá trình xây dựng hai mô hình đó chính mô hình CR được hướng dẫn bởi các Đơn vị tư vấn để đưa ra bộ chỉ tiêu tài chính và phi tài chính dùng để chấm điểm khi đã xây dựng mô hình và bắt đầu triển khai mô hình để chấm điểm; đối với mô hình PD, VCB đưa ra bộ chỉ tiêu dựa trên dữ liệu lịch sử về kết quả vỡ nợ của các quan sát trong quá khứ trong vòng 10 năm (2008-2016) để đưa ra xác suất vỡ nợ và mức nhóm nợ tương ứng với xếp hạng, từ đó dự báo khả năng vỡ nợ của KH trong vòng 1 năm tiếp theo. Nếu so với mô hình CR chỉ quyết định hạn mức cấp tín dụng cho một KH, thì các hạng trong mô hình PD có nhiều thay đổi, dính sâu hơn vào tài sản bảo đảm, quy định tỷ lệ tài sản bảo đảm tối thiểu và có trường nhập thông tin xác suất vỡ nợ cụ thể dao động từ 0 (chắc chắn không vỡ nợ) đến 1 (chắc chắn vỡ nợ) cho từng đối tượng KH doanh nghiệp.
Từ đầu năm 2018, VCB bắt đầu thực hiện chấm điểm song song CR và PD mới. Các hạng PD được chia như sau:
Bảng 4.3. Phân hạng PD theo nhóm nợ Hạng Nhóm nợ 1 Aaa Nhóm 1 aa+ Aa a+ A Bbb bb+ Bb b+ B Ccc cc+ Nhóm 2 Cc c+ C d1 Nhóm 3 d2 d3 Nhóm 4 d4 Nhóm 5 Nguồn: QĐ2553-VCB
Để có được nhóm nợ này, VCB thực hiện khảo sát kết quả vỡ nợ của các quan sát trong quá khứ (historical) trong vòng 10 năm (2008-2016) nhằm đưa ra mức nhóm nợ tương ứng với xếp hạng.
Biểu đồ 4.1. Kết quả vỡ nợ PD trong quá khứ (2008-2016)
Nguồn: Phòng QLRRTD-VCB
Mô hình PD chia KH doanh nghiệp thành các bộ chỉ tiêu:
9 KH doanh nghiệp lớn:
9 KH doanh nghiệp trung bình;
9 KH doanh nghiệp vừa và nhỏ;
9 KH doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI);
9 KH doanh nghiệp mới thành lập;
9 Các khoản cho vay tài trợ dự án (Project finance);
a) Quá trình xây dựng mô hình XHTD theo PD:
Sơ đồvòng đời mô hình: 0.000% 10.000% 20.000% 30.000% 40.000% 50.000% 60.000% 70.000% 80.000% 90.000% 100.000% 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 X ác su ất vỡ n ợ Phân hạng nợ
Default rate (historical)
Default rate (smoothened - exponential function) Default rate (smoothened - loess function)
Các mốc chính trong việc triển khai mô hình XHTDNB theo PD
- HĐQT ban hành Nghị quyết 37/NQ-VCB-HĐQT ngày 17/01/2018 v/v phê duyệt kết quả mô hình PD cho 9 phân khúc KH;
- Tháng 3/2018, BĐH phê duyệt kết quả thực hiện và nghiệm thu chương trình XHTDNB theo mô hình PD;
- Tháng 4/2018, triển khai tập huấn các Chi nhánh về hệ thống chấm điểm XHTDNB theo mô hình PD;
- HĐQT ban hành Nghị quyết 581/NQ-VCB-HĐQT ngày 14/12/2018 v/v phê