Mô hình của các tổ chức xếp hạng Moodys, S&P & Fitch

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ VÀ MÔ HÌNH XÁC SUẤT VỠ NỢ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 25 - 28)

Moody’s Investors Service (Moody’s), Standard & Poor's (S&P) cùng với Fitch Investors Service (Fitch) là 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm được đánh giá cao trên thế giới. Thị trường Mỹ - vốn được biết đến như trung tâm tài chính của thế giới – và hầu hết các thị trường tài chính lớn và thị trường mới nổi đều xem XHTD của 3 tổ chức này như là một điều kiện cần cho quyết định đầu tư.

Các tổ chức xếp hạng này sử dụng hệ thống thang đo phân loại tín dụng với các chữ cái làm biểu tượng chính, nhằm cung cấp một bảng tiêu chuẩn phục vụ cho việc đánh giá và so sánh RRTD tương đối của các đối tượng xếp hạng trên toàn cầu. Đồng thời, nó cũng nhằm truyền đạt thông tin xếp hạng đến người sử dụng một cách đơn giản và dễ hiểu nhất. Mặc dù các ký hiệu cụ thể khác nhau, nhưng nhìn chung hệ thống xếp hạng của các tổ chức này đều mô tả khả năng trả nợ từ mức cao nhất (cực kỳ mạnh mẽ) đến mức thấp nhất (vỡ nợ các nghĩa vụ tài chính).

Các hệ thống xếp hạng này cũng được biến thể bằng cách thêm số “1”, “2”, “3” như Moody’s hoặc thêm dấu “+” và “-” như S&P và Fitch để thể hiện các phân loại chi tiết hơn.

Hệ thống thang đo phân loại tín dụng gồm phổ biến là thang đo phân loại dài hạn, thang đo phân loại ngắn hạn, phản ánh ý kiến của tổ chức xếp hạng về RRTD của đối tượng xếp hạng trong dài hạn và ngắn hạn. Bên cạnh hệ thống XHTD dài hạn dùng để XHTD các doanh nghiệp thời gian trên 1 năm, các tổ chức xếp hạng cũng xây dựng hệ thống thang đo chất lượng tín dụng trong ngắn hạn (thời gian từ 1 năm trở xuống) với phương pháp xếp hạng tập trung nhiều hơn vào tính thanh khoản.

Thuật ngữ “Cấp độ đầu tư” mô tả các đối tượng xếp hạng có khả năng thanh toán tốt và chất lượng tín dụng cao. Ngược lại, “Cấp độ đầu cơ” mô tả các đối tượng xếp hạng có thể hoàn trả nợ vay nhưng RRTD gia tăng dần khi phải đối mặt với các điều kiện kinh doanh và tài chính bất lợi.

Đánh giá môi trường ngành; Đánh giá tình hình tài chính;

Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh; Đánh giá khả năng quản trị doanh nghiệp;

Cơ sở xếp hạng là hậu quả (mức lỗ) nếu đối tượng xếp hạng phá sản.

Bảng 3.1. Xếp hạng dài hạn của Moody’s

Xếp hạng Diễn giải Quyết định đầu tư

Aaa Chất lượng cao nhất RRTD thấp nhất

ĐẦU TƯ Aa1 Chất lượng cao RRTD rất thấp Aa2 Aa3 A1 Chất lượng vừa RRTD thấp A2 A3 Baa1 RRTD vừa phải Baa2 Baa3 Ba1 RRTD lớn ĐẦU CƠ Ba2 Ba3 B1 RRTD cao B2 B3 Caa1 RRTD rất cao Khả năng phá sản Caa2 Caa3

Ca Đầu cơ có rủi ro cao

Phá sản hoàn toàn C Chất lượng kém nhất

Nguồn: Moody’s

b) Đánh giá tín dụng Standard & Poor:

Cơ sở xếp hạng là khả năng phá sản. Phương pháp gồm phân tích định tính và định lượng; tập trung nhiều vào dòng tiền và uy tín khả năng thanh toán trong quá khứ; không phân loại theo tính chất của dữ liệu mà phân loại theo rủi ro, cụ thể:

Rủi ro kinh doanh gồm rủi ro ngành, khả năng cạnh tranh/ vị thế doanh nghiệp trong ngành/ lợi thế kinh tế, khả năng sinh lợi so sánh với các doanh nghiệp trong nhóm tương đồng; nhấn mạnh nhân tố chính trong rủi ro kinh doanh là khả năng cạnh tranh.

