Khu di tích lịch sử xã Tiên Phong

Một phần của tài liệu tìm hiểu vùng đất và con người phổ yên từ văn hóa đến văn học dân gian (Trang 33 - 34)

XVI. Cấu trúc luận văn

4. Các địa danh văn hóa lịch sử

4.1.4. Khu di tích lịch sử xã Tiên Phong

Khu di tích này bao gồm bốn địa điểm di tích gắn liền với những sự kiện lịch sử cách mạng thời kỳ 1933 - 1945. Năm 1943, nơi đây đã đƣợc Trung ƣơng Đảng và Xứ ủy Bắc Kỳ chọn xây dựng làm An toàn khu II (gọi tắt là

ATK II). Một trong những địa điểm lịch sử thuộc khu di tích này là Soi Quýt

- một bãi bồi bên tả ngạn sông Cầu, thuộc đất Tiên Thù (Phổ Yên). Đây là nơi đặt trạm liên lạc bí mật của Đảng. Đối diện với Soi Quýt, phía bờ bên kia sông Cầu là Vân Xuyên thuộc xã Hoàng Vân (huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang). Bến đò Vân Xuyên và Soi Quýt đã chứng kiến một sự kiện không thể nào quên. Đêm 20 rạng sáng ngày 21 - 12 - 1942, Tổng Bí thƣ Trƣờng Chinh khi công tác ở Vân Xuyên, bị lộ, giặc Pháp và tay sai vây bắt, đƣợc hai cha con ông lão đánh cá dùng thuyền nan đƣa vƣợt sông Cầu, sang ẩn nấp bên Soi Quýt. Giữa đất Tiên Thù, ông Ngô Hải Long cùng các con ông là Ngô Hải Luân và Nguyễn Văn Tâm đã che giấu, bảo vệ đồng chí Tổng Bí thƣ an toàn.

Ba địa điểm còn lại trong khu di tích lịch sử xã Tiên Phong là: Nhà ông Ngô

Hải Long - một trong những ngƣời tham gia cách mạng đầu tiên ở làng Dƣơng (Yên Trung, huyện Phổ Yên). Đây từng là nơi ở, nơi làm việc nhiều lần của Tổng Bí thƣ Trƣờng Chinh, đồng chí Hoàng Quốc Việt và nhiều đồng

chí lãnh đạo của Xứ ủy Bắc Kỳ; Nhà bà Hoàng Thị Úc - là nơi xứ ủy Bắc Kỳ

đặt cơ sở in báo Cờ Giải Phóng (năm 1942); Nhà bà Lƣu Thị Phận - ở làng

Cổ Pháp, là địa điểm bí mật đƣa đón cán bộ, phát hành báo chí, tài liệu của Trung ƣơng Đảng và Xứ ủy Bắc Kỳ.

Qua những di tích lịch sử trên, Phổ Yên đƣợc chúng ta biết đến không chỉ là nơi diễn ra rất nhiều cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc mà còn là vùng đất đã ghi nhận không ít công lao và sự đóng góp nhiệt tình của đồng bào địa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phƣơng vào thắng lợi chung của các phong trào đấu tranh chống giặc ngoại xâm của toàn dân tộc. Họ đã tiếp nối và phát huy mạnh mẽ truyền thống yêu nƣớc, dũng cảm, kiên cƣờng mà các thế hệ đi trƣớc để lại.

Một phần của tài liệu tìm hiểu vùng đất và con người phổ yên từ văn hóa đến văn học dân gian (Trang 33 - 34)