Truyền thuyết về Cao Sơn Quý Minh và lễ hội đình làng Xuân Trù

Một phần của tài liệu tìm hiểu vùng đất và con người phổ yên từ văn hóa đến văn học dân gian (Trang 93 - 96)

XVI. Cấu trúc luận văn

1. Văn học dân gian trong đời sống văn hóa phong tục tín ngƣỡng

1.2. Truyền thuyết về Cao Sơn Quý Minh và lễ hội đình làng Xuân Trù

Trù

Đình và chùa Xuân Trù là một ngôi đền cổ thuộc làng Thƣợng, xóm Đồng Xuân, nay là xóm Xuân Trù, xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Cũng giống nhƣ các ngôi đình của ngƣời Việt vùng Trung du Bắc Bộ, đình và chùa Xuân Trù đƣợc gọi tên theo địa danh của làng Xuân Trù, và gắn liền với đời sống sinh hoạt văn hóa, tín ngƣỡng của nhân dân địa phƣơng. Năm 2004, đình đã đƣợc Nhà nƣớc xếp hạng Di tích Lịch sử Văn hóa.

Đình Xuân Trù thờ các vị thần Cao Sơn, Quý Minh và Diên Bình Công chúa có công chống giặc ngoại xâm, giữ nƣớc từ thời các vua Hùng. Các vị thần này gắn liền với nhóm truyện truyền thuyết về Cao Sơn và Quý Minh.

Trong đình có bức hoành phi lớn với bốn chữ : “Thánh cung vạn tuế” đƣợc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Câu đối thứ nhất:

“Tự sinh dân dĩ lại thượng hạ đồng hương phúc đại Hợp hưởng thần hữu sở cổ kim niệm trứ linh thánh”.

Câu đối thứ hai:

“Thánh nhân thiên địa vi tam Thần hợp âm dương nhi nhất”.

Lễ hội chính của đình Xuân Trù đƣợc tổ chức vào ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch, tƣơng truyền đây là ngày sinh của Cao Sơn đại vƣơng và Quý Minh đại vƣơng.

Mở đầu là lễ “Mộc dục” (lễ tắm gội). Vào sáng ngày mùng 10 tháng Giêng, ngƣời dân đƣa các đồ tế tự nhƣ long ngai, hƣơng án, đỉnh đóng, rèm lụa… từ đình ra giếng làng. Giếng làng rộng khoảng 2m, đƣợc xây bằng đá ong, nƣớc giếng rất trong. Ngƣời dân dùng nƣớc giếng làng lau rửa sạch sẽ các đồ tế tự. Sau đó, những đồ này lại đƣợc ngƣời dân rƣớc về đình để làm tiến hành làm lễ. Về lễ vật: ngƣời dân chuẩn bị các đồ cúng tế cũng phải theo đúng quy định (đã đƣợc ghi lại trong bản thần tích tại đình). Các đồ cúng chay (nhƣ: oản, chuối, quả ngọt, hƣơng hoa…) đƣợc bày ở bàn thờ trên. Còn bàn thờ dƣới, ngƣời dân đƣợc phép bày các thứ đồ mặn nhƣ: xôi gà, thịt lợn, rƣợu… Sau đó, dân làng dâng hƣơng cùng với lễ vật tế lễ các vị thần linh đƣợc thờ tại đình. Ngƣời dân nơi đây luôn hƣớng tới các vị anh hùng dân tộc với tấm lòng biết ơn và niềm tôn kính sâu sắc. Trong bài cúng tế hàng năm, nhân dân luôn cung thỉnh các vị thần linh cầu mong mọi điều bình an, yên ấm:

“Cung thỉnh tam vị Thượng Đẳng thần: Cao Sơn - Quý Minh - Uy Linh đại Vương, vua cả Diên Bình công chúa!... Tiến lễ yết trình đại vương, cầu bình yên vô sự, kim tín chủ, cẩn dĩ, lễ tạp bàn, hương hoa quả, thực, chay… phù lưu, tân long phù nhang đẳng việt phụng hiếu… Ngưỡng vọng Đại vương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khí phù sơn nhạc, tích tụ âm dương, chung linh vạn cổm giải nạn, trừ tai, chúa tể, nhất phương, bảo vật an dân, anh linh hữu cảm, chi thành hoàng, biến hóa vô phương ư đình sở Xuân Trù khâm tuân. Sắc chỉ: Tùy sở tỉnh dĩ lai lâm thủ hộ đình trung, toàn dân sở tại, cầu chi như ý, cảm nghĩ toại thông, lễ bạc, tâm thành, lễ tuy bất túc, lòng kính hiếu dư. Chữ nhất niệm thông tri tam giới, nén hương thơm thấu đến cửu trùng… Lạy chư vị! Trăm muôn vạn lạy…”.

Đặc biệt, khi tham gia lễ hội này, ngƣời dân phải chú ý đến những tục kiêng kị của lễ hội đã đƣợc ghi chép và lƣu truyền lại trong bản thần tích. Đó là:

Về màu sắc quần áo ngày hội: dân làng và các quan viên không đƣợc dùng đồ màu đỏ, màu vàng. Mũ áo tế chỉ đƣợc dùng màu tím hoặc nâu sẫm.

Về kiêng kỵ tên hàm, tên húy: phải kiêng các tên húy của ba vị đại vƣơng. Khi gọi phải gọi phát âm chệch đi: Cao đọc chệch đi là Kiêu, Sơn đọc chệch đi là San, Quý đọc chệch đi là Quế, Minh dọc chệch đi là Miêng, Diên đọc chệch đi là Giang, Bình đọc chệch đi là Bằng.

Trƣớc kia, nhân dân sau khi tế lễ còn đƣợc tham gia nhiều trò chơi dân gian (thi cờ, đi cầu trên hồ, đánh đu…) và các tiết mục văn nghệ dân gian (hát chèo). Nhƣng ngày nay thì các hoạt động đó đã bị mai một đi nhiều. Ngoài ngày lễ chính, đình làng Xuân Trù còn tổ chức lễ hội vào ngày mùng 10 tháng 10 âm lịch (tƣơng truyền đây là ngày mà hai vị Đại vƣơng cùng hóa). Đồ tễ lễ cũng tƣơng tự nhƣ trong dịp lễ chính. Và các ngày sóc, vọng vẫn mở cửa đình hƣơng khói…

Đây là một di tích tín ngƣỡng từ lâu đời, có căn cứ liên quan đến sự kiện lịch sử dân tộc (thời vua Hùng, vua Thục) đã đƣợc lƣu truyền lại qua câu truyện Truyền thuyết về Cao Sơn, Quý Minh. Đình và chùa Xuân Trù không chỉ tồn tại trong ký ức, tâm tƣ của lớp ngƣời cao tuổi mà còn đồng hành trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đời sống văn hóa và cuộc sống đang ngày càng phát triển, phồn thịnh của quê hƣơng Xuân Trù, Phổ Yên, Thái Nguyên. Di tích này đã trở thành một trung tâm văn hóa gắn với lễ hội không thể thiếu trong đời sống văn hóa tín ngƣỡng của ngƣời dân địa phƣơng.

Một phần của tài liệu tìm hiểu vùng đất và con người phổ yên từ văn hóa đến văn học dân gian (Trang 93 - 96)