Rủi ro tài chính gồm phân tích chính sách tài chính, chính sách và thông tin kế toán, khả năng đáp ứng của dòng tiền, cấu trúc vốn, khả năng thanh toán ngắn hạn.

Bảng 3.2. Ý nghĩa xếp hạng của S&P

Xếp hạng Diễn giải Quyết định đầu tư

AAA

Khả năng đáp ứng các cam kết tài chính mạnh

ĐẦU TƯ AA

A

BBB Khả năng đáp ứng các

cam kết tài chính trung bình, còn phụ thuộc vào

điều kiện nền kinh tế BBB-

BB+

ĐẦU CƠ BB Khả năng thanh toán hiện

hành bình thường Khả năng thanh toán dài

hạn không chắc chắn B

CCC

Khả năng thanh toán hiện

hành không chắc chắn Khả năng phá sản CC

C

D Mất khả năng thanh toán Phá sản

Nguồn: S&P

c) Thang đo phân loại tín dụng dài hạn của Fitch:

Phương pháp phân tích tương tự S&P là phân tích định tính và định lượng, trong đó dữ liệu tài chính & hoạt động kinh doanh trong khoảng thời gian tối thiểu là 5 năm. Trên cơ sở so sánh với nhóm doanh nghiệp tương đồng để đánh giá sức mạnh của đối tượng xếp hạng. Ngoài ra, phân tích độ nhạy trong một số kịch bản để đánh giá sức chịu đựng của doanh nghiệp khi thay đổi mổi trường kinh doanh. Một nhân tố xếp hạng then chốt theo quan điểm của Fitch là tính linh hoạt tài chính mà chủ yếu dựa vào khả năng tạo ra dòng tiền từ hoạt động kinh doanh.

Phân tích định tính gồm có phân tích rủi ro ngành, môi trường kinh doanh, vị thế của doanh nghiệp trong ngành, năng lực của ban quản trị, phân tích kế toán.

Phân tích định lượng: chú trọng đo lường dòng tiền của thu nhập, các khoản bảo đảm và đòn bẩy.

Tóm lại, Moody's, S&P, Fitch sử dụng chủ yếu phương pháp chuyên gia, đánh giá một cách toàn diện về nền kinh tế, ngành và công ty. Với chỉ tiêu phi tài chính được nỗ lực lượng hóa tối đa, chỉ tiêu tài chính được tính toán sau khi dữ liệu đă điều

chỉnh để có thể so sánh với các doanh nghiệp tương đồng hoặc các doanh nghiệp trong ngành. Họ cũng chú trọng xem xét các nhóm tỷ số hơn bất kỳ tỷ số riêng lẻ nào và thiên về đánh giá dòng tiền thực chất mà doanh nghiệp tạo ra được với dòng tiền mà doanh nghiệp phải chi trả. Tuy nhiên, dù sử dụng phương pháp nào, mô hình toán học hay phương pháp chuyên gia, mỗi hệ thống XHTD đều có một số khuyết điểm nhất định. Nếu như phương pháp định lượng cần sự hỗ trợ của các nhân tố mềm thì phương pháp chuyên gia, tự thân đă chứa đựng rủi ro do yếu tố chủ quan trong xếp hạng, chắc chắn 100% về khả năng trả nợ của doanh nghiệp là điều không thể làm được.

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ VÀ MÔ HÌNH XÁC SUẤT VỠ NỢ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